1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề Khoa học và Giáo dục

116 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 16,83 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU ới mục đích nâng cao năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, khám phá và ứng dụng các công trình khoa học vào thực tiễn điều hành quản lý trong và ngoài Trường, Trường Ca

Trang 2

Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn là trường cao đẳng công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước CHXHCN Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ quản trực tiếp của Trường

Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn

CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN NỘI DUNG

TS Hoàng Bảo Hùng BAN BIÊN SOẠN Trưởng ban: TS Võ Duy Thanh

TS Đào Ngọc Lâm ThS Phạm Thị Hồng Hạnh

BAN NỘI DUNG

TS Nguyễn Quang Vũ TS Lê Tân

TS Nguyễn Vũ Anh Quang TS Nguyễn Thị Hoa Huệ

TS Văn Hùng Trọng TS Nguyễn Thị Kiều Trang

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

ới mục đích nâng cao năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, khám phá và ứng dụng các công trình khoa học vào thực tiễn điều hành quản lý trong và ngoài Trường, Trường Cao đẳng Công nghệ

thông tin Hữu nghị Việt - Hàn đã tuyển chọn và xuất bản Chuyên đề Khoa học và Giáo dục nhằm giới thiệu đến bạn đọc những công trình nghiên cứu tiêu biểu của

các cán bộ - giảng viên trong Trường

Ban biên soạn mong thường xuyên nhận được sự cộng tác, góp ý tận tình của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn cùng các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong và ngoài Trường để chất lượng ngày càng cải tiến và nâng cao

Mọi ý kiến liên hệ xin gửi về: Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn, Điện thoại: (0236) 3962972, Fax: (0236) 3962973

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018

BAN BIÊN SOẠN

V

Trang 5

MỤC LỤC

Lời nói đầu 3

KHOA HỌC CƠ BẢN VÀ KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ

Xây dựng dữ liệu liên kết cho Trung tâm Thông tin tư liệu - Trường Cao đẳng CNTT

Hữu nghị Việt - Hàn 8

Nguyễn Thị Hoa Huệ, Võ Hoàng Phương Dung

Xây dựng hệ thống quản lý và biên tập Tạp chí Khoa học - Giáo dục 17

Lê Nhật Anh, Phạm Thị Hồng Hạnh

Thiết kế, chế tạo rô-bốt lau sàn điều khiển bằng tay UD04.1 25

Đoàn Văn Ngọc Dũng

Thiết bị ED-WDM: Thành phần và hệ thống thông tin sợi quang WDM

trong giảng dạy các bài thí nghiệm 32

Nguyễn Vũ Anh Quang

KHOA HỌC GIÁO DỤC, KINH TẾ - XÃ HỘI

Giải pháp nâng cao hoạt động đảm bảo chất lượng theo bộ tiêu chí kiểm định

chất lượng giáo dục nghề nghiệp 40

Lê Viết Trương, Phan Thị Quỳnh Thy

Sử dụng email marketing để tiếp cận sinh viên tiềm năng cho Trường Cao đẳng CNTT

Hữu nghị Việt - Hàn 48

Nguyễn Thị Hoa Huệ, Văn Hùng Trọng, Phan Hồng Tuấn, Trần Thị Kim Oanh

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn 56

Trương Thị Viên

Đánh giá thực trạng sử dụng kênh Youtube của Tổng cục Du lịch trong việc hỗ trợ

truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam thông qua một vài tiêu chí cơ bản 66

Nguyễn Thị Khánh Hà

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên 77

Nguyễn Thị Như Quỳnh, Nguyễn Thị Khánh Hà, Lê Phước Cửu Long

Trang 6

Các yếu tố tác động đến việc truyền miệng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên

Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn 87

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Quản trị vận hành và vai trò ở cấp độ chiến lược trong tổ chức 97

Tôn Nguyễn Trọng Hiền

Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Thương mại điện tử

và Truyền thông 104

Nguyễn Thị Như Quỳnh

Trang 7

KHOA HỌC CƠ BẢN VÀ KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ

Trang 8

XÂY DỰNG DỮ LIỆU LIÊN KẾT CHO TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN

BUILDING LINK DATA FOR VIETHANIT LIBRARY

Nguyễn Thị Hoa Huệ, Võ Hoàng Phương Dung

Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn, Khoa Công nghệ thông tin;

{huenth, dungvhp}@viethanit.edu.vn

Tóm tắt

Cùng với sự ra đời và phát triển của web ngữ nghĩa, việc xây dựng các ứng dụng web sử dụng dữ liệu liên kết ngày càng được chú ý trong một số lĩnh vực như: thư viện, y sinh học hay dữ liệu liên kết của Chính phủ Mục tiêu chính là để xuất bản, chia sẻ dữ liệu, thúc đẩy web ngữ nghĩa phát triển và duy trì một đồ thị văn hóa toàn cầu về trao đổi thông tin Về phía thư viện số của các trường học, quản lý và xuất bản dữ liệu mô tả giáo trình, nghiên cứu khoa học của cán

bộ, giảng viên và đồ án tốt nghiệp của sinh viên,… rất quan trọng Đó là các nguồn tài liệu quý giá để sử dụng, tham khảo và phát triển trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng trong thực tế Hơn nữa, dữ liệu về các tài liệu được xuất bản sẽ hỗ trợ kiểm soát việc đạo văn trong các nghiên cứu khác Do vậy, nghiên cứu này tập trung vào xây dựng ontology để định nghĩa dữ liệu liên kết nhằm mô tả các tài liệu Từ đó, nhóm tác giả đề xuất sử dụng 3 phương pháp để xây dựng dữ liệu liên kết cho Trung tâm Thông tin tư liệu, Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn

Từ khóa: Dữ liệu liên kết, ontology, RDF, thư viện

Abstract

Nowadays, along with the popularity of the semantic web, interest is growing in building web applications that use linked data in several domains, such as libraries, bio-medicine and linked government data The main goals are to publish, share and interlink data This has significant potential for libraries, which can create globally interlinked library data, exchange and share data with other institutions In addition, resources in a higher education institution's library play an important role for the teaching-research and study of lecturers, staff and students

of this institution Therefore, in this paper, we focus on developing the ontology OntLibrary to describe resources in VietHanIT library We then propose three methods to build linked data for VietHanIT library

Keywords: Linked data, ontology, RDF, library

Trang 9

1 Giới thiệu

Ngày nay, các thư viện số thường xuyên phải xử lý số lượng lớn thông tin từ các định dạng tài liệu số Tuy nhiên, dữ liệu chủ yếu được thu thập bởi các thư viện cho chính các thư viện Hầu hết chúng được rút ra từ các thư viện truyền thống, được tập trung thành các tài nguyên điện tử

mà người dùng có liên quan có thể truy cập bằng cách quét các bài báo và sách v.v Nói chung, dữ liệu về các thực thể (chẳng hạn như sách, tác giả và các cơ quan doanh nghiệp) được thu thập và duy trì ở nhiều thư viện ở trong cũng như ngoài nước Trong thực tế, các liên kết từ dữ liệu đến các nguồn dữ liệu có thể tồn tại, nhưng nếu dữ liệu được mô tả dưới các định dạng hoặc cú pháp khác nhau sẽ dẫn đến khó khăn trong trao đổi dữ liệu, thậm chí nhiều thư viện hiện đang bị cô lập

về trao đổi dữ liệu

Web ngữ nghĩa (semantic web) và đặc biệt là dữ liệu liên kết [3,7,8] khuyến khích các tổ chức xuất bản, chia sẻ và liên kết chéo dữ liệu của họ bằng cách sử dụng web [2] Khả năng hiển thị dữ liệu có thể cải thiện đáng kể thông qua việc liên kết với các nguồn thông tin khác Tham gia vào “đám mây ngữ nghĩa” [4] có thể trợ giúp nhiều nhiệm vụ phức tạp mà các thư viện hiện đang phải đối mặt khi duy trì và tối ưu hóa, phát hiện trùng lặp các bộ dữ liệu cục bộ của chính họ Tại Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn (VietHanIT), thư viện (chúng tôi gọi là VietHanIT Library) đang lưu giữ các tài liệu gồm: Tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, giáo trình, báo cáo đồ án tốt nghiệp của sinh viên, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ của cán

bộ, giảng viên, một số loại tạp chí định kỳ,… Lượng tài liệu được đưa vào thư viện tăng lên hằng năm Đây chính là cơ sở cho việc nghiên cứu và phát triển một thư viện số hiện đại có xuất bản dữ liệu liên kết

Mục đích chính của nghiên cứu này là xuất bản dữ liệu liên kết của VietHanIT Library dựa trên các công nghệ ngữ nghĩa web và xây dựng mối quan hệ ngữ nghĩa với các nguồn dữ liệu khác Do đó, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung vào việc giới thiệu bản thể học xây dựng cho VietHanIT Library và đề xuất 3 phương pháp để xây dựng kho dữ liệu liên kết

