1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tập san khoa học và giáo dục

98 395 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 3,18 MB

Nội dung

Trưởng ban biên tập TS. Huỳnh Thị Kim Cúc Phó ban biên tập TS. Đặng Thị Mộng Quyên Thư ký TS. Đỗ Chí Thịnh Thành viên ThS. Trần Quang Việt TS. Phạm Châu Huỳnh TS. Đặng Quang Hải ThS. Đào Thị Minh Tâm ThS. Lê Thị Nguyên Tâm ThS. Vương Phương Hoa ThS. Bùi Thị Thanh Minh CN. Nguyễn Phúc Hiếu Biên tập tiếng Anh Ian Lister Carole Kendal Địa chỉ: 101B Lê Hữu Trác, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng Điện thoại: 0511.3 831 841 Fax: 0511.3 844 728 Email: banbientap@gmail.com Website: ww.cfi.edu.vn Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm Tập san KHOA HỌC & GIÁO DỤC MỤC LỤC THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG Trường cao đẳng lương thực – thực phẩm chặng đường xây dựng và phát triển Huỳnh Thị Kim Cúc 1 Thư viện số - bước phát triển vượt bậc của trường Ông Thị Ánh Tuyết, Đặng Thị Mộng Quyên 8 Trung tâm nghiên cứu & chuyển giao công nghệ trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm Phạm Châu Huỳnh, Nguyễn Thị Hạnh 13 KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC Nghiên cứu mối quan hệ giữa màu sắc và hàm lượng Anthocyanin của quả dâu tằm và bắp cải tím Huỳnh Thị Kim Cúc, Tạ Thị Tố Quyên 14 Nghiên cứu chế độ thanh trùng sản phẩm nước dưa hấu đóng hộp Nguyễn Thị Thu Thùy, Lê Thị Mai Loan, Lê Thị Mai, Lê Nguyễn Kiều Nhi, Trần Thị Mỹ Dung 25 Khảo sát phương pháp học tập của sinh viên được đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại trường cao đẳng Lương thực – Thực phẩm Nguyễn Thị Kim Nguyên, Trần Thị Thái 31 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chế độ trích ly đến hiệu suất thu nhận hợp chất polyphenol trong chè Hoàng Minh Thục Quyên, Đặng Minh Nhật 39 Nghiên cứu tăng thời gian bảo quản tương ớt bằng việc sử dụng phụ gia thực phẩm ở nồng độ thấp Trương Hồng Linh, Nguyễn Thị Thùy Linh, Hoàng Minh Thục Quyên 46 Nghiên cứu sản xuất gạo sơ chế quy mô phòng thí nghiệm dùng làm bánh gạo magic pop Nguyễn Thị Hoài Tâm 52 THÔNG TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC Ứng dụng công nghệ màng lọc phân tử và thẩm thấu ngược để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ dạng vết trong nước và nước thải Đặng Quang Hải 60 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng Vương Phương Hoa 62 Một số nghiên cứu mới về chế tạo và định tính màng phủ nanô tinh thể tio2 trên nền vật liệu Polyme Phạm Châu Huỳnh 64 DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM Đào tạo cử nhân thực hành Kế toán – một hướng mới trong đào tạo Kế toán ở nước ta hiện nay Đào Thị Minh Tâm 67 Đánh giá thực trạng giám sát trong hoạt động Ngân hàng Phan Thị Linh 70 Việc vận dụng các cơ sở kế toán trong kế toán khu vực công tại Việt Nam Văn Thị Thanh Yên 77 Hướng đến chương trình đào tạo đạt chuẩn khu vực Hồ Thị Duyên Duyên 84 Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực tự học của sinh viên Nguyễn Thị Kim Anh 87 Lôøi Noùi Ñaàu Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật, công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học, thông tin trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ viên chức, học sinh sinh viên trong trường, Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm ra mắt Tập san Khoa học và Giáo dục. Nội dung chính của tập san gồm các chuyên mục: * Thông tin hoạt động nhà trường: Gồm các bài viết về hoạt động, định hướng của nhà trường, công tác tuyển sinh, kiểm định chất lượng, công tác học sinh sinh viên, chuyển giao công nghệ… * Khoa học - công nghệ và giáo dục: Công bố các bài báo về kết quả công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên trong và ngoài trường. * Thông tin khoa học - công nghệ và giáo dục: Đăng tải các bài điểm báo khoa học, các nghiên cứu trong và ngoài nước nổi bật liên quan đến ngành nghề đào tạo của trường, các tiến