Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
542,45 KB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ Đã từ lâu, TKX nói chung, đặc biệt là tật cận thị ở trẻ em tuổi học đường nói riêng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về nhiều mặt như sau : tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng, những yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của TKX (độ cong và lực khuất triết của giác mạc và thể thuỷ tinh, chiều dài trục nhãn cầu, độ rắn chắc củng mạc, yếu tố di truyền và gia đình trong TKX, tình trạng điều tiết quá mức kéo dài, các yếu tố vệ sinh lớp học, kích thước bàn ghế…). Trong những năm gần đây, với sự phát triển của kinh tế xã hội, cơ cấu bệnh tật và mù loà đã dần thay đổi, có xu hướng chuyển dịch từ các căn bệnh gõy mự do nhiễm khuẩn và thiếu dinh dưỡng sang các bệnh không lây truyền (Glocom, bệnh võng mạc tiểu đường, thoỏi hoỏ hoàng điểm tuổi già…) và đặc biệt là tật khúc xạ ngày càng ra tăng. Những người mắc TKX cũn phải chịu đựng gánh nặng về tõm lý và tài chính, vì phải đeo kính suốt đời, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nghề nghiệp và các hoạt động xã hội. Hơn nữa, mắc TKX nặng có nguy cơ có biến chứng làm tổn hại thị giác vĩnh viễn như: thoỏi hoá hoàng điểm, bong võng mạc, glụcụm, và đục thể thuỷ tinh[1-6]. Tật khúc xạ lại có xu hướng xảy ra ở giai đoạn sớm của cuộc đời so với các bệnh gõy mù loà phổ biến khác như bệnh đục thuỷ tinh thể, và bệnh glôcôm… Việt Nam trong những năm gần đây tỉ lệ TKX cũng có chiều hướng gia tăng. Theo điều tra của Viện mắt Trung ương năm 1964 tỉ lệ cận thị là 4,2%, đến năm 1974 tỉ lệ cận thị đã tăng lên 10,38%. Một số điều tra gần đây cũng cho thấy tỉ lệ cận thị tăng nhanh như điều tra của Trung tâm Mắt TP Hồ Chí Minh năm 1994 tỉ lệ cận thị ở học sinh cấp I là 1,57%, cấp II là 4,75%, cấp III là 10,34% đến năm 2005 theo điều tra của Hoàng Thị Lũy và cộng sự cũng tại 1 TP Hồ Chí Minh thì tỉ lệ cận thị đã tăng lên ở đầu cấp I là 4,3%, cấp II là 28,7% đến cấp III là 35,4%. Cận thị ở học sinh nội thành cao hơn 3 lần so với học sinh ngoại thành và nông thôn ( theo điều tra của Bệnh viện mắt Hà Nội: tỉ lệ cận thị ở nội thành là 23,9%, ngoại thành là 7,0%. Hiện nay chương trình học của trẻ em ngày càng nặng nề, cường độ chiếu sáng lớp học không đảm bảo tiêu chuẩn, cùng với việc sử dụng máy tính, chơi trò chơi điện tử và xem ti vi ngày càng nhiều, giải trí của trẻ em sau giờ học chủ yếu cũng dùng mắt nhìn gần sẽ là những điều kiện thuận lợi làm cho tỉ lệ mắc TKX ngày một tăng nhanh. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về độ tiến triển của TKX nghiên cứu của Pọrssimen O và cộng sự cho thấy mức độ cận thị tăng lên trung bình hàng năm ở trẻ em Phần Lan là - 0,57D, ở trẻ em Mỹ khoảng 0,3-0,5D một năm theo Goss DA và Cox VD và ở Nhật khoảng 0,5-0,8D một năm [13], [16], [19]. Ở nước ta, TKX cũng đang là một vấn đề sức khỏe thời sự được xã hội đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều điều tra, nghiên cứu về TKX như điều tra tỉ lệ cận thị ở các lứa tuổi, các cấp học, yếu tố liên quan đến phát sinh và phát triển của TKX. Nghiên cứu các phương pháp đo khúc xạ và chỉnh kính áp dụng trong lâm sàng và cộng đồng cũng như các phương pháp điều trị cận thị tiên tiến LASIK, PRK…nhưng chưa có nghiên cứu nào về sự sự thay đổi TKX ở học sinh, trong khi các tác giả trên thế giới đã đề cập đến nhiều. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “ Theo dõi sự thay đổi tật khúc xạ của học sinh lớp 6 Trường PTCS Cát Linh- Hà Nội trong một năm học .” Với mục đích: 1. Theo dừi sự thay đổi TKX học sinh lớp 6 trường PTCS Cát Linh trong vòng một năm học 2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ liên quan đến TKX ở HS lớp 6 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. MẮT VỀ PHƯƠNG DIỆN QUANG HỌC Mắt của chúng ta nhìn được một vật nào đó là do ánh sáng chiếu vào vật đó phát ra các tia phản xạ, các tia này xuyên qua không khí và các môi trường trong suốt của mắt để tới và tạo ảnh trên võng mạc [10]. Các môi trường trong suốt của mắt bao gồm: Giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch kính. Các môi trường này có chiết suất khác nhau, bán kính cong của các bề mặt khúc xạ và khoảng cách giữa các bề mặt khúc xạ cũng khác nhau. Theo các định luật khúc xạ ánh sáng, các tia sáng có thể bị khúc xạ hoặc phản xạ một phần khi đi qua các môi trường này [1]. Đầu tiên tia sáng đi qua giác mạc là phần ngăn cách giữa không khí với các môi trường trong suốt của mắt. Giác mạc là một màng trong suốt chiếm 1/5 trước nhãn cầu, bán kính cong mặt trước giác mạc là 7,7mm, mặt sau là 6,8mm, chỉ số chiết suất của giác mạc là 1,376 cao hơn của không khí nên công suất khúc xạ của mặt trước là 48,83 diop(D) trong khi đó mặt sau chỉ có công suất khúc xạ là -5,88D. Tổng công suất khúc xạ của giác mạc là 43,05D [1], [6], [10]. Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ trong suốt có cấu trúc không đồng nhất, phần nhõn cú chỉ số khúc xạ cao hơn lớp vỏ, các lớp vỏ càng gần nhõn thỡ bán kính cong càng cao, công suất khúc xạ của nhân thể thủy tinh là 5,985D. Độ cong mặt sau thể thủy tinh cao hơn mặt trước với tổng công suất khúc xạ của hai mặt là 13,33D. Cấu trúc này đã làm giảm được các hiện tượng quang sai và tạo nên tổng công suất khúc xạ của thể thủy tinh là 19,11D [1], [6]. 3 Thủy dịch và dịch kớnh cú chỉ số chiết suất thấp 1.336 và gần tương đương với chiết suất của giác mạc (1,376) và thể thủy tinh(1,386) nên tia sáng thay đổi không đáng kể khi đi qua hai môi trường này [6]. Như vậy công suất khúc xạ của mắt vào khoảng 58,64D, trong đó giác mạc chiếm 2/3 công suất của mắt. Hình 1.1. Cấu tạo của mắt 1.2. CÁC TÌNH TRẠNG KHÚC XẠ CỦA MẮT. 1.2.1. Mắt chính thị: Mắt chính thị là mắt có cấu trúc hài hòa giữa chiều dài trục nhãn cầu trước sau và công suất hội tụ của mắt. Ở trạng thái không điều tiết khi nhìn một vật ở vô cực các tia sáng song song từ vô cực sẽ hội tụ trên võng mạc, từ võng mạc các tín hiệu thần kinh được truyền lờn nóo nhờ đó ta thấy được hình ảnh vật rõ nét. Viễn điểm của mắt chính thị nằm ở vô cực quang học (trên lâm sàng là khoảng cách 5m) [1], [6]. Các môi trường quang học chủ yếu của nhón cầu gồm có giác mạc và thể thuỷ tinh. 4 1.2.2. Mắt không chính thị: Mắt không chính thị là mắt có tật khúc xạ, do không có sự đồng bộ chiều dài trục nhãn cầu trước sau với công suất hội tụ của mắt. Khi đú cỏc tia sáng đi vào sẽ không hội tụ trên võng mạc mà hội tụ ở trước võng mạc (đối với mắt bị cận thị) hoặc hội tụ ở sau võng mạc (đối với mắt bị viễn thị) do đó ảnh thu được sẽ không rõ, vật nhìn bị mờ. Mắt không chính thị cú cỏc loại: cận thị, viễn thị, loạn thị [1]. 