Cấu trúc phần còn lại của nghiên cứu như sau: Phần 2 trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu Phần 3 giới thiệu về OntLibrary, một ontology được phát triển để xây dựng dữ liệu liên kết cho VietHanIT Library trong phần 4 Từ đó, áp dụng 3 phương pháp xây dựng kho dữ liệu liên kết Cuối cùng, kết luận nghiên cứu được trình bày trong phần 5

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Việc phát triển dữ liệu liên kết cho thư viện bắt đầu được quan tâm phát triển từ những năm cuối của thập kỷ trước Từ năm 2009, chuỗi hội thảo khoa học về web ngữ nghĩa trong thư viện - Semantic Web in Libraries (SWIB) [5] được tổ chức hằng năm tại Đức Tại đây, mỗi năm, hội thảo thu hút hàng trăm các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới tham gia thảo luận về phát triển ứng dụng web ngữ nghĩa cho thư viện Điều này cho thấy mối quan tâm rất lớn của cộng đồng web ngữ nghĩa đối với dữ liệu thư viện

Trang 10

Một số ứng dụng sử dụng dữ liệu liên kết đã được đưa vào sử dụng như: Thư viện Quốc gia Đức [7], Thư viện Quốc gia Hàn Quốc [6], Các dịch vụ dữ liệu liên kết này đều cho phép người dùng và máy tính truy cập vào dữ liệu thư viện, chúng sử dụng phương pháp tiếp cận dữ liệu liên kết nhằm thể hiện và kết nối dữ liệu trên Web thông qua các URI

Bên cạnh đó, một dự án được tài trợ gần 1 tỷ đô la Mỹ trong hai năm 2014-2016 mang tên Linked Data for Libraries 2014 (LD4L 2014) [12] Dự án là sự hợp tác của Cornell University Library, Harvard Library Innovation Lab và Stanford University Libraries Mục tiêu của dự án là tạo ra một mô hình lưu trữ tài nguyên ngữ nghĩa học thuật (Scholarly Resource Semantic Information Store-SRSIS) SRSIS dùng để làm việc với các tổ chức cá nhân thông qua mạng cộng tác và có thể mở rộng của dữ liệu mở liên kết, nhằm nắm bắt được những giá trị về mặt trí tuệ mà cán bộ thư viện, các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau và các học giả đã bổ sung vào nguồn thông tin khi họ miêu tả, chú thích, sắp xếp, lựa chọn và sử dụng Các kết quả đã công bố của các

dự án là cơ hội để nhóm tác giả kế thừa, phát triển thư viện số sử dụng dữ liệu liên kết mở cho thư viện Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn

Ứng dụng công nghệ web ngữ nghĩa trong thư viện số cũng được quan tâm nghiên cứu tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây, chẳng hạn [14, 15] Các đề tài này đều tập trung vào việc phát triển một ontology đầy đủ về các công trình nghiên cứu khoa học (CTNCKH) Từ đó, xây dựng

hệ thống đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, tra cứu, thống kê các CTNCKH tại cơ quan chủ quản của từng đề tài Nhìn chung các đề tài trên đều tập trung xây dựng một ontology cá nhân để quản lý thông tin liên quan tới từng khía cạnh của thư viện mà họ quan tâm Tuy nhiên, các đề tài đều chưa xây dựng được kho dữ liệu liên kết

3 Xây dựng ontology OntLibrary

Các ontology đóng vai trò quan trọng trong các thư viện số ngữ nghĩa Ontology không chỉ làm cho tri thức có thể sử dụng lại dễ dàng hơn, nó còn là nền tảng của việc tạo ra các chuẩn bởi

nó làm rõ các khái niệm bên cạnh một thuật ngữ hoặc một mô hình

Ontology OntLibrary được xây dựng nhằm mô tả dữ liệu liên kết cho thư viện VietHanIT Mục đích chính là tạo điều kiện cho thông tin về các giáo trình, tài liệu, đồ án tốt nghiệp trong thư viện VietHanIT trở thành một phần của web bằng cách xuất bản, chia sẻ và liên kết chéo dữ liệu trên web

Ontology OntLibrary được xây dựng dựa trên các ontology được dùng phổ biến trong cộng đồng web ngữ nghĩa, nhằm giúp các dữ liệu được xuất bản, chia sẻ, trao đổi và sử dụng lại dễ dàng hơn Tuy nhiên, không có một ontology đã tồn tại nào phù hợp hoàn toàn trong việc mô tả các tài nguyên của VietHanIT Library Do đó, các yêu cầu mô hình hóa dữ liệu cần được phân tích tỉ mỉ nhằm sử dụng lại từng phần của các ontology đang tồn tại và định nghĩa thêm các phần cần thiết, chẳng hạn:

- Để mô hình hóa dữ liệu nhằm biểu diễn con người (person) và tổ chức, cơ quan doanh nghiệp (corporate bodies), ứng dụng sử dụng một số ontology như tập các phần tử RDA [1], từ

Trang 11

vựng FOAF [9] Từ vựng FOAF là cơ sở cho mô hình hóa dữ liệu cho Viethan Library vì FOAF

mô tả tốt các yêu cầu chức năng của người và các cơ quan công ty được sử dụng trong các thực thể hồ sơ bản ghi;

- Đối với đề mục chủ đề, mô hình hóa dữ liệu dựa trên việc sử dụng Hệ thống tổ chức kiến thức đơn giản (SKOS) [10] và các thành phần Dublin Core Metadata [11]

Hiện tại, Viethan Library có chứa các tài liệu (tài nguyên) (sách tham khảo, sách giáo khoa, giáo trình, báo cáo đồ án tốt nghiệp của sinh viên, luận văn, bài báo, tạp chí, tài liệu đa phương tiện và tài liệu điện tử) Do đó, các tài nguyên được mô tả trong các lớp (class) Book, TextBook, StudentProject, Thesis, Slides và Article Mỗi loại tài nguyên được chứa trong một container tương ứng, do đó lớp Container được tạo ra

Tài nguyên được tạo ra bởi một hoặc nhiều tác giả, lớp Author được sử dụng để mô tả thông tin của tác giả, đó là lớp con của lớp Person (định nghĩa trong FOAF) Các tác giả làm việc cho Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn được chia thành ba lớp: Lecturer, Officer và Student Sự gắn kết giữa các tài nguyên và các tác giả chính thể hiện qua thuộc tính hasAuthor và thuộc tính nghịch đảo (owl: inverseOf) của nó isAuthorOf Ngoài ra, mỗi đồ án tốt nghiệp, luận văn, luận án có ít nhất một tác giả và được giám sát bởi ít nhất một người hướng dẫn Người hướng dẫn có thể là một giảng viên, nhân viên hoặc người làm việc ngoài Trường Do đó thuộc tính isSupervisedBy được định nghĩa để chỉ ra mối quan hệ này

Phần thông tin thiệu chung về một tài nguyên rất quan trọng, giúp người đọc nắm được nội dung cơ bản của tài nguyên một cách nhanh chóng, từ đó quyết định có chọn tài nguyên đó hay không, do đó nội dung tóm tắt của tài nguyên cần được quản lý Ngoài ra, một số thông tin như năm xuất bản, số trang, mục lục và các tài liệu tham khảo,… cũng cần được lưu trữ Các thuộc tính dùng để mô tả những thông tin này được sử dụng lại từ các ontology sẵn có hoặc được định nghĩa thêm, bao gồm surname, firstname, title, description, subject, abstract, date,… Phần lõi ontology OntLibrary được thể hiện trong Hình 1

Hình 1 Ontology OntLibrary

Trang 12

Dựa trên ontology OntLibrary, dữ liệu liên kết mô tả các tài nguyên trong VietHanIT Library được tạo ra và lưu lại dưới định dạng RDF Phần 4 dưới đây sẽ mô tả việc xây dựng kho

dữ liệu liên kết cho VietHanIT Library

4 Xây dựng kho dữ liệu liên kết

Chúng ta biết rằng, mô tả biên mục được xem như công việc mô tả các khía cạnh chính của các nguồn tài nguyên Việc tạo ra tên và tiêu đề của tài nguyên nhằm bảo đảm sự truy cập tới tài nguyên này RDF cho phép mô tả bất kỳ loại tài nguyên sử dụng triples Các câu mô tả một sự việc trong RDF được xây dựng thông qua các thuộc tính và giá trị của thuộc tính Ví dụ: “Cuốn đồ

án có tiêu đề Lập trình web, PHP, mySQL”, “Cuốn đồ án được công bố ngày 01/6/2016” và

