2.3.1.1. Cơ sở xác định các ưu tiên
Lựa chọn ưu tiên phát triển KHCN, đề ra các phương hướng chung của sự
phát triển KHCN, của những chương trình và dự án cụ thể phải dựa trên những
đánh giá dự báo các quá trình kinh tế, xã hội, chính trị dân số, tự nhiên đang diễn ra ở trong nước cũng như trên quy mô toàn cầu. Ở Mỹ những ưu tiên thường
được hình thành dưới dạng các sáng kiến chiến lược của chính phủ (trong lĩnh vực quân sự, nâng cao năng suất của nông nghiệp, của công nghiệp, đẩy nhanh nghiên cứu những dạng công nghệ năng lượng mới, sáng kiến về công nghệ
thông tin, công nghệ nano, sáng kiến quản lý v.v...).
Việc đánh giá dự báo do một mạng lưới các trung tâm khoa học thực hiện bao gồm: các thiết chế chuyên môn của nhà nước, của các tổ chức phi lợi nhuận
độc lập (thường gọi là những think tank hay trung tâm đầu não), những công ty chuyên môn tư vấn, những công ty chuyên nghiệp, những uỷ ban lâm thời .v.v.. Các cơ quan chính phủ và các công ty riêng biệt, các cơ cấu, các cá nhân riêng biệt đều sử dụng rộng rãi các dịch vụ của các trung tâm khoa học này.
2.3.1.2. Cơ chế xác định ưu tiên ngân sách cho phát triển KHCN (R&D)
Những ưu tiên trong lĩnh vực R&D phản ánh trong các kế hoạch ngân sách của chính phủ liên bang trong những tài khoá nhất định trong quá trình xét duyệt ngân sách. Tham gia vào quá trình này:
- Bộ máy hành pháp của Tổng Thống; - Những cơ quan khác nhau của chính phủ;
- Quốc hội và nhiều cơ quan của chính phủ cũng như cộng đồng khoa học, (các hiệp hội khoa học) và kinh doanh tư nhân.
Vai trò chủ yếu ởđây là các cơ quan thực hiện chính sách KHCN do cố vấn của Tổng thống về khoa học đứng đầu, Cục KHCN, Hội đồng cố vấn khoa học và công nghệ của Tổng Thống, Hội đồng liên bang phối hợp về khoa học và kỹ
chính sách đối nội của nhà Trắng, Hội đồng về chính sách kinh tế và Hội đồng về vũ trụ. Ông ta hợp tác chặt chẽ với Hội đồng an ninh quốc gia và Cục quản lý ngân sách. Tất cả các cơ quan của bộ máy hành pháp của Tổng Thống đều có tính chất những cơ quan siêu bộ. Bộ máy của Tổng thống mang tính chất siêu bộ
cho pháp đưa ra những đánh giá phê bình độc lập các quyết định của chính phủ, làm rõ được những vấn đề quốc gia và quốc tế có tầm quan trọng trong dài hạn.
Hình 2.1 - Cơ chế tổ chức tài trợ cho R&D
Tại Quốc hội Mỹ các uỷ ban của thương nghị viện và hạ nghị viện (về
thương mại, khoa học và vận tải, năng lượng và tài nguyên, bảo vệ môi trường và các công tác xã hội, về kinh doanh) đều tham gia tích cực vào việc xác định những phương hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Tại các uỷ
ban này nhiều nhóm các nhà làm luật pháp cùng các chuyên gia xem xét một cách toàn diện những vấn đề KHCN nào đó có tầm quan trọng trong việc thông qua quyết định.