1.2.2.1.Cận thị: Mắt cận thị là mắt có công suất khúc xạ quá cao so với chiều dài trục nhãn cầu nờn các tia sáng song song từ vô cực sẽ hội tụ trước võng mạc tạo ra ảnh nhũe trờn võng mạc, tương tự tia sáng suất phát từ một điểm trên võng mạc sẽ hội tụ vào một viễn điểm ở trước mắt (giữa vô cực quang học và giác mạc) Mắt cận thị có viễn điểm và cận điểm gần hơn mắt chính thị nên người cận thị nhìn vật ở gần còn rõ, nhìn xa thì mờ. Hình 1.2. Ảnh mô phỏng cận thị 5 1.2.2.2. Viễn thị: Mắt viễn thị là mắt có công suất khúc xạ thấp hơn so với chiều dài trục nhãn cầu nờn các tia sáng song song từ vô cực sẽ hội tụ sau võng mạc cũng tạo ra một ảnh nhũe trờn võng mạc, tương tự tia sáng suất phát từ một điểm trên võng mạc sẽ phân kỳ khi ra khỏi mắt, như vậy viễn điểm của mắt là một viễn điểm ảo ở sau nhãn cầu. Mắt viễn thị có viễn điểm ở sau nhãn cầu và cận điểm cũng xa hơn mắt chính thị nên người viễn thị nhìn vật ở gần cũng như ở xa đều mờ. Mắt viễn thị luôn phải điều tiết để đưa ảnh về đỳng trờn võng mạc cả khi nhìn gần lẫn nhìn xa Hình 1.3. Mắt ảnh mô phỏng mắt viễn thị 6 1.2.2.3. Loạn thị: - Loạn thị đóng quy tắc: Giác mạc bình thường đều đặn, nhẵn bóng, giống như mặt quả bóng tròn. Khi mắt bị loạn thị, một trục nào đó của giác mạc sẽ cong hơn các trục khác, trông giống như quả bóng bầu dục, và các tia sáng đi qua trục đó sẽ hội tụ ở trước võng mạc, trong khi các tia sáng khác đi qua một trục ít cong hơn lại hội tụ ở sau võng mạc. Loạn thị cũng có thể do thuỷ tinh thể bị nghiên trong nhãn cầu. do vậy , ảnh của vật mà mắt ta nhìn thấy sẽ bị mộo hỡnh hoặc bị mờ cả khi nhìn xa và nhìn gần. khi có loạn thị, mắt có lực khúc xạ khác nhau ở các kinh tuyến khác nhau của con mắt - điều đó cú nhgió là côn mắt không là hình cầu. Hai kinh tuyến luôn luôn vuông góc với nhau trong loạn thị đúng qui tắc. loại loạn thị này có thể chỉnh được bằng kính trụ. Giữa 2 tiêu điểm là vựng ớt bị mờ nhất hoặc gọi là vòng mờ. Đây là vị trí cho con mắt loạn thị bị mờ ít nhất. Có một số kiểu loạn thị - Loạn thị thuận : khi kinh tuyến có lực khúc xạ mạnh hơn là kinh tuyến đứng và kinh tuyến ngang có lực khúc xạ yếu hơn . Trục của kính trụ( -) khi chỉnh kính là khoảng 180 0. 7 • Loạn thị ngược : Khi kinh tuyến có lực khúc xạ mạnh hơn là kinh tuyến ngang. Trục của kính trụ( - ) khi chỉnh kính là khoảng 90 0 . • Loạn thị chéo: Khi trục loạn khoảng từ 45 0 đến 135 0 • Loạn thị chéo có ảnh hưởng nhiều hơn đến thị lực so với loạn thị thuận hoặc loạn thị ngược. Mỗi kiểu loạn thị trên, khi so sánh với các thành phần ccầu, cũng có thể chia thành 5 nhóm sau • Loạn thị cận kép: Cả 2 kinh tuyến đều cận. • Loạn thị cận đơn: Khi một kinh tuyến là chính thị, còn kinh tuyến kia là cận • Loạn thị hỗn hợp: Khi một kinh tuyến là viễn thị,cũn kinh tuyến kia là cận • Loạn thị viễn đơn: Khi một kinh tuyến là chính thị, còn kinh tuyến là viễn thị • Loạn thị viễn kép: Cả hai kinh tuyến đều viễn. Xếp theo nguyên nhân, loạn thị có thể do • Giác mạc; Bề mặt giác mạc có công suất khúc xạ vào khoảng + 42.00 Dioptry,có thể không là hình cầu đều đặn mà có bán kính độ cong ở một kinh tuyến lại lớn hơn ở các kinh tuyến khác. • Thể thuỷ tinh: Do Thể thuỷ tinh bị lệch nghiêng trong nhãn cầu. Được cho là bình thường khi độ loạn thị tối đa là 0,5 DS và là loạn thị ngược Loạn thị Không đúng qui tắc( loạn thị không đều) Loạn