Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, chi tiêu cho nghiên cứu khoa học và công nghệ không đáng kể. Tiền lương chi cho cán bộ làm công tác KHCN
được xem như là chi tiêu cho công tác KHCN. Một số ít ỏi khác chi cho lĩnh vực này chủ yếu để cung cấp vật tư văn phòng, một số máy móc ít ỏi, phần lớn nhờ
viện trợ. Vì vậy mà không có gì nhiều để bàn về chi ngân sách thời kỳ này cho KHCN mặc dù rằng thời kỳ này dù tài chính nghèo như thế các nhà khoa học và công nghệ VN quân sự và dân sự đã đạt được không phải là quá ít thành tựu
đóng góp cho kháng chiến và cũng có một số đóng góp trong một số lĩnh vực khoa học cơ bản (như toán học, vật lý học, triết học tâm lý giáo dục). Ở thời kỳ
này nhiều văn kiện Đảng và nhà nước khẳ ng định cách mạng khoa học kỹ
thuật là then chốt của công cuộc cải tạo và xây dựng đất nước nhưng ởđây thật sự là “lực bất tòng tâm”, chi tiêu ngân sách trong lĩnh vực này không có chuyển biến gì căn bản.
Trong thời kỳ tiếp theo kể từ sau thống nhất, tuy đã có chú ý hơn khi làm ngân sách, các cơ quan nghiên cứu khoa học tự nhiên và công nghệ đã được chú ý hơn nhưng vẫn trong quan điểm cũ, nghĩa là vẫn chú ý hơn vào cung cấp máy
móc thiết bị nhưng cũng không nhiều mà chủ yếu vẫn là nhờ viện trợ cho không còn khoa học xã hội thì không có gì khác giấy bút, nhiệm sở với tiền lương, các cơ quan kế hoạch tài chính ngân sách không tính gì những cái khác cho khoa học xã hội hay nói đúng hơn là cũng có nhưng quá ít. Uỷ ban khoa học nhà nước thời bấy giờ trong các kế hoạch chi tiêu chẳng tính gì đến khoa học xã hội, ngay cả
một số chương trình nghiên cứu chủ chốt đặt ra lúc đó cũng không có chủđề nào về khoa học xã hội và nhân văn, một số nhỏ và rất nhỏ lại giành cho một số cực ít đề tài phục vụ nhiệm vụ trước mắt.
3.2.1.2 Thực trạng từ bắt đầu đổi mới đến nay
Thời kỳ tiếp theo kể từ khi thực hiện “chính sách đổi mới”, các lĩnh vực R&D của nước ta mới dần dần được các nhà hoạch định chính sách kinh tế xã hội tài chính nhà nước nhìn nhận đúng đắn hơn và có hành động cụ thể và thích hợp hơn. Trong cân đối kinh tế quốc gia, các kế hoạch kinh tế ngân sách đều quan tâm đến R&D. Lúc đầu, khoảng cuối những năm 1980, đã chi ngân sách cho R&D dù còn ít ỏi nhưng đã vượt ra ngoài khuôn khổ của 2 thời kỳ trước đã nêu ở trên, chủ yếu tập trung vào khoa học tự nhiên và công nghệ còn khoa học xã hội và nhân văn vẫn còn đứng ngoài rìa. Chỉ trong khoảng 15 năm nay từ
1996 – 2009 mới có những thay đổi ngày càng rõ rệt hơn về chất. Nhưng những thay đổi này còn chưa hiện thực hoá được những quan điểm chỉđạo của Đảng và nhà nước thể hiện trong các văn kiện các kỳĐại hội Đảng và đặc biệt là văn kiện về KHCN. Nghĩa là chính sách KHCN và ngân sách tương ứng chuyển biến chậm hơn. Chỉ trong thập kỷ đầu thế kỷ 21 và chủ yếu là nửa cuối thập kỷ này, chúng ta mới có được cơ sở luật pháp cho sự phát triển KHCN và các nhu cầu về
các nguồn lực cho phát triển KHCN, thựchiện chính sách KHCN ngày càng phù hợp với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Luật khoa học và công nghệ được quốc hội thông qua năm 2000 (số
