1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công tác quản lý trong giáo dục đại học

57 496 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 226 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU Trong bất cứ một cấp học nào thì công tác quản lý cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt là đối với giáo dục Đại học. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam đã và đang đứng trước rất nhiều cơ hội thách thức, trong đó nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao đang là yêu cầu và đòi hỏi bức thiết nhất. Xây dựng hệ thống giáo dục đại học hiện đại để thực sự là đòn bẩy của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội đât nước là một nhiệm vụ quan trọng. Các trường Đại học chính là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Muốn vậy chúng ta phải xây dựng các trường Đại học có uy tín chất lượng, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Để làm được điều đó thì công tác quản lý trong các trường đại học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Đại học trong các trường Đại học. Các trường Đại học cần có chiến lựơc quản lý trường mình cho tốt. Trong các trường Đại học hoạt động quản lý bao gồm các hoạt động quản lý trên tất cả các lĩnh vực như: Quản lý đào tạo, quản lý đội ngũ, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất thiết bị, quản lý sinh viên……….Thế nhưng hiện nay thực trạng của công tác quản lý trong trường đại học hiện nay còn tồn tại rất nhiều bất cập, quản lý chung chung chưa có tính đột phá, đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng và còn yếu về chất lượng, quản lý còn mang dựa trên kinh nghiệm là chính, Trong khi quy mô đào tạo ở tất cả các bậc học và hệ đào tạo 1 tăng nhanh thì các điều kiện cơ bản để bảo đảm chất lượng đào tạo không theo kịp; đội ngũ CB, GV còn thiếu và yếu; cơ sở vật chất, trang thiết bị kém; suất đầu tư/sinh viên/một năm học thấp; chất lượng tuyển sinh đầu vào không cao và bị buông lỏng; nội dung, phương pháp đào tạo và công tác quản lý giáo dục Đại học chậm đổi mới vì vậy, chất lượng đào tạo đại trà của sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa hội nhập quốc tế. Nguyên nhân của tát cả các tình trạng trên một phần là do công tác quản lý trong các trường đại học chưa thực sự có hiệu quả, điều này làm cho chất lượng đào tạo còn thấp. vậy chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng trên? Biện pháp tốt nhất là nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý trong trường Đại học. Thông qua các hoạt đông quản lý mà việc thực hiện mục tiêu đào tạo, các chủ trương chính sách giáo dục đào tạo của quốc gia, mới được thực tiễn triể khai có hiệu quả. Để có thể nâng cao biện pháp quản lý của các trường đại học nhóm chúng em sẽ đi ssau tìm hiểu nội dung của công tác quản lý của trường đại học, nắm bát thực trạng của công tác quản lý, từ đó đề xuất các biện pháp để công tác quản lý của trường Đại học được tốt hơn. Trong quá trình tìm hiểu và xem xét vấn đề chắc chắn chúng em sẽ không thể tránh được những thiếu sót và con nhiều hạn chế nhất định, kính mong được sự đóng góp ý kiến của thầy để nội dung bài làm của chúng em đueocj tốt hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cám ơn thầy. 2 B. NỘI DUNG I)TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Theo điều lệ trường đại học) Nhiệm vụ của trường đại học: 1. Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bo vệ Tổ quốc. 2. Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật. 3. Giữ gìn và phát triển những di sản và bản sắc văn hoá dân tộc. 4. Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ cán bộ giảng viên của trường. 5. Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới. 6. Tuyển sinh và quản lý người học. 3 7. Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục. 8. Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội. 9. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. 10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Quyền hạn và trách nhiệm của trường đại học : Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Điều lệ này về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự. Cụ thể là: 1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường đại học của nhà nước; 2. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề nhà trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của nhà nước, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 4 3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục; hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; 4. Đăng ký tham gia tuyển chọn và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; sử dụng có hiệu qu kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; ký kết, thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ góp phần xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước; 5. Được bo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bo vệ lợi ích của nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của nhà trường; 6. Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tải sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, chi cho các hoạt động giáo dục và bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường; 5 7. Được nhà nước giao đất; được thuê đất, vay vốn; được miễn, giảm thuế theo quy định của nhà nước; 8. Tổ chức bộ máy nhà trường; thành lập và giải thể các tổ chức khoa học và công nghệ, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp của trường theo quy định của nhà nước; 9. Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ và hoạt động tài chính; 10. Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan chủ quản và các cơ quan cấp trên về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành Các loại hình trường và loại trường đại học : Các loại hình trường đại học bao gồm: công lập, bán công, dân lập và tư thục, được quy định tại Điều 13 Nghị định số 43/2000/ NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục (dưới đây gọi tắt là Nghị định 43). 2. Các loại trường đại học bao gồm: đại học, trường đại học và học viện, được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 43. 3. Đại học Quốc gia được quy định tại Nghị định số 07/2001/NĐ- CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ về Đại học Quốc gia. 4. Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đào tạo nhân lực và quy hoạch mạng lưới các trường đại học trong từng 6 thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các trường đại học trọng điểm của nhà nước. Cơ cấu tổ chức của trường đại học: 1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm: a) Hội đồng trường đối với các trường công lập hoặc hội đồng quản trị đối với các trường bán công, dân lập và tư thục (sau đây gọi chung là các trường ngoài công lập); b) Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đối với trường đại học, Giám đốc và các Phó Giám đốc đối với học viện (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng); c) Hội đồng khoa học và đào tạo; d) Các phòng chức năng; đ) Các khoa và bộ môn trực thuộc trường; e) Các bộ môn thuộc khoa. Một số trường đại học chuyên ngành có thể chỉ có các khoa hoặc bộ môn trực thuộc trường; g) Các tổ chức khoa học và công nghệ như viện, trung tâm, các cơ sở phục vụ đào tạo, khoa học và công nghệ; h) Các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp; i) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; k) Các đoàn thể và tổ chức xã hội. 7 2. Cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia được quy định tại Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 1 tháng 2 năm 2001 của Chính phủ về Đại học Quốc gia. 3. Cơ cấu tổ chức của các đại học được quy định trong quy chế về tổ chức và hoạt động của các đại học. 4. Cơ cấu tổ chức cụ thể của trường đại học được quy định trong quy chế về tổ chức và hoạt động của trường. II) CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1. Quản Lý đào tạo: 1.1 Quản lý mục tiêu đào tạo: Sứ mệnh mục tiêu của trường đại học phải được xác định rõ ràng phù hợp với chức năng nhiệm vụ và với nguồn lực để đáp ứng yêu cầu nhân lực của địa phương của đất nước, một chương trình đào tạo khi thực hiện chúng thì phải kiểm soát chất lượng bằng cách xem chương trình đó có đạt mục tiêu đưa ra ban đầu hay không. Mục tiêu giáo dục phải được định kì xem xét đánh giá về mức độ phù hợp với tình hình thực tiễn, để kịp thời bổ sung và điều chỉnh 1.2 Quản lý nội dung chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dưng trên cơ sở khung của bộ giáo dục đào tạo ban hành phù hợp với sứ mệnh, chức năng nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời gắn với nhu cầu học tập, nhu cầu nguồn lực của thị trường lao động. Chương trình đào tạo phải được định kì bổ sung điều chỉnh dựa trên việc tham khảo chuẩn 8 quốc tế, các ý kiến phản hồi từ nhà tuyển dụng, người tốt nghiệp, các tổ chức khác, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, quản lý nội dung chương trình chính là quản lý xem việc thực hiện có đúng chương trình không, và quản lý cả kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo. 1.3 Quản lý kế hoạch : - Quản lý kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo bao gồm quản lý kế hoạch giảng dạy môn học/học phần, quản lý kế hoạch của cả học kỳ, cả năm học và toàn khóa học. Các kế hoạch đó có được thực hiện một cách đầy đủ và trôi chảy, những khó khăn vướng mắc đều được đều được giải quyết hợp lý không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Kế hoạch dạy học được coi là văn bản quan trọng ban hành cùng với chương trình giáo dục. Để quản lý kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo nhà trường có thể tiến hành kiểm tra sinh viên và giáo viên trong trường theo các phương pháp sau: + Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên: Dự giờ: có lựa chọn, theo đề tài, song song Xem xét kiểm tra các tài liệu khác nhau: sổ sách, kế hoạch cá nhân(giáo án, kế hoạch chương trình, lịch trình giảng dạy ) Đàm thoại với giảng viên về thực hiện chương trình kế hoạch, và phương pháp thực hiện 9 - Quản lý kế hoạch bài giảng (kế hoạch dạy/ học): Mỗi giảng viên khi lên lớp giảng dạy ở mỗi bài học của môn học/ học phần đều phải có kế hoạch bài giảng. Kế hoạch bài giảng là văn bản pháp lý đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên. Kế hoạch bài giảng là thường xuyên được cập nhật thông tin mới và sinh động. + Chương trình của trường của bộ môn có phù hợp với mục tiêu học tập và giảng dạy hay không? + Chương trình cung cấp cho sinh viên những kỹ năng cơ bản nào + Kỹ năng viết các bài tập lớn, giải quyết vấn đề, phân tích tổng hợp, tư duy sáng tạo + Các môn học có tiêu chí rõ ràng không? Có kế hoạch bài giảng chi tiết mô tả phương pháp giảng dạy, tài liệ cần đọc, tự đánh giá và quy trình đánh giá và sinh viên có biết được điều đó không? • Phân công phân cấp trong quản lý chương trình đào tạo: + Bộ giáo dục và Đào tạo quản lý chương trình khung: nếu các trường trực thuộc các Bộ khác như Bộ Y tế(trường cao đẳng y, đại học y ), Bộ Giao thông vận tải (trường đại học giao thông vận tải) thì các Bộ đó chịu trách nhiệm quản lý chương trình khung của trường thuộc trách nhiệm quản lý. + Trường và các khoa quản lý chương trình giáo dục và chương trình môn học/học phần 10 [...]