TÀI TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC CHO R&D
TÀI TRỢ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN
TÀI TRỢ NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG
TÀI TRỢ TRIỂN KHAI
TÀI TRỢ NGÂN SÁCH MỤC TIÊU PHÂN BỔ TRỢ CẤP CẠNH TRANH ĐƠN ĐẶT HÀNG NHÀ NƯỚC TÀI TRỢ THEO TỶ LỆ ĐƠN ĐẶT HÀNG NHÀ NƯỚC TÍN DỤNG ƯU ĐÃI HỢP ĐỒNG MỤC TIÊU HỢP ĐỒNG CẠNH TRANH CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỦA NHÀ NƯỚC XÂY DỰNG CÁC CONSOR- TIUM TÍN DỤNG THEO MỤC TIÊU TÍN DỤNG CẠNH TRANH CƠ CHẾ TỔ CHỨC TÀI TRỢ CHO R&D
Hội đồng nghiên cứu quốc gia là cơ quan lãnh đạo của Việc hàn lâm khoa học quốc gia, Viện hàn lâm khoa học kỹ thuật công trình quốc gia, Viện sức khỏe quốc gia cùng cơ quan tư vấn hỗn hợp của chúng.
- Uỷ ban khoa học, khoa học kỹ thuật công trình và chính sách xã hội đóng vai trò to lớn trong việc làm rõ những ưu tiên khoa học kỹ thuật. Uỷ ban này thành lập những uỷ ban gồm các nhóm chuyên gia đi nghiên cứu từng vấn đề phát triển KHCN theo yêu cầu của các cơ quan chính phủ (Cục quản lý ngân sách, Quỹ khoa học quốc gia (NSF), Cục chính sách khoa học kỹ thuật v.v...) và nêu ra những kiến nghị tương ứng. Uỷ ban này sẽ đề xuất một bản tổng hợp các định hướng và tiêu chuẩn chỉ đạo tất cả các cơ quan của chính phủ liên bang khi thông qua các quyết định tài trợ cho từng chương trình cụ thể.
- Trong một thời kỳ chính phủ liên bang đã hạn chế hỗ trợ tài chính ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản và các chương trình quốc phòng, vũ trụ. Cuối những năm 1980 Cục chính sách KHCN của Tổng thống và Cục đánh giá công nghệ của Quốc hội đã kết luận rằng ưu tiên như vậy là không đầy đủ. Hội
đồng về khả năng cạnh tranh cũng đi đến kết luận như vậy. Theo Hội đồng này do để mất ưu thế công nghệ trên nhiều lĩnh vực cũng nhưđịa vị của Mỹ
trên thị trường thế giới nên Mỹ cần nâng hỗ trợ của nhà nước cho nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai công nghệ dân dụng lên hàng đầu. Cục Chính sách KHCN của Nhà Trắng đã đệ trình tổng thống danh mục “Những công nghệ đột phá quan trọng” và đã đề nghị nhiều biện pháp phục hưng công nghiệp trong các ngành lạc hậu. Theo đề nghị của Cục này, đã thành lập “Viện công nghệđột phá” và nó đã được thừa nhận là trung tâm đầu não các nghiên cứu phân tích trong lĩnh vực này. Theo đạo luật thông qua năm 1988, tất cả các bộ, trước hết là các bộđang thực hiện chi tiêu lớn cho R&D buộc phải xác
định các mục tiêu chiến lược, tức là những công nghệ mới nhất và việc nghiên cứu những công nghệ này được chú ý đặc biệt.
Do vậy, tại Bộ Quốc phòng, đã tiến hành nghiên cứu dự báo và được đồng ý 22 hướng công nghệ cơ bản được gọi là có tầm “quan trọng đột phá (critical)”
đối với Mỹ trong thế kỷ 21. Những công nghệ này bao gồm: các sơđồ vi điện tử, nghiên cứu chất bán dẫn từ gali acxenic, nâng cao năng suất đảm bảo chương trình của máy tính, trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật người máy, công nghệ sinh học, sản xuất vật liệu composit, chế tạo thiết bị có sử dụng đặc tính siêu dẫn. Trong những năm 1990, Bộ Quốc phòng đã xác định thêm chiến lược KHCN của mình nhằm duy trì ưu thế của Mỹ. Trong khuôn khổ chiến lược này sẽ tiến hành nghiên cứu 19 công nghệ quan trọng. Kế hoạch chi tiết hoá chiến lược này đã vạch ra bảng chi tiết mục tiêu cho các giai đoạn kết thúc vào năm 2000, 2005 và 2010. Điểm nhấn được nêu ra ở đây là nâng cao các thông số kỹ thuật của kỹ
thuật quân sự hiện có.
