1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường thcs

38 2,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 300,57 KB

Nội dung

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 1 - II/ Đối tượng nghiên cứu Phần hai: Nội dung đề tài I/ Vị trí, ý nghĩa của đồ dùng trực quan trọng dạy học lịch sử II/ Các loại đồ dùng

Trang 1

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 1 -

II/ Đối tượng nghiên cứu

Phần hai: Nội dung đề tài

I/ Vị trí, ý nghĩa của đồ dùng trực quan trọng dạy học lịch sử

II/ Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường THCS

III/ Sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong dạy học lịch sử

IV/ Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử

V/ Bước đầu khảo nghiệm một số đồ dùng trực quan trong một tiết dạy cụ thể

Phần ba: Kết luận chung

Tài liệu tham khảo

Trang 2

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 2 -

lý luận nhằm sử dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy Việc sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử không chỉ là việc nắm vững lý luận mà cần phải rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, thói quen thực hành để nâng cao hiệu qủa và chất lượng dạy học

Do đặc điểm của việc học tập lịch sử - không trực tiếp quan sát các sự kiện nên phương pháp trực quan có ý nghĩa rất quan trọng Có nhiều loại đồ dùng trực quan khác nhau, cách sử dụng và hiệu quả cũng khác nhau, song đều có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học lịch sử

2- Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn của việc giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THCS đặc biệt là khối 6 và khối 7 đã đặt ra vấn đề bức thiết với người giảng dạy phải biết kết hợp các phương pháp thành một hệ thống hoàn chỉnh trong dạy học lịch sử ở trường THCS Các phương pháp

hỗ trợ cho nhau Trong quá trình dạy học không thể chỉ sử dụng một phương pháp đơn nhất, song ở mỗi khâu của qúa trình dạy học lại có một phương pháp trọng tâm kết hợp với các phương pháp khác Mặt khác, mỗi phương pháp nêu trên lại là sự tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm thực hiện chức năng của nó

Việc giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THCS các giáo viên giảng dạy môn lịch sử còn nhiều khó khăn và lúng túng trong việc phân loại và sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên chúng tôi thấy việc phân loại và sử dụng

có hiệu quả đồ dùng trực quan trong giảng dạy lịch sử trong giảng dạy là một việc làm cần thiết Từ những lý luận trên chúng tôi chọn đề tài này góp một phần công sức nhỏ

Trang 3

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 3 -

bé giúp cho giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử bậc THCS nói chung và khối 6, 7 nói riêng phần nào tháo gỡ được những khó khăn của bộ môn học này

II/ Đối tượng nghiên cứu

Đồ dùng trực quan sử dụng trọng dạy học lịch sử ở trường THCS rất đa dạng và phong phú Thậm chí có những đồ dùng trực quan với điều kiện tình hình thực tế ở các nhà trường rất khó được áp dụng mà chỉ mang tính chất tham khảo

Ví dụ: Nhóm đồ dùng trực quan hiện vật gồm những di tích lịch sử và cách mạng,

những di vật khảo cổ

Tuy nhiên hệ thống đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở bậc THCS về cơ bản đều là những đồ dùng được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trọng giảng dạy

Ví dụ: Nhóm đồ dùng trực quan tạo hình như mô hình, Sa bàn, tranh ảnh lịch sử

hoặc nhóm đồ dùng trực quan quy ước bao gồm bản đồ lịch sử, đồ thị, sơ đồ, niên biểu

Vì thế ở đề tài này chúng tôi chỉ chọn những đồ dùng trực quan tiêu biểu thường

được sử dụng trong thực tế giảng dạy môn lịch sử

Trang 4

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 4 -

Phần hai :

Nội dung đề tài

I/ Vị trí, ý nghĩa đồ dùng trực quan trọng dạy học lịch sử Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh hoạ sự vật

Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan, góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đaị hoá lịch sử của học sinh

Đồ dùng trực quan là chỗ dựa đề hiểu sâu sắc bản chất của các sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội Ví như khi nghiên cứu bức

tranh “Hình vẽ trên hang đá” (SGK lớp 6) Học sinh không chỉ có biểu tượng về săn bắn

là công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc, mà còn hiểu nhờ chế tạo cung tên con người đã chuyển hẳn từ hình thức săn bắt sang săn bắn có hiệu quả kinh tế cao hơn Điều đó giúp học sinh biết sự thay đổi trong đời sống vật chất của con người thời nguyên thuỷ luôn gắn chặt với tiến bộ trong kỹ thuật chế tác công cụ của họ

Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong

trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận bằng trực quan Xem bức tranh “Xô Viết

Nghệ Tĩnh” học sinh không thể nào quên được hình ảnh anh hùng cách mạng của người

công nhân, nông dân

Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tựơng và tư duy và ngôn ngữ của học sinh Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử được phản ánh minh hoạ như thế nào Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác có hình ảnh rõ ràng cụ thể về bức tranh xã hội đã qua

ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ của đồ dùng trực quan cũng rất lớn Khi ngắm nhìn một di vật lịch sử (Trống đồng Đông Sơn) hay xem một cuốn phim tài liệu (Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch) học sinh có những tình cảm mạnh mẽ về lòng yêu mến lãnh tụ, những người anh hùng,

Trang 5

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 5 -

chiến sĩ cách mạng, lòng quý trọng lao động và nhân dân lao động sự căm thù bọn xâm lược và chiến tranh

Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử gây hứng thú học tập cho học sinh

Nó là chiếc “Cầu nối ” giữa quá khứ với hiện tại

II/ Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử

ở trường THCS

Có nhiều cách phân loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Có ý kiến chia

đồ dùng trực quan thành 3 nhóm:

1 - Hiện vật (Các di vật của một nền văn hoá còn lưu lại )

2- Đồ dùng tạo hình (Tranh ảnh, đèn chiếu, viđiô, đồ phục chế )

3- Đồ dùng quy ước (Bản đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu)

Dù có những cách khác nhau về phân loại đồ dùng trực quan song về cơ bản chúng ta có thể phân chia thành 3 nhóm lớn được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THCS

Nhóm thứ nhất: Đồ dùng trực quan hiện vật bao gồm những di tích lịch sử và cách

mạng ( như thành nhà Hồ, hang Pắc Bó ) những di vật khảo cổ và các di vật thuộc các thời đại lịch sử (Như công cụ đồ đá cũ, núi Đọ, trống đồng Đông Sơn cọc gỗ Bạch Đằng ) đồ dùng trực quan hiện vật là một tài liệu gốc rất có giá trị, có ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức Thông qua việc tiếp xúc với những di tích hay những dấu vết còn lại của quá khứ - bằng chứng hiển nhiên về sự tồn tại thực của mỗi thời kỳ lịch sử học sinh sẽ có những hình ảnh cụ thể chân thực về quá khứ và từ đó có tư duy lịch sử đúng đắn Tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng trực quan bằng hiện vật lịch sử còn bị hạn chế do nó không

có sẵn trong nhà trường mà gìn giữ trong các nhà bảo tàng hoặc di tích không còn được nguyên vẹn bị huỷ hoại qua thời gian Nó đã tách khỏi hiện thực lịch sử của thời đại nẩy sinh, Nó chỉ là dấu vết của quá khứ chứ không phải là toàn bộ qúa khứ Vì vậy khi nghiên cứu hiện vật lịch sử, học sinh phải phát huy trí tưởng tượng tái tạo tư duy lịch sử

để hình dung đúng đời sống hiện thực của quá khứ với tất cả sự vận động và biểu hiện muôn màu muôn vẻ của nó mà ngày nay không còn tồn tại nữa

Trang 6

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 6 -

Trong những điều kiện thuận lợi giáo viên và nhà trường nên tổ chức tham quan và giảng dạy ngay trong các viện bảo tàng hay ở ngay các địa điểm diễn ra các sự kiện lịch

sử

Nhóm thứ hai: Đồ dùng trực quan tạo hình bao gồm các loại phục chế, mô hình,

sa bàn, tranh ảnh lịch sử nó có khả năng khôi phục lại hình ảnh của những con người,

đồ vật, biến cố sự kiện lịch sử một cách cụ thể sinh động và xác thực

Đồ dùng trực quan tạo hình gồm có:

1- Mô hình sa bàn và các loại đồ phục chế khác có khả năng diễn tả khá đầy đủ vẻ

bề ngoài của sự vật hay sự kiện lịch sử, như công cụ lao động, vũ khí, một chiến dịch hay một trận đánh

2- Hình vẽ phim ảnh lịch sử có giá trị như một tư liệu lịch sử: Như hình vẽ “ Người đi săn hươu nai ”, bức ảnh “ Nguyễn ái Quốc ở đại hội Tua 1920”

3- Tranh ảnh phim truyện lấy chủ đề về lịch sử như tranh chân dung các nhân vật lịch sử, như bức tranh “Người vượn tối cổ ” hay các phim truyện, phim tài liệu như khi dạy bài “Chiến dịch Điện Biên Phủ” có thể xem phim tài liệu “Việt Nam” của đạo diễn RôMan CácMen