“Cuốn đồ án do Nguyễn Thị Việt Mỹ viết” Như vậy, mô tả một cuốn đồ án bằng RDF không thể chỉ sử dụng một bản ghi với tất cả thuộc tính đi cùng với nhau, như chúng ta có thể thấy ở định dạng MARC21 Cách tiếp cận RDF rất khác biên mục thư viện truyền thống được minh họa bởi MARC21 Với MARC21, các mô tả về nhiều khía cạnh của một tài nguyên bị ràng buộc với nhau bởi một cú pháp cụ thể của các thẻ, các chỉ số và các trường con như một luồng dữ liệu duy nhất

có thể nhận biết được thao tác như một toàn thể Trong RDF, dữ liệu phải được tách ra thành các statement (câu) đơn lẻ sau đó có thể được xử lý độc lập với nhau Việc xử lý bao gồm tổng hợp các câu lệnh vào một khung nhìn dựa trên bản ghi Các statement hay các triple có thể được trộn hay kết hợp với các tài nguyên khác nhau để tạo ra các khung nhìn thân thiện với người dùng

Ví dụ 2.4 là một ví dụ cho thấy sự ánh xạ của một đồ án tốt nghiệp “Lập trình web, PHP, mySQL” vào các lớp và thuộc tính của ontology OntLibrary (mã của đồ án được đánh theo chuẩn thư viện và tuân theo quy định của thư viện số hiện có của Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn)

Ví dụ 2.4:

<rdf:Description rdf:about="&ins;DALT131605">

<dc:title>Xây dựng website bán máy tính xách tay</dc:title>

<dc:description>Đồ án tốt nghiệp của sinh viên</dc:description>

Trang 13

5 Marshup dữ liệu liên kết

Trung tâm Thông tin tư liệu Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn (VietHanIT Library) hiện nay đang sử dụng Hệ Quản trị thư viện tích hợp mã nguồn mở Koha Hệ thống Koha đã cập nhật được rất nhiều dữ liệu về đồ án của sinh viên, các giáo trình, tài liệu tham khảo,… Một trong những mục tiêu quan trọng khi xây dựng kho dữ liệu liên kết là kết nối với các tập dữ liệu đã có và tái sử dụng chúng (nếu có thể), do đó hệ thống cần sử dụng lại nguồn dữ liệu hiện có trong KOHA bằng một công cụ marshup

Hình 2 Xây dựng kho dữ liệu

Quy trình làm việc mashup bao gồm các bước: Thứ nhất, dữ liệu thô phải được chuyển đổi vào RDF, mô hình dữ liệu cơ bản cho SemanticWeb Các bước tiếp theo là định nghĩa dữ liệu liên kết từ tập tin RDF thu được

Có nhiều công cụ và bộ chuyển đổi có thể được sử dụng cho marshup dữ liệu liên kết Công cụ jena-csv3.1.0 [13] được lựa chọn cho hệ thống nhằm phát triển ứng dụng chuyển đổi dữ liệu dạng bảng như CSV vào RDF vì jena-csv3.1.0 mã nguồn mở Công cụ jena-csv3.1.0, cho phép nhận các file CSV đưa vào định dạng RDF

Hình 3 Dữ liệu trích xuất ra từ Cơ sở dữ liệu của hệ thống KOHA (ví dụ)

Trích xuất thông tin tự động

từ các bài báo quốc tế

Quản lý thư viện

Trang 14

Hình 4 (Ví dụ) Dữ liệu được chuyển đổi sang định dạng RDF

từ file dữ liệu lấy từ CSDL của Hệ thống Koha

Dữ liệu của các tài nguyên được lưu trong Cơ sở dữ liệu của hệ thống Koha dễ dàng được xuất ra file CSV (ví dụ, xem Hình 3) Thêm vào đó, VietHanIT Library còn lưu thông tin của các tài liệu dưới dạng file excel, tập tin này được chuyển sang định dạng CSV bằng MS Excel Từ đó,

sử dụng công cụ jena-csv3.1.0, toàn bộ dữ liệu này được tự động chuyển sang định dạng RDF Kết quả lấy được hơn 7 ngàn bản ghi về các tài nguyên được lưu trong định dạng RDF (ví dụ, xem Hình 4) Tuy nhiên, dữ liệu RDF có được sau khi chuyển đổi chưa phải là dữ liệu liên kết

Do đó rất nhiều thực thể cần phải định nghĩa, chẳng hạn các tác giả, các nhà xuất bản, Bên cạnh

đó nhiều thông tin cần phải bổ sung thêm như: phần tóm tắt, từ khóa, số trang… nhằm có thể mô

tả các tài nguyên giàu ngữ nghĩa, đảm bảo có thể mô tả tài nguyên theo tiêu chuẩn MARC21 Đây

là giai đoạn khó nhất và tốn thời gian nhất khi xây dựng bộ dữ liệu từ bất kỳ nguồn dữ liệu nào do cần hiểu biết sâu hơn về các tập dữ liệu vì đó là cơ sở của mashup Các bước này không có trình

tự từng bước hoặc tự động thực hiện mà đòi hỏi các nhà phát triển phải tự nghiên cứu và tự kiểm tra dữ liệu, đây là vấn đề khó khăn mà chúng tôi gặp phải khi xây dựng bộ dữ liệu liên kết cho VietHanIT Library Dữ liệu được hiểu tốt hơn, nghĩa là cần tăng cường chuyển đổi dữ liệu sang dạng RDF và liên kết đến các bộ dữ liệu khác

6 Trích xuất thông tin tự động từ các bài báo quốc tế lưu dưới định dạng PDF

Các tập tin PDF (định dạng văn bản không phải định dạng hình ảnh scan) do các tác giả cung cấp Hệ thống quản lý thư viện được phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình Java sẽ trích xuất một số dữ liệu tự động cần quản lý, như: tên bài báo, thông tin về các tác giả, tóm tắt và từ khóa Tuy nhiên, việc truy xuất dữ liệu tự động hiện nay còn có nhiều hạn chế, chẳng hạn việc xử lý tên tác giả của một tác phẩm Chúng ta biết rằng, định dạng tên của một tác giả gồm Họ + Tên, Tên +

Họ hay đặc biệt đối với người Việt, phổ biến có dạng Họ + Họ đệm + Tên Do vậy, việc xác định được họ và tên tác giả tự động gặp rất nhiều khó khăn, đôi khi phải chỉnh sửa dữ liệu trích xuất tự động bằng thủ công

7 Nhập dữ liệu thủ công

Thông tin về tác phẩm được người dùng (là một trong các tác giả) hoặc do admin của hệ thống nhập vào Thông tin do tác giả nhập vào hệ thống sẽ được admin kiểm tra lại trước khi đưa vào kho dữ liệu

Trang 15

Như vậy, kho dữ liệu liên kết của VietHanIT Library được tạo ra dựa trên việc chuyển đổi, thu thập và thêm mới dữ liệu vào, dữ liệu được lưu trong định dạng RDF/XML Kết quả của nghiên cứu này đã được xuất bản trên web tại địa chỉ: http://sparql.viethanit.edu.vn/ dataset.html?tab=query&ds=/ libviethanit và sử dụng tạo ra website ngữ nghĩa cho thư viện số của Trung tâm Thông tin tư liệu tại địa chỉ: http://tvs.viethanit.edu.vn/

8 Kết luận

Nghiên cứu này đã trình bày tổng quan về việc xây dựng ontology OntLibrary để định nghĩa các lớp và thuộc tính nhằm tạo ra dữ liệu liên kết cho Trung tâm Thông tin tư liệu, Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn Từ đó, nhóm tác giả đã đề xuất 3 phương pháp để xây dựng dữ liệu liên kết dựa trên dữ liệu có sẵn tại Trung tâm Thông tin tư liệu của Trường, đảm bảo tương thích các chuẩn thư viện mà Trung tâm hiện đang áp dụng, chẳng hạn MARC21 Hiện nay kho dữ liệu mẫu đã được xuất bản online và đang trong thời gian hoàn thiện việc chuyển đổi toàn bộ dữ liệu của Trung tâm Thông tin tư liệu sang dạng dữ liệu liên kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Assumpcao, F.S., Santarem Segundo, J.E., Santos, P.L.V.A.d.C (2015) In: RDA Element Sets and RDA Value Vocabularies: Vocabularies for Resource Description in the Semantic Web, Springer International Publishing, Cham 147-158

[2] Bauer, F., Kaltenbock, M (2012): Linked Open Data: the Essentials: A Quick Start Guide for Decision Makers Ed mono edition mono/monochrom

[3] Berners-Lee, T (2006): Linked data [online] Available: https://www.w3.org/DesignIssues/ LinkedData.html

[4] Hannemann, J., Kett, J (2010): Linked Data for Libraries In: World library and information congress: 76th IFLA genenral conference and assembly http://www.ia.org/en/ia76,

