Vai trò của nhà nước rất quan trọng trong việc khuyến khích hợp tác giữa các hãng công nghiệp với nhau và với những người tham gia khác vào lĩnh vực R&D. Thật vậy từ đầu những năm 1980 hàng loạt các đối tác nghiên cứu khoa học ra đời. Các đối tác hoặc những hiệp định tạm thời về hợp tác giữa các liên doanh rủi ro ở Mỹđã được áp dụng rộng rãi. Thường chúng ra đời là đểđạt được những mục tiêu nhất định nào đó mà các bên quan tâm nhưng đây lại là lĩnh vực có rủi ro cao và đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn là khả năng cho phép của mỗi công ty riêng biệt. Vì vậy những hãng quan tâm đến hợp tác đã hình thành nên một quỹ phù hợp bằng tiền đóng góp của các bên tham gia. Đối tác nghiên cứu khoa học do vậy là một cơ chế mới tài trợ cho R&D và là một “đối chọn hiệu quả” các nguồn tài trợ truyền thống như lợi nhuận không chia, bán cổ phiếu, vay tiền.
Những hãng khai thác tích cực những thành tựu KHCN tham gia tích cực nhất vào việc sử dụng hiệu quả những hình thức hợp tác khác nhau. Chính sự ra
đời của các hãng mạo hiểm đã phải dựa vào những hình thức tài trợ tập thể khác nhau, trước hết là vốn rủi ro/vốn mạo hiểm... Ví như các hãng mạo hiểu xây dựng và tự bản thân tham gia tích cực những công ty liên doanh KHCN.
Số lượng các hiệp nghị đối tác hợp tác của các hãng trong lĩnh vực R&D tăng lên rõ rệt sau khi thông qua Đạo luật 1984 về nghiên cứu hợp tác làm giảm nhẹ hiệu lực của luật pháp chống độc quyền. Kết quả là chỉ thập niên tiếp theo số
hiệp nghị đối tác được ký kết (1985–1994) tăng lên trên 450. Số thành viên của các đối tác này khá lớn (trung bình 13 hãng). Một số đối tác này đặc biệt khuyến khích các hãng hợp tác trong các giai đoạn nghiên cứu tiền cạnh tranh khi xây dựng các công nghệ có tính chung (generical technology, có thể sử dụng được trong nhiều ngành). Năm 1993 Quốc hội còn đi một bước quan trọng cho phép những người mạo hiểm không chỉ liên kết để tiến hành chung công tác R&D mà còn cả việc khai thác sản xuất năng động hơn những đổi mới công nghệ (Luật về
hợp tác nghiên cứu và sản xuất). Luật này tạo thêm một cú hích cho việc đẩy nhanh ứng dụng phát minh sáng chế vào sản xuất thực tế.
Số các liên doanh nghiên cứu mạo hiểm nhằm vào thu hút lợi nhuận chiếm 83% tổng số liên doanh nghiên cứu mạo hiểm, 12% thuộc các nhóm phi lợi nhuận. Với sự tham gia trực tiếp của chính phủ, consortium sản xuất công nghệ
bán dẫn (Schematech), công nghệ tiên tiến chế tạo bình điện v.v...đã được thành lập. Những công ty thuộc các ngành thiết bị hóa, dầu lửa, vận tải và đặc biệt là tiến hành nghiên cứu bảo vệ môi trường tham gia tích cực nhất vào việc lập các liên doanh.
Bằng sự khuyến khích lập các đối tác nghiên cứu KHCN, chính phủ đã gây áp lực tới những lực lượng thị trường tự phát vì sự ra đời hàng loạt đối tác trong lĩnh vực R&D và khai thác những đổi mới kỹ thuật công nghệ có ảnh hưởng tới qui mô và tính chất của cạnh tranh, đến chi phí và khả năng tiến hành các nghiên cứu cơ bản, tới sự giảm bớt chu kỳ sống của sản phẩm; tới các điều kiện cạnh tranh với người sản xuất nước ngoài trên các thị trường trong nước và thị trường toàn cầu v.v.. Đối tác của các hãng công nghiệp tăng cường thêm địa vị của chúng trong việc thu hút các nguồn bên ngoài tài trợ cho R&D cũng như trong quan hệ với các cơ quan chính phủ.
Các chương trình liên bang về nghiên cứu công nghệ mới là một bước tiến quan trọng tiếp theo của chính phủ trong sự phát triển quan hệ đối tác. Thậm chí Quỹ khoa học quốc gia chuyên trách hỗ trợ các nghiên cứu cơ bản năm 1995 đã có trên 50 chương trình hợp tác trên nguyên tắc cùng bù đắp chi phí. Nhìn chung trên 10 bộ chính phủ liên bang đã thực hiện với các công ty công nghiệp trên 70 chương trình hợp tác theo nguyên tắc cùng bù đắp chi phí. Năm 1994 chi của các bộ cho mục tiêu này lên đến 2,7 tỷđô la[2].
Những thỏa thuận/hiệp định về các chương trình nghiên cứu khoa học chung của các trung tâm hợp đồng liên bang với các hãng công nghiệp được phổ
biến rộng rãi. Số lượng thỏa thuận như vậy lên đến 17/1980 đến 196/1992 và sau này còn lớn hơn. Những phòng thí nghiệm quốc gia lớn nhất đã sử dụng rộng rãi tiềm năng của chúng để nâng cao trình độ KHCN cho các hãng khai thác công
nghệ mới nhất có tính chất dân dụng, trước hết là trong những lĩnh vực mà năm 1995 Ủy ban quốc gia vè công nghệ đột phá đã quyết định thuộc diện ưu tiên. Chúng đưa vào khai thác những đổi mới kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực phục hồi và bảo vệ môi trường, năng lượng, kỹ thuật điện tử chất lượng cao. Phần lớn các hiệp nghị của các phòng thí nghiệm quốc gia với các hãng được ký kết theo
điều kiện đối tác phân chia chi phí.
Một minh chứng gián tiếp về sự hợp tác ngày càng được tăng cường giữa các khu vực khác nhau thực hiện R&D là sự tăng thêm đáng kể số lượng các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học lớn của thế giới dưới các tên đồng tác giả của các nhà khoa học thuộc nhiều cơ quan khác nhau. Thật vậy, các nhà khoa học của các trung tâm hợp đông liên bang đã công bố năm 1993 tới trên 57% bài báo khoa học chung với các chuyên gia của các trường đại học, các hãng công nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận (1981 chỉ có 39% số bài báo như
vậy)[2].