Nhóm thứ ba: Đồ dùng trực quan quy ước bao gồm các loại bản đồ lịch sử, đồ thị,

sơ đồ, niên biểu loại đồ dùng trực quan này tạo cho học sinh những hình ảnh tượng trưng khi phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình lịch sử, đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị - xã hội của đời sống Nó không chỉ là phương tiện để cụ thể hoá các sự kiện lịch sử mà còn là cơ sở để hình thành khái niệm cho học sinh

Trong dạy học lịch sử ở trường THCS thường sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước sau:

1- Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của qúa trình lịch sử giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học

Về hình thức bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về điều kiện thiên nhiên (khoáng sản, sông, núi ) mà cần có những ký hiệu về biên giới các Quốc gia, sự phân

bố dân cư, thành phố các vùng kinh tế, địa điểm xảy ra những biến cố quan trọng (các

Trang 7

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 7 -

cuộc khởi nghĩa cách mạng, chiến dịch ) các minh hoạ trên bản đồ phải đẹp, chính xác

rõ ràng

Về nội dung bản đồ lịch sử có thể chia làm 2 loại chính: bản đồ tổng hợp và bản

đồ chuyên đề

Bản đồ tổng hợp phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của một nước

hay nhiều nước có liên quan ở một thời kỳ nhất định, trong những điều kiện tự nhiên nhất

định

Bản đồ chuyên đề nhằm diễn tả những sự kiện riêng rẽ hay một mặt của quá trình

lịch sử, như diễn biễn một trận đánh, sự phát triển kinh tế của một nước trong một giai

đoạn lịch sử, như bản đồ “ Khởi nghĩa hai Bà Trưng”, “ Chiến dịch Điện Biên Phủ”

Trong thực tiễn dạy học lịch sử cần kết hợp hai loại bản đồ nêu trên khi trình bầy một sự kiện Việc sử dụng bản đồ trong dạy học là một điều cần thiết, không thể thiếu trong điều kiện nước ta hiện nay, đặc biệt là ở các trường THCS, đem lại nhiều kết quả

về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển

2- Niên biểu hệ thống hoá các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu mối quan hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời

kỳ Về cơ bản có thể chia niên biểu ra mấy loại chính sau:

a) Niên biểu tổng hợp: Là bản liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian

dài Loại niên biểu này giúp học sinh không những ghi nhớ những sự kiện chính mà còn lắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng Ví dụ:

Niên biểu “Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc” được sử dụng

trong bài ôn tập, tổng kết Niên biểu tổng hợp này còn trình bày những mặt khác nhau của một sự kiện xảy ra ở một nước trong một thời gian hay trong nhiều thời kỳ, như niên

biểu về “Những thành tích của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực

Trang 8

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 8 -

b) Niên biểu chuyên đề: Đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật

nào đấy của thời kỳ lịch sử nhất định nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất sự kiện

toàn diện và đầy đủ Ví dụ : Niên biểu “ Các giai đoạn chính trong cách mạng tư sản

Pháp thế kỷ XVIII ” giúp học sinh thấy rõ hướng phát triển đi lên của cách mạng, vai trò

của quần chúng nhân dân và sự ngả dần về phía phản cách mạng của giai cấp tư sản

C - Niên biểu so sánh: Dùng để đối chiếu so sánh các sự kiện xảy ra cùng một

thời điểm trong lịch sử, nhằm làm nổi bật bản chất đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc

để rút ra một kết luận khái quát có tính chất nguyên lý Ví như niên biểu về sự phát triển kinh tế của các nước Đề quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật trong thời kỳ 1870 - 1914 nhằm

hoà

Khởi nghĩa của nhân dân Pari Nền quân chủ lập hiến bị lật đổ thiết lập nền cộng hoà Lui XVI bị tử hình chiến tranh bảo vệ tổ quốc bảo vệ cách mạng

2/6/1793 đến 27/7/

1794 đỉnh cao của

cách mạng

Tầng lớp tư sản cách mạng thiết lập chuyên chính dân chủ Gia-Cô-

Banh

Nhân dân Pa-ri lật đổ phái Gi-Rông-Đanh Xoá bỏ mọi đặc quyền của bọn phong kiến đảy lùi được nạn ngoại xâm

Trang 9

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 9 -

so sánh tốc độ phát triển của các nước này, đồng thời rút ra kết luận có tính chất quy luật về sự phát triển không đều của các nước Đế quốc và mâu thuẫn nảy sinh giữa chúng Bản so sánh là một dạng niên biểu nhưng có thể dùng số liệu và tài liệu sự kiện

chi tiết để làm rõ bản chất đặc trưng của các sự kiện cùng loại hay khác loại Ví dụ: bản

so sánh sự khác biệt giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ (Lịch sử lớp 8).