Gothenburg, Sweden

[6] Myung-Ja K Han, et al (2016), Linked Open Data in Practice Emblematica Online,

Germany

[5] Wonhong, J., Sangeun, H., Sam, O (2015): The creation of a linked data-based application

service at the national library of korea In: iConference 2015 Proceedings

[7] The linked data service of the german national library: Modelling of bibliographic data

http://www.dnb.de (2016) Truy cập lần cuối cùng ngày 15/1/2018

[8] Linked data - connect distributed data across the web

http://linkeddata.org/guides-and-tutorials Truy cập lần cuối cùng ngày 15/1/2018

[9] http://xmlns.com/foaf/spec/ Truy cập lần cuối cùng ngày 15/1/2018

[10] https://www.w3.org/2004/02/skos/references Truy cập lần cuối cùng ngày 15/1/2018

Trang 16

[11] http://dublincore.org/documents/dces Truy cập lần cuối cùng ngày 15/1/2018

[12] https://www.ld4l.org/ Truy cập lần cuối cùng ngày 15/1/2018

[13] https://mvnrepository.com/artifact/org.apache.jena/jena-csv/3.1.0 Truy cập lần cuối cùng ngày 15/1/2018

[14] Nguyễn Ngọc Phú (2013), Ứng dụng web ngữ nghĩa và khai phá dữ liệu xây dựng hệ thống tra cứu, thống kê các công trình nghiên cứu khoa học, Đại học Đà Nẵng

[15] Phạm Thị Hồng Hạnh (2016), Ứng dụng web ngữ nghĩa để tra cứu thông tin khoa học cho Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn, Đại học Đà Nẵng

Trang 17

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ BIÊN TẬP

Sau hơn 07 tập phát hành, Chuyên đề Khoa học và Giáo dục đã được xuất bản định kỳ

02 tập một năm Với số lượng nghiên cứu ngày càng nhiều, công việc xử lý ngày càng lớn, đòi hỏi

sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quá trình xuất bản, từ gửi bài đến

tổ chức phản biện, qua đó giúp cho việc xuất bản chuyên đề - tương lai sẽ được Nhà trường đầu

tư phát triển thành Tạp chí Khoa học và Giáo dục - ngày càng chuyên nghiệp, tạo sự thuận tiện, hiệu quả cao cho tác giả, ban biên tập và nhà phản biện

Từ khóa: Hệ thống thông tin, Xuất bản tạp chí

Abstract

After more than seven issues, the journal of Science and Education are published twice a year and the number of articles is increasing Hence, it’s necessary to have a journal management and publishing online system The system has been designed to reduce the time and energy devoted to the clerical and managerial task for authors, editors and reviews It assists with every stage of the refereed publishing process, from submissions through to online publication As the result, the publishing process is more professional, convenient and highly effective

Keywords: Information system, Journal publishing

1 Đặt vấn đề

Sau hơn 07 tập phát hành, Chuyên đề Khoa học và Giáo dục của Trường đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, tạo nên những bước đột phá trong phong trào nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng thương hiệu mạnh cho Trường Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống quản lý trong việc xuất bản và biên tập tạp chí, nhất là trong giai đoạn Trường đang triển khai nhanh và mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy và quản lý, Ban giám hiệu, Hội đồng Khoa học Nhà trường

đã đưa vấn đề này vào định hướng nghiên cứu khoa học Do vậy, nhóm tác giả đề xuất được thực

Trang 18

hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học này Với định hướng trong tương lai Chuyên đề được phát triển thành Tạp chí, để việc quản lý được thuận lợi và hiệu quả, sau khi nghiên cứu, phân tích mô hình hoạt động xuất bản Chuyên đề của Nhà trường và tham khảo một số hệ thống nhận bài trực tuyến, nhóm đã xây dựng một hệ thống quản lý và biên tập Tạp chí Khoa học và Giáo dục tương đối hoàn chỉnh, giúp giảm thời gian và công sức cho các tác vụ hành chính và quản lý gắn với việc biên tập một tạp chí, đồng thời cải tiến việc lưu giữ hồ sơ và hiệu suất của các quá trình biên tập Đây cũng xem như là bước chuẩn bị ban đầu để đảm bảo tốt việc tiến tới xuất bản Tạp chí Khoa học riêng của Trường sau này

2 Phân tích hệ thống

2.1 Quy trình hiện tại

Với quy trình hiện tại, mỗi năm 2 lần, chuyên viên Khoa học Công nghệ (CV KHCN) của Phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ (HTQT&KHCN) sẽ thay mặt Ban Biên soạn (BBS) chuyên đề ra thông báo nhận bài cho số mới Sau khi hết hạn nhận bài, CV KHCN sẽ tập hợp danh sách các bài đã gửi, đề xuất phản biện cho từng bài và trình lên trưởng BBS, nếu được đồng ý sẽ tiến hành quá trình phản biện, còn không sẽ thay đổi, cập nhật theo yêu cầu

Người phản biện sau khi nhận được thông tin bài nghiên cứu, sẽ tiến hành phản biện và gửi phiếu đánh giá Sau khi CV KHCN nhận được phiếu đánh giá, sẽ gửi thông báo chỉnh sửa theo yêu cầu cho tác giả Tác giả nghiên cứu sau khi chỉnh sửa xong sẽ gửi lại cho CV KHCN và nghiên cứu chỉnh sửa sẽ được gửi lại cho phản biện đánh giá lại, đạt hay không đạt Quá trình phản biện có thể diễn ra một hoặc nhiều lần Kết thúc quá trình phản biện, CV CNKH sẽ lập danh sách các bài nghiên cứu được phản biện đồng ý, gửi tờ trình lên Hiệu trưởng và Trưởng BBS để phê duyệt quyết định xuất bản

Sau khi được đồng ý, sẽ tiến hành các bước tiếp theo để xuất bản tập mới như biên tập bản

in, ký hợp đồng xuất bản với nhà xuất bản, sau khi nhà xuất bản bàn giao, sẽ kết thúc hợp đồng và tiến hành thủ tục thanh toán

2.2 Yêu cầu với hệ thống

Dựa trên quy trình và yêu cầu thực tế trong công tác quản lý, ứng dụng quản lý Tạp chí Khoa học - Giáo dục hướng tới mục đích đáp ứng những yêu cầu về quản lý, lưu trữ thông tin lý lịch khoa học của người dùng; Quản lý, lưu trữ thông tin về tạp chí: số, bài nghiên cứu, thông tin chung; Hỗ trợ quy trình gửi bài và phản biện bài nghiên cứu; Tra cứu thông tin nghiên cứu và thống kê nghiên cứu

2.3 Tác nhân tham gia vào hệ thống

Các tác nhân tham gia vào hệ thống bao gồm:

- Người dùng bình thường: Là người dùng không đăng nhập, chỉ tra cứu thông tin Sau khi đăng ký hoặc đăng nhập, người dùng bình thường sẽ trở thành các tác nhân khác dựa trên quyền được cấp

Trang 19

- Quản trị hệ thống: Người quản trị chung về hệ thống

- Biên tập viên: Người quản trị cho một tạp chí

- Tác giả: Người gửi bài đăng tạp chí

- Phản biện: Người được ban biên tập tạp chí mời phản biện một bài nghiên cứu

Từ danh sách mô tả các trường hợp sử dụng, biểu đồ use case sử dụng của hệ thống của 3 tác nhân quan trọng gồm biên tập viên, tác giả và phản biện được mô tả như hình dưới đây:

Hình 1 Use case tổng quan của hệ thống

Biên tập viên

Trang 20

3 Xây dựng chương trình

3.1 Tổng quan hệ thống

Ứng dụng được xây dựng trên nền tảng hệ thống VHMIS, sử dụng công nghệ Web, người dùng thao tác với ứng dụng thông qua các trình duyệt Dựa trên ý tưởng của mô hình kiến trúc Microservices (các dịch vụ nhỏ), ứng dụng được tách nhỏ chức năng tùy mục đích, nhờ đó có thể

sử dụng lại các ứng dụng có sẵn hoặc ứng dụng của bên cung cấp thứ 3

Các tác nghiệp quản lý người dùng, phân quyền, đăng nhập do các dịch vụ có sẵn VHMIS đảm nhiệm Việc thông báo bằng email được đảm nhiệm bởi dịch vụ SMTP của server mail trường Thông tin lý lịch khoa học của cán bộ giảng viên trong trường được lấy từ ứng dụng Quản

lý Thông tin khoa học trên hệ thống ESYS Thông qua Hệ thống VHMIS, ứng dụng được tích hợp sẵn tính năng đăng nhập bằng tài khoản của ESYS và Email trường, nhờ đó không cần phải cấp mới tài khoản đối với người dùng là cán bộ giảng viên của Trường

