ĐẶT VẤN ĐỀ Đỏ da toàn thân là bệnh đỏ da bong vảy trong đó diện tích đỏ da chiếm trên 90% diện tích cơ thể. Trên nền da đỏ có vảy da, da dày, thâm nhiễm, phù nề với mức độ khác nhau tùy vị trí cơ thể và tình trạng bệnh lý. Bệnh thường khởi phát từ từ và tiến triển mạn tính. Trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng. Căn nguyên gây bệnh đỏ da toàn thân rất phức tạp [22]. Dựa theo tuổi mắc bệnh và căn nguyên gây bệnh, người ta thường phân đỏ da toàn thân thành 2 nhóm: đỏ da toàn thân ở trẻ sơ sinh và nhóm đỏ da toàn thân ở người lớn. Ở trẻ sơ sinh có thể thứ phát (bệnh nhiễm trùng, nhiễm nấm) hoặc có thể là những bệnh bẩm sinh (bệnh vảy cá bẩm sinh…). Đỏ da toàn thân người lớn chia thành 2 dưới nhóm thứ phát và nguyên phát (hay Đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên) [74]. Đỏ da toàn thân thứ phát có thể do nhiễm trùng, nhiễm độc, sau các bệnh da hoặc là biểu hiện của bệnh toàn thân như bệnh máu ác tính. Theo Fitzpatrick trong số bệnh nhân bị bệnh đỏ da toàn thân bong vảy, thì đỏ da toàn thân do bệnh vảy nến chiếm 23%, do viêm da cơ địa chiếm 20%, do dị ứng thuốc chiếm 15%, u lympho T hay hội chứng Sézary chiếm 5%, đỏ da toàn thân nguyên phát hay đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên chiếm tỷ lệ khoảng 20% [25]. Những trường hợp đỏ đỏ da toàn thân không tìm được nguyên nhân thường được xếp vào nhóm bệnh đỏ da toàn thân nguyên phát. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả [49], [69], [70], sau một thời gian làm các xét nghiệm và theo dõi đã tìm thấy nguyên nhân ở một số trường hợp tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp không tìm được căn nguyên. Cho đến hiện nay, yếu tố tham gia vào quá trình phát sinh và phát triển của đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên vẫn chưa được làm sáng tỏ. Do đó, kết quả điều trị bệnh còn nhiều hạn chế. Do tính chất phức tạp của quá trình phát sinh, phát triển cũng như về nguyên nhân gây bệnh, vấn đề quan trọng đặt ra cho các thầy thuốc là cần đánh giá được mức độ nặng nhẹ của bệnh đỏ da toàn thân và xác định được nguyên nhân. Điều đó giúp cho các bác sĩ lâm sàng có những chỉ định đúng đắn trong điều trị, tiên lượng và theo dõi diễn biến của bệnh. Ở Việt Nam cũng có một số báo cáo về bệnh đỏ da toàn thân [5], [6], [8], [9], nhưng chưa có một tài liệu nào tổng kết và nghiên cứu một cách hệ thống về bệnh đỏ da toàn thân nguyên phát chưa rõ căn nguyên…Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát một số tình hình bệnh đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên tại Viện Da liễu Quốc gia từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009. 2. Mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH THÙY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH ĐỎ DA TOÀN THÂN CHƯA RÕ CĂN NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HÀ NỘI, 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH THÙY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH ĐỎ DA TOÀN THÂN CHƯA RÕ CĂN NGUYÊN Chuyên ngành: Da liễu Mã số : 60.72.35 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: Ts. Trần Văn Tiến HÀ NỘI, 2009 Lời cảm ơn! Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, ñến nay tôi ñã hoàn thành luận văn tốt nghiệp và kết thúc chương trình ñào tạo cao hoc. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - PGS.TS. Trần Hậu Khang– thầy ñã dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập và ñã ñóng góp cho tôi những ý kiến quí báu ñể hoàn thành tốt luận văn. - PGS.TS. Phạm Văn Hiển – thầy ñã tận tâm dạy dỗ, ñóng góp nhiều ý kiến quí báu và dìu dắt tôi từng bước trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. - PGS.TS. Trần Lan Anh – cô ñã dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập và ñóng góp cho tôi những ý kiến quí báu ñể hoàn thành tốt luận văn này. - TS. Trần Văn Tiến - thầy ñã dạy dỗ, dìu dắt tôi và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện ñề tài. - TS. Nguyễn Hữu Sáu, TS Phan Quang Đoàn, TS. Trần Mẫn Chu –các thầy cô ñã dạy dỗ và cho nhiều ý kiến ñóng góp ñể hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn: - Đảng uỷ, Ban giám hiệu, khoa sau ñại học, Bộ môn Da liễu Trường ñại học Y Hà nội ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường và Bộ môn. - Đảng uỷ, Ban giám ñốc Viện Da liễu Quốc Gia, các cán bộ nhân viên Viện Da liễu Quốc Gia ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi vô cùng biết ơn chồng, hai con và toàn thể người thân trong gia ñình ñã luôn cổ vũ, ñộng viên và là chỗ dựa vững chắc cho tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu ñể ñạt ñược kết quả ngày hôm nay. Nguyễn Thị Thanh Thùy LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam kết ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác” Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thùy Những chữ viết tắt BN Bệnh nhân CD4 Dấu ấn biệt hóa của lymphoT hỗ trợ (Th). CD8 Dấu ấn biệt hóa của lymphoT ức chế ĐDTT Đỏ da toàn thân ĐDTTCRCN Đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên FcεRI Fcε receptor I: Thụ thể có ái tính cao với IgE FcεRII Fcε receptor II: Thụ thể có ái tính thấp với IgE HC Hội chứng HIV Human immunodeficiency virus ICAM-1 Intercellular adhesion molecule-1 -: Phân tử kết dính gian bào – 1 IFN-γ Interferon-γ IgE Immunoglobulin E IL(1,2,4,5,6,10,12) Interleukin (1,2,4,5,6,10,12) LDH lactat dehydrogenase MF Mycosis fungoides PCR Polymerase chain reaction T H1,2 Tế bào lympho T hỗ trợ 1,2 TB Tế bào TNF-α,β Tumor necrosis factor-α,β VCAM-1 Vascular adhesion molecule-1: Phân tử kết dính thành mạch DRESS: Drug Rash with Eosinophilia and Systemic Symtoms 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đỏ da toàn thân là bệnh đỏ da bong vảy trong đó diện tích đỏ da chiếm trên 90% diện tích cơ thể. Trên nền da đỏ có vảy da, da dày, thâm nhiễm, phù nề với mức độ khác nhau tùy vị trí cơ thể và tình trạng bệnh lý. Bệnh thường khởi phát từ từ và tiến triển mạn tính. Trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng. Căn nguyên gây bệnh đỏ da toàn thân rất phức tạp [22]. Dựa theo tuổi mắc bệnh và căn nguyên gây bệnh, người ta thường phân đỏ da toàn thân thành 2 nhóm: đỏ da toàn thân ở trẻ sơ sinh và nhóm đỏ da toàn thân ở người lớn. Ở trẻ sơ sinh có thể thứ phát (bệnh nhiễm trùng, nhiễm nấm) hoặc có thể là những bệnh bẩm sinh (bệnh vảy cá bẩm sinh…). Đỏ da toàn thân người lớn chia thành 2 dưới nhóm thứ phát và nguyên phát (hay Đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên) [74]. Đỏ da toàn thân thứ phát có thể do nhiễm trùng, nhiễm độc, sau các bệnh da hoặc là biểu hiện của bệnh toàn thân như bệnh máu ác tính. Theo Fitzpatrick trong số bệnh nhân bị bệnh đỏ da toàn thân bong vảy, thì đỏ da toàn thân do bệnh vảy nến chiếm 23%, do viêm da cơ địa chiếm 20%, do dị ứng thuốc chiếm 15%, u lympho T hay hội chứng Sézary chiếm 5%, đỏ da toàn thân nguyên phát hay đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên chiếm tỷ lệ khoảng 20% [25]. Những trường hợp đỏ đỏ da toàn thân không tìm được nguyên nhân thường được xếp vào nhóm bệnh đỏ da toàn thân nguyên phát. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả [49], [69], [70], sau một thời gian làm các xét nghiệm và theo dõi đã tìm thấy nguyên nhân ở một số trường hợp tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp không tìm được căn nguyên. Cho đến hiện nay, yếu tố tham gia vào quá trình phát sinh và phát triển của đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên vẫn chưa được làm sáng tỏ. Do đó, kết quả điều trị bệnh còn nhiều hạn chế. 2 Do tính chất phức tạp của quá trình phát sinh, phát triển cũng như về nguyên nhân gây bệnh, vấn đề quan trọng đặt ra cho các thầy thuốc là cần đánh giá được mức độ nặng nhẹ của bệnh đỏ da toàn thân và xác định được nguyên nhân. Điều đó giúp cho các bác sĩ lâm sàng có những chỉ định đúng đắn trong điều trị, tiên lượng và theo dõi diễn biến của bệnh. Ở Việt Nam cũng có một số báo cáo về bệnh đỏ da toàn thân [5], [6], [8], [9], nhưng chưa có một tài liệu nào tổng kết và nghiên cứu một cách hệ thống về bệnh đỏ da toàn thân nguyên phát chưa rõ căn nguyên…Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát một số tình hình bệnh đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên tại Viện Da liễu Quốc gia từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009. 2. Mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thuật ngữ và định nghĩa 1.1.1. Các thuật ngữ Bệnh đỏ da toàn thân (ĐDTT) được Willan mô tả lần đầu tiên. Ông gọi chung những bệnh ĐDTT bong vảy là bệnh vảy phấn đỏ (Pityriasis rubra). Các tác giả Bateman và Devergie cũng có những mô tả tương tự [1], [73]. Năm 1862, F. Hebra, tác giả người Áo đã mô tả những đặc điểm của một thể ĐDTT là bong vảy phấn, tiến triển chậm, tiên lượng xấu, ông sử dụng riêng thuật ngữ “bệnh vảy phấn đỏ” để gọi bệnh này. Về sau (1876) tác giả đã đưa ra những chứng cứ chứng minh nguyên nhân gây bệnh này là do lao [73]. Năm 1867, Wiks và E.Wilson người Anh đã mô tả một hình thái ĐDTT kèm với bong vảy lá, tiến triển nhanh và tiên lượng tốt. Các tác giả đặt tên bệnh này là bệnh viêm da tróc vảy (Dermatitis exfoliative) [73]. Năm 1882, Brocq đã phân biệt rõ hai bệnh vảy phấn đỏ và bệnh viêm da tróc vảy [73]. Dựa vào triệu chứng, tiến triển và căn nguyên gây đỏ da toàn thân, sau này các tác giả đã lần lượt tách bệnh ĐDTT ra thành các bệnh khác nhau: Năm 1889, Hallopeau và Besnier tách riêng bệnh ĐDTT do bệnh u sùi dạng nấm (Erythrodermic mycosis fungoides) [73]. Tác giả Elsenberg (1887) và Riehl (1892) tách riêng bệnh ĐDTT do bệnh bạch cầu (Erythrodermies leucemiques) [73]. Năm 1917, Gougerot tách ra bệnh ĐDTT do nhiễm trùng (Erythrodermies microbiennes) [73]. Năm 1919, Milian tách bệnh ĐDTT do nhiễm độc arsenic (Erythrodermies arsenicales) và một số bệnh ĐDTT nhiễm độc khác. Năm 1929, 4 ông tiếp tục tách riêng bệnh đỏ da toàn thân, phù, mụn nước do liên cầu, sau này người ta gọi là bệnh ĐDTT nguyên phát do liên cầu (Erythrodermies primitives à streptocoques) [1]. Theo y văn thì không thấy tác giả nào mô tả bệnh ĐDTT do liên cầu có biểu hiện lâm sàng là ĐDTT bong vảy khô, tiến triển chậm. Cụm từ viêm da liên cầu thì được sử dụng để gọi những bệnh như chốc, viêm quầng, viêm tấy lan toả… Ngày nay, các tác giả xếp các bệnh ĐDTT vào nhóm bệnh viêm da tróc vảy (Exfoliative dermatitis). Các công trình nghiên cứu cho thấy bệnh ĐDTT thường xảy ra thứ phát sau các bệnh ngoài da, bệnh hệ thống, bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, bệnh ác tính và các bệnh bẩm sinh. Nhưng có từ 10% đến 46% bệnh ĐDTT người ta không tìm thấy căn nguyên [13], [69], [72]. Những trường hợp này người ta gọi là bệnh đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên (ĐDTTCRCN) hoặc bệnh ĐDTT tự phát (Idiopathic erythroderma) hoặc hội chứng người da đỏ (Red man syndrome) hoặc bệnh viêm da tróc vảy tự phát (Idiopathic exfoliative dermatitis) [25], [69], [73]. Đặc điểm chung của nhóm bệnh này là tiến triển mạn tính, kéo dài nhiều năm, xen kẽ những đợt bùng phát là giai đoạn ổn định, ít khi khỏi hoàn toàn. 1.1.2. Định nghĩa - ĐDTT là bệnh đỏ da bong vảy, thương tổn da đỏ chiếm trên 90% diện tích cơ thể [12]. - ĐDTTCRCN là những trường hợp bệnh ĐDTT bong vảy sau khi đã khai thác kỹ tiền sử, khám lâm sàng và làm xét nghiệm không tìm thấy nguyên nhân [51]. 