3- Đồ thị dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện lịch sử, trên cơ sở dùng số liệu tài liệu thống kê trong bài học Đồ thị có thể biểu diễn bằng một mũi tên để minh hoạ sự vận động đi lên sự phát triển của một hiện tượng lịch sử hoặc

được biểu diễn trên các trục hoành ( ghi thời gian ) và trục tung ( ghi sự kiện)

VI ”

Trang 10

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 10 -

- Thời Văn Lang - Âu Lạc - Thời kỳ bị đô hộ

Hình vẽ bằng phấn trên bảng đen nhằm minh hoạ ngay các sự kiện đang được trình bày miệng và không cần sử dụng một loại đồ dùng trực quan nào khác

III / Sử dụng đồ dùng trực quan bằng các phương tiện kỹ thuật

Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, việc áp dụng các phương tiện

kỹ thuật giáo dục vào dạy học lịch sử ngày càng tăng Nói đến

phương tiện kỹ thuật giáo dục là nói đến trước hết các phương tiện dùng trong việc giảng dạy như truyền hình, phim ảnh, máy ghi âm, máy phóng hình trong dạy học lịch

sử, các phương tiện kỹ thuật thường được sử dụng ( ngày nay chúng ta có điều kiện và khả năng sử dụng ) là màn ảnh nhỏ như ti vi, viđiô, đèn chiếu những phương tiện này cần có trong dạy học lịch sử, song không thể thay thế cho các đồ dùng trực quan đã có, càng không thể thay thế vai trò của giáo viên trên lớp

1- Đèn chiếu là 1 màn ảnh phổ biến đơn giản dễ sử dụng phù hợp với điều kiện của chúng ta hiện nay Nội dung của phim đèn chiếu được xây dựng trên cơ sở sự kiện cơ bản trình bày quá trình phát triển của nó với nhiều tài liệu minh hoạ phong phú hấp dẫn, không chỉ cung cấp cho học sinh những chi thức lịch sử cụ thể mà còn gợi ra nhiều vấn

đề suy nghĩ để tự giải đáp Ví dụ bộ phim đèn chiếu “Nguồn gốc xã hội loài người”, “Bầy

Quý tộc Hào trưởng Việt Địa chủ Hán

Nông dân lệ thuộc

Trang 11

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 11 -

người nguyên thuỷ” được sử dụng khi dạy bài “Xã hội nguyên thuỷ ” giáo viên vừa giảng bài đồng thời minh hoạ cho các em hình ảnh đời sống của bầy người nguyên thuỷ, vai trò lao động trong quá trình phát triển xã hội loài người

2- Phim viđêô (băng ghi hình) có nội dung lịch sử là những phương tiện dùng trong dạy học lịch sử có hiệu quả cao Trước hết chúng phong phú về nội dung, kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh lời nói với âm nhạc, tác động vào các giác quan của học sinh, cung cấp một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn không một nguồn kiến thức nào có thể sánh kịp Hình ảnh màu sắc âm thanh tạo cho học sinh biểu tượng sinh động về quá khứ làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng với sự kiện Điều này góp phần chống hiện đại hoá lịch sử

Phim truyền hình viđêô so với phim điện ảnh còn phục vụ kịp thời những yêu cầu chính trị ngày nay khi học những sự kiện lịch sử quan trọng Ví như năm 2004 nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đài truyền hình Việt Nam đã mua bản quyền bộ phim tài liệu “ Việt Nam” của cố đạo diễn Xô Viết RoMan Cácmen dài 70 phút vừa dùng trong dạy học lịch sử vừa phục vụ đông đảo khán giả truyền hình

Việc sử dụng phim đèn chiếu, phim viđêô trong dạy học lịch sử không phải được giải trí, minh hoạ bài học mà là chủ yếu là bổ sung kiến thức giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học Sau khi xem phim cần tổ chức những cuộc trao đổi ngắn, làm bài tập thu hoạch nhỏ

IV / Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử

Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử cần chú ý tới các nguyên tắc sau:

- Phải căn cứ vào nội dung yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn

đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp Vì vậy cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với các bài học lịch sử

- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan Phải

đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh

- Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan

( không chỉ để cụ thể hoá kiến thức mà cần đi sâu phân tích bản chất sự kiện)

Trang 12

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 12 -

- Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng trực quan, đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan (

đắp sa bàn, vẽ bản đồ, tường thuật trên bản đồ, miêu tả hiện vật )

Tuỳ theo yêu cầu của bài học và các loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách

sử dụng khác nhau

- Thứ nhất : Cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ lớn dùng chung cho cả lớp cùng

một lúc như tranh ảnh, bản đồ treo tường, mô hình, sa bàn lớn

- Thứ hai: Cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ nhỏ đặt ở bàn học sinh như:

át Lát lịch sử, anbom tranh ảnh lịch sử minh họa trong sách giáo khoa, báo trí tài liệu tham khảo, đồ phục chế nhỏ

- Thứ ba: Cách sử dụng một số đồ dùng trực quan quy ước và hình vẽ trên bảng

đen

- Thứ tư: Cách sử dụng như phim đèn chiếu, phim điện ảnh, phim tài liệu

- Thứ năm: Sử dụng trực quan hiện vật chưng bày trong các viện bảo tàng TW và

địa phương, các di tích lịch sử, khi tiến hành bài giảng ở bảo tàng hoặc nơi diễn ra sự kiện

Chúng ta tìm hiểu chi tiết hơn cách sử dụng một số đồ dùng trực quan phổ biến trong dạy học lịch sử bậc THCS như bản đồ, tranh ảnh lịch sử, trực quan quy ước, mô hình, sa bàn

Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học lịch sử hiện nay là bản đồ, sơ đồ, đồ thị, bản niên biểu trước khi sử dụng chúng cần chuẩn bị thật kỹ ( nắm chắc nội dung bản đồ, ý nghĩa của từng loại phục vụ cho nội dung nào của giờ học )

Trong tiến trình xác định đúng thời điểm để treo bản đồ ( hoặc sơ đồ, đồ thị ) Không nên treo lên bảng đen, vì bảng còn dùng để viết, phải treo chỗ cao ở góc bên phải bảng, nơi có đủ ánh sáng cho tất cả học sinh nhìn thấy rõ Giáo viên phải đứng bên phải bản đồ, dùng que chỉ các địa điểm cho thật chính xác Khi xác định một vị trí cụ thể giáo viên không lên nói một cách mơ hồ rằng vị trí này ở “phía trên” hay “phía dưới” ở

“bên phải" hay “bên trái” mà phải chỉ phương hướng của vị trí (phiá tây hay phía bắc, phía nam ) Nếu là một khu vực căn cứ quân sự

thì giáo viên phải chỉ đúng ký hiệu trên bản đồ Nếu là con sông thì phải chỉ từ Thượng lưu xuống hạ Lưu (theo dòng chảy của sông)

Trang 13

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 13 -

Giáo viên phải luôn luôn theo dõi, kiểm tra sự thu nhận của học sinh giúp học sinh phân tích, nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh trên bản đồ, sơ đồ, biểu đồ

ví dụ khi giới thiệu cho học sinh đồ thị “về tốc độ phát triển kinh tế của các nước Đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát đồ thị và nêu lên quy luật phát triển không đều của các nước đế quốc Các nước đế quốc già (Anh, Pháp) dần dần mất vị trí hàng đầu trong công nghiệp và nhường chỗ cho các đế quốc trẻ (Mỹ - Đức) Từ đó học sinh hiểu được những mâu thuẫn giữa các tập đoàn đế quốc là không tránh khỏi, mâu thuẫn này tất yếu sẽ dẫn tới cuộc chiến tranh đế quốc

Đối với học sinh, việc sử dụng bản đồ, đồ thị, sơ đồ không những chỉ để ghi nhớ, xác định vị trí các địa điểm lịch sử mà còn để hiểu rõ nội dung của bản đồ Hiểu bản đồ, sơ đồ, đồ thị không chỉ là biết chú dẫn, ký hiệu mà cần thấy sau các điều quy ước ấy những hiện tượng lịch sử sinh động, tính chất phức tạp của những quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự Phải dạy cho học sinh biết “đọc” bản đồ như người ta đọc sách lịch

sử vậy

Về cách sử dụng tranh ảnh lịch sử treo tường, chúng ta cần lưu ý học sinh quan sát tranh, giải thích nội dung tranh để chọn lựa những chi tiết phục vụ cho bài học, cụ thể hoá sự kiện lịch sử, làm cơ sở cho việc tường thuật miêu tả và rút ra kết luận khái quát Một điều thường thấy hiện nay là học sinh thích xem tranh lịch sử nhưng ít biết khai thác nội dung của tranh để phục vụ bài học