Trang web công khai để quảng bá tạp chí được thiết kế riêng, tích hợp vào Website trường

và thông tin cơ sở dữ liệu được lấy từ hệ thống qua các API được xây dựng kèm

Hình 2 Sơ đồ tổng quan hệ thống

Ứng dụng quản lý Tạp chí

Trang 21

3.2 Hệ thống đề xuất phản biện

Để hệ thống có thể đề xuất phản biện chính xác, chúng tôi áp dụng cách xây dựng danh mục lĩnh vực đồng nhất với hệ thống quản lý lý lịch khoa học Việc đồng bộ này sẽ giúp hệ thống có thể truy vấn các nhà khoa học có khả năng phản biện dựa theo quá trình nghiên cứu khoa học của

họ Danh mục lĩnh vực được áp dụng gồm 4 cấp, 3 cấp lớn nhất cơ bản dựa trên danh mục BẢNG PHÂN LOẠI LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, cấp 4 là cấp chia nhỏ do ban biên tập đặt ra Việc tìm kiếm người phản biện phù hợp trước tiên sẽ tìm các nhà khoa học có chung nghiên cứu ở lĩnh vực cấp 4 với bài nghiên cứu, trong trường hợp không thể tìm ra, hệ thống sẽ đề xuất dựa trên lĩnh vực cấp 3 Với cách xây dựng đề xuất này, cơ bản đã hỗ trợ các biên tập viên rút ngắn thời gian tìm kiếm Ngoài ra, để thuận tiện, hệ thống còn cho phép Ban biên tập xây dựng nên danh sách các chuyên gia cho từng lĩnh vực dựa trên thống kê thủ công, từ đó có thể cho đề xuất chính xác nhất

Hình 3 Hệ thống đề xuất chuyên gia có thể mời cho một bài báo thuộc lĩnh vực marketing

3.3 Xây dựng API

Để đảm bảo tính mở của hệ thống, cũng như chia sẻ thông tin về các tạp chí và cung cấp công cụ phát triển cho các ứng dụng khác liên quan, ứng dụng Quản lý Tạp chí khoa học còn cung cấp các API công khai trên nền tảng web theo chuẩn RESTful Các API được cung cấp từ địa chỉ https://vhmis.viethanit.edu.vn/research/public-api

Với mục tiêu cung cấp đầy đủ thông tin cho các ứng dụng thứ 3, các tài nguyên được API cung cấp bao gồm:

- GET /journal Lấy danh sách các tạp chí

Trang 22

- GET /journal/{journalId} Lấy thông tin tạp chí

- GET /journal/{journalId}/issue Lấy danh sách các số của tạp chí

- GET /journal/{journalId}/issue/{issueID} Lấy thông tin trong 01 số của tạp chí

- GET /journal/{journalId}/submission/{submissionID} Lấy thông tin một bài nghiên cứu

- Quản lý được nhiều tạp chí trên các phương diện: thông tin chung, số báo, bài báo

- Quản lý được quá trình gửi, nhận, quá trình biên tập, quá trình phản biện và xuất bản cho một bài báo khoa học

- Phản biện không giới hạn số lần và số người phản biện trong 1 lần

- Quản lý được danh sách các nhà khoa học và lĩnh vực chuyên môn để đề xuất phản biện

- Cung cấp thông tin thống kê cho tạp chí

Hình 4 Giao diện quản lý quyết định đối với bài báo

Trang 23

- Cung cấp được API cho ứng dụng thứ 3 phát triển

- Chức năng đề xuất người phản biện là một trong những chức năng quan trọng của hệ thống Nó cho phép biên tập viên đề xuất người phản biện thông qua danh sách các giảng viên/nhà khoa học có chuyên môn tương đương với lĩnh vực mà bài nghiên cứu đang cần tìm phản biện do

hệ thống đề xuất dựa trên kho dữ liệu người dùng sẵn có

- Hệ thống cho phép soạn thư tự động, gửi duyệt đích danh và thông báo qua email khi có bài duyệt mới

- Hệ thống cho phép nhận phản hồi của tác giả và phản biện trực tiếp trên hệ thống

3.5 Thử nghiệm và đánh giá kết quả

Từ trung tuần tháng 6/2017, hệ thống đã được triển khai dùng thử trên thực tế tại địa chỉ https://vhmis.viethanit.edu.vn/research/journal, quá trình thử nghiệm dùng để triển khai công tác xuất bản tập thứ 8 của Chuyên đề Khoa học - Giáo dục Hệ thống được triển khai đến cho cán bộ quản lý chuyên môn ở phòng HTQT&KHCN, cùng giảng viên nhu cầu gửi bài và được mời phản biện Hầu hết, người dùng đều có thể thao tác được với các tính năng thông qua hướng dẫn được biên soạn sẵn Kết quả tính đến ngày 31/10/2017, hệ thống cơ bản đã đáp ứng được quá trình xuất bản cho tập 8 của chuyên đề, đã có 22 bài nghiên cứu của 20 tác giả được gửi trên hệ thống và tiến hành đầy đủ các quy trình của phản biện, cụ thể 44 lượt phản biện đến từ 17 người phản biện Các chức năng quản lý đề tài như gửi bài, mời phản biện, phản biện và gửi ý kiến phản hồi đều được thực hiện trực tuyến, dữ liệu được lưu và cập nhật ngay cho người dùng khi có thay đổi Chức năng tìm phản biện giúp biên tập viên lựa chọn phản biện có chuyên môn phù hợp với đề tài

mà không cần phải xem hồ sơ khoa học của họ Nhìn chung hệ thống đã phần nào giúp tin học hoá công tác quản lý, giảm thời gian điều hành tác nghiệp, nâng cao hiệu suất quản lý, đạt được yêu cầu đề ra ban đầu

Hệ thống được xây dựng trên framework có sẵn của Trường do chính tác giả nghiên cứu và phát triển trước đây, mà không sử dụng bất kỳ hệ quản trị nội dung web miễn phí có sẵn Qua đó góp phần gia tăng độ bảo mật, tính ổn định của website

4 Kết luận

Qua thời gian triển khai, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành việc xây dựng ứng dụng đáp ứng được các yêu cầu đặt ra ban đầu cũng như các nhu cầu phát sinh trong quá trình triển khai nghiên cứu Sản phẩm đã được tích hợp vào Hệ thống Thông tin của Trường và đã hoàn tất các bước chạy thử nghiệm Ứng dụng đã thay thế hoàn toàn việc thực hiện biên soạn/biên tập chuyên đề Khoa học - Giáo dục qua email Ứng dụng được thiết kế theo hướng mở, dễ dàng phát triển mở rộng nâng cấp trong tương lai, linh hoạt trong giao tiếp và tương tác; dễ dàng trong quản trị, đơn giản trong bảo trì; có thể áp dụng cho các loại tạp chí khác, và còn có khả năng sử dụng cho các

Trang 24

hội nghị hội thảo khoa học Khả năng chia sẻ dữ liệu thuận lợi và đơn giản Sản phẩm được đánh giá cao về khả năng ứng dụng vào thực tế và đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển cho mô hình gửi bài và xuất bản trực tuyến Thông qua hệ thống, Lãnh đạo Trường có thể nắm bắt kịp thời tình hình xuất bản chuyên đề, từ đó có thể giải quyết nhanh những vấn đề liên quan Trong tương lai,

hệ thống sẽ được bổ sung các tính năng theo góp ý của người dùng, kết hợp phát triển với VHMIS

để đưa vào sử dụng hệ thống thông báo, trao đổi, cũng như tìm kiếm dữ liệu hiệu quả hơn Ngoài

ra, hệ thống có thể ứng dụng Web ngữ nghĩa, dữ liệu đồ thị sẽ giúp hệ thống tìm kiếm, đề xuất phản biện được tối ưu hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban ISO (2017), Quy trình Xuất bản Chuyên đề Khoa học và Giáo dục QT.04-HTQT, Trường

Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn

[2] Lê Nhật Anh, Lê Công Võ (2012), Nghiên cứu và xây dựng Framework PHP hỗ trợ việc phát triển hệ thống thông tin quản lý tại Trường Cao đẳng CNTT Việt - Hàn, Báo cáo đề tài

nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn

[3] Lê Nhật Anh (2012), Tài liệu hướng dẫn sử dụng Framework VHMIS, Trường Cao đẳng

CNTT Hữu nghị Việt - Hàn

[4] Trung tâm CNTT (2016), Tài liệu hướng dẫn sử dụng Framework ESYS, Đại học Huế

[5] http://www.nafosted.gov.vn/uploads/news/2016_08/bangphanloaikhcnv2011.pdf

Trang 25

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO RÔ-BỐT LAU SÀN ĐIỀU KHIỂN BẰNG TAY UD04.1