Kể từ những năm 1980, chính sách khoa học Mỹ hơn bao giờ hết buộc phải tính đến thực tế “phụ thuộc lẫn nhau toàn cầu về công nghệ” (thuật ngữ của Viện Hàn lâm khoa học kỹ thuật công trình quốc gia) và từ đó rút ra tính cấp thiết của việc đánh giá địa vị và tình hình đất nước trong cộng đồng thế giới. Nhân tố này cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn ưu tiên, đến phương hướng và tính chất những hoạt động của Nhà nước.
Viện hàn lâm khoa học kỹ thuật công trình quốc gia trong bản báo cáo “Những lợi ích quốc gia trong kỷ nguyên công nghệ toàn cầu” được xem là ưu tiên cao nhất đã kiến nghị biến Mỹ thành một nước có ưu thế và hấp dẫn nhất đối với các cá nhân riêng biệt, các công ty, các tổ chức thể chế của các nước khác nhau để thực hiện hàng loạt hoạt động KHCN có tầm quan trọng sống còn đối với sự phồn vinh lâu dài của đất nước. Kiến nghị này được ghi nhận trong Đạo luật nhập cư năm 1990. Luật này trao ưu đãi lớn cho những nhà khoa học nước ngoài và những chuyên gia trình độ cao nhập cư vào Mỹ. Báo cáo của Viện hàn lâm kỹ thuật công trình tỏ ra lo ngại khả năng yếu kém của công nghiệp Mỹ
trong việc sử dụng thành tựu kỹ thuật và thực tiễn quản lý của nước ngoài và do
đó đề nghị trợ giúp ưu tiên cho những hãng tiếp thu và thích ứng có kết quả công nghệ mới bất kể nguồn gốc của nó.
Đưa chiến lược KHCN quốc gia lên tầm cao nhất trong hệ thống điều tiết kinh tế quốc gia là một đặc điểm quan trọng do Hội đồng khoa học và công nghệ
quốc gia do tổng thống Clintơn đứng đầu vạch ra năm 1993. Hội đồng này đã củng cố các hoạt động của các Uỷ ban liên bộ trước kia thực hiện chức năng này khi đưa vào Hội đồng liên bang phối hợp trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và kỹ thuật công trình Hội đồng vũ trụ và Hội đồng quốc gia nghiên cứu chế tạo vật liệu tiên tiến và các tổ chức khác. Từđây Hội đồng khoa học và công nghệ quốc gia hình thành những mục tiêu quốc gia và những mục tiêu này được tính đến khi phân bổ đầu tư của nhà nước cho R&D và phải cố gắng để cho các dự án và chương trình có khả năng đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả nhất. Cần lưu ý về sau, tổng Thống Bush (con) đã đưa vấn đề hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ và cơ quan ngang bộ lên tầm ưu tiên cao nhất để thực hiện 6 hướng ưu tiên của R&D dưới chính quyền của ông trong thập kỷđầu thế kỷ 21.
Từ 1996, các dự án và chương trình nghiên cứu khoa học do các bộ và cơ
quan đề ra và tài trợ phải gắn liền với mục tiêu quốc gia của R&D: - Xã hội khoẻ mạnh và có giáo dục
- Tăng trưởng kinh tế và tạo chỗ làm mới - Lãnh đạo thế giới về khoa học và công nghệ - Cải thiện chất lượng môi trường
- Sử dụng công nghệ thông tin - Củng cố an ninh quốc gia.
Ngoài ra để tích hợp R&D với những mục tiêu kinh tế – xã hội và chính trị
của đất nước, những nguyên tắc định hướng chính trị cũng được vận dụng khi luận chứng mỗi chương trình và dự án. Những nguyên tắc định hướng đó là:
- Dựa vào sựđánh giá của chuyên gia độc lập. - Đầu tư vào nguồn lực con người.
