THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Một phần của tài liệu Công tác quản lý trong giáo dục đại học (Trang 48)

♦ Mặt mạnh công tác quản lý của trường đại học trong những năm qua

Sau 23 năm đổi mới và 9 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, hệ thống giáo dục đại học đã phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo; bước đầu điều chỉnh cơ cấu hệ thống, cải tiến chương trình, quy trình đào tạo; nguồn lực xã hội được huy động nhiều hơn và đạt được nhiều kết quả tích cực; chất lượng đào tạo ở một số ngành, một số lĩnh vực từng bước được cải thiện.

- Hệ thống giáo dục đại học đã cung cấp nguồn lao động chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về giáo dục đại học đã được hoàn thiện đáng kể, đã có nhiều mô hình các trường đại học, cao đẳng quản lý tốt, đào tạo chất lượng ngày càng cao, trình độ quản lý của các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng được nâng lên một bước.

Tuy nhiên bên cạnh đó công tác quản lý trong các trường đại học cũng bộ lộ nhiều hạn chế.

Những điểm còn tồn tại trong công tác quản lý của các trường đại học:.

Về khách quan( sự quản lý của nhà nước à của Bộ đối với cá trường):

+ Phương pháp quản lý nhà nước đối với các trường đại học, một mặt còn tập trung, chưa có quy chế phối hợp với các bộ, ngành, chưa phân cấp cho chính quyền địa phương, chưa tạo đủ điều kiện để các cơ sở đào tạo Đại học thực hiện quyền và trách nhiệm tự chủ, mặt khác không đủ khả năng đánh giá thực chất hoạt động và sự chấp hành luật pháp của tất cả các trường đại học, cao đẳng, không có khả năng đánh giá chất lượng giáo dục của toàn bộ hệ thống. Công tác quản lý ở các trường chưa phát huy được trách nhiệm và sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và sinh viên.

Về chủ quan( phía nhà trường):

+Chưa mạnh dạn chuyển chế độ biên chế sang chế độ hợp đồng có thời hạn đối với nhà giáo tại các trường công lập theo quy định của Chính phủ; chưa thực hiện cơ chế Hiệu trưởng quyết định trả lương cho giảng viên phù hợp với hiệu quả đóng góp của giảng viên; công tác đánh giá cán bộ hàng năm ở các trường còn nặng về hình thức, nể nang, kém thực chất; chưa thực hiện việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.

+Vẫn còn khoảng 60% cán bộ quản lý giáo dục nói chung chưa qua các lớp bồi dưỡng đào tạo tại các trường các khoa quản lý giáo dục.

+ Ngay trong số cán bộ dã qua đào tạo trường lớp thì ẫn còn lung túng khi quản lý các tình huống quản lý, kĩ năng kế hoạch chỉ đạo kiểm tra của họ chưa bắt kịp ới yêu cầu của thời đại.

+ Trình độ tin học ngoại ngữ của cán bộ quản lý cac trường Đại học con yếu kém. Đội nguc cán bộ quản lý tại các trường Đại học còn chưa có tầm nhìn chiến lược , chưa năng động

+Về cơ chế tài chính: Cơ chế tài chính của giáo dục, trong đó có

học phí chậm được đổi mới, bất hợp lý kéo dài, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát triển quy mô gắn với yêu cầu chất lượng ngày một cao hơn; hệ thống thang bảng lương còn mang tính bình quân, do đó chưa khuyến khích được sự năng động, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; định mức chi phí cho đào tạo giữa các ngành, nghề còn mang tính bình quân, không sát thực tiễn; cơ chế giao ngân sách cho các cơ sở giáo dục còn bất hợp lý, không kiểm soát được trên diện rộng chất lượng đầu tư từ ngân sách; chưa thực hiện công khai tài chính, công khai nguồn lực, thiếu giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, của các Bộ chủ quản các trường và giám sát của xã hội; việc thu hút đầu tư từ các nguồn lực xã hội cho giáo dục đại học (kể cả các trường công lập) còn hạn chế.