thị này thường do các bệnh ở mắt như bệnh giác mạc hình chóp, mộng thịt, các tổn thương choán chỗ trong hốc mắt Sơ đồ khúc xạ trong loạn thị: • Loạn thị cận đơn: một kinh tuyến hội tụ trước võng mạc, còn kinh tuyến 8 kia hội tụ trên võng mạc • Loạn thị viễn đơn: Một kinh tuyến hội tụ sau võng mac, còn kinh tuyến hội tụ trên võng mạc. Loạn thị cận kép: Cả hai kinh tuyến đều hội tụ trước võng mạc Loạn thị viễn kép; Cả 2 kinh tuyến đều hội tụ sau võng mạc Loạn thị hỗn hợp: khi một kinh tuyến hội tụ trước võng mạc, còn kinh tuyến kia hội tụ sau võng mạc 9 1.3. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÌNH TRẠNG KHÚC XẠ CỦA MẮT Tình trạng khúc xạ của mắt được quyết định bởi công suất giác mạc, công suất thể thủy tinh, độ dài trục nhãn cầu trước sau, độ sâu tiền phòng, khả năng điều tiết của mắt… Trong đó giác mạc, thể thủy tinh và trục nhãn cầu là 3 yếu tố chính [6], [15]. 1.3.1. Các yếu tố giải phẫu: 1.3.1.1. Giác mạc: Công suất khúc xạ của giác mạc cao chiếm 2/3 tổng công suất của cả nhãn cầu. Do đó bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào của giác mạc về cấu trúc hay bán kính cong của giác mạc đều làm thay đổi khúc xạ của mắt. Khi bán kính cong của giác mạc thay đổi 1mm thì công suất khúc xạ của nó có thể thay đổi 6D. Bình thường giác mạc là một chỏm cầu với tất cả các kinh tuyến đều có cùng một bán kính cong, khi mặt trước giác mạc thay đổi làm cho nó không còn là một chỏm cầu đồng đều ở tất cả các kinh tuyến thì gây ra loạn thị. Ở trẻ em có thể có loạn thị sinh lý với độ loạn thị nhỏ hơn 0,5D, độ loạn thị này được bù trừ bằng độ loạn thị ngược của thể thủy tinh. Độ cong mặt sau giác mạc cũng không đồng đều, thay đổi tùy theo từng người và độ tuổi. Tuổi càng lớn thì loạn thị mặt sau giác mạc càng cao và cần phải được chỉnh kính. 1.3.1.2. Thể thủy tinh: 10 [...]... 3.5.3 Tỷ lệ tiến triển TKX sau 1 năm theo lớp Bảng 16 TKX Cận thị Lớp n % Viễn thị n Loạn thị % n % Lớp 6 A1 Lớp 6 A2 Lớp 6 A3 Lớp 6 A4 Lớp 6 A5 Lớp 6 A6 Lớp 6 A7 Tổng 3 .6 YẾU TỐ NGUY CƠ 3 .6 1 Tiến triển cận thị theo tiền sử gia đình Được biểu thị dưới dạng đồ thị ( sau khi có số liệu lập phương trình liên quan tuyến tính giữa TKX và yếu tố gia đình) 3 .6. 2 Học lớp chọn hay lớp thường Bảng 17 35 Mức độ... 3.2.2 Kết quả khám khúc xạ trước và sau liệt điều tiết Bảng 6 Loại KX Cận thị Viễn thị Loạn thị Trước Mức độ(D) 0,5D ≤ 0,75D (%) 1,0D – 2,75D (%) 3,0D – 4,75D (%) > 5D (%) Số mắt( %) Sau Trước Sau Trước Sau LĐT LĐT LĐT LĐT LĐT LĐT 31 3.2.3 Tỷ lệ mắc TKX theo lớp Bảng 07 Tỷ lệ Tỷ lệ mắc N LỚP % Lớp 6 A1 Lớp 6 A2 Lớp 6 A3 Lớp 6 A4 Lớp 6 A5 Lớp 6 A6 Lớp 6 A7 Tổng 3.2.4 Tỷ lệ mắc TKX theo giới Bảng 08 Giới... Phương năm 2003 trên 5112 học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy tỷ lệ TKX ở học sinh thành phố này là 25,3%, trong đó cận thị chiếm tới 17,2% và viện thị là 8,1% Một nghiên cứu khác năm 20 06 của Lê Thị Thanh 15 Xuõn tại thành phố Hồ Chí Minh là 38,8%, trong khi nghiên cứu gần đõy nhất tại tỉnh Thái Nguyên của Vũ Quang Dũng năm 2007 trên 8527 học sinh tại 16 trường PT các cấp từ tiểu học đến... cứu của Trung tõm mắt Thành phố Hồ Chí Minh năm 1994 thì tỷ lệ cận thị ở học sinh trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh là 9,7%, ở học sinh PTTH là 18% Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ngọc Hương tại Ninh Bình