Nội dung của chương 2 như trình bày ở trên cho thấy những mặt chủ yếu của mối quan hệ chặt chẽ giữa chính sách KHCN và sử dụng ngân sách nhà nước
để hiện thực hoá chính sách KHCN trong đời sống kinh tế xã hội Mỹ. Những mục tiêu, phương hướng và biện pháp để thực hiện chính sách KHCN ăn khớp với những mục tiêu, phương hướng và các biện pháp ngân sách của ngân sách nhà nước liên bang và của các cấp chính quyền bang và địa phương. Bộ máy tổ
chức và cơ chế tài trợ cho việc thực hiện chính sách cũng được sắp xếp phù hợp. Tính thời sự, chính trị của các nội dung liên quan có thể thay đổi song nhìn chung có những chiều hướng hầu như có tính liên tục kế thừa rõ rệt, không lệ
thuộc vào chu kỳ thay đổi của chính quyền theo hiến pháp Mỹ. Đó là lĩnh vực nghiên cứu cơ bản luôn luôn là một hướng chủ đạo của chính KHCN và chính ngân sách liên bang; các trường đại học, công và tư, các trung tâm nghiên cứu hàn lâm và các cơ quan cấp bộ và tương đương hữu quan là chủ lực thực hiện phương hướng này. Nghiên cứu ứng dụng và triển khai luôn luôn tập trung ở
những trung tâm nghiên cứu của các công ty công nghiệp lớn và nhỏ, nhất là công ty nhỏ trong những lĩnh vực mũi nhọn của công nghệ kỹ thuật mới. Chính phủ liên bang thông qua việc thu chi chính sách ngân sách cho R&D đã thể hiện vai trò chủ đạo và chính yếu trong nghiên cứu cơ bản ở Mỹ, là hạt nhân tạo nên ngành công nghiệp khoa học độc đáo của nước Mỹ, và cũng là một trong những thành tố cơ bản của hệ thống đổi mới quốc gia Mỹ.
Những kinh nghiệm của Mỹ trong sự vận dụng ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách KHCN đã được nhiều nước nghiên cứu, học tập. Chương kế tiếp sẽ trình bày kỹ hơn về vấn đề này.
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PHỤC VỤ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỸ VÀ MỘT SỐ
GỢI Ý CHO VIỆT NAM
Về thực chất, chương Thứ hai đã xem xét nhiều vấn để chủ yếu của kinh nghiệm Mỹ qua các mục và chi tiết trình bày. Ở đây luận văn sẽ tập trung nêu khái quát một số kinh nghiệm và từ đó đề xuất một vài gợi ý cho VN ở lĩnh vực hữu quan. Làm như thế này không có nghĩa rằng nhiều khía cạnh khác của kinh nghiệm Mỹ trong chủ đề luận văn không đáng quan tâm hoặc kém phần quan trọng mà chủ yếu vì giới hạn của luận văn không cho phép tác giả đề cập sâu rộng hơn.