Đặc điểm khái quát nhà nước tài trợ cho R&D 34

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước Mỹ với việc thực hiện chính sách khoa học công nghệ - gợi ý cho Việt Nam (Trang 42)

- Kể từ kết thúc chiến tranh lạnh, nhà nước tập trung đảm bảo chi cho nghiên cứu cơ bản và khu vực tư nhân tập trung đảm bảo chi cho nghiên cứu ứng dụng và triển khai, đặc biệt là nghiên cứu triển khai, thương mại hoá các thành tựu đã đạt được của khoa học và công nghệ phục vụ dân sinh.

- Trong hầu hết các thời kỳ còn chiến tranh lạnh (1970–1990), chi tiêu cho nhu cầu quân sự chiến tỷ lệ cao trong chi tiêu cả nước cho R&D trong đó nhà nước chi là chủ yếu (từ khoảng 25–43%) trong thời gian từ 1970 – 1990) nhưng trong thời kỳ từ 2000–2008 đã có thay đổi căn bản và con số

tương ứng là từ 15–18% tùy năm.

- Việc tài trợ cho R&D được thực hiện theo những nguyên tắc chặt chẽ vừa

đáp ứng được những đòi hỏi phát triển của bản thân KHCN vừa đáp ứng

được những ưu tiên của chính sách KHCN quốc gia. Sự tài trợ phải căn cứ

vào những ưu tiên được lựa chọn cẩn thận và một tổng thể những bộ phận thực hiện cũng được xác định vụ thể. Tuy nhiên tính linh hoạt cũng được vận dụng trong việc thực hiện các ưu tiên cững như việc lựa chọn và duy trì những thành phần tham gia thực hiện. Công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong hoạch định ngân sách hàng năm đồng thời việc kiểm tra tiến độ

và kết quả đạt thông qua từng giai đoạn thực hiện các chương trình, dự án có sử dụng ngân sách tiến hành nghiêm ngặt. Đây được xem là cơ sở để

quyết định có cho tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án hữu quan liên quan hay không.

Dưới đây sẽ xem xét cơ chế lựa chọn ưu tiên và cơ chế tài trợ cho khoa học công nghệ bằng ngân sách nhà nước thực hiện chính sách KHCN của Mỹ, chủ

yếu tập trung vào giai đoạn từ thập kỷ cuối thế kỷ 20 đến nay.

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước Mỹ với việc thực hiện chính sách khoa học công nghệ - gợi ý cho Việt Nam (Trang 42)