Cơ chế tài trợ ch oR & D trong chính sách khoa họcvà công nghệ 41

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước Mỹ với việc thực hiện chính sách khoa học công nghệ - gợi ý cho Việt Nam (Trang 49)

Đầu thế kỷ 21, tổng chi phí toàn quốc của Mỹ cho R&D là 386,1 tỷ đô la, tức là bằng 2,7 % GDP (13.200 tỷ) trong đó chi của ngân sách của liên bang trên 97,9 tỷđô la (2006) [32 (2009].

Hệ thống tổ chức làm R&D của Hoa kỳ về mặt luật pháp là một hệ thống nhiều tầng nấc, tương đối phi tập trung và nhiều tầng nấc. Thống kê chính thức của Mỹ phân biệt 5 khu vực thực hiện công tác R&D:

- Chính phủ liên bang với các cơ quan, trung tâm nghiên cứu khoa học và các phòng thí nghiệm quốc gia thuộc sở hữu nhà nước và phụ thuộc nhà nước. - Các trung tâm nghiên cứu khoa học, hàn lâm do chính phủ liên bang tài trợ

nhưng phụ thuộc các tổ chức tư nhân. - Các trường đại học và trường cao đẳng

- Công nghiệp (các trung tâm nghiên cứu khoa học và các bộ phận của các tập đoàn và hãng Mỹ).

- Các tổ chức và viện gọi là phi chính phủ. Năm khu vực này là những khu vực đảm bảo nguồn lực cho R&D ở những mức độ khác nhau. Dưới đây sẽ

2.3.2.1. Chính sách ngân sách trong lĩnh vc R & D

Khi sử dụng các công cụ tài chính, chính phủ Mỹ trong những thập kỷ đầu sau chiến tranh đã nhấn mạnh việc mở rộng khả năng đảm bảo nguồn lực cho R&D, củng cố tiềm lực của khoa học với tư cách là khoa học. Tỷ trọng của ngân sách liên bang chi cho nghiên cứu và triển khai (trước hết là cho yếu tố quân sự

vũ trụ) không ngừng tăng lên và đến năm 1967 đạt mức tối đa (bằng 11.7% tổng chi). Nhà nước bao chi 3/4 tổng chi cho R&D toàn quốc. Đồng thời thực tiễn tài trợ của Nhà nước, những hình thức và tổ chức, việc nâng cao hiệu quả chi tiêu các phương tiện của nhà nước đã được hoàn thiện. Điểm này cùng với nhiều nhân tố khác đã tạo ra khả năng giảm tỷ trọng R&D trong chi tiêu của chính phủ

liên bang từ 6,5% tài khóa 1986, 5% tài khóa 1995 và 3,5% tài khóa 2007[32]. Trong những năm 1980 chi cho R&D của ngân sách liên bang tăng khá nhanh và đảm bảo từ 47–49% tổng chi phí cho R&D. Tốc độ tăng dần vào cuối những năm 1980 nói chung tương ứng với mức độ của lạm phát. Tỷ trọng tài trợ

của chính phủ liên bang cho R&D kể từ 1987 liên tục giảm và đến năm 1996 là 32,1% năm 2000 là 24,6%, và 26,6% năm 2007 (98/368,1 tỷ, theo thời giá)[32].

Chi ngân sách cho R&D được quốc hội thông qua trong kết cấu chi cho hoạt động của 27 bộ và cơ quan ngang bộ độc lập và được phân bổ theo chức năng ngân sách[24]. Chủ yếu chi cho quốc phòng, nghiên cứu vũ trụ, năng lượng, nghiên cứu cơ bản. Nhưng khi đối lập giữa hai hệ thống Xô – Mỹ không còn, chiến tranh lạnh tan rã, việc xác định lại các mục tiêu và các ưu tiên đã làm giảm một phần tầm quan trọng của các chương trình quân sự nhưng vẫn duy trì tỷ trọng cao của nó trong chi tiêu ngân sách. Nếu như năm 1987, chi cho nghiên cứu và triển khai quân sự chiếm 69% ngân sách (mức tối đa) liên bang chi cho R&D thì năm 2000 chỉ còn 51%. Bộ quốc phòng và Bộ năng lượng đã chuyển hướng, tăng cường nghiên cứu công nghệ lưỡng dụng, định ra chiến lược hỗ trợ

các nganh dân dụng, trang bị lại thiết bị kỹ thuật.