21/2000 QH 10 ngày 9/6/2000). Sau đó 7 bộ luật KHCN và liên quan đến KHCN đã được soạn thảo và đệ trình quốc hội thông qua như Luật Sở hữu Trí tuệ (2005), Luật Chuyển giao Công nghệ và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Chất
lượng (năm 2006), Luật Chất lượng (2007), Luật Năng lượng Nguyên tử và Luật Công nghệ cao (2008). Hiện nay Bộ KH và CN đang xây dựng chương trình phát triển công nghệ cao cùng 4 dự án lớn khác như Đề án phát triển thị trường công nghệ, Đề án nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hoá, Đề án chương trình đổi mới công nghệ quốc gia và Đề án hỗ trợ các tổ chức KHCN chuyển đổi sang cơ chế tự chủ và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Cơ sở luật pháp cho chính sách KHCN trong cả thập kỷ đầu thế kỷ 21 vẫn chưa hoàn thành mặc dù đã có bước tiến xa hơn trước trên các mặt sau:
Thứ nhất, luật KHCN 2000 đã tiếp cận được những tư duy mới về những lĩnh vực này của thế giới về mặt xem trọng KHCN, đặt sự phát triển KHCN trong tổng thể chính sách phát triển như một bộ phần nền tảng, xác định mục tiêu, nhiệm vụ của KHCN, hình thành hệ thống làm KHCN trên một số mặt cơ
bản về tổ chức xác định và thực hiện nhiệm vụ KHCN, tuyển chọn tổ chức cá nhân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của họ, đánh giá, nghiệm thu các kết quả hoạt động KHCN, xác định việc tài trợ trực tiếp theo hợp đồng cho người và tổ chức thực hiện, xác định công nhận quyền tác giả đối với kết quả
nghiên cứu và các biện pháp đảm bảo phát triển KHCN. Đặc biệt quy định lập Quỹ khoa học và công nghệ quốc gia và hệ thống quỹ KHCN của các cấp Bộ, tỉnh thành trực thuộc trung ương.
Thứ hai, luật và các cơ quan quyết định chính sách ngân sách và KHCN đã bước đầu thấy được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học cơ bản và mối quan hệ chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học cơ bản với nghiên cứu ứng dụng và triển khai, khai thác thế mạnh của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Còn về mặt quản lý dưới giác độ thực hiện chi tiêu ngân sách có các điểm tích cực đáng chú ý:
Thứ nhất, nhìn chung cơ chế quản lý tài chính đã có những bổ sung sửa
đổi theo hướng tăng cường phân cấp và giao quyền quyết định cho các bộ, ngành và địa phương riêng cho lĩnh vực KHCN.
Thứ hai, về chế độ chi tiêu, đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ sử
dụng ngân sách đã được sửa đổi bổ sung theo hướng thông thoáng hơn, tự chủ
hơn, gắn chế độ chi tiêu với sản phẩm nghiên cứu theo từng chuyên đề, chú trọng hơn đến lao động khoa học là hoạt động sáng tạo tri thức, mức chi tiêu đã
được điều chỉnh nâng lên ngày càng phù hợp với thực tế, góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong nghiên cứu khoa học, trong những người làm công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Thứ ba, về cơ chế quản lý tài chính, đối với các chương trình trọng điểm cấp nhà nước trong các giai đoạn 2001 – 2005 và 2006 – 2010 đã ngày càng cải tiến hơn theo hướng tập trung và tăng quyền chủđộng cho các chương trình, quy
định rõ hơn trách nhiệm của các chương trình, khắc phục tình trạng phân tán đầu mối và không rõ trách nhiệm. Đối với các chương trình cấp bộ và cơ quan ngang bộ cũng đã có bước chuyển biến theo hướng quản lý tài chính của các chương trình cấp trọng điểm nhưng có phần lỏng lẻo hơn.