... định 14 quản lý văn bằng, chứng chỉ giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học do Bộ Giáo Dục Và Đào tạo ban hành, và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt trước khi in Trường đại học tổ chức công nhận, cấp chứng chỉ, cấp văn bằng tốt nghiệp cho những người được trường đào tạo khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường đại học chịu... sinh viên hệ đại học mà trường đại học còn quản lý tất cả sinh viên ở các trình độ khác mà trường đào tạo như: trình độ cao đẳng hay hệ sau Đại học ngoài ra cũng cần quan tâm đến công tác quản lý sinh iên trong các trường Đại học đào tạo theo quy chế tín chỉ Việc quản lý sinh viên phải tuân thủ theo các văn bản pháp quy về quản lý sinh viên đại học cao đẳng ví dụ như: “ điều lệ trường đại học , quy chế... trường đại học đã được quy định trong điều lệ trường đại học Trong những trường đại học thì công tác nghiên cứu khoa học chịu sự quản lý, giám sát của hiệu trưởng (có sự tham gia quản lý trưc tiếp của phòng đào tạo( nhiều trường gọi là phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học) để tham mưu giúp việc cho hiệu trưởng quản lý tốt công tác nghiên cứu khoa học xây dựng phong trào nghiên cứu khoa học rộng rãi trong. .. việc phê duyêt, vì vậy mà các đề tài nghiên cứu khoa học trong các truường đại học hiện nay còn rất ít, công tác xây dựng phong trào nghiên cứu khoa học và quản lý công tác nay chưa thực sự được chú trọng 7 Quản lý hành chính: Công tác Quản lý hành chính trong các trường đại học hiện nay được giao cho phòng hành chính tổng hợp chịu trách nhiệm quản lý, tham mưu cho Ban Giám hiệu về chiến lược, quy hoạch... trường quản lý đội ngũ giáo viên về số lượng thông qua: Quản lý hồ sơ của giáo viên khi giaó viên vào công tác tại trường, tính toán số lớp trong trường theo định mức sinh viên/lớp từ đó tính ra số giáo viên cần có, quản lý sự thay đổi của giáo viên với những giáo viên nghỉ hưu, đi công tác hay học tập ở nước ngoài + Quản lý đội ngũ giáo viên về chất lượng thông qua việc điều tra trình độ giáo viên,... Khoa và bộ môn quản lý chương trình môn học/ học phần, kế hoạch bài giảng 1.4 Quản lý chất lượng đào tạo: - Quản lý sinh viên và xem xét năng lực của sinh viên: + Quản lý quá trình thi tuyển đầu vào + Quản lý quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên trong quá trình học tập + Quản lý quá trình thực hành, thực địa của sinh viên + Quản lý đầu ra, thi kiểm tra, hết môn, tốt nghiệp - Quản lý về đội ngũ... khoa học, phát triển công nghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấp bộ 4 Xét duyệt, quản lý và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấp trường 5 Xây dựng, tổ chức, quản lý các nguồn thông tin khoa học và công nghệ và các dịch vụ khoa học và công nghệ Trong các trường đại học để giúp việc cho hiệu trưởng quản lý. .. S5: Đưa giáo viên vào tư thế sẵn sang, làm hết mình thực hiện các quy tắc sư phạm theo sứ mệnh của nhà trường 3 Quản lý sinh viên và công tác tuyển sinh: ● Công tác quản lý sinh viên trong các trường Đại học là một trong những nhiệm vụ quản lý quan trọng làm tốt công tác này sẽ giúp nhà trường tăng cường chất lượng đào tạo và góp phần ổn định tình hình chính trị của nhà trường không chỉ quản lý sinh... nhà trường Trong điều lệ trường đại học hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý những nội dung sau trong công tác quản lý nghiên cứu khoa học: 1 Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của trường báo cáo các cơ quan có thẩm quyền 2 Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấp nhà nước 29 3 Tham gia quản lý và tổ chức... văn bằng chứng chỉ phù hợp với từng bậc học, cấp học, trình độ đào tạo 2 Quản lý đội ngũ Đội ngũ trong trường đại học bao gồm: đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ nhân viên của nhà trường Đây là đội ngũ đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của quá trình đào tạo trong trường đại học + Quản lý đội ngũ giáo viên: Cần quan tâm 3 vấn đề chủ yếu đó là: quản lý giáo viên đủ về số lượng , mạnh về chất . điều đó thì công tác quản lý trong các trường đại học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Đại học trong các trường Đại học. Các trường Đại học cần có. định 14 quản lý văn bằng, chứng chỉ giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học do Bộ Giáo Dục Và Đào tạo ban hành, và phải được Bộ Giáo dục và Đào. lựơc quản lý trường mình cho tốt. Trong các trường Đại học hoạt động quản lý bao gồm các hoạt động quản lý trên tất cả các lĩnh vực như: Quản lý đào tạo, quản lý đội ngũ, quản lý tài chính, quản

Ngày đăng: 14/01/2015, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w