hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty xi măng HÀ TIÊN 1...hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty xi măng HÀ TIÊN 1hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty xi măng HÀ TIÊN 1hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty xi măng HÀ TIÊN 1hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty xi măng HÀ TIÊN 1hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty xi măng HÀ TIÊN 1
Trang 1NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẤN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em – nhóm KẾT NỐI – xin gửi lời cám ơn chân thành
đến Cô Nguyễn Thị Hạnh Tâm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho nhóm chúng
em trong suốt quá trình làm bài thiết kế môn học Chiến Lược Kinh Doanh
Trong quá trình làm chúng em đã tìm hiểu và trau dồi cho bản thân những
kiến thức quan trọng về cách hoạch định và đưa ra những chiến lược phù hợp cho
doanh nghiệp với sự chỉ dẫn tận tình của cô
Chúng em chân thành cảm ơn Cô!
Chúng em chúc cô luôn mạnh khỏe và thành công trong công việc
Trang 3
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cùng với sự hội nhập mạnh
mẽ của các nước trên thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và
đứng vững trên thị trường phải đề ra những chiến lược kinh donh phù hợp Nhưng để
đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp thì doanh nghiệp phải hiểu rõ năng lực
của mình, các đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của thị trường mới hy vọng chiếm lĩnh
thị phần trên thị trường Do đó môn Chiến Lược Kinh Doanh đã ra đời nhằm cung
cấp những kiến thức cơ bản về chiến lược và các chính sách kinh doanh giúp cho
sinh viên kinh tế và các nhà quản trị có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù
hợp cho doanh nghiệp mà mình đang và sẽ làm việc
Trong quá trình học môn Chiến Lược Kinh Doanh, chúng em đã được cung cấp
những kiến thức hay, bổ ích và áp dụng nó vào một công ty Những kiến thức này rất
cần thiết cho quá trình làm việc của chúng em tại các doanh nghiệp sau này
Trong quá trình làm bài thiết kế môn Chiến Lược Kinh Doanh, chúng em đã cố
gắng tìm hiểu, thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến bài thiết kế để có thể
hoàn thành bài làm tốt nhất Nhưng với sự hiểu biết và kiến thức về môn này chưa
sâu nên có thể mắc những sai sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014
NHÓM 9 – KẾT NỐI
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1 5
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY 5
1.2 TẦM NHÌN,SỨ MẠNG, MỤC TIÊU 11
1.3 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM, THỊ TRƯỜNG 14
CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHIẾN LƯỢC 18
2.1 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 18
2.1.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 18
2.1.2 MÔI TRƯỜNG VI MÔ 28
2.1.3 MA TRẬN EFE 45
2.2 MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 45
2.2.1 PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC,NĂNG LỰC 46
2.2.2 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ, CẤU TRÚC CHI PHÍ 49
2.2.3 PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG 53
2.2.4 MA TRẬN IFE 66
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 67
3.1 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC 67
3.2 MA TRẬN SWOT 68
3.3 LỰA CHỌN CL THÔNG QUA MA TRẬN QSPM 71
3.4 CHIẾN LƯỢC TRỌNG TÂM VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC PHỤ TRỢ 73
CHƯƠNG 4: CÁC CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 75
4.1.CHIẾN LƯỢC MARKETING 75
