Thực chất đây là giai đoạn chính quyền Bush (con) ở Mỹ bởi chính quyền mới của Barak Obama chỉ bắt đầu tư 1/2009. Khi lên cầm quyền Bush (con) đã tiếp nhận một cơ chế mạnh quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới kỹ thuật
đồng thời cũng đã được cải tổ để hoạt động trong điều kiện chiến tranh lạnh tan rã, sựđối chọi quân sự giữa hai hệ thống không còn là nhân tố khuyến khích chủ
yếu phát triển của khoa học, công nghệ và đổi mới kỹ thuật. Tổ hợp KHCN Mỹ
gần như là trung tâm khoa học thế giới duy nhất. Những thành tựu của Mỹ đạt
được trong những năm cuối thế kỷ 20 vừa là những thuận lợi lại vừa là những thách thức đối với chính quyền Bush con. Bên cạnh đó lại có những thách thức mới xuất hiện, đáng chú ý nhất là:
2.1.3.1. Những thách thức mới
- Chính sách KHCN của chính quyền Bush vừa phải kết hợp tính truyền thống của Đảng cộng hoà và giảm thuế và tăng cường sức mạnh quân đội với mối quan tâm mới về vai trò của chính phủ trong giáo dục và dịch vụ xã hội.
- Tình trạng thiếu hụt năng lượng trầm trọng và những yêu cầu về môi trường là những thách thức lớn đối với chính sách KHCN.
- Giai đoạn tăng trưởng kéo dài nhất trong lịch sử Mỹ chấm dứt tháng 3/2001 và chương trình giảm thuế của chính quyền Bush (con), bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6 đã chấm dứt thời kỳ thặng dư ngân sách bắt đầu từ 1998.
- Chủ nghĩa khủng bố tấn công nước Mỹ 11/9/2001 đã trở thành một nhân tố
mới tác động mạnh đến hoạt động của chính phủ liên bang và đời sống chính trị xã hội Mỹ. Đặc biệt Bộ An ninh nội địa được thành lập. Đây là nơi chịu trách nhiệm hoạch định những chương trình KHCN liên bộ về đảm bảo an ninh giảm thiểu tổn thất do tấn công khủng bố.
2.1.3.2. Những đặc trưng của chính sách KHCN
Những đặc trưng cơ bản của chính sách KHCN của Mỹ bước vào đầu thế
kỷ 21 có thể khái quát:
- Tăng mạnh đầu tư nghiên cứu và triển khai ứng dụng có khả năng hoàn vốn cao dựa trên các công nghệ mới có khả năng cho ra đời những ngành sản xuất mới và cải tạo được những ngành hiện có.
- Mở rộng bằng mọi cách sự hợp tác của nhà nước và kinh doanh tư nhân trong khuôn khổ những liên doanh (Consortium) giữa tư nhân và nhà nước
được thành lập và những hình thức, tổ chức thương mại khác.
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ những phòng thí nghiệm và những trung tâm nghiên cứu của nhà nước cho khu vực tư nhân.
- Đặc biệt dựa vào những đầu tư vào công nghệ mới và công nghệ mũi nhọn, cũng như các quá trình tạo nên toàn bộ các chính sách quốc gia về tiến bộ
KHCN, đặc biệt là để chế tạo những hệ thống vận tải mới, những nguồn năng lượng và phát triển chương trình vũ trụ quốc gia.
- Tạo ra nhưng nhân tố kích thích để thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực R&D, bao gồm cả việc sử dụng tín dụng thuế cho hoạt động R&D.
- Luật về phát minh được soạn thảo kỹ và chi tiết để có thể xác định chặt chẽ
- Kiểm tra và điều tiết các quá trình sáp nhập và thu hút của các công ty lớn
được xem là cần thiết đối với việc củng cố khả năng cạnh tranh của nền kinh tế (các quá trình này được gắn với việc lẩn tránh luật chống độc quyền và luật pháp về kiểm soát các vụ sáp nhập).
- Chính sách nhập cư khôn ngoan cho phép thu hút những người ưu tú nhất của thế giới vào hoạt động R&D tại Mỹ.
2.1.3.3. Những thay đổi của chính quyền Bush (con)
Những thay đổi quan trọng nhất trong chính sách KHCN của chính quyền mới thể hiện rõ việc đem áp dụng quan điểm của Bush (con) được đề cập trong Sáng kiến của tổng thống (President Management Agenda).
Những định hướng sau đây đã được chính thức lưu ý trong quá trình hoạch
định ngân sách (năm 2004).