1.2. Bệnh đỏ da toàn thân 1.2.1. Tình hình bệnh đỏ da toàn thân Bệnh ĐDTT gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều ở trên 40 tuổi. Tuổi mắc bệnh thường liên quan với căn nguyên gây bệnh. Bệnh gặp ở cả hai giới, tỷ lệ 5 nam gấp 2 đến 4 lần nữ [43], theo Thestrup tỷ lệ nam gấp 6,6 lần nữ [63]. Bệnh phân bố ở tất cả các chủng tộc và các khu vực. Theo Fitzpatrick tỷ lệ bệnh ĐDTT chiếm từ 0,9 đến 71/100000 bệnh nhân điều trị nội trú [69] . Theo Sehgal và Srivastava, ở Ấn Độ tỷ lệ này là 35/100000 dân [54], ở Hà Lan 0,9/100000 dân số bị bệnh ĐDTT [58]. Trên 50% bệnh nhân (BN) bị hội chứng ĐDTT bong vảy có tiền sử bị bệnh ngoài da như vảy nến, viêm da cơ địa, dị ứng thuốc và u lympho T da [24], [69]. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh ĐDTT, nhưng cũng có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân. Tỷ lệ những trường hợp ĐDTTCRCN được xác định tùy theo từng tác giả. Theo Fitzpatrick tỷ lệ này là khoảng 20% (7-33%) [69], Akhyani (7,2%) [14], Kullavanijaya (8%) [27], Vasconcellos (29,2%) [68], Durieux (11,9%) [75], Pal và Haroon (14,6%) [44]. Tiên lượng bệnh ĐDTT thất thường, những trường hợp nặng có thể gây tử vong. Tỷ lệ tử vong của bệnh ĐDTT phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Sigurdsson nghiên cứu 102 trường hợp bệnh nhân ĐDTT thấy tỷ lệ tử vong chiếm 43% [56]. Trong số bệnh nhân tử vong chỉ 18% trường hợp là thấy được căn nguyên gây tử vong có liên quan đến bệnh ĐDTT , còn 74% tử vong không tìm thấy nguyên nhân liên quan với bệnh ĐDTT. - Các nghiên cứu + Từ 1/1962 đến 3/1985, Vasconcellos đã nghiên cứu 247 trường hợp ĐDTT để tìm hiểu căn nguyên gây bệnh. Trong số này, tác giả thấy có 29,2% trường hợp không tìm được căn nguyên [68]. + Từ 1977 đến 1994, Sigurdsson theo dõi 28 trường hợp ĐDTTCRCN thấy có một số tiến triển thành bệnh máu ác tính như mycosis fungoides, hội chứng Sézary [57]. + Năm 1988, Thestrup-Pedersen nghiên cứu 38 trường hợp ĐDTTCRCN trong 15 năm. Các tác giả thấy rằng bệnh này chủ yếu xảy ra đàn ông lớn tuổi và hàm lượng IgE trong máu rất cao chiếm tỷ lệ 69% [63]. [...]... nghiên cứu Cỡ mẫu nghiên cứu là mẫu thuận tiện, chọn toàn bộ bệnh nhân ĐDTT không rõ căn nguyên đến khám tại Viện Da liễu Quốc gia trong thời gian nghiên cứu 25 2.2.3 Các bước tiến hành 2.2.3.1 Nghiên cứu tình hình bệnh đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên - Hỏi bệnh để thu thập thông tin: + Tuổi, giới, nghề nghiệp, địa dư + Các bệnh kèm theo, mùa phát bệnh, số lần phát bệnh 2.2.3.2 Nghiên cứu các đặc. .. thương tổn da, máu 13 1.3 Đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên 1.3.1 Đặc điểm lâm sàng Bệnh ĐDTTCRCN thường xảy ra từ từ, lúc đầu thương tổn đỏ da bong vảy khư trú ở những vùng nhất định sau 1 thời gian dài mới phát triển thành đỏ da toàn thân Cách phát bệnh này cũng có những nét chung với những trường hợp ĐDTT sau các bệnh: Vảy nến, viêm da cơ địa hay u lympho T [25], [49] - Thương tổn da + Da đỏ là biểu... theo dõi thì xuất hiện như bệnh về máu ác tính [42], [49] Có quan điểm cho rằng một trong những căn nguyên gây ĐDTT là do liên cầu [73] Tuy nhiên, người ta không tìm thấy các bằng chứng của liên cầu trên những bệnh nhân này Cho nên ngày nay bệnh được xếp vào nhóm chưa rõ căn nguyên 