THE RESEARCH ON THE DESIGN AND MANUFACTURE

do giá thành cao và hiệu quả không được như mong muốn Do vậy, việc nghiên cứu thiết kế chế tạo rô-bốt lau sàn điều khiển bằng tay thông qua hệ thống điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến RF kết hợp chế độ hoạt động tự động với quĩ đạo không xác định với ba chức năng: quét rác, hút bụi

và lau sàn nhằm đem lại sự tiện dụng cho người sử dụng cũng như giảm được sức lao động của con người và giá thành phù hợp với nhu cầu của người sử dụng

Từ khóa: Rô-bốt lau sàn

Abstract

We all know that most of the floor cleaning work today is mainly with hand tools that take a lot of energy but the efficiency outcome is not high Although there are now lots of floor cleaning mops as well as mop trays in the consumption market, the feasibility has not been high due to the high price and the ineffective performance Therefore, the research is conducted on the design and manufacture of manually-controlled floor mops via RF (Radio Frequency) remote control combined with automatic operation mode with an undefined trajectory including three functions: garbage sweeping, dust cleaning, and floor mopping This is aimed at the convenience of the user

as well as the reduction of human labor and cost and it mostly suit to the demands of the user

Keywords: floor mops robot

1 Giới thiệu

Hiện nay, để thực hiện việc lau sàn chúng ta có rất nhiều sản phẩm để lựa chọn, mỗi sản phẩm khác nhau đều có những qui trình hoạt động khác nhau tùy vào chức năng cũng như nhu cầu

để chúng ta lựa chọn cho phù hợp

Trang 26

1.1 Lau sàn bằng dụng cụ cầm tay

Ở loại sản phẩm này trước khi thực hiện việc lau sàn chúng ta cần một công đoạn quét và hốt rác, bụi bẩn sau đó mới tiến hành lau: Lau sàn = Quét rác + Lau

1.2 Lau sàn bằng thiết bị đẩy tay

Lau sàn bằng thiết bị đẩy tay này được tích hợp công đoạn quét và lau sàn vào trong cùng một sản phẩm thuận tiện hơn cho người sử dụng

1.3 Lau sàn bằng các loại rô-bốt thông minh

“Rô-bốt làm sạch nhà” với kiểu dáng sang trọng và thân thiện tự động lau sạch sàn nhà trên mọi bề mặt chất liệu như: sàn gỗ, gạch men sơn, thảm… theo chương trình đã cài đặt sẵn, với tính năng vượt trội kết hợp giữa việc hút bụi bẩn và lau sạch những bụi bẩn trên sàn nhà Rô-bốt có thể hút và lau sạch những bụi bẩn trên sàn nhà Rô-bốt có thể hút và lau tới 99,8% diện tích sàn nhà

Tự động tránh những vật cản, hoạt động được trong gầm ghế, gầm giường và những chỗ ngóc ngách khác và những góc sâu nhất trong căn nhà

Hình 1 Rô-bốt chỉ lau sàn thuần túy

Hình 2 Rô-bốt kết hợp hút bụi trước khi lau sàn

Trang 27

Hình 3 Rô-bốt kết hợp quét rác trước khi lau

1.4 Rô-bốt lau sàn điều khiển bằng tay UD04.1

Rô-bốt lau sàn điều khiển bằng tay UD04.1 l là rô-bốt lau sàn được tích hợp các công đoạn của các rô-bốt trên gồm ba công đoạn thực hiện sau:

Lau sàn = Quét rác + Hút bụi + Lau

Từ qui trình lau sàn như trên đã làm cơ sở cho việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo rô-bốt lau sàn điều khiển bằng tay UD04.1

Hình 4 Hình thực tế của rô-bốt lau sàn điều khiển bằng tay UD04.1

Trang 28

2 Động học của rô-bốt

2.1 Sơ đồ nguyên lý hoạt động

Hình 6 Sơ đồ động của rô-bốt lau sàn

1 Quạt hút bụi; 2 Vòi hút bụi; 3 Động cơ DC điều khiển hệ thống lái; 4 Động cơ DC điều khiển nâng hạ đầu; 5 Bánh xe tự lựa; 6 Cản trước; 7 Hệ thống truyền động nâng hạ đầu;

8 Vít me nâng hạ đầu; 9 Bơm nước; 10 Bình chứa dung dịch lau sàn; 11 Chổi lau sàn;

12 Động cơ truyền chuyển động cho rô-bốt; 13 Chổi quét rác; 14 Cơ cấu truyền động lái;

15 Động cơ chổi lau

Trang 29

2.2 Nguyên lý hoạt động

Rô-bốt lau sàn điều khiển bằng tay UD04.1 hoạt động theo hai chế độ: Chế độ điều khiển bằng tay và chế độ tự động với quĩ đạo không xác định

2.2.1 Chế độ hoạt động bằng tay (điều khiển từ xa)

Hình 7 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của rô-bốt lau sàn ở chế độ điều khiển bằng tay

Nguồn cung cấp cho rô-bốt là nguồn ắc qui DC-12V Qui trình lau sàn của rô-bốt được thực hiện theo 3 bước: Quét rác, Hút bụi và Lau sàn

Trước tiên ta bật nguồn cung cấp cho rô-bốt sau đó bật quạt hút (1) (ON nếu cần hút và OFF nếu không hút) cho quạt hút hoạt động sau đó bật chổi lau sàn (11) chổi lau hoạt động, bơm nước (9) có thể sử dụng (ON) hoặc không sử dụng (OFF) nếu khăn lau còn ẩm ướt Tiếp theo ta

ấn nút nguồn cung cấp cho động cơ truyền chuyển động (12) làm cho rô-bốt chuyển động có thể tới hoặc lùi, trong quá trình chuyển động của rô-bốt làm cho Chổi quét rác (13) quay theo quét toàn bộ rác vào buồng chứa rác, vòi hút bụi (2) hút bụi vào trong buồng chứa bụi Rô-bốt hoạt động nhờ vào sự điều khiển của chúng ta thông qua hệ thống lái trái/phải (14)

2.2.2 Chế độ hoạt động tự động với quĩ đạo không xác định

Bật nguồn cung cấp cho rô-bốt sau đó ấn nút nâng đầu (4) sao cho hai bánh trước của rô-bốt được nâng lên so với mặt sàn, bật quạt hút (1) (ON nếu cần hút và OFF nếu không hút) cho quạt hút hoạt động sau đó bật chổi lau sàn (11) chổi lau hoạt động, bơm nước (9) có thể sử dụng (ON) hoặc không sử dụng (OFF) nếu khăn lau còn ướt Tiếp theo ta ấn nút nguồn cung cấp cho động cơ truyền chuyển động (12) làm cho rô-bốt chuyển động có thể tới hoặc lùi, trong quá trình chuyển động của rô-bốt làm cho Chổi quét rác (13) quay theo quét toàn bộ rác vào buồng chứa rác, bộ phận hút bụi (2) hút bụi vào trong buồng chứa bụi Rô-bốt di chuyển tự động cho đến khi gặp vật cản thì tự động chuyển hướng nhờ vào bánh xe tự lựa (5) và cứ thế thực hiện việc lau sàn

Bơm nước (9) (ON/OFF)

Hút bụi (11) ON/OFF

Trang 30

Hình 8 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của rô-bốt lau sàn ở chế độ tự động với quĩ đạo không xác định

3 Kết luận

Qua thời gian cứu nghiên thiết kế, chế tạo rô-bốt lau sàn với hai chế độ hoạt động: điều khiển bằng tay và hoạt động tự động với quĩ đạo không xác định đạt được những kết quả nhất định sau:

- Cho ra đời một sản phẩm đảm nhận 3 chức năng: quét rác, hút bụi và lau sàn

- Độ linh hoạt cao, dễ sử dụng, tiết kiệm được sức lao động

- Do sản phẩm bao gồm ba chức năng nên rô-bốt lau sàn sạch hơn nhiều so với các thiết bị lau sàn bằng các dụng cụ cầm tay

- Qua quá trình lau sàn thực tế của rô-bốt độ lau sạch đạt được (đối với bụi bẩn thông thường) gần như tuyệt đối (đánh giá bằng cảm quan, thủ công)

Từ những kết quả đạt được trên có thể ứng dụng rộng rãi rô-bốt vào thực tế tại các nhà chờ nhà ga, sân ga, các sảnh, hành lang, siêu thị… giúp giảm thiểu sức lao động của con người

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Đắp, Trần Xuân Tuỳ (1998), Điều khiển tự động trong các lĩnh vực cơ khí T.1, Nxb

Giáo dục, Hà Nội

[2] Nguyễn Trọng Hùng (2002), Chi tiết cơ cấu chính xác, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

[3] Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm (1998), Thiết kế chi tiết máy, Nxb Giáo dục, Hà Nội

Hút bụi (11) ON/OFF

ON

Trang 31

[5] Franz Holzweibig, Hans Dresig (2002), Giáo trình động lực học máy, Nxb Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội

[6] https://vi.wikipedia.org/wiki/Robot

[7] http://acquy247.vn/chi-tiet-tin/cong-thuc-tinh-thoi-gian-su-dung-dien-tu-ac-quy.html

Trang 32

THIẾT BỊ ED-WDM: THÀNH PHẦN VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN SỢI QUANG WDM TRONG GIẢNG DẠY CÁC BÀI THÍ NGHIỆM

ED-WDM PACKAGES: COMPONENTS AND WDM OPTICAL FIBER COMMUNICATION SYSTEM IN TEACHING LABORATORIES

Nguyễn Vũ Anh Quang

Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn, Khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông;

quangnva@viethanit.edu.vn

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ giới thiệu thiết bị giảng dạy được thiết kế cho các bài thí nghiệm ghép kênh theo bước sóng (WDM) Các bài thí nghiệm được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên lý thuyết nền tảng trước khi bắt đầu thực hiện các thí nghiệm để minh chứng các đặc tính và hoạt động của hệ thống WDM Ngoài ra, hệ thống các bài thí nghiệm được thiết kế theo dạng mô-đun cho phép sinh viên có thể phát triển từ những nguyên tắc cơ bản của hệ thống thông tin sợi quang đến các khái niệm của hệ thống thông tin sợi quang WDM

Từ khóa: Thông tin sợi quang, ghép kênh theo bước sóng (WDM), ED-WDM

Abstract

In this research, we introduce a teaching package designed for experiments of wavelength division multiplexing (WDM) in fiber optics The experiments designed here provide students with the background theory before embarking on a series of practical experiments to demonstrate the operation and characterization of WDM components and systems In addition, the packages are designed in a modular format to allow students to develop from the fundamentals of fiber optical components through to the concepts of WDM system

Keywords: Optical fiber communication, wavelength division multiplexing (WDM),

ED-WDM

1 Giới thiệu

Hệ thống thông tin sợi quang đã được chứng minh là một trong những lĩnh vực ứng dụng quan trọng, nó đã thúc đẩy sự tăng trưởng toàn cầu nhất là ngành công nghiệp quang học hơn hai mươi năm qua Do đó, việc giảng dạy về các nguyên lý của hệ thống thông tin sợi quang đã tích hợp vào nhiều khóa học Tuy nhiên, để củng cố các nguyên lý cơ bản và các vấn đề kỹ thuật quan trọng, chúng ta cần phải xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm nhằm phát triển kỹ năng thực tiễn

Trang 33

của họ Điều quan trọng là sinh viên nắm bắt được kinh nghiệm thực tế và phương thức hoạt động của hệ thống này và đặc tính các thành phần quang học trong hệ thống Trong nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu thiết bị thí nghiệm thông tin sợi quang của Công ty OptoSci Ltd liên kết Trường Đại học Strathclyde và Heriot-Watt thông qua [1] Đây là tài liệu tác giả tham khảo xuyên suốt nội dung của nghiên cứu Các bài thí nghiệm dựa trên thiết bị ED-WDM đã được sử dụng trong các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm đào tạo trên phạm vi toàn thế giới Phạm vi của các bài thí nghiệm bao gồm các chủ đề từ cơ bản đến quá trình phân tích mạng cũng như các đặc tính của bộ khuếch đại được triển khai trong mạng quang WDM

Trong những năm 1990, sự ra đời của hệ thống thông tin sợi quang ghép kênh phân chia bước sóng WDM được xem như là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp truyền dẫn quang nó cho phép tăng tốc độ dữ liệu truyền qua sợi quang Ngoài ra, nó cũng thúc đẩy sự thương mại hóa các thành phần, thiết bị mới để đáp ứng yêu cầu của hệ thống như thiết bị ghép kênh, giải ghép kênh và định tuyến quang OptoSci đã thiết kế dòng sản phẩm ED-WDM cùng với các thiết bị đi kèm nhằm cung cấp cho cho sinh viên kiến thức thực tiễn về phương thức hoạt động, các thành phần được sử dụng trong trong hệ thống WDM và các kỹ thuật đo lường dùng để thiết lập các thông số kỹ thuật của các thành phần trong hệ thống

2 Thiết bị ED-WDM

2.1 Phần cứng

ED-WDM được thiết kế theo dạng mô-đun sử dụng tiêu chuẩn công nghiệp hệ thống rack 19 inch bao gồm 2 thành phần: thành phần quang và thành phần điện ED-WDM cho phép xây dựng hệ thống thông tin sợi quang từ cơ bản đến nâng cao

Hình 1 Thiết bị ED-WDM

Thành phần quang bao gồm các phần tử thụ động như các bộ ghép, WDM, bộ cách tử, chấn

tử Bragg, Ngoài ra, còn có các thành phần cho phép kết nối với bên ngoài và giữa các module theo yêu cầu của qui trình thí nghiệm Các thành phần điện tử gồm các laser, photodiode và bộ điều khiển cho bộ tản nhiệt TEC (Thermo-Electric-Cooler) cùng với một bộ suy hao quang và bộ ghép Những giao tiếp này giúp các thiết bị đo thực hiện các thao tác trên các thành phần của hệ thống WDM Ngoài ra, nó cũng được trang bị một giao diện USB cho phép máy tính điều khiển

Trang 34

và giám sát thiết bị thông qua phần mềm điều khiển và hiển thị chuyên dùng được cung cấp kèm theo

Module đo quang - chứa hai bộ đo công suất quang sử dụng photodiode InGaAs với kết nối

SC Module được hiệu chuẩn công suất theo đơn vị dBm tại bước sóng 1550nm để hiển thị công suất tối đa là 3dBm

Module Photodiode - chứa 2 máy thu quang băng rộng 100MHz sử dụng kết nối SC gắn diode tách sóng quang InGaAs Các khuyến cáo công suất đỉnh để tránh sự biến dạng tín hiệu

là -8dBm Các giá trị suy hao cố định được cung cấp để cho phép thay đổi công suất thu khi

có yêu cầu Các đầu ra của các diode tách sóng quang được đưa ra từ bảng điều khiển có gắn đầu nối BNC

Module điều khiển cho TEC, đây chính là trình điều khiển cho TEC có thể được kết nối thông qua bảng điều khiển phía trước Một màn hình LCD hiển thị nhiệt độ thiết lập và nhiệt độ

thực tế Các nút ON/OFF có thể sử dụng để tái khởi tạo TEC trong trường hợp lỗi

2.2 Phần mềm

Các phần mềm được cung cấp với ED-WDM có ba phần:

LVI (Voltage and current) Plotter - vẽ đặc tính của các nguồn laser bằng cách tự động quét các dòng điều khiển trong phạm vi hoạt động của chúng và các kết quả từ thiết bị đo công suất λ-Scan - để thực hiện quét tự động bước sóng băng hẹp (~ 2nm) của laser DFB, có thể được

sử dụng kết hợp với các thiết bị đo công suất cho đặc tính quang phổ của các thành phần của hệ thống ghép kênh theo bước sóng mật độ cao DWDM (Dense Wavelength Division Multiplexing) Dispersion_Test - cho các phép đo chiều dài sợi và tán sắc

Trang 35

Bộ thí nghiệm này cung cấp cho sinh viên lý thuyết và khả năng thực tế để nghiên cứu những vấn đề cơ bản về phương thức hoạt động của thành phần quang học và đặc tính của chúng

Bộ thí nghiệm này bao gồm một laser DFB, hai bộ đo công suất quang InGaAs, và các thành phần quang tiêu chuẩn khác trong hệ thống WDM cơ bản Các thành phần cho việc phân tích các đặc tính bao gồm bộ ghép quang, mối hàn, các bộ xen rẽ OADM (Optical Add-Drop Multiplexer) hoạt động tại bước sóng của laser DFB, bộ cách ly và chấn tử Bragg

Để đạt được những mục tiêu trên, sinh viên thực hiện các nhiệm vụ sau: đo đặc tính ánh sáng, điện áp và dòng LVI của laser DFB với nhiệt độ hoạt động; đo suy do chèn, phản xạ của các thành phần như bộ ghép, bộ cách ly; xác định các đáp ứng băng hẹp của các thành phần quang

2.3.1 Đặc tính của các thành phần

Từ lý thuyết trình bày cho sinh viên, sinh viên họ cần nắm được kiến thức nền tảng và hoạt động của từng thành phần trong bộ thí nghiệm Quá trình bài thí nghiệm thực hiện khảo sát các đặc tính, các thông số vật lý chính đã được đề cập trong phần lý thuyết Mỗi bài thí nghiệm được thiết kế để khảo sát toàn diện các đặc tính các thành phần trong thiết bị, ngoài ra nó cho phép người hướng dẫn tùy chọn các thành phần quang để sinh viên nghiên cứu