Thứ tư, cơ chế quản lý tài chính đối với nguồn tài chính thu hồi từ các nghiệp vụ KHCN đã được tập trung thống nhất và phù hợp với Luật Ngân sách.
Thứ năm, cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp làm đề tài nghiên cứu khoa học đã được thực hiện bước đầu tiên, chủ yếu đối với nghiên cứu khoa học, công nghệ liên quan đến sản xuất sản phẩm thay thế nhập khẩu, giá thành thấp.
Về những nhược điểm, vấn đề và tồn tại:
Có thể nêu một số nhược điểm, vấn đề và tồn tại về quan điểm, về hình thành chính sách KHCN, về quản lý tài chính ngân sách cho KHCN như sau:
Thứ nhất, luật KHCN 2000 có tiến bộ như đã nêu ở trên nhưng toàn bộ
luật thể hiện tinh thần chưa tính đến việc sử dụng các cơ chế thị trường dù đã có hẳn một điều về xây dựng thị trường KHCN, luật thể hiện nổi bật ý định “quản” hoạt động KHCN chưa thấy được tính đến đầy đủ lực lượng hoạt động khoa học là một lực lượng sáng tạo của thị trường.
Thứ hai, những người làm luật và cơ quan hoạch định chính sách KHCN chưa ý thức và thể hiện một cách phù hợp tính cách công cụ điều tiết của chính
sách KHCN trong tổng thể các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, ngân sách chi tiêu cho KHCN chưa tính đến vai trò công cụ điều tiết hoạt động KHCN của nó.
Điều này không có gì là lạ khi chưa xem hoạt động KHCN là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế hiện đại mà ta đang xây dựng.
Thứ ba, cơ chế kiểm soát thu chi ngân sách hiện nay chưa có thể nói là phù hợp cho hoạt động đặc thù của KHCN, chưa gắn kiểm soát chi tiêu và quyết toán kinh phí với kết quả nghiên cứu khoa học, làm theo kiểu hành chính, quan liêu.
Thứ tư, việc áp dụng những quy định sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo tài khóa ngân sách được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực khác vào hoạt
động KHCN vừa không phù hợp vừa gây ra áp lực vô lý buộc các đơn vị cuối năm phải thanh toán chạy kinh phí, lập hồ sơ chứng từ không ăn khớp với tiến
độ triển khai công việc để cố thanh toán hết kinh phí của đề tài, dự án KHCN. Cơ quan quản lý có khi còn trực tiếp hay gián tiếp thúc giục đề tài, dự án làm theo kiểu này.
Thứ năm, cơ chế quản lý tài chính được ban hành riêng cho lĩnh vực KHCN (chế độ) chi tiêu, cơ chế quản lý: về cơ bản cơ chế này vẫn là hình bóng của những quy định chung đối với các ngành, lĩnh vực khác, còn nặng tính hành chính, chưa phát huy được quyền tự chủ về tài chính của tổ chức làm hoạt động KH&CN. Ví dụ chế độ chi tiêu vẫn còn mang nặng tính hành chính, chưa rõ trách nhiệm, qua đó gây áp lực cho các đơn vị kê khai hợp thức hóa chứng từ
không đúng với thực tế phát sinh chỉ vì để hoàn thành hồ sơ thanh quyết toán, hiện nay (2009) tình hình này vẫn còn nặng nề.
Thứ sáu, chưa cân đối chi tiêu hợp lý giữa các ngành khoa học tự nhiên, kỹ
thuật và xã hội. Áp dụng cách quản lý không khác biệt về cơ bản đối với những ngành này.
Thứ bảy, chưa có chế tài cụ thể đối với các kết quả nghiên cứu không đạt yêu cầu.
