Da là hàng rào bảo vệ, chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Ở bệnh nhân đỏ da toàn thân, vai trò hàng rào bảo vệ của da bị tổn hại kết hợp với ngứa làm bệnh nhân gây ra các thương tổn thứ phát tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus).
Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ĐDTT có nhiễm tụ cầu vàng trên da. Một số trường hợp bệnh nhân ĐDTTCRCN tử vong được xác định là do nhiễm tụ cầu vào máu. Người ta cho rằng các độc tố gây phá huỷ hồng cầu của tụ cầu cũng làm tăng đỏ da [18], [43].
Chúng tôi tiến hành nuôi cấy tìm vi khuẩn ở 57 bệnh nhân thì thấy có 25 mẫu có tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây bệnh mọc chiếm tỷ lệ 43,9%. Có 1 bệnh nhân cấy máu dương tính với tụ cầu vàng gây bệnh. Kết quả này của chúng tôi thấp hơn so với một số bệnh nhân ĐDTT do căn nguyên khác như ĐDTT trong hội chứng Sézary, viêm da cơ địa 64%. Cao hơn bệnh nhân mycosis fungoides không có ĐDTT 26%, vảy nến 21% [62]. Tất cả các mẫu nuôi cấy chúng tôi không tìm thấy một trường hợp nào có liên cầu khuẩn mọc. Bảng 3.26 không thấy có mối liên quan giữa tăng số lượng bạch cầu trong máu với nhiễm tụ cầu vàng tại tổn thương da .
Trên da của một số người bình thường cũng có tụ cầu vàng trên da, tỷ lệ chỉ khoảng 5-10% [66]. Vậy tụ cầu vàng có vai trò gì trong cơ chế bệnh sinh đỏ da toàn thân. Trong một nghiên cứu của Madalene và cộng sự thấy tụ cầu vàng sinh ra các siêu kháng nguyên, mà bản chất của nó là các protein A. Các siêu kháng nguyên này sẽ kích thích tăng nhanh số lượng tế bào lympho, chuyển dạng tế bào lympho T gốc trở thành tế bào Th. Các tế bào này sẽ phối hợp với các tế bào nội mô của trung bì, kích thích tăng sinh mao mạch gây nên hiện tượng đỏ da toàn thân. Mặt khác khi tế bào Th bị kích hoạt chúng sẽ biệt hoá thành Th1 hoặc Th2. Các tế bào này sẽ sản xuất ra các cytokin như: IL4, IL5,
IL10, TNF, INFγ. Trong đó IL4 có vai trò kích hoạt tế bào lympho B và IL5 kích hoạt tế bào ái toan để sản xuất ra IgE gây phản ứng viêm [29], [39].
S.aureus Siêu kháng nguyên Tế bào lympho T Interlekin4 Tế bào lympho B Đỏ da Giãn mao mạch Các chất trung gian gây viêm Tế bào Mast Ig E
Sơđồ 2: Vai trò của siêu kháng nguyên tụ cầu vàng trong ĐDTT