4.2 CHIẾN LƯỢC HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING, XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU 81
4.3 CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI 83
4.4 CHIẾN LƯỢC GIÁ 84
4.5 CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
Trang 5CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY CP XI MĂNG
HÀ TIÊN 1
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY:
TIÊN 1
COMPANY
Giấy đăng ký doanh nghiệp số : 0301446422 đăng ký lần đầu ngày
18/01/2007, đăng ký thay đổi lần 12 ngày 12/02/2014
- Xi măng trắng, Xi măng mác cao 40-50N/mm2
- Xi măng đặc biệt: Xi măng Portland bền Sulfat, Xi măng Portland ít toả
nhiệt
Sản xuất vỏ bao xi măng PP với sản lượng 25 triệu cái/năm
Vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm cho ngành XM và các ngành
Trang 6ngày càng tăng Nắm bắt nhu cầu của thị trường, công ty cổ phần xi măng Hà
Tiên 1 đã được thành lập và ngày càng phát triển trở thành nhà cung cấp xi
măng lớn nhất khu vực miền nam
Công ty CP xi măng Hà Tiên 1 thành lập khá sớm trải qua quá trình phát triển và không ngừng lớn mạnh theo thời gian Đội ngũ lãnh đạo công ty có
năng lực chuyên môn cao nên đã đưa ra những chính sách, chiến lược phát
triển công ty hợp lý để giúp công ty đứng vững và phát triển mạnh trên thị
trường
Các mốc lịch sử quan trọng:
- Năm 1964, Nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với công suất ban
đầu là 240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương, 280.000 tấn xi măng/năm tại Nhà máy Thủ Đức
- Năm 1974, Nhà máy Xi măng Hà Tiên đã ký thỏa ước tín dụng và hợp
tác với hãng POLYSIUS (Pháp) để mở rộng nhà máy, nâng công suất thiết kế từ 300.000 tấn xi măng/năm lên đến 1.300.000 tấn xi măng/năm
Thỏa ước này sau giải phóng được chính quyền Cách Mạng trưng lại vào năm 1977
Trang 7- Năm 1981, Nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành Nhà máy xi
măng Kiên Lương và Nhà máy xi măng Thủ Đức Và đến năm 1983, hai Nhà máy được sáp nhập và đổi tên là Nhà máy Liên Hợp xi măng Hà Tiên
- Ngày 19/08/1986, Máy nghiền số 3 chính thức đi vào hoạt động và đến
tháng 2/1991 dây chuyền nung clinker ở Kiên Lương cũng được đưa
vào hoạt động đưa công suất của toàn Nhà máy lên 1.300.000 tấn xi măng/năm
- Năm 1993, Nhà máy lại tách thành hai công ty là Nhà máy Xi măng Hà
Tiên 2 (Cơ sở sản xuất tại Kiên Lương) với công suất là 1.100.000 tấn clinker/năm và 500.000 tấn xi măng/năm; Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 (cơ sở sản xuất tại Thủ Đức - Tp HCM) với công suất là 800.000 tấn xi măng/năm
- Ngày 01/04/1993, Công ty Cung ứng Vật tư số 1 được sáp nhập vào Nhà
máy Xi măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 139/BXD – TCLĐ của Bộ Xây dựng
- Ngày 30/09/1993, Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 được đổi thành Công ty
Xi măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 441/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng
- Ngày 03/12/1993, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã ký hợp đồng liên
doanh với tập đoàn Holderbank - Thụy Sĩ thành lập Công ty Liên Doanh
Xi măng Sao Mai có công suất là 1.760.000 tấn xi măng/năm Tổng vốn đầu tư 441 triệu USD, vốn pháp định 112,4 triệu USD trong đó Công ty
Xi măng Hà Tiên 1 đại diện 35% tương đương 39,34 triệu USD
- Tháng 04/1995, được thừa ủy nhiệm liên doanh giữa Tổng Công ty Xi
măng Việt Nam với Supermix Asia Pte Ltd (Malaysia và Singapore), Công ty tham gia Liên Doanh Bê Tông Hỗn Hợp Việt Nam (SPMV) với công suất thiết kế 100.000m3 bê tông /năm Vốn pháp định là 1 triệu USD trong đó Công ty xi măng Hà Tiên 1 đại diện 30% tương đương 0,3 triệu USD