- Giữ vững ổn định và đảm bảo mọi nhu cầu của tổ hợp KHCN của đất nước nhằm đạt được những mục tiêu riêng của các cơ quan (cấp bộ) phục vụ cho những lĩnh vực sống còn của nghiên cứu và kết cấu hạ tầng tương ứng. - Củng cố hệ thống giáo dục khoa học tự nhiên, toán học, và các bộ môn kỹ
thuật công nghệ, bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận các chương trình dạy nghề ở những cấp học đầu tiên và hỗ trợ các phương pháp giảng dạy hiện đại.
- Tập trung vào các loại hoạt động dài hạn có hiệu quả cao cần có sự tham gia của nhà nước và đang tiến hành nhằm đạt được những mục tiêu quốc gia chung bao gồm cả an ninh nội địa, chất lượng môi trường, tăng trưởng kinh tế, sự phồn vinh của đất nước và sức khoẻ của người dân.
- Đạt đến mức tối đa hiệu quả kinh tế và kết quảđầu tư của liên bang cho các chương trình nghiên cứu khoa học nhờ sử dụng các phương pháp cạnh tranh, đánh giá của chuyên gia về ý nghĩa KHCN của các kết quả đề ra, chấm dứt các chương trình không hiệu quả hoặc không phù hợp mục tiêu của cơ quan bộ liên bang liên quan.
- Có thể sử dụng sự hợp tác giữa các cơ quan bộ liên bang, các hãng công nghiệp, các trường đại học và những cơ quan khác.
Nhữnh định hướng nêu trên áp dụng vào tổ hợp KHCN vốn sử dụng các phương pháp kinh tế để quản lý cũng được để xuất áp dụng vào hoạt động của các công ty.
Những mục tiêu nghiên cứu của các chương trình liên bang phải gắn với những mục tiêu chính trị, của các cơ quan bộ liên quan chứ không phải với những qui luật phát triển của bản thân khoa học và công nghệ. Thậm chí ngay cả định hướng đầu tiên nhằm đảm bảo khả năng làm việc của tổ hợp KHCN, được xem là cơ sở của chính sách KHCN suốt nửa sau thế kỷ 20 của bất kỳ chính phủ
do đảng nào cầm đầu cũng bổ sung thêm quan điểm “phải tính đến những mục tiêu đặc thù” của các cơ quan chính phủ liên bang. Quan điểm này cũng được vận dụng vào phân bổ ngân sách và do đó lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự do bằng ngân sách của liên bang bị thu hẹp, nhà nước sẽ hỗ trợ chủ yếu cho những chương trình có căn cứ kinh tế.
Các chương trình, dự án của tổ hợp KHCN phải tuân thủ những tiêu chí nhất định.
Quản lý nghiên cứu cơ bản được đặc biệt quan tâm. Đó là vì tính rủi ro quá cao so với kết quả mong đợi và các cơ quan bộ đã kiến nghị lựa chọn những chương trình nghiên cứu cơ bản ít bất trắc và rủi ro từ bên ngoài (ở đây hiểu không phải là rủi ro về mặt KHCN mà là những rủi ro kinh tế, tổ chức).
Những ưu tiên của Tổng thống Bush con trong KHCN
Trong “Sáng kiến quản lý của Tổng Thống”, một trong những hướng then chốt là nâng cao hiệu quả công tác của chính phủ bằng việc giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác của các bộ liên bang. Cộng đồng KHCN cũng đề xuất một số lĩnh vực hợp tác này và giao cho Hội đồng quốc gia về khoa học và công nghệ, các cơ
quan chuyên trách được thành lập bên cạnh tổng thống để vạch ra chính sách khoa học và công nghê. Sáu hướng ưu tiên trong KHCN đã được lưu ý:
- Nghiên cứu những vấn đề an ninh nội địa và đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố. Công tác trong lĩnh vực này phải hướng vào việc tạo ra các hệ
thống và phương pháp phát hiện sớm hậu quả của các hoạt động của bọn khủng bố, phản ứng, nhanh và xoá bỏ tác động của chủ nghĩa khủng bố, phòng ngừa và khôi phục các mục tiêu bị tấn công.
- Nghiên cứu và triển khai công nghệ mạng và công nghệ thông tin. Đây là hướng ngay từđầu chính quyền Bush (con) thích thú nhất vì theo họ ưu thế
của Mỹ trong lĩnh vực này cho phép Mỹ duy trì và củng cố vị trí lãnh đạo của Mỹ trong nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21.
- Sáng kiến quốc gia về công nghệ nano.
- Tìm hiểu về các quá trình sống ở cấp độ phân tử.
- Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, nâng cao trình độ dạy toán và khoa học tự nhiên trong trường trung học và đặc biệt ở lớp ra trường (K12). Chương trình này được thực hiện chung với Quỹ khoa học quốc gia, Bộ
giáo dục, Bộ y tế và dự chi hàng năm 200 triệu đô la trong vòng 5 năm. Bên cạnh những ưu tiên trên cần tính đến cả những ưu tiên của mỗi bộ liên bang thực hiện các chương trình trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Tuy nhiên cần lưu ý những hướng ưu tiên trên đã được điều chỉnh trong quá trình ngân sách. Ngay từ tài khoá 2004, ba hướng đầu tiên hầu như được ủng hộ không có tranh cãi và tài trợđược tăng lên.
Hai trong lĩnh vực ưu tiên nêu ra ban đầu là khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu khí hậu và nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, không được sự ủng hộ đặc biệt hoặc phát triển trong các đề nghị của các bộ, của chính phủ
liên bang.
Tổng thống Bush (con) còn có những tham vọng lớn trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ. Những phương hướng ưu tiên khoa học, kỹ thuật này còn được tiếp tục thảo luận, xem xét bổ sung. Đặc biệt khi làm việc tại NASA (1/2004), tổng thông Bush (con) đã nêu chương trình vũ trụ mà ông định thực hiện trong năm năm tiếp theo [21, 23, 30]:
Đến 2010 Mỹ sẽ hoàn thành công việc tại trạm vũ trụ quốc tế và nghĩa vụ
của Mỹ trước 15 đối tác quốc tế trong chương trình này.
Mỹ sẽ bắt đầu chế tạo tàu vũ trụ quỹ đạo thế hệ mới, có khả năng thực hiện các chuyến bay đến các hành tinh khác của hệ mặt trời.
Tàu này sẽ chế tạo xong năm 2008 và thực hiện chuyến bay đầu tiên có các nhà du hành vũ trụ vào năm 2014. Nó sẽ thay thế tàu con thoi vũ trụ như những bộ máy có lái.
Các nhà du hành vũ trụ sẽ lại đổ bộ lên mặt trăng vào khoảng 2015-2020 và thực hiện các dự án nhiều tham vọng lớn.
Sau phát biểu của tổng thống Bush (con), dư luận được thăm dò nói chung
ủng hộ tổng thống nhưng cũng có ý kiến của nhiều người không muốn chi thêm gì và mong tăng tài trợ cho nhiều vấn đề xã hội bức xúc nâng cao đời sống người dân. Tính đến tình hình này và kinh nghiệm của Bush (cha) không thành công khi đề nghị dự án thám hiểm sao Hỏa dự chi 400 – 500 triệu đô la thất bại, Bush (con) không đi xa hơn sau tuyên bố mục tiêu chung của chương trình vũ trụ bởi không thấy ông dự kiến hỗ trợ tài chính cho các dự án, chương trình này. Tổng dự toán tài trợ ba chương trình này trong 5 năm được xác định là 12 tỷ. Nhưng phần lớn khoảng 11 tỷ phải lấy từ ngân sách cả các chương trình khác của NASA và chỉ còn 1 tỷ đôla tức 200 triệu một năm là bổ sung. Nhiều chuyên gia
độc lập cho rằng với tài trợ này không thểđạt được mục tiêu của chương trình và nếu cứ như vậy phải 40 năm nữa mới thực hiện xong.
Như vậy từ sự hoạch định những ưu tiên trong chính sách KHCN của Mỹ
cho thấy có hai loại ưu tiên phải được tính đến:
- Loại ưu tiên bắt nguồn từ những quy luật phát triển nội tại của khoa học và công nghệ, những hình thức tổ chức của chúng.
- Loại ưu tiên phục vụ cho những lợi ích chính trị của cơ quan chỉđạo trong chính quyền.
Trong các ưu tiên được nêu ở trên, khi đề cập ngân sách 2004, việc nâng cao chất lượng dạy toán và khoa học tự nhiên, sáng kiến quốc gia về công nghệ
thứ nhất và còn đấu tranh chống khủng bố, chương trình vũ trụ, thám hiểm mặt trăng và sao hỏa thuộc loại 2.
Trong thời kỳ chính quyền Clinton những ưu tiên chỉnh trị của chính sách phát triển KHCN trước hết gắn với sự nâng cao mức độ và chất lượng sống của người dân, khả năng cạnh tranh của nền công nghiệp Mỹ. Với chính quyền Bush (con), những ưu tiên chính trị của chính sách phát triển KHCN là quốc phòng, an ninh quốc gia, an ninh nội địa và nghiên cứu vũ trụ ít gắn với những vấn đề về
mức sống của người dân.