Về cơ chế chính sách KHCN liên quan đến thực hiện cơ chế quản lý tài chính ngân sách chi cho KHCN:
Thứ nhất, vấn đề kiểm định ở các khâu, lựa chọn mục tiêu, phương hướng nghiên cứu KHCN, các nhiệm vụ, biện pháp thực hiện và kiểm tra kết quả về
tổng thể còn chưa gắn kết. Chưa có tổ chức chính quy làm công tác dự báo tổng thể kinh tế, xã hội, chính trịđối nội, đối ngoại, xu hướng chung của thế giới đầy
đủ để làm cơ sở cho những vấn đề của chính sách KHCN. Kiểm định vẫn chủ
yếu làm nội bộ, yếu tố kiểm định bên ngoài chỉ có ở khâu cuối cùng (nghiệm thu) về chuyên môn,
còn việc kiểm định về tài chính mang nặng tính máy móc hành chính, không
đảm bảo chuẩn xác đối chiếu với các mục tiêu, nhiệm vụ.
Thứ hai, ở tất cả các khâu chưa coi trọng kiểm định độc lập, bên ngoài và do vậy làm cho kiểm định thiếu tính khách quan, quan hệ thân quen vẫn còn có
ảnh hưởng, trong thực tế việc lựa chọn kiểm định chưa thực hiện nghiêm chỉnh ở
bất kỳ loại hoạt động KHCN nào.
Thứ ba, công tác lựa chọn các mặt trong thực tế còn làm chưa đúng luật, làm chiếu lệ, cũng có đăng báo, có đấu thầu nhưng chưa nghiêm chỉnh.
Thứ tư, quỹ phát triển KH&CN quốc gia đã được thành lập nhưng chỉ phẩn cho KHTN&CN, nhưng cũng chỉ mới ở những bước thực hiện đầu tiên.
Hội nghị sơ kết các chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 do Bộ KH&CN tổ chức tháng 10 – 2009 đã cho thấy vẫn còn những nhận xét “mới như cũ”.
Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức hoạt động khoa học, đã có cải tiến nhưng hiện mỗi chương trình đều có ban chủ nhiệm và văn phòng riêng chịu trách nhiệm trước Bộ KH&CN nhưng lại có Văn phòng các chương trình KHCN trọng điểm làm nhiều nhiệm vụ trùng lặp với nhiệm vụ của ban chủ nhiệm các chương trình
đồng thời còn làm nhiệm vụ cấp trên của ban chủ nhiệm các chương trình và do
đó nó là một khâu trung gian giữa chương trình và Bộ. Bởi nhiều nhiệm vụ của các chương trình cấp văn phòng không đủ sức giải quyết. Không có sự phối hợp giữa ban chủ nhiệm chương trình với văn phòng các chương trình.
Thứ hai, cơ chế tài chính còn nhiều bất cập, việc giao dự toán và cấp kinh phí chậm làm hạn chế tiến độ cũng như chưa đáp ứng đúng kế hoạch.
Thứ ba, việc lựa chọn các nhà khoa học và chuyên gia giỏi thực hiện còn có vấn đề bất cập, trong ban chủ nhiệm nhiều người kiêm nhiệm nên không có
đủ thời gian cho công việc. Nghĩa là việc tuyển chọn những người này còn vì lý do người đó chứ không phải vì công việc. Chất lượng công việc trong nhiều chương trình chưa bảo đảm.
Thứ tư, vẫn còn có những đề tài dường như vạch ra từ trên trời, nên dù đã có mời gọi chắc là theo kiểu đấu thầu nào đó không thấy nêu ra nhưng chẳng có tổ chức hay cá nhân nào chủ trì [1]. Việc đánh giá công việc của một số ban chủ
nhiệm chưa làm nghiêm túc, thường xuyên, đánh giá qua loa (thời gian để đánh giá ít, các chỉ tiêu đánh giá chưa cụ thể, các chuyên gia đánh giá do tự ban chủ
nhiệm chọn, chất lượng và độ tin cậy chưa đảm bảo.
3.2.2. Một vài gợi ý cho Việt Nam xuất phát từ kinh nghiệm Mỹ về việc sử dụng ngân sách thực hiện chính sách KHCN