bộ của khoa học và công nghệ, các xu hướng phát triển khoa học và công nghệ hiện nay. * Diễn đàn - Trao đổi kinh nghiệm: Nơi trao đổi của bạn đọc và chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và giáo dục. Tập san số 01 đang có trên tay bạn không những đánh dấu kết quả các nghiên cứu, bài viết của cán bộ viên chức trong nhà trường một cách hệ thống, mà còn có ý nghĩa chào mừng Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba, ghi nhận những đóng góp và kết quả hoạt động của nhà trường, và chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 năm 2014. Để hoàn thành Tập san số 01 chúng tôi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình và tham gia tích cực của cán bộ viên chức, học sinh sinh viên đã và đang công tác, học tập tại trường, Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả những đóng góp đó. Trong quá trình biên tập tuy có nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc. BAN BIÊN TẬP TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường 1 TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TS. Huỳnh Thị Kim Cúc Bí thư Đảng ủy, Q.Hiệu trưởng trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm được thành lập theo Quyết định số 143/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 7/1/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiền thân là Trường Trung học Lương thực - Thực phẩm ra đời năm 1976; trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với chức năng, nhiệm vụ được giao là đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo nghề trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế; thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý người học; quản lý tổ chức, biên chế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn theo quy định pháp luật; giữ gìn an ninh chính trị, xây dựng thực hiện các quy chế trong nhà trường. Trải qua 38 năm hoạt động, với sự nỗ lực của nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên (HSSV), nhà trường đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên củng cố, tăng cường cơ sở vật chất để tiếp tục góp phần vào sự nghiệp đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 1. Những thành tựu nổi bật 1.1. Công tác đào tạo Trong suốt 38 năm xây dựng và phát triển, trải qua nhiều giai đoạn với những nhiệm vụ khác nhau, nhà trường đã không ngừng mở rộng qui mô, đa dạng hoá loại hình, ngành nghề đào tạo. Tổng số tuyển sinh đào tạo gần 40.000 HSSV ở các trình độ Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề (Bảng 1). Trong những năm từ 1976 đến năm 2006, qua mỗi giai đoạn 10 năm số lượng tuyển sinh đào tạo tăng lên liên tục, giai đoạn sau gấp 3 lần giai đoạn trước. Giai đoạn 7 năm (2007 – 2014) số lượng tuyển sinh đào tạo tăng nhanh, chiếm tỷ lệ 40,1% trong tổng số tuyển sinh của cả giai đoạn. Chủ yếu gia tăng bậc Cao đẳng (chiếm 85,6%) và đào tạo nghề ngắn hạn (chiếm 54,34%). Quy mô bình quân hàng năm đạt gần 3.000 HSSV. TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường 2 Bảng 1: Số liệu tuyển sinh từ năm 1976 đến 2014 Giai đoạn Tổng số tuyển sinh đào tạo Trong đó Cao đẳng TCCN TC Nghề Nghề ngắn hạn 1976 - 1985 1.756 - 1.131 0.148 0.477 1986 - 1995 5.791 - 3.156 1.356 1.279 1996 - 2006 16.066 1.274 9.003 1.923 3.866 2007 - 2014 16.362 7.595 2.077 143 6.690 Cộng 39.975 8.869 15.367 3.570 12.312 (Nguồn: Số liệu báo cáo thống kê Phòng Đào tạo, 2014) Cùng với gia tăng về quy mô, nhà trường đã không ngừng mở rộng đào tạo theo nhiều cấp độ và loại hình. Từ chủ yếu đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), nhà trường đẩy mạnh đào tạo nghề, mở các lớp đào tạo ngắn hạn nâng cao kỹ năng quản lý, kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, bồi dưỡng kỹ thuật cho người lao động tại các nhà máy, các lớp đào tạo ngắn hạn theo chương trình công nghệ sinh học, đào tạo nghề cho nông dân,.