Giai đoạn trước thập kỷ 1990 20

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước Mỹ với việc thực hiện chính sách khoa học công nghệ - gợi ý cho Việt Nam (Trang 28)

Đầu thế kỷ 20 nhà nước Mỹ đã hỗ trợ phát triển công nghiệp thông qua các hợp đồng ký kết giữa nhà nước và tổ chức kinh tế tư nhân. Nhưng kể từ chiến tranh thế giới thứ hai chính sách KHCN của Mỹ có những thay đổi về chất. Lần

đầu tiên trong lịch sử Mỹ, nhà nước đóng vai trò người chủ yếu tổ chức và tài trợ, đầu tư và quản lý việc nghiên cứu, triển khai KHCN, cũng như sản xuất đáp

ứng nhu cầu quân sự trong đó có việc sản xuất vũ khí nguyên tử.

2.1.1.1. Quan đim

Nhằm sử dụng tối ưu ngân sách nhà nước và nguồn lực của đất nước, trong những năm 1950, vấn đề lựa chọn các ưu tiên phát triển KHCN được đặt ra một cách cấp bách. Quan điểm phân chia trách nhiệm trong lĩnh vực KHCN được đề

triển KHCN. Tuy nhiên chỉ từ thời kỳ tổng thống Carter (1976–1980) quan điểm này mới trở thành một trong những nguyên tắc chỉđạo hoạt động của chính phủ, chiến tranh lạnh lúc này lên đến đỉnh điểm khi mà Liên Xô đã giành được thế

cân bằng chiến lược quân sự đối với Mỹ và cạnh tranh kinh tế trở nên gay gắt ở

trong nước và trên thị trường thế giới.

2.1.1.2. Phương hướng chính sách KHCN

Từ khi Reagan và sau đó là Bush (cha) lên cầm quyền kế tiếp nhau, chính quyền Mỹ đã có những thay đổi căn bản chính sách KHCN của nhà nước.

ƒ Mục tiêu cơ bản của chính sách mới:

- Phục hồi địa vị lãnh đạo của Mỹ trong KHCN thế giới. - Giành được ưu thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Nhà nước và tư nhân đều có nghĩa vụ như nhau tài trợ cho việc chế tạo kỹ

thuật và công nghệ mới nhất đạt tiêu chuẩn quốc gia và cạnh tranh được với Nhật bản và Tây Âu cả trên thị trường trong và ngoài nước.

ƒ Đã thông qua hàng loạt văn bản pháp luật mới hay các điều khoản bổ sung vào các văn bản pháp luật hiện hành theo hướng: bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ và khuyến khích chuyển giao công nghệ mới cho lĩnh vực công nghiệp. Đặc biệt điều luật ban hành năm 1988 về buôn bán và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Mỹ và mở rộng khả năng Mỹ tiếp cận thị trường công nghệ nước ngoài do chính quyền Reagan đề ra dã đặt cơ sở cho hàng loạt luật mới điều tiết hoạt động KHCN.

ƒ Ưu tiên phục vụ quân sự: các chương trình phục vụ quân sự được nhấn mạnh bên cạnh định hướng phục vụ công nghiệp vẫn được duy trì. Tỷ lệ chi cho đầu tư vào KHCN dân dụng chỉở mức thấp (khoảng từ 30 – 40% còn

đầu tư vào công nghệ phục vụ quân sự lên đến 60–70% tổng đầu tư cho KHCN (trong khoảng từ 1982 – 1990). Đây là một trong những nhân tố

quan trọng khiến cho nhiều ngành công nghiệp dân dụng Mỹ ở thế yếu trong cạnh tranh với các đối thủ Nhật và Tây Âu, khoảng cách về công

nghệ của nhiều ngành công nghệ dân dụng Mỹ so với Nhật và Tây Âu chưa

được thu hẹp hoàn toàn có lợi cho Mỹ.

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước Mỹ với việc thực hiện chính sách khoa học công nghệ - gợi ý cho Việt Nam (Trang 28)