+Trong khi quy mô đào tạo ở tất cả các bậc học và hệ đào tạo tăng nhanh thì các điều kiện cơ bản để bảo đảm chất lượng đào tạo; đội ngũ Cán Bộ, GiáoViên còn thiếu và yếu; cơ sở vật chất, trang thiết bị kém; suất đầu tư/sinh viên/một năm học thấp; chất lượng tuyển sinh đầu vào không cao và bị buông lỏng; nội dung, phương pháp đào tạo và công tác quản lý Giáo dục Đại Học chậm đổi mới... vì vậy, chất lượng đào tạo đại trà của sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa , hội nhập quốc tế.

+ Việc đánh giá kết quả lãnh đạo và quản lý của đội ngũ hiệu trưởng đại học, cao đẳng cũng chưa được thực hiện. Đây là một thiếu sót về quản lý cần sửa trong thời gian tới để thúc đẩy toàn hệ thống phát triển.

+ Công tác quản lý ở một số trường còn lỏng lẻo, bộc lộ rõ yếu kém dẫn đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội. Bên cạnh đó đội ngũ giảng viên vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng, vai trò quản lý của lãnh đạo các

trường đại học, cao đẳng không đạt yêu cầu dẫn đến tăng lượng mà chất thì vẫn đứng yên tại chỗ.

+ Để việc nâng cao chất lượng đào tạo được thường xuyên, thiết thực thì các trường Đại Học, Cao Đẳng phải vừa có quyền tự chủ cao, vừa có nghĩa vụ chịu trách nhiệm rõ ràng trước xã hội và Nhà nước. Việc tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm chỉ có thể làm được khi Chính

phủ và Bộ Gíao Dục – Đào Tạo ban hành đầy đủ các quy chế, quy định chung liên quan đến các mặt hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên các quy định, quy chế này chưa đầy đủ nên việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở còn hạn chế. Các quy định về tài chính chậm đổi mới, còn nhiều bất hợp lý, hạn chế sự năng động, sáng tạo của nhà trường.

+ Chế độ thù lao đãi ngộ chưa xứng tầm, kỷ luật chưa nghiêm khắc, đánh giá không thực tế thiếu công bằng, dựa vào các báo cáo thành tích thiếu tính trung thực… vì vậy không kích thích, phát huy và chưa tận dụng hết năng lực của đội ngũ giáo viên, giảng viên đôi khi còn bị hiện tượng “chảy máu chất xám”. Các hệ thống nhân sự đại học đều mù mờ và việc bổ nhiệm thường dựa trên những tiêu chuẩn phi học thuật như thâm niên, lý lịch gia đình và chính trị, và các mối quan hệ cá nhân.

+ Năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo một số trường, trong đó có vai trò và trách nhiệm của hiệu trưởng, còn yếu, bộc lộ nhiều hạn chế”

IV)ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG ĐẠI

HỌC

Chỉ có đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đại học (GDĐH) cả ở Bộ GD&ĐT cũng như tại từng trường thì mới có thể nâng cao được chất lượng giáo dục. vì vậy chúng em xin đề xuất một số biện pháp sau cho công tác của các trườngđại học được tốt hơn:

+Thực hiện phân cấp trong quản lý giáo dục, làm rõ trách nhiệm của chính phủ các bộ ngành và các trường, phân định rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý và trách nhiệm của các phòng ban trong trường đại học huy động các nguồn lực tổ chức thực hiện quy hoạch mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục của các trường đại học.

+Đổi mới công tác quản lý, lấy chất lượng làm trung trọng tâm, quản lý giáo dục đại học không thể theo mô hình cũ vì sẽ không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa đảm bảo chất lượng và gia tăng số lượng sinh viên.vì vậy cần thực hiện đổi mới công tác quản lý của các trường đại học.

+Tăng cường quyền tự chủ cho các trường đại học trong việc được tự quyết định chương trình và nội dung đào tạo trên có sở chuẩn kiến thức, kĩ năng và chương trình khung do Bộ Gíao Dục và Đào Tạo ban hành.

+Rà soát sử đổi các quy định về đầu tư quản lý nhân sự đát đai tài chính,vv…nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giáo dục đại học. ban hành chính sách mới về học phí học bổng, và giao quyền sử dụng đất ,và thu hập chính dáng của các nhà đầu tư cho các trường đại học.

+ Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra giáo dục tập trung vào thanh tra chuyên môn, khắc phục những thiếu sót và sơ hở bệnh thành tích trong khâu đánh giá, thi cử.

+ Rà soát sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục , xây dựng lực lượng chủ chốt tận tâm thạo việc có năng lực diều hành. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ này.tăng cường nền nếp kỉ cương khắc phục những hiện tượng tượng tiêu cực trong giáo dục đại học.

+ Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng bao gồm xây dựng tiêu chuẩn cụ thể chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, triển khai công tác Quy hoạch cán bộ lãnh đạo trường

+ Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo; đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp.

+ Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, như phần mềm quản lý sinh viên, phần mềm quản lý thư viện………

+Chỉ đạo thật tốt lộ trình xây dựng và phát triển Giáo dục Đại Học theo từng giai đoạn, phân cấp quản lý một cách hợp lí và hướng đến việc đào tạo, giảng dạy theo hướng mở...

+Kiện toàn bộ máy thanh tra giáo dục các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, thanh tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động "Hai không" với 4 nội dung của năm học 2007- 2008.

+Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” đối

với các quy trình giải quyết công việc, tin học hóa các hoạt động quản lý.

+Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý giáo dục với quốc tế, đặc biệt với các nước trong khu vực.

+Xây dựng cơ chế để cụ thể hóa và điều chỉnh việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục sinh iên đại học

C – KẾT LUẬN

Cán sự đảng Bộ GD-ĐT đã ban hành Nghị quyết về đổi mới quản lý giáo dục đại học (GD ĐH) giai đoạn 2010-2012, trong đó "phát huy cao độ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát bên trong của các trường, trên cơ sở các quy định của Nhà nước..." được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đổi mới quản lí.

Công tác quản lí trong trường đại học có rất nhiều mảng quản lí,

trong mỗi một trường công tác quản lí lại được thực hiện với mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng trường. Tuy nhiên hiện nay công tác quản lí trong các trường đại học còn có nhiều mặt còn tồn tại và cần có cách khắc phục hiệu quả về tất cả các mặt đặc biệt đó là sự đổi mới mạnh mẽ của bộ máy lãnh đạo và chương trình giáo dục đại học. Việt nam đã ra nhập WHO do vậy việc đổi mới trong giáo dục đại học vô cùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho đất nước và bắt kịp được trình độ của thế giới. Hiện nay chủ trương của Đảng và nhà nước là đổi mới công tác quản lí đây chính là vấn đề cốt lõi tạo nên chất lượng giáo dục đại học. Đối với các trường đại học việc đổi mới công tác quản lí là một nhiệm vụ mới các trường phải thực hiện, tuy nhiên có thành công hay không là dựa vào cách làm của mỗi trường, lối suy nghĩ của cán bộ lãnh đạo nhà trường. Muốn làm tốt công tác quản lí trong nhà trường trước hết phải hiểu về các mặt còn tồn tại trong trường mình từ đó có những

biện pháp phù hợp. Đặc biệt Bộ phải tăng cường quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các trường Đại học trong phạm vi điều chỉnh của luật, như vậy họ mới có thể phát huy hết nội lực bản thân, tự tìm cho mình một lối đi để duy trì sự tồn tại của nhà trường.

Đổi mới giáo dục đại học là một vấn đề phức tạp, nhiều nan giải do vậy cần có sự phối hợp của nhà trường, các cấp ban nghành và địa phương để có được hiệu quả tốt nhất do vậy cần có sự kết hợp của nhà trường, các cấp cácban ngành địa phương để có được hiệu quả cao nhất, đổi mới gfiaos dục đại học phải bắt đầu từ khâu then chót nhất là quản lý. Có quản lý tốt các trường đại học và các trường đại học có quản lý tốt mình thì hiệu quả giáo dục mới được nâng lên. Vì vậy cần quản lý tốt các nội dung quản lý trường Đại học, nắm bắt được thực trạng thực hiện dồng bộ các giải pháp để xây dựng trường đại học uy tín chất lượng và hiệu quả đáp ứng các yêu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý trong giáo dục đại học (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w