Những thay đổi sâu sắc trong chính sách khoa học và công nghệ Mỹ phản ánh rõ rệt trong ngân sách liên bang đã được định ra trong thời kỳ đầu những năm 1980. Những nhân tố quan trọng gây ra những biến đổi này là:

- Nguy cơ giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá Mỹ

- Những nỗ lực nâng cao hiệu quả chi tiêu của Nhà nước cho R&D - Giảm chi tiêu quân sự

- Sự phụ thuộc tăng lên của công nghệ quân sự vào trạng thái của các ngành dân sự, đặc biệt là ngành kỹ thuật điện tử

- Những khó khăn gay gắt của việc hiện thực hoá các phát minh đã được tích lũy và việc phổ biến những thành tựu khoa học từ những ngành quân sự

sang những ngành dân sự.

Những nhân tố này đòi hỏi thay đổi những điểm nhấn trong chính sách ngân sách. Nếu như trước kia chính sách ngân sách tập trung vào những mục tiêu của các bộ thì kể từ 1980 đến nay nó đã đề lên hàng đầu nhiều định hướng khác.

- Đẩy nhanh nghiên cứu đổi mới công nghệ.

- Thương mại hoá các công nghệ cao có khả năng nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Mỹ.

- Đảm bảo tính năng động của nền kinh tế Mỹ. - Thoả mãn nhu cầu của xã hội.

- Tăng cường hỗ trợ của chính phủ cho các công ty sản xuất sản phẩm dân dụng, và hơn nữa những sản phẩm có trình độ công nghệ cao.

Các tập đoàn công nghiệp của Mỹ theo truyền thống là những người sử

dụng chủ yếu các hợp đồng của chính phủ về R&D. Lấy ví dụ năm 1995, 45% ngân sách liên bang cho R&D được trao cho các công ty công nghiệp (31 tỷ

trong 69.8 tỷ đô la), 37% năm 1996 (23.2 tỷ đô la trong 61.9 tỷ)[24]. Việc giảm chi tiêu quân sự kể cả chi tiêu cho R&D trong thời gian 1987–1993 đã đặt ra vấn

đề phải tổ chức lại sản xuất quân sự. Đồng thời phải đề cao tầm quan trọng của việc chuyển giao những thành tựu của KHCN đã dùng các phương tiện của nhà nước trong các bộ quân sự cho các ngành dân sự Mỹ.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia một bộ phận đáng kể nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quân sự không thể nào thích nghi được.

Đã hình thành khoảng cách giữa các ngành dân sự và quân sự về trình độ

quốc phòng đã thừa nhận sự phụ thuộc của mình vào việc mua sản phẩm bán dẫn trên thị trường thế giới. Do đó chính phủ phải thông qua những biện pháp đặc biệt (thành lập Viện công nghệ bán dẫn công nghiệp, tám trung khoa học ưu việt tại các trường đại học, tăng chi cho R&D trong lĩnh vực vật liệu, thích nghi kết cầu hạ tầng, khuyến khích các nhà cung cấp sản phẩm bán dẫn...v..v). Bộ quốc phòng thực hiện sáng kiến chương trình tăng cường cơ sở công nghiệp của nhiều ngành khác nhau.

Năm 1994 nó cũng xác định lại chiến lược KHCN duy trì ưu thế kỹ thuật của lực lượng vũ trang, đảm bảo và mở rộng an ninh. An ninh kinh tế với tính cách mục tiêu cơ bản khi phân bố ngân sách nghiên cứu khoa học công nghê của Bộ quốc phòng đã đề xuất hợp tác với khu vực tư nhân trong việc nghiên cứu những sản phảm mới và các dịch vụ có tính thương mại. Đầu tư của nó cho R&D về công nghệ lưỡng dụng tài khoá 1995 đã là 2 tỷđô la[17].

Nhằm thúc đẩy các hãng tư nhân đẩy nhanh phát triển các công nghệ dân dụng Quốc hội Mỹ đã thông qua hàng loạt đạo luật quan trọng. Luật về đổi mới công nghệ Stevenson – Wydler (1980) và sửa đổi nó (năm 1986) buộc các trung tâm khoa học lớn và các phòng thí nghiệm quốc gia sử dụng hợp đồng làm một bộ phận ngân sách nghiên cứu của mình vào việc tổ chức chuyển giao những thành tựu khoa học cho các khu vực khác – Đó là các công ty công nghiệp, các cơ quan chính quyền bang và các địa phương, các trường đại học và khuyến khích ký kết các hiệp nghị cùng tiến hành công tác R&D. Theo đạo Luật về

thương mại và khả năng cạnh tranh (năm 1988) Bộ thương mại thực hiện hai chương trình thử nghiệm: nghiên cứu công nghệ tiên tiến và xây dựng các trung tâm đặc biệt chuyển giao các công nghệ công nghiệp. Đây là một chứng cớ cho thấy cạnh tranh giữa các phát minh khoa học trên cơ sở tác động của cơ chế thị

trường không phải bao giờ cũng thực hiện được. Ngay cả chính quyền của Reagan vào cuối nhiệm kỳ đã phải từ bỏ những cam kết chặt chẽ ban đầu là chỉ

giao thương mại hoá các phát minh khoa học mới nhất cho tư nhân.