… Năm 2002, trường bắt đầu tuyển sinh đào tạo Cao đẳng, đến năm 2014 số lượng tuyển sinh đào tạo trình độ Cao đẳng là 8.869 sinh viên (SV). Cơ cấu tuyển sinh đào tạo thay đổi theo chiều hướng trình độ Cao đẳng ngày càng tăng, giai đoạn 2007 - 2014, không kể đào tạo nghề ngắn hạn, tổng số tuyển sinh đào tạo chính quy là 9.672, trong đó tuyển sinh trình độ Cao đẳng là 7.595, chiếm tỷ lệ 78.5%. Quá trình mở rộng qui mô gắn liền với quá trình đa dạng hoá ngành nghề. Trong giai đoạn 1976 - 1990, các ngành đào tạo chủ yếu tập trung phục vụ yêu cầu thu mua, phân phối, bảo quản, chế biến lương thực. Những năm về sau cùng với sự thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, sự thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành, hoạt động đào tạo của trường chuyển mạnh sang phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm với nhiều ngành nghề như công nghệ sản xuất đường mía, bánh kẹo, rau quả, súc sản, thuỷ sản, sản xuất muối biển, Năm 2002 nhà trường đào tạo bậc Cao đẳng với 2 ngành học Công nghệ thực phẩm và Kế toán. Năm 2005 thực hiện các Chương trình Công nghệ sinh học, nhà trường mở thêm ngành Công nghệ sinh học với các chuyên ngành phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến và môi trường. Đồng thời giai đoạn này cũng mở thêm ngành Quản trị kinh doanh và chuyên ngành Marketing đáp ứng đòi hỏi của cơ chế thị trường, ngành Tin học ứng dụng hướng đến nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật. Năm 2012 trước những nhu cầu cấp bách của xã hội về an toàn thực phẩm, nhà trường đã xây dựng Đề án và được Bộ cho phép mở ngành học mới “Quản lý chất lượng thực phẩm”. Đây là ngành học lần đầu tiên được đào tạo ở Việt Nam, đáp ứng TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường 3 kịp thời nhu cầu bức xúc về nguồn nhân lực hiện nay. Năm 2014 trường cũng đã được Bộ cho phép mở các ngành học mới phục vụ lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đó là Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến thủy sản và Công nghệ kỹ thuật môi trường. Hiện nay, trường đã có 10 ngành bậc Cao đẳng chính quy với trên 20 chuyên ngành, 2 ngành Cao đẳng liên thông, 14 ngành TCCN và trên 25 chương trình đào tạo sơ cấp nghề và nghề ngắn hạn. Không chỉ xây dựng các chương trình đào tạo trong trường, nhà trường còn chủ trì xây dựng các chương trình và biên soạn giáo trình Quốc gia sử dụng trong toàn quốc, cụ thể: chủ trì xây dựng 3 chương trình đào tạo Cao đẳng (Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học và Quản lý chất lượng thực phẩm) và biên soạn 18 giáo trình theo Dự án KHCN nông nghiệp của Bộ NN&PTNT; chủ trì xây dựng 01 chương trình, biên soạn 6 giáo trình đào tạo kỹ thuật viên theo Chương trình Công nghệ sinh học nông nghiệp; chủ trì xây dựng 5 chương trình và biên soạn 40 giáo trình đào tạo sơ cấp nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956; chủ trì xây dựng 4 bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia, 2 bộ chương trình đào tạo Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề Quốc gia. Quá trình mở rộng qui mô, đa dạng hoá ngành nghề, loại hình đào tạo gắn liền với sự phấn đấu đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo. Bám sát những chuyển biến trong chủ trương và chính sách, cập nhật những tiến bộ của khoa học và công nghệ và trên cơ sở khảo sát nhu cầu, lấy ý kiến người học, cựu HSSV, các nhà quản lý, các cơ quan sử dụng lao động nhà trường đã xây dựng chuẩn đầu ra, rà soát điều chỉnh chương trình đào tạo của các ngành theo hướng tăng kỹ năng thực hành nghề nghiệp gắn với thực tiễn, chuyển đổi đào tạo từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ đối với hệ Cao đẳng, thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng chuyển người học từ vị thế thụ động sang tự giác và chủ động trong nhận thức, rèn luyện kỹ năng thực hành và hình thành các giá trị, Những cố gắng đó đã làm cho chất lượng đào tạo ngày càng tốt hơn, được người học và các đơn vị sử dụng đánh giá cao. 1.2. Công tác nghiên cứu khoa học Hoạt