1.2.3 Đặc điểm lâm sàng một số bệnh đỏ da toàn thân 1.2.3.1 Đỏ da toàn thân do dị ứng thuốc Bệnh thường khởi phát nhanh... nhận thấy hình ảnh mô bệnh học của bệnh ĐDTTCRCN thường là viêm da không đặc hiệu Tác giả khuyến cáo cần phải sinh thiết nhiều lần, nhiều vị trí, phải phối hợp với lâm sàng thì mới có thể chẩn đoán được căn nguyên gây bệnh + Một công trình nghiên cứu khác của Vũ Hồng Thái nghiên cứu 131 trường hợp ĐDTT tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét đỏ da toàn thân là bệnh da nặng, có nhiều biến... tin cá nhân của bệnh nhân được giữ kín - Nghiên cứu này được thông qua Hội đồng đạo đức và được phép của Viện Da liễu Quốc gia 2.8 Hạn chế của đề tài - Thời gian nghiên cứu ngắn nên không theo dõi, đánh giá được tiến triển cuối cùng của bệnh nhân ĐDTTCRCN 30 Chương 3 KẾT QUẢ 3.1 Một số tình hình bệnh đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên Từ 10/2008 đến 7/2009, chúng tôi thu thập được 57 bệnh nhân ĐDTTCRCN... chứng Thường xảy ra sau một số bệnh da thường gặp như vảy nến, viêm da cơ địa [9] + Công trình của Huỳnh Huy Hoàng nghiên cứu 96 trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú cũng tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy điều trị bệnh ĐDTT cần phải dựa vào căn nguyên và điều chỉnh các rối loạn sinh học để phòng tránh các biến chứng [5] 1.2.2 Phân loại bệnh đỏ da toàn thân: - Trước đây người ta chia... hiện nguyên nhân gây bệnh 23 Hình 2: Sơ đồ chẩn đoán phân biệt bệnh ĐDTT ở người lớn (theo Wolfram S [70]) 24 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Là 57 bệnh nhân ĐDTT điều trị nội trú tại Viện Da liễu Quốc gia từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009 - Tiêu chuẩn chẩn đoán: + Đỏ da > 90% diện tích cơ thể + Chưa rõ căn nguyên - Tiêu chuẩn lựa chọn: + Bệnh nhân đỏ da toàn. .. 121 bệnh nhân ĐDTT nằm điều trị tại Viện Da liễu quốc gia được thể hiện theo bảng sau: 3.1.1 Tỷ lệ bệnh đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên Bảng 3.1: Tỷ lệ bệnh ĐDTTCRCN so với số bệnh nhân điều trị nội trú Loại bệnh Số BN Tỷ lệ % ĐDTTCRCN 57 4,1 ĐDTT khác 64 4,7 1249 91,2 Bệnh da khác Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú 1370 8,8 91,2 100 Nhận xét bảng 3.1: - Tỷ lệ bệnh nhân ĐDTT trên tổng số các bệnh. .. năng thận Thời kỳ lui bệnh, thường bắt đầu từ sau ngày thứ 10 trở đi Nếu được điều trị tốt, bệnh nhân hết sốt, da bớt đỏ và trở nên sẫm màu, ngứa tăng lên so với thời kỳ toàn phát, bong vảy giảm dần và da dần dần trở về bình thường Xét nghiệm để tìm nguyên nhân và theo dõi tiến triển của bệnh - Hình ảnh mô bệnh học của ĐDTT do dị ứng thuốc là viêm da không đặc hiệu với các đặc điểm: Thượng bì một số... đỏ da toàn thân + Tuổi từ ≥15 + Không phân biệt giới + Không phải các trường hợp ĐDTT do thuốc, do sau những bệnh da đã có, do bệnh máu ác tính + Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu - Tiêu chuẩn loại trừ: + Bệnh nhân không đồng ý tham gia + Các bệnh nhân ĐDTT đã tìm thấy nguyên nhân + Bệnh nhân ĐDTT trẻ em (< 15 tuổi) 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu mô tả . đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên . Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát một số tình hình bệnh đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên. thân nguyên phát hay đỏ da toàn thân chưa rõ căn nguyên chiếm tỷ lệ khoảng 20% [25]. Những trường hợp đỏ đỏ da toàn thân không tìm được nguyên nhân thường được xếp vào nhóm bệnh đỏ da toàn thân. VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH THÙY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH ĐỎ DA TOÀN THÂN CHƯA RÕ CĂN NGUYÊN Chuyên ngành: Da