Loại đồ dùng trực quan cỡ nhỏ được sử dụng riêng cho từng học sinh trong giờ học, trong việc tự học ở nhà Giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng tốt loại đồ dùng trực quan này

Đặc biệt đối với Lịch sử lớp 6 - 7 có rất nhiều bài sử dụng bản đồ câm, giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát kỹ tìm hiểu sâu sắc nội dung hoàn thành các bài tập

Và tập vẽ bản đồ chứ không phải “can” theo sách

Khi sử dụng tranh, ảnh chân dung các nhân vật lịch sử, giáo viên không nên chú ý

đến miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật, mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài, đức, quan điểm thể hiện ở hành động nhân vật

Trang 14

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 14 -

V / Bước đầu khảo nghiệm một số đồ dùng trực quan trong một tiết dạy cụ thể

1- Sử dụng bản đồ lịch sử

Dạy bài “Cuộc khởi nghĩa 2 Bà Trưng” (Lịch sử lớp 6) Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ (phóng to) Giúp các em học sinh nắm được diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa

Tháng 3 năm 40 Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa Sông Hát Những người yêu nước ở khắp nơi rầm rập kéo về tụ nghĩa ở Mê Linh Từ Mê Linh nghĩa quân tiến về xuôi, tiến công Luy Lâu thủ phủ của chính quyền Đông Hán ở Giao Chỉ Nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra, trước sau cuộc khởi nghĩa của 2 Bà Trưng, ở khắp 4 quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) Cửu Chân (Bắc Trung Bộ), Nhật Nam (Trung Trung bộ), Hợp Phố (nay thuộc Quảng Đông )

Theo truyền thuyết nghe tin 2 Bà Trưng nổi dậy, Nguyễn Tam Trinh (Mai Động - Hà Nội ) đã dẫn 5000 nghĩa binh, nàng Quốc (Hoàng Xá - Gia Lâm) dẫn hơn 2000 tráng sĩ,

ông Cai (Thanh Oai - Hà Tây) với đội nữ binh hơn 3000 người, bà Vĩnh Huy (Cổ Châu - Bắc Ninh) với hơn 1000 tráng binh,

bà Lê Chân (Hải Phòng), bà Thánh Thiên (Bắc Ninh), bà lê Thị Hoa (Thanh Hoá) cùng kéo về Mê Linh

Giáo viên dùng lược đồ khởi nghĩa Hai bà Trưng đã phóng to để các em dễ theo dõi Sau đó hướng dẫn học sinh điền vào bản đồ câm (đã được chuẩn bị sẵn trong vở học sinh) điền các danh tướng của 2 Bà Trưng ở khắp nơi kéo về tụ nghĩa

Tiếp đến giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa bằng lược đồ Từ đó điền những ký hiệu thích hợp lên lược đồ thể hiện diễn biến cuộc khởi nghĩa Có thể dùng mũi tên đỏ ký hiệu hướng tiến quân đồng thời minh hoạ những chiến thắng của nghĩa quân Và ký hiệu bằng mũi tên đen đường rút quân của địch Như vậy qua hướng dẫn học sinh diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bằng lược đồ giáo viên có thể giúp học sinh nắm được: Diễn biến chính cuộc khởi nghĩa Cụ thể hoá những kiến thức trong sách giáo khoa bằng trực quan sinh động Đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng vẽ lược đồ và có khả năng đọc, hiểu được bản đồ Qua đó hiểu được một cách sâu sắc lời nhận xét của nhà sử học Lê Văn Hưu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Trang 15

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 15 -

2- Sử dụng tranh, ảnh chân dung các nhân vật lịch sử

Trong bài “ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn” (lịch sử lớp 7) giáo viên có thể tái hiện hình

ảnh người anh hùng Nguyễn Trãi qua bức chân dung Nguyễn Trãi (bằng tranh lụa) Từ

đó nhấn mạnh công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đối với dân tộc Sau

10 năm kháng chiến bền bỉ gian khổ và ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng dân tộc Trong cuộc kháng chiến vĩ đại ấy dân tộc ta