Sau đây là một thí nghiệm khảo sát bộ ghép nối quang bao gồm các bước sau:

Trong đó: P1: công suất ngõ vào Port 1; P2, P3, P4: công suất ngõ ra Port 2, 3, 4 tương ứng;

P5: công suất phản hồi ở Port 1

B Thiết lập thí nghiệm

Hình 2 Thiết lập hệ thống có sử dụng bộ ghép

SC/APC PORT1

SC/APC PORT2

SC/APC PORT4 SC/APC PORT3

Trang 36

C Kết nối trên thiết bị

Kết nối trực tiếp nguồn laser 1.550nm đến bộ đo công suất quang sử dụng dây nhảy FC/APC - SC/APC và đo công suất vào ở cổng 1 của bộ ghép Kết nối cổng 1 đến bộ ghép và tiến hành đo công suất ra ở cổng 2, 3, 4 được kết nối đến các máy đo công suất thông qua dây nhảy SC/APC

D Phân tích kết quả thu được và đánh giá kết quả hoạt động của thành phần được khảo sát

Kết quả thu được sau quá trình phân tích được trình bày trong Bảng 2

Bảng 2 Bảng các thông số đo được

Kết luận: Từ những kết quả thu được chúng ta có thể kết luận rằng bộ ghép nối quang có tỷ lệ

ghép nối gần bằng 20% tại bước sóng 1.550nm Khi ngõ vào là cổng 2 của bộ ghép thì công suất ra cổng 3 có công suất bằng 20% tổng công suất ra

Ngoài ra, khi tiến hành khảo sát các thành phần khác như ghép nối quang, bộ cách ly, chấn

tử Bragg chúng ta cũng tiến hành các bước tương tự

2.3.2 Đo tự động

Phần mềm λ-scan được cung cấp kèm theo thiết bị dùng để kiểm tra quang phổ của các thành phần ghép kênh theo bước sóng kể cả hệ thống DWDM Các thiết lập thể hiện trong Hình 3 cho phép thực hiện đo tự động sử dụng phần mềm λ-scan

Trang 37

Hình 3 Thiết lập thí nghiệm đo phổ của bộ OADM

Hình 4 Phổ của OADM (a) từ λ–scan (b) Dữ liệu xử lý 2.3.3 Đồ thị LVI của laser DFB

Hình 5 Đặc tính laser DFB (a) Phần mềm LVI plotter và (b) Đồ thị P-I (công suất - dòng điện) với các nhiệt độ hoạt động khác nhau

Trang 38

Đồ thị LVI của laser DFB là một trong những phần quan trọng nhất của hệ thống WDM, sinh viên cần phải tiến hành khảo sát phương thức hoạt động của laser DFB Những đặc tính của laser DFB có thể quan sát được thông qua phần mềm LVI plotter và kết quả chúng ta có thể quan

sát được như trong Hình 5 khi nhiệt độ hoạt động thay đổi

3 Kết luận

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã giới thiệu thiết bị thí nghiệm ED-WDM và phương pháp thực thi các bài thí nghiệm điển hình cho việc khảo sát hệ thống thông tin sợi quang WDM Thông qua các bài thí nghiệm cho phép sinh viên không chỉ kiểm tra đặc tính các thành phần trong hệ thống thông tin sợi quang mà còn chúng tôi còn chú trọng các vấn đề thực tiễn khi áp dụng các thành phần này trong thực tế Như vậy khi hoàn thành các bài thí nghiệm mà thiết bị ED-WDM cung cấp, sinh viên đã có được một nền tảng kiến thức vững chắc về phương thức hoạt động và các vấn đề chính trong hệ thống thông tin sợi quang WDM Ngoài ra, thiết bị này còn cung cấp cho người hướng dẫn những tùy biến cho phép người hướng dẫn xây dựng hệ thống với các chủ đề nâng cao tùy thuộc vào nhu cầu và trình độ của sinh viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] W.Johnstone (2013), “WDM components & systems”, Literature folder

Trang 39

KHOA HỌC GIÁO DỤC, KINH TẾ - XÃ HỘI

Trang 40

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO

CHẤT LƯỢNG THEO BỘ TIÊU CHÍ KIỂM ĐỊNH

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

SOLUTIONS TO IMPROVE QUALITY ASSURANCE ACTIVITIES BASED ON THE QUALITY ACCREDITATION CRITERIA OF

VOCATIONAL EDUCATION

Lê Viết Trương, Phan Thị Quỳnh Thy

Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn, Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng;

{truonglv, thyptq}@viethanit.edu.vn

Tóm tắt

Qua việc tự đánh giá hoạt động đảm bảo chất lượng theo Bộ Tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp tại Trường, chúng tôi nhận thấy nhiều hoạt động còn thiếu sót mà một cơ sở giáo dục nghề nghiệp (CSGDNN) yêu cầu phải có Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động đảm bảo chất lượng theo Bộ Tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Từ khóa: Tiêu chí, Đảm bảo chất lượng, Kiểm định chất lượng, Giáo dục nghề nghiệp

Abstract

By self-assessment of our quality assurance activities based on the quality accreditation criteria of vocational education in our college, we find that many of the activities that a vocational education institution requires In this research, we propose solutions to improve quality assurance activities based on the quality accreditation criteria of vocational education

Keywords: Criteria, Quality assurance, Quality accreditation, Vocational education

1 Giới thiệu

Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) là bắt buộc mà các trường cao đẳng đang theo đuổi trên con đường hội nhập quốc tế Chúng ta cần xác định “Chất lượng là sự đạt được các mục tiêu đề ra” và để đảm bảo được điều này, các trường cao đẳng cần phải xây dựng cơ chế thường xuyên tự đánh giá cơ sở giáo dục nghề nghiệp (CSGDNN) và chương trình đào tạo (CTĐT) thông qua Bộ Tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Ngày đăng: 14/03/2019, 14:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Abdullah F. (2006), “Measuring Service Quality in Higher Education: Three Instruments Compared”, International Journal of Research Method in Education, Vol. 29, pp. 71-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Measuring Service Quality in Higher Education: Three Instruments Compared”
Tác giả: Abdullah F
Năm: 2006
[2] Gerbing. D.W., &amp; Aderson. J. C., (1998), Structural equation modeling in practice: A review and recommended two - step approach, Psychological Bulletin (1988). Vol. 103, No.3, 411-423 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Structural equation modeling in practice: A review and recommended two - step approach
Tác giả: Gerbing. D.W., &amp; Aderson. J. C., (1998), Structural equation modeling in practice: A review and recommended two - step approach, Psychological Bulletin
Năm: 1988
[3] Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J, &amp; Anderson, R.E. (2006), Multivariate Data Analysis (7ed), Prentice Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Multivariate Data Analysis (7ed)
Tác giả: Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J, &amp; Anderson, R.E
Năm: 2006
[4] Đinh Thùy Trâm (2015), “Các yếu tố tác động đến truyền miệng của sinh viên trong ngữ cảnh giáo dục Cao đẳng ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 6, tr. 92-99, năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các yếu tố tác động đến truyền miệng của sinh viên trong ngữ cảnh giáo dục Cao đẳng ở Việt Nam”
Tác giả: Đinh Thùy Trâm
Năm: 2015
[5] Hoàng Thị Phương Thảo và Hoàng Trọng (2006), “Giá trị dịch vụ và chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học nhìn từ góc độ sinh viên trường Đại học Kinh tế”, Đề tài nghiên cứu cấp trường, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giá trị dịch vụ và chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học nhìn từ góc độ sinh viên trường Đại học Kinh tế”
Tác giả: Hoàng Thị Phương Thảo và Hoàng Trọng
Năm: 2006
[6] Hoàng Thị Phương Thảo, Nguyễn Kim Thảo (2012), “Xây dựng hình ảnh trường đại học dựa trên chất lượng dịch vụ: Trường hợp Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 260, tr. 47-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xây dựng hình ảnh trường đại học dựa trên chất lượng dịch vụ: Trường hợp Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh”
Tác giả: Hoàng Thị Phương Thảo, Nguyễn Kim Thảo
Năm: 2012
[7] Nguyễn Thị Hằng Nga (2014), “Chất lượng dịch vụ giáo dục trường đại học Bạc Liêu nhìn từ góc độ sinh viên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chất lượng dịch vụ giáo dục trường đại học Bạc Liêu nhìn từ góc độ sinh viên
Tác giả: Nguyễn Thị Hằng Nga
Năm: 2014
[8] Phạm Thị Thu Hòa (2013), “Ảnh hưởng của các nhân tố chất lượng dịch vụ đại học đến sự truyền miệng của sinh viên”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ảnh hưởng của các nhân tố chất lượng dịch vụ đại học đến sự truyền miệng của sinh viên”
Tác giả: Phạm Thị Thu Hòa
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w