động NCKH trong nhà trường ngày càng thu hút được nhiều giảng viên và SV tham gia, góp phần nâng cao rõ rệt chất lượng đào tạo và khẳng định vị thế của nhà trường. Nhiều công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, một số đề tài NCKH đã được áp dụng trong đào tạo thông qua việc bổ sung, đổi mới nội dung giảng dạy, một số đề tài đã được chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất và chuyển giao cho nông dân các địa phương. Giai đoạn 10 năm từ 2004 – 2014 đã có 77 công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí KHCN chuyên ngành, trong đó có 17 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế, thực hiện 15 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, 02 dự án liên kết với doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp. Một số sản phẩm nghiên cứu khoa học nhà trường có thể chuyển giao công nghệ: giống nấm ăn và nấm dược liệu, một số chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, giống một số loại hoa, trồng TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường 4 rau hữu cơ, chiết tách chất màu thiên nhiên làm phụ gia thực phẩm, chế biến một số sản phẩm an toàn từ nông sản.… Năm 2014 nhà trường đã xuất bản Tập san “Khoa học & Giáo dục” số 1, công bố những kết quả nghiên cứu khoa học và những bài viết của CBVC về Khoa học và Giáo dục. 1.3. Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo Nhà giáo là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục, vì vậy xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ, đảm bảo về chất lượng nhằm nâng cao năng lực giảng dạy đáp ứng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội là hết sức cấp thiết. Nhà trường đã đặt ra mục tiêu là xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học, có khả năng tiếp cận các chương trình giáo dục tiên tiến, có khả năng nghiên cứu các tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài. Được sự hỗ trợ của Dự án Khoa hoc công nghệ nông nghiệp, Chương trình Công nghệ sinh học của Bộ NN&PTNT, Chương trình 322 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chương trình học bổng của các trường đại học ở các nước Đài Loan, Úc, Thụy Điển, Nhật Bản, Thái Lan nhà trường đã cử nhiều giảng viên đi đào tạo sau đại học. Đến năm 2014, trong tổng số 167 CBVC có 127 giảng viên cơ hữu, đạt tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 20/1 (quy chuẩn), giảng viên có trình độ sau đại học là 108 người chiếm 85%, trong đó tiến sỹ 7,2%, thạc sỹ 77,8%. Hiện nay, đang có 16 giảng viên học NCS ở nước ngoài và các trường đại học có uy tín trong nước. 1.4. Công tác xây dựng cơ sở vật chất Từ những cơ sở vật chất sơ khai ban đầu có rất nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của tập thể CBVC, thế hệ HSSV qua các thời kỳ và sự quan tâm đầu tư của Bộ NN&PTNT, sự giúp đỡ của UBND TP Đà Nẵng, đến nay nhà trường đã có cơ sở vật chất khá khang trang và đồng bộ đáp ứng quy mô đào tạo khoảng 3.000 HSSV. Trong 5 năm gần đây các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học đã được đầu tư trên 20 tỷ đồng, các phòng học được trang bị máy chiếu, nhiều phòng thí nghiệm đã được mở rộng và trang bị các thiết bị hiện đại, công nghệ thông tin được nâng cấp về thiết bị, dung lượng đường truyền được mở rộng, mạng không dây phủ sóng khuôn viên, các phần mềm quản lý đào tạo, quản lý HSSV, quản lý tài chính, phần mềm thư viện,… được đưa vào ứng dụng. Với 21 phòng thực hành thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại (phân tích thực phẩm, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, công nghệ vi sinh vật, công nghệ tế bào thực vật, công nghệ gen, công nghệ protein – enzyme, phân tích lý hóa, xử lý môi trường, nhân giống nấm,…),các xưởng thực hành thực tập (sản xuất rượu bia, chế biến thủy sản, rau quả, bánh kẹo, chế biến món ăn, nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu,…), trại thực nghiệm (trồng hoa, cây cảnh, nuôi trồng nấm, trồng rau