đã sản sinh ra những nhân vật kiệt xuất tiêu biểu cho tinh thần độc lập dân tộc như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai, đặc biệt là Nguyễn Trãi một thiên tài trên nhiều lĩnh vực - tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn học và ông đã đem tài năng lỗi lạc đó cùng với tất cả tâm hồn, nghị lực của mình hiến dâng cho sự nghiệp cứu dân cứu nước Ông

là một anh hùng dân tộc vĩ đại, một con người văn võ song toàn có đủ Nhân - Trí - Dũng mãi mãi xứng đáng với lòng khâm phục và tự hào của dân tộc

Khi sử dụng tranh ảnh chân dung các nhân vật lịch sử, người giáo viên không nên chú ý đến miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật lịch sử mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài - đức quan điểm thể hiện ở hành động việc làm của nhân vật

đối với lịch sử dân tộc

3- Sử dụng đồ dùng trực quan hiện vật

Khi dạy bài “Khởi nghĩa Tây Sơn” (lịch sử lớp 8) giáo viên cần nhấn mạnh công lao

to lớn của người anh hùng Nguyễn Huệ: Thống nhất đất nước, xoá bó triều Lê đổ nát,

đánh bại quân xâm lược, xây dựng đất nước trấn áp bọn phản động (Nguyễn ánh)và

đẩy lùi âm mưu can thiệp của nước ngoài Giáo viên có thể minh hoạ bằng bút tích Nguyễn Huệ trong “Chiếu nôm gửi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp” Được viết bằng chữ Nôm từ đó nhấn mạnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã chiến đấu kiên cường cho lợi ích của nhân dân dân tộc cho độc lập thống nhất của Tổ quốc Bút tích ấy

là một minh chứng tiêu biểu cho lý tưởng cao cả sự nghiệp vẻ vang cùng với tài năng phẩm chất tính cách độc đáo của Quang Trung sáng chói trong lịch sử dân tộc Quang Trung là người thông minh kiên nghị trung thành nhất mực với nhân dân và dân tộc không bao giờ lùi bước trước kẻ thù trước khó khăn nguy hiểm ông không những là một nhà quân sự thiên tài đã lập nên những chiến công thần kỳ, chỉ có thắng không hề bại

mà còn biểu thị tài năng lỗi lạc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - văn hoá - ngoại giao Quang Trung người của giai đoạn tổng kết - Điểm cao nhất của chí hướng giải phóng của tổ tiên ta trong suốt 18 thế kỷ, tiêu biểu cho sức sống phi thường ngày càng vươn nên của dân tộc

Trang 16

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 16 -

4- Sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử

Khi dạy bài “Nước Âu Lạc ” (Lịch sử lớp 6 ) giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh sơ đồ khu thành Cổ Loa Và nhấn mạnh người Âu Lạc đã sáng tạo nên một kỳ công về

kỹ thuật quốc phòng đó là thành Cổ Loa (nay còn di tích ở huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội) Thành Cổ loa là một công trình lao động quy mô lớn của nhân dân Âu lạc Số lượng đất đá đào đắp chuyên trở đòi hỏi hàng vạn nhân công Thành Cổ loa thể hiện tài năng sáng tạo của người Âu lạc Khi đắp thành điều kiện địa hình của vùng này , được nghiên cứu và vận dụng phù hợp Thành Cổ loa được thiết kế quy hoạch hợp lý

và sáng tạo (dùng sông làm hào, dùng gò đất cao làm luỹ) Xây thành giữa một vùng có nhiều đầm lầy nhân dân Âu lạc đã phát minh ra kỹ thuật kè đá tảng để chân thành thêm vững chắc Thành Cổ loa cũng thể hiện nghệ thuật quân sự tài giỏi của nhân dân Âu lạc Đó là một công trình phòng ngự kiên cố và lợi hại một căn cứ bộ binh gồm nhiều công trình phòng thủ liên tiếp nhau Tính sáng tạo và độc đáo của công trình này thê rhiện ở chỗ Cổ loa vừa là một căn cứ bộ binh vừa là một căn cứ thuỷ quân quan trọng thành cổ loa là một chỉ tiêu quan trọng về quan hệ xã hội trong thời kỳ Âu lạc Cổ loa với những thành tích xây dựng nhiều tầng nhiều lớp là một minh chứng của sự phân hoá giai cấp trong xã hội Âu lạc Vua và Hoàng gia ở khu trung tâm có 3 vòng thành bảo vệ Quan lại ở khu giữa thành Nội và thành Trung Quân đội thường trực canh giữ trên 3

vòng thành Theo cách nói đầy hình tượng của Ang-ghen “hào sâu là mồ chôn chế độ

cộng đồng Nguyên thuỷ và những vọng gác của thành dựng lên sừng sững trong thời

đại văn minh”