năm 1997, của Nguyễn Thị Nhung tại Hà Nội năm 1998 và của Nguyễn Văn Liên tại Nam Định năm 1998 cũng cho thấy tỷ lệ cận thị ở các cấp học ở nước ta đã tăng lên ở mức 13 ,6% Nghiên cứu của Trần... chung va TKX, trong đó có tật cận thị nói riêng đã được tiến hành và công bố Theo tác giả Hà huy Khôi, Ngô Như Hoà, Đoàn Cao Minh, Trần Văn Dần… thì tỷ lệ cận thị trong học sinh các cấp ở thành phố Hà Nội giai đoạn từ 1 960 đến 1980 khoảng 4-7% và ở nông thôn là 1% Trong những năm gần đõy, nhu cầu sử dụng thị lực nhìn gần trong học tập và sinh hoạt trong cuộc sống hiện đại ngày càng tăng cao Theo kết quả... Meter của Nhật bản 2.2.3.2 Phương tiện thu thập và sử lý số liệu - Bệnh án nghiên cứu và bộ câu hỏi phỏng vấn học sinh - Số liệu được sử lý bằng phần mềm SPSS 16. 0 và các thuật toán thường dùng trong yhọc 2.2.3.3 Đạo đức trong nghiên cứu - Học sinh và gia đình tự nguyện tham gia - Được sự đồng ý của BGH và các Thầy cô giáo trong nhà trường 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1 Xác định tiêu chuẩn vệ sinh trường. .. (diop) Lớp Lớp chọn Lớp thường 3 .6. 3 Theo thời gian đeo kính thường xuyên hay chỉ đeo khi nhìn bảng và nhìn xa Bảng 18 Mức độ Đeo kính Thường xuyên Không thường xuyên Mức độ tiến triển trung bình (diop) Min Max 36 3 .6. 4 Liên quan giữa cường độ chiếu sáng lớp học, hệ số bàn ghế và TKX 3 .6. 4.1 Cường độ chiếu sáng lớp học Bảng 19 Cường độ Tỷ lệ mắc TKX P chiếu sáng trung bình của lớp Lớp học 3 .6. 4.2 Hiệu... thì kết quả đo khúc xạ tự động sau liệt điều tiết khá chính xác, ngoài ra nú còn xác định được trục loạn thị giúp định hướng trong chỉnh kính cho bệnh nhân [2] Máy ít có tác dụng nếu bệnh nhân định thị kộm, cỏc môi trường trong suốt của mắt bị vẩn đục 1.4.2.3 Khúc xạ biểu hiện và khúc xạ có liệt điều tiết: Điều tiết làm tăng công suất khúc xạ của mắt nên lý tưởng nhất là đo khúc xạ trong điều kiện... của mỗi người thường khác nhau, thậm chí ở một người cũng thay đổi theo thời gian, tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại của người đó Người khám không thể đánh giá được sự thay đổi này, do đó khi đo khúc xạ biểu hiện (khúc xạ không liệt điều tiết) trong khi làm giãn điều tiết bằng kính dương hoặc bằng các phương pháp không dùng thuốc nếu kết quả không đồng nhất giữa các lần đo thì cần phải đo khúc xạ. .. cơ thể mi Khả năng điều tiết của mắt phụ thuộc vào sự thay đổi hình dạng của thể thủy tinh, trên lâm sàng được thể hiện bằng: + Biên độ điều tiết: là khả năng điều tiết tối đa của mắt được tính theo số diop thay đổi công suất khúc xạ của thể thủy tinh khi điều tiết Biên độ điều tiết giảm dần theo tuổi, biên độ điều tiết trung bình ở tuổi 40 khoảng 6D, dưới 40 tuổi, cứ 4 năm thì biên độ điều tiết giảm . lớp 6 Trường PTCS Cát Linh- Hà Nội trong một năm học .” Với mục đích: 1. Theo dừi sự thay đổi TKX học sinh lớp 6 trường PTCS Cát Linh trong vòng một năm học 2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ. về sự sự thay đổi TKX ở học sinh, trong khi các tác giả trên thế giới đã đề cập đến nhiều. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “ Theo dõi sự thay đổi tật khúc xạ của học sinh lớp 6 Trường PTCS. 35,4%. Cận thị ở học sinh nội thành cao hơn 3 lần so với học sinh ngoại thành và nông thôn ( theo điều tra của Bệnh viện mắt Hà Nội: tỉ lệ cận thị ở nội thành là 23,9%, ngoại thành là 7,0%.