- Đầu tư vào khoa học cơ bản.
- Đầu tư vào nghiên cứu quân sự và dân sự.
- Đầu tư vào tất cả các phương hướng khoa học với yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các chương trình hỗn hợp của liên bang với các hãng công nghiệp trên cơ sở phân chia tỉ lệ chi tiêu.
- Hỗ trợ nghiên cứu phòng ngừa các hậu quả xấu gây ra cho xã hội. - Khuyến khích hợp tác quốc tế trong lĩnh vực R&D.
- Đảm bảo khả năng như nhau tham gia vào các dự án nghiên cứu của phụ
nữ, các cộng đồng thiểu số và người khuyết tật.
Dễ kiểm tra sự phù hợp của các khoản chi ngân sách cho R&D với các mục tiêu và nguyên tắc đã công bố, trong thành phần của Uỷ ban phối hợp về khoa học cơ bản, nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, R&D trong lĩnh vực an ninh quốc gia, công nghệ công nghiệp dân dụng, nghiên cứu trong lĩnh vực sức khoẻ và an toàn thực phẩm, Uỷ ban nghiên cứu những vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường, giáo dục, những vấn đề vận tải, hợp tác quốc tế.
Cần lưu ý rằng ở Mỹ việc định ra những mục tiêu do xã hội Mỹ đặt ra và
định hướng của chính sách KHCN để đạt những mục tiêu ấy không mang tính chất kế hoạch hoá tập trung, bằng những biện pháp mệnh lệnh tùy tiện. Hội đồng quốc gia khoa học và công nghệ của Tổng Thống dựa trên cơ sở đối thoại thường xuyên giữa các nhân vật cấp cao, bao gồm cả Tổng Thống và những người đứng đầu các bộ lớn nhất, những công ty lớn và các hãng đổi mới công nghệ, những trung tâm khoa học luôn thương xuyên xác định lại cho chính xác hơn các mục tiêu đề đạt tới của tất cả những người tiến hành R&D chứ không bằng mệnh lệnh hành chính và chủ quan tuỳ tiện. Bản đề xuất mục tiêu rộng rãi của họ mở ra không gian cho sự xuất hiện các sáng kiến nghiên cứu được hình thành trong các chương trình và sau đó trong các dự phóng của kế hoạch 5 năm của các bộ tương ứng hoặc của một vài bộ.
Những mục tiêu được xác định lại năm 1996 và đến nay (2008) vẫn còn
được áp dụng trong các chương trình KHCN là duy trì sự lãnh đạo của Mỹ trong tất cả các vùng tri thức khoa học, mở rộng liên hệ giữa nghiên cứu khoa học cơ
bản và những mục tiêu quốc gia; thành lập các đối tác tạo khả năng đầu tư; khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật công trình và việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kỹ thuật, cán bộ và tài chính; bồi dưỡng cán bộ, các nhà khoa học và kỹ
người Mỹ. Việc xác định lại những mục tiêu quốc gia và nhiệm vụ chiến lược của chính sách khoa học và công nghệđược phản ánh một cách tương ứng trong những cơ chế điều tiết chủ yếu của chính phủ trong quá trình ngân sách và trong lĩnh vực chính sách thuế trong những phương hướng chi tiêu cơ bản các phương tiện ngân sách, hoàn thiện các hình thức tài trợ.
Phân chia các phương tiện của ngân sách theo các mục tiêu quốc gia và sau
đó phân bổ cho các bộ tương ứng, đặt lên hàng đầu những mục tiêu của các vấn
đề nhân loại chung (sức khoẻ, giáo dục, bảo vệ môi trường, công nghệ tiết kiệm tài nguyên, các nguồn năng lượng mới .v.v...) là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của chính sách KHCN Mỹ trong điều kiện hiện nay, khi mà chiến tranh lạnh không còn, toàn cầu hoá và cạnh tranh kinh tế toàn cầu tăng cường thể
hiện trong ngân sách.