5 - Thực nghiệm trên một tiết dạy cụ thể với phương tiện đèn chiếu đa năng

- Hiện nay máy chiếu đa năng được sử dụng khá phổ biến dễ sử dụng phù hợp với điều kiện của chúng ta hiện nay Nội dung thiết kế trên đèn chiếu được xây dựng trên cơ sở mục đích yêu cầu của bài học với nhiều tài liệu minh hoạ phong phú hấp dẫn, không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử cụ thể mà còn gợi ra nhiều vấn

đề suy nghĩ để tự giải đáp

Trang 17

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 17 -

- Trong suốt ba thế kỉ nhà Đường thống trị, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy, tiêu biểu nhất là các cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng

2 Về tư tưởng, tình cảm

- Bồi dưỡng tinh thần chiến đấu vì nền độc lập của Tổ quốc

- Biết ơn tổ tiên đã chiến đấu quên mình vì dân tộc, vì đất nước

3- Về kĩ năng

- Biết phân tích và đánh giá công lao của nhân vật lịch sử cụ thể

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc và vẽ bản đồ lịch sử

B phương tiện dạy - học

- Lược đồ phóng to: "Nước ta thời thuộc Đường thế kỉ VII-IX"

- Bản đồ: “Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng"

- Tranh ảnh minh hoạ

- Máy chiếu đa năng

C tiến trình thực hiện bài hoc

* ổn định tổ chức lớp

* Kiểm tra bài cũ:

Em h∙y viết ra bảng chữ cái đứng đầu phương án đúng trong các câu dưới

Trang 18

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 18 -

Câu 3 Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc vào thời gian nào

A Năm 619 B Năm 605 C Năm 618 D Năm 603

Câu 4 Đầm Dạ Trạch là địa điểm nằm ở nằm ở tỉnh nào thuộc miền Bắc nước

ta ?

A Thái Bình B.Hưng Yên C Nam Định D Thanh Hóa

Câu 5 Sau khi đánh bại quân Lương xâm lược, Triệu Quang Phục đã có những

việc làm gì ?

A Lên ngôi vua, tổ chức lại chính quyền

B Lên ngôi Hoàng Đế, tổ chức lại chính quyền

C Xưng vương, tổ chức lại chính quyền

D Trao việc nắm quyền hành cho Lý Phật Tử

* Nội dung bài mới:

Năm 618 Lý Uyên được sự ủng hộ của địa chủ ở Hoa Bắc đã lật đổ nhà Tuỳ, kết thúc cục diện cát cứ, lập ra nhà Đường, đóng đô ở Trường An Từ đó nước ta lại chịu sự thống trị của nhà Đường Trong suốt ba thế kỉ nhà Đường thống trị, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy, tiêu biểu nhất là các cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng Vậy dưới ách đô hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi và các cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng diễn ra như thế nào: nội dung của bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó

Hoạt động của thày và trò Kiến thức cần đạt

thời nhà Lương và thời nhà Đường

(Giáo viên đưa lược đồ) Qua lược

1 Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi ?

Trang 19

Nguyễn Văn Khánh - Trường THCS Tiền Phong - 19 -

đồ vừa quan sát cùng với bản

thống kê sau đây, em có nhận xét

gì về bộ máy hành chính thời

Đường

? Theo em vì sao nhà Đường lại

chia nước ta thành nhiều châu,

huyện hơn thời nhà Lương

Nhà Đường chia nhỏ nước ta

thành nhiều châu, huyện để dễ bề

quản lý cai trị Ngoài ra việc đặt

tên mới cho các châu, huyện còn

nhằm thực hiện dã tâm đồng hóa

đất nước ta về mặt hành chính,

biến nước ta thành châu, huyện

của Trung Quốc

? Việc thay đổi bộ máy hành

chính nhằm mục đích gì

Về bộ máy nhà nước thì có gì thay

đổi

GV giới thiệu sơ đồ bộ máy cai trị

của nhà Đường và giới thiệu:

Đứng đầu An Nam đô hộ là phủ1

viên đô hộ người Hán Đứng đầu

12 châu là các viên thứ sử người

Hán Dưới châu là huyện dưới

huyện là các hương và xã Đứng

đầu các huyện là các hương và xã

do người Việt tự cai quản

? Dưới ách đô hộ của nhà Đường

cách quản lí các châu, huyện ở

Ngày đăng: 23/01/2015, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w