Nền kinh tế thị trường của Mỹ là nền kinh tế thị trường phát triển cao trong
đó nhà nước là một yếu tố điều khiển của nền kinh tế mặc dù vừa tôn trọng những nguyên tắc thị trường nhưng đồng thời vừa có chủ tâm hạn chế những mặt tiêu cực của nó thể hiện đặc biệt ở sự ủng hộ, khuyến khích cạnh tranh đồng thời hạn chết độc quyền, ngăn chặn độc quyền kìm hãm cạnh tranh (xem luật chống trust và những đạo luật khuyến khích cạnh tranh). Trên cơ sở quan điểm này, nhà nước liên bang Mỹ đã dần dần hình thành nên cả một hệ thống chính sách kinh tế trong đó có chính sách KHCN có bài bản đểảnh hưởng đến các quá trình kinh tế của Mỹ nhằm đảm bảo kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định và phồn vinh, người dân Mỹ có đời sống chất lượng cao, vượt qua được những tình huống khủng hoảng chu kỳ hay đột xuất, lớn và nhỏ, hạn chế được những tác
động xấu của chúng, tiến lên hàng đầu và có địa vị chi phối các nền kinh tế khác,
đảm bảo được an ninh kinh tế và an ninh quốc gia. Nhà nước Mỹ xem các chính sách kinh tế, trong đó chính sách KHCN là những công cụ điều tiết hoạt động
của các bộ phận cấu thành nền kinh tế, công và tư, ở tất cả các cấp độ khác nhau. Những chính sách điều tiết được vận hành có ý thức tôn trọng các quan hệ thị
trường, không xoá bỏ hay làm thay đổi mà còn dựa vào chúng bổ sung chúng. Ngay cả khi phải làm việc mang tính bao cấp, nhà nước vẫn vận dụng nguyên tắc cạnh tranh chứ không chỉ theo nguyên tắc bao cấp. Việc chi cho nghiên cứu hàn lâm thể hiện rõ điều này. Chính theo quan niệm này, lĩnh vực nghiên cứu khoa học triển khai và khai thác những thành tựu của khoa học trở thành một đối tượng tác động cực kỳ quan trọng của nhà nước. Sựđiều tiết lĩnh vực này không chỉ thực hiện bằng quản lý và kế hoạch hoá tập trung (dĩ nhiên không phải là sự
tập trung kiểu các nước xã hội chủ nghĩa trước đây) mà còn bằng nhiều hình thức khác nhau, có tiến triển, có thích nghi tuỳ theo đối tượng tác động và những vấn để phải giải quyết. Đặc điểm của sự điều tiết này tác giả đã trình bày, phân tích ở các chương trên. Kinh nghiệm của Mỹ trong sự kết hợp tối ưu thị trường và chính sách của nhà nước rất phong phú và vì thế nó đã và đang được nhiều nước nghiên cứu, học tập. Ởđây tác giả sẽ chỉ tập trung vào một số mặt.