sạch,…) đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập của giảng viên và HSSV. Năm 2014, trường đang xây dựng phòng kiểm nghiệm thực phẩm đạt chuẩn ISO17025, năm 2015 sẽ hoàn thành đánh TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Thông tin hoạt động nhà trường 5 giá ngoài và công nhận phòng đạt chuẩn. Hệ thống thư viện được liên kết với 9 thư viện ngoài, có trên 30.000 đầu sách từng bước được số hóa lưu trữ trên hệ thống thư viện điện tử. Các phòng đọc mở, phòng máy tính kết nối internet cho phép bạn đọc tự tra cứu, chọn sách và tải các tài liệu đã được số hóa trên thư viện điện tử. 1.5. Những thành tích đạt được Với truyền thống 38 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý. * Về tập thể trường Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; 10 Cờ thi đua của Chính phủ; 10 Cờ thi đua của Bộ và UBND thành phố; 03 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 53 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng. * Tập thể đơn vị thuộc trường 02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 40 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng. * Cá nhân 01 Huân chương Lao động hạng Nhì; 02 Huân chương Lao động hạng Ba; 02 Chiến sĩ thi đua toàn quốc; 04 Chiến sĩ thi đua cấp Bộ; 07 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 103 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng; 06 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi toàn quốc; 18 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Đảng bộ Nhà trường liên tục qua các năm đều được công nhận “Đảng bộ trong sạch, vững mạnh”, Công đoàn được công nhận “Đơn vị vững mạnh”, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được công nhận “Đơn vị xuất sắc”. Năm 2014, nhà trường vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba. Đây là một phần thưởng cao quý ghi nhận thành tích của tập thể nhà trường trong thời gian qua, đồng thời là động lực để mỗi cán bộ, giáo viên, HSSV nhà trường phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian đến. 2. Chặng đường phát triển mới Thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW, ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, tiếp nối chặng đường xây dựng và phát triển, với vị thế của một trường Cao đẳng trọng điểm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, tập thể thầy và trò nhà trường quyết tâm thực hiện thắng lợi “Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2009 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Mục tiêu chung là đổi mới cơ bản và toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho người học có được những kiến thức, kỹ năng tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; đảm bảo mang lại điều kiện làm việc thuận lợi, phát huy cao độ trí tuệ, năng lực của cán bộ, giáo viên; chuẩn bị đủ điều kiện để phát triển thành trường đại học vào cuối giai đoạn thực [...]... khoa học – công nghệ uy tín của miền Trung – Tây Nguyên 16 Thông tin hoạt động nhà trường TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Giờ thực hành phân tích vi sinh của sinh viên tại phòng thí nghiệm trường Sinh viên háo hức học tập thực tế tại Furama Resort Da nang 17 Khoa học - công nghệ và giáo dục TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA MÀU SẮC VÀ HÀM LƯỢNG ANTHOCYANIN CỦA QUẢ DÂU TẰM VÀ BẮP... triển, thư viện Trường Cao nay, để thư viện mãi là kho tàng tri thức quý giá của nhà trường và là địa chỉ tin cậy của bạn đọc 11 có Thông tin hoạt động nhà trường TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Giảng viên và sinh viên trao đổi sau giờ học Thư viện trường năm 2014 12 Thông tin hoạt động nhà trường TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM... nhà trường vào các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực đáp ứng cho Ngành Phát huy những thành quả nhiều thế hệ cán bộ, viên chức, HSSV đã phấn đấu đạt được trong 38 năm qua, trong 6 Thông tin hoạt động nhà trường TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm 2014 Văn nghệ chào mừng năm học mới 7 Thông tin hoạt động nhà trường TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC THƯ VIỆN... xác nhận "fail" có nghĩa là không chấp nhận IV KẾT LUẬN 23 Khoa học - công nghệ và giáo dục TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Tài liệu tham khảo 1 Huỳnh Thị Kim Cúc, Phạm Châu Huỳnh, Nguyễn Thị Lan, Trần Khôi Uyên (2004), Xác định hàm lượng anthocyanin trong một số nguyên liệu rau quả bằng phương pháp pH vi sai, Tạp chí Khoa Học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 3(7) 2 Nguyễn Hữu Trí (1996), Chế biến sản... với màu lục chuyển sang tím Tương ứng sắc màu vàng-lam (b*) cũng giảm dần Đặc biệt, sự gia tăng rất mạnh của hàm lượng anthocyanin trong quá trình chín của 20 Khoa học - công nghệ và giáo dục TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC quả cho thấy mức độ chín là một trong đầu chín ứng với thời kỳ sinh tổng hợp những nhân tố có vai trò quyết định đến hàm lượng anthocyanin tích lũy trong quả (Goiffon và cộng sự, 1999),... bắp cải tím có xuất hiện màu hồng thì hàm lượng hàm lượng anthocyanin cao 21 Khoa học - công nghệ và giáo dục TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Để nghiên cứu mối quan hệ giữa nhất, hàm lượng anthocyanin cao nhất, cao màu sắc và hàm lượng anthocyanin, tiến hành đo chỉ số màu sắc và xác định hàm lượng anthocyanin trong các mẫu C1, C2 và C3, kết quả được trình bày trong Bảng 2 Kết quả Bảng 2 cho thấy bắp cải... rau 2.3 Sản xuất - cung ứng nấm giống và 14 Thông tin hoạt động nhà trường TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC sạch, đồ hộp các loại (cá, thịt, nước quả), Khoa Công nghệ sinh học tổ chức khóa nước uống tinh khiết Riêng về nước uống tinh khiết, xưởng sản xuất tài trợ bởi Dự án Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp năm 2012 tại Trung tâm đã sản xuất và cung ứng cho nhà trường và sinh viên 15.185 bình 20 lít; 11.652... Science, Louisiana State University 30 Khoa học - công nghệ và giáo dục TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐƯỢC ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM SURVEY OF APPROACH TO LEARNING BY STUDENTS TRAINED UNDER THE CREDIT SYSTEM IN THE COLLEGE OF FOOD INDUSTRY Nguyễn Thị Kim Nguyên1, Trần Thị Thái1 1 Khoa Kinh tế, Trường Cao đẳng Lương... tiện và đạt hiệu quả cao nhất liệu mượn, ký trả, hướng dẫn bạn đọc tra tìm ô mục lục, sắp xếp phích…), giúp việc thống kê và báo cáo số liệu dễ dàng trong mọi hoạt động thư viện, công tác bổ sung 9 Thông tin hoạt động nhà trường TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC và biên mục khoa học logic dễ dàng kết - Giao dịch mượn sách và tra tìm nối với các thư viện trong cả nước, giúp bạn đọc dù ở đâu vẫn truy cập vào... đặc biệt tại thời điểm chính vụ dưa hấu 25 Khoa học - công nghệ và giáo dục TẬP SAN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC Đề tài “Nghiên cứu xác định chế độ (1000ml) Điều chỉnh pH đến 7±0,2 ở thanh trùng nước dưa hấu đóng hộp” nhằm đưa ra chế độ thanh trùng phù hợp, hướng đến mục tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm qua hai chỉ tiêu “tổng vi sinh vật hiếu khí” và “hàm lượng lycopen” Nghiên cứu này góp . 0511.3 831 841 Fax: 0511.3 844 728 Email: banbientap@gmail.com Website: ww.cfi.edu.vn Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm Tập san KHOA HỌC & GIÁO DỤC MỤC LỤC THÔNG TIN. sinh viên trong trường, Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm ra mắt Tập san Khoa học và Giáo dục. Nội dung chính của tập san gồm các chuyên mục: * Thông tin hoạt động nhà trường: Gồm các bài. đổi đào tạo từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ đối với hệ Cao đẳng, thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng chuyển người học từ vị thế thụ động sang tự giác và chủ động trong nhận

Ngày đăng: 21/01/2015, 21:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w