Điển hình là việc thông qua những biện pháp đặc biệt hỗ trợ nghiên cứu trong lĩnh vực siêu dẫn nhiệt độ cao, trợ giúp xây dựng và hoạt động của các liên

doanh (consortium) những hãng công nghiệp bán dẫn, đề ra các tiêu chuẩn và chương trình nghiên cứu nhằm chế tạo máy vô tuyến truyền hình tốc độ cao, hình thành các trung tâm đại học – công nghiệp, những trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ công trình, tổ chức lại Văn phòng tiêu chuẩn quốc gia trong Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia.

Việc này được thừa nhận đóng vài trò chủ đạo trong việc nhà nước hỗ trợ

các hãng công nghiệp, khai thác có chất lượng lượng công nghệ mới dựa trên kinh nghiệm của các cơ quan quốc phòng – vũ trụ, đặc biệt là của Cơ quan nghiên cứu các dự án nghiên cứu tiên tiến của Bộ Quốc phòng. Chính sách đối tác với khu vực tư nhân được thực hiện bằng nhiều cách. Thật vậy các dự án của trên 500 công ty đã được tài trợ theo tỷ lệ trên cơ sở chi cho các chương trình nghiên cứu công nghệ tiên tiến. Chi tiêu của Bộ thương mại cho những mục tiêu này đã tăng từ 68 triệu đô la 1993 lên 345 triệu năm 1997. Một hướng hoạt động khác của cơ quan này là lập các quan hệ đối tác với các hãng thông qua những trung tâm công nghệ mở rộng – Năm 1996 trong cả nước Mỹ đã vận hành 76 trung tâm làm nhiệm vụ phổ biến sử dụng các công nghệ hiện có, chủ yếu là các hãng vừa và nhỏ, hỗ trợ cho họ triển khai các quá trình và hệ thống công nghiệp mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của chúng. Trên 350 ngàn hãng sử

dụng các dịch vụ của các trung tâm này (chi của cơ quan trên cho việc thực hiện chương trình này năm 1996 là 105 triệu đô la).

2.3.3.2. Khuyến khích nghiên cu cơ bn

Khoa học cơ bản theo truyền thống là một trong những hướng ưu tiên quan trọng nhất của chi tiêu ngân sách. Điểm này chứng tỏ ở Mỹ nhà nước chịu trách nhiệm cao đối với sự phát triển tri thức lý luận về các quy luật cửa tự nhiên và xã hội. Ở cấp nhà nước người ta nhận thức rõ sự phụ thuộc ngày càng tăng của các ngành công nghệ cao, của tình trạng sức khoẻ người dân, môi trường, tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của khoá Mỹ vào thành tựu của nghiên cứu cơ bản. Vì vậy việc duy trì sự lãnh đạo khoa học của Mỹ trên thế giới và sự

gia là nguyên tắc quan trọng nhất của chính sách KHCN. Đồng thời sự tài trợ

cho nghiên cứu cơ bản phải phụ thuộc trực tiếp vào mức độ phù hợp của nó với việc giải quyết các sáng kiến chiến lược. Do vậy không có gì lạ rằng chi cho nghiên cứu cơ bản trong ngân sách có xu hướng tăng vững chắc mặc dù có dao

động nhất định trong các thời kỳ khác nhau. Năm 1995 chi cho nghiên cứu cơ

bản gồm 30 tỷ đô la và năm 2007 là trên 64 tỷ đô la. Những năm 1980 là thời kỳ

tăng nhanh nhất và do vậy, trong vòng 10 năm đã tăng từ 13 lên 17 % (1980– 1995), đồng thời chi cho nghiên cứu ứng dụng và triển khai của nhà nước giảm tương ứng. Hiện nay trong tổng chi phí cho R&D cả nước (368,1 tỷ/2007) thì chi cho nghiên cứu cơ bản (tuyệt đại bộ phận là của chính phủ liên bang là trên 64 tỷ, chi cho nghiên cứu ứng dụng là 81,2 tỷ (chủ yếu của khu vực công nghiệp tư

nhân) và chi cho nghiên cứu triển khai là gần 222,5 tỷ (tuyệt đại bộ phận là của khu vực công nghiệp tư nhân)[32].

Như vậy tài trợ của ngân sách nhà nước đóng vai trò quyết định ở đây bởi

đặc điểm quan nhất của các tổ chức làm R&D công nghiệp là ở chỗ công nghiệp Mỹ thực hiện công tác này theo diều kiện tự bù đắp và tự tài trợ.

Công nghiệp Mỹ khai thác 70,4 % tổng chi phí của cả nước cho R&D. Song tỷ trọng của nghiên cứu cơ bản ởđây chỉ trên 4% tổng chi cho R&D. Mười năm trước, trong các cuộc điều trần khác ở Quốc hội Mỹ vè những vấn đề chính sách KHCN, gần 90% tổng chi R&D công nghiệp tập trung vào nghiên cứu ứng dụng ngắn hạn để hoàn thiện các sản phẩm được chế tạo. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, chu kỳ sống của sản phẩm được chế tạo thường chỉ đo bằng số tháng, nên khi ra thị trường cạnh tranh toàn cầu, ngành công nghiệp Mỹ

dù muốn hay không buộc phải tập trung gần như toàn bộ sự chú ý của mình vào việc cải tiến ngắn hạn sản phẩm và hoàn thiện các chu kỳ sản xuất. Thời bấy giờ, G. Gibbon, cố vấn khoa học của Tổng thống cho rằng chi cho nghiên cứu phải tăng lên trung bình 5% năm cho đến năm 2002[20].

Vấn đề phân bổ gần 30% còn lại của tổng chi cho R&D ở Mỹ là vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc. Đầu thế kỷ 21, chính phủ liên bang đảm bảo 9% nghiên cứu khoa học và triển khai tại các phòng thí nghiệm quốc gia, các viện và các trung

tâm nghiên cứu khoa học thuộc các bộ và cơ quan ngang bộ liên bang; gần 20% còn lại hỗ trợ cho nghiên cứu và triển khai ở các Đại học và cao đẳng (10% chi ngân sách), ở các trung tâm nghiên cứu khoa học hàn lâm do các trường đại học và tổ chức phi chính phủ quản lý (gần 3% chi ngân sách), chỉ còn không đến 4% phương tiện ngân sách của chính phủ liên bang hỗ trợ cho R&D trong công nghiệp.

Như vậy, về mặt hình thức cũng như thực chất, chính phủ liên bang Mỹ

gánh trách nhiệm xây dựng và đảm bảo chính sách khoa học được thực hiện. Chính sách này nhưđã xem xét ở phần trên có thể hiểu theo nghĩa rộng bao trùm lĩnh vực R&D, bao trùm cả năm khu vực thực hiện R&D, gồm cả công nghiệp Mỹ theo nghĩa hẹp chỉ hạn chế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản mà thống kê Mỹ thường vẫn liệt kê vào phạm trù nghiên cứu khoa học hàn lâm. Các trường đại học và cao đẳng và các tổ chức phi lợi nhuận, các chính phủ

bang chiếm khoảng 6.2 % chi cho R&D và do đó chỉđóng vai trò tổ bổ trợ (các trường đại học và cao đẳng chiếm 3.1 %, các chính phủ bang và tổ chức phi lợi nhuận chiếm 3.1%).

Nhiều cơ quan của chính phủ liên bang tài trợ cho nghiên cứu cơ bản nhưng khối lượng lớn nhất tập trung ở 5 cơ quan: Bộ y tế và dịch vụ xã hội (trực tiếp là Viện Sức khoẻ quốc gia của bộ này). Quỹ khoa học quốc gia được thành lập để

chuyên trách tài trợ cho nghiên cứu cơ bản, Bộ Quốc phòng, Bộ Năng lượng.

Đồng thời bằng ngân sách liên bang cững như các phương tiện của các chính quyền bang và địa phương đã phát triển kết cấu hạ tầng nghiên cứu (cơ sở

vật chất đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ, các nhà khoa học và các chuyên gia, các dịch vụ thông tin tư vấn và các loại dịch vụ khác) .

Hướng chi ngân sách theo bộ môn ngành khoa học phù hợp rõ ràng nhất với những mục tiêu quốc gia. Những tài liệu cụ thể (Bảng 2.2) cho thấy xu hướng chi ngân sách theo bộ môn ngành khoa học đáp ứng cao nhất những mục tiêu quốc gia. Theo thứ tự khối lượng chi cho phát triển các bộ môn khoa học như sau:

- KHCN công trình: 17,2% - Các khoa học vật lý: 10,3% - Các khoa học môi trường: 6,6%

- Các khoa học toán học và máy tính: 5,8% - Tâm lý học: 3,4%

- Các khoa học xã hội: 2,2%

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước Mỹ với việc thực hiện chính sách khoa học công nghệ - gợi ý cho Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)