Trang 8- Để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, Công ty đã xây dựng dự
án đầu tư cải tạo môi trường và nâng cao năng lực sản xuất
- Tháng 11/1994 dự án đã được Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí là
23.475.000 USD, công trình đã khởi công ngày 15/06/99 và đã hoàn tất đưa vào hoạt động từ 2001, nâng công suất sản xuất của Công ty thêm 500.000 tấn xi măng/năm (Tổng công suất là 1.300.000 tấn xi
măng/năm)
- Ngày 21/01/2000, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã thực hiện cổ phần hoá
Xí nghiệp Vận tải trực thuộc Công ty thành Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên, trong đó Công ty Xi măng Hà Tiên 1 nắm giữ 30% cổ phần tương đương 14,4 tỷ đồng
- Ngày 06/02/2007, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công
bố chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 1774/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc điều chỉnh phương án
cổ phần và chuyển Công ty Xi măng Hà Tiên 1 thành Công ty cổ phần
Xi măng Hà Tiên 1 và chính thức hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 4103005941 của Sở Kế hoạch – Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 18/01/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 870 tỷ đồng
- Ngày 29/12/2009, Với sự đồng ý của gần 78% số cổ phần có quyền biểu
quyết, phương án sát nhập Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) vào Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) đã được thông qua Sau khi sát nhập, doanh nghiệp sẽ có tên mới – Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên Trụ sở chính của Công ty: 360 Bến Chương Dương, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM
- Ngày 08/06/2010, Chính thức giao dịch số lượng cổ phiếu chuyển đổi từ
Công ty CPXM Hà Tiên 2 sang Công ty CPXM Hà Tiên 1 tại sàn chứng khoán TPHCM
- Ngày 25/06/2010, Nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
đánh dấu bước khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới của Công ty CPXM Hà Tiên 1 sau sáp nhập
Trang 9- Trụ sở chính của Công ty tại địa chỉ: 360 Bến Chương Dương, phường
Cầu Kho, Quận 1, Tp HCM
- Các chi nhánh mới được thành lập:
Trạm nghiền Phú Hữu, địa chỉ: phường Phú Hữu, quận 9 - TPHCM
Trạm nghiền Thủ Đức, địa chỉ: Km 8, Xa lộ Hà Nội, Phường Trường
Nhà máy xi măng Kiên Lương, địa chỉ: Quốc Lộ 80, Thị trấn Kiên
Lương, Tỉnh Kiên Giang
- Ngày 23/01/2011, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (Vicem Hà Tiên)
chính thức tiếp quản Trạm nghiền Xi măng Cam Ranh từ Công ty Cổ phần Xây lắp Đà Nẵng, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam Địa chỉ: Thôn Hòn Quy - xã Cam Thịnh Đông - Tp.Cam ranh - Tỉnh Khánh Hòa
- Hiện nay công ty hoạt động trong môi trường sạch và xanh với công suất
thiết kế 7.300.000 tấn xi măng/năm với 2 Nhà máy và 4 Trạm nghiền
Trang 10 Sơ đồ tổ chức của công ty CP xi măng Hà Tiên 1:
Các thành tích đạt được:
- Giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình
chọn liên tục từ năm 1997 đến nay
- Huân chương lao động hạng III
- Năm 2009 đạt thương hiệu chứng khoán uy tín
Sao Vàng Danh hiệu Cúp vàng Cúp vàng
Đất Việt Hàng Việt Nam CLC Vietbuilt nhãn hiệu và thương hiệu
Trang 111.3 TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, MỤC TIÊU:
Tầm nhìn :
Công ty CP xi măng Hà Tiên 1 xác định tầm nhìn hướng đến tương lai trở thành
nhà sản xuất và cung cấp xi măng số 1 tại thị trường miền Nam
Sứ mạng :
Lớn mạnh do bạn và vì bạn là thông điệp sứ mệnh của Vicem Hà Tiên nhằm
mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông, người lao động và cộng đồng
Mục tiêu:
- Vicem Hà Tiên cam kết sản xuất và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ chất
lượng cao nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hợp lý của khách hàng
- Vicem Hà Tiên cam kết phát triển bền vững bằng các phương pháp bảo vệ môi
trường trong sản xuất với mục tiêu luôn hướng về cộng đồng
- Vicem Hà Tiên quyết tâm thực hiện chiến lược bảo vệ thị phần tại các thị trường
hiện hữu, giành lại các thị trường truyền thống tại khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long, mở rộng thị trường tại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên,
Cambodia và một số nước lân cận
Triết lý kinh doanh: Nhân- Nghĩa- Trí- Tín
o Nhân- Nhân lực là nguồn vốn quý giá nhất:
Một tập thể có trình độ chuyên môn cao
Hàng năm, VICEM HÀ TIÊN không ngừng làm giàu nguồn lực chất xám và cập nhật kiến thức, công nghệ mới của ngành xi măng qua:
Các khóa đào tạo ngắn và dài hạn trong nước do các chuyên gia quốc tế đầu ngành giảng dạy
Các chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn cao: lương, thưởng, đào tạo nước ngoài
Các khoá huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài như:
New Zealand, Học viện AIT Thái Lan và Châu Âu
Một tập thể tận tụy vì sự lớn mạnh của VICEM HÀ TIÊN
Trang 12 Môi trường làm việc thân thiện, hiện đại và niềm tự hào về sản phẩm và thương hiệu là lý do mỗi thành viên yêu quý VICEM HÀ TIÊN như mái nhà thứ hai của mình
Họ hết lòng cống hiến sức lực và tài năng của mình vì sự phát triển của VICEM HÀ TIÊN từ thế hệ này đến thế hệ khác
o Nghĩa – Trách nhiệm với xã hội là ưu tiên hàng đầu:
Các hoạt động vì cộng đồng
VICEM HÀ TIÊN hướng về cộng đồng với cả trái tim Chúng tôi liên tục tài trợ chương trình Mùa Hè Xanh, xây cầu đường nông thôn cho khu vực sông Mekong, trao học bổng cho sinh viên nghèo, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi tặng quà các thương binh liệt sĩ, xây dựng hàng trăm căn nhà tình nghĩa, nhà tình thương, trường học Tất cả vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng
Thành tích của VICEM HÀ TIÊN trong hoạt động xã hội đã được
ghi nhận bằng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Biểu tượng vàng Thành phố Hồ Chí Minh
Các hoạt động vì môi trường
Phát triển sản xuất, VICEM HÀ TIÊN luôn chú trọng bảo vệ môi trường và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá cho đất nước
VICEM HÀ TIÊN đẩy mạnh đầu tư các thiết bị tiên tiến nhất để xây dựng môi trường sản xuất hiện đại, không khói bụi, đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cao nhất Hiện nay, nồng độ bụi tại các nhà máy xi măng VICEM HÀ TIÊN đều từ 0,15 - 0,21 mg/m3, trong khi điều kiện cho phép là 0,30 mg/m3
o Trí – Tri thức và công nghệ là lợi thế phát triển:
Trang 13Trình độ của cán bộ, công nhân là sức mạnh
Đội ngũ công nhân liên tục được cập nhật kiến thức về công nghệ mới của ngành công nghiệp xi măng thế giới
Đội ngũ cán bộ chuyên môn cốt cán được đào tạo ở nước ngoài, nắm vững công nghệ và luôn linh động đưa ra sáng kiến phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam
Nhiều cán bộ chuyên môn của VICEM HÀ TIÊN từng tham gia giảng dạy tại Học Viện Công Nghệ Xi Măng của Việt Nam, chịu trách nhiệm đào tạo nhân lực cho toàn ngành
Công nghệ sản xuất hiện đại là lợi thế
VICEM HÀ TIÊN tự hào là công ty sản xuất xi măng có 2 nhà máy
và 4 trạm nghiền hiện đại nhất với tổng công xuất trên 3 triệu tấn clinker/năm và 8 triệu tấn xi măng/năm
Tất cả nhà máy và trạm nghiền của VICEM HÀ TIÊN đều có vị trí thuận lợi cho việc giao nhận bằng đường bộ và đường thuỷ (có thể tiếp nhận tàu trên 100 tấn)
o Tín – Uy tín là nền tảng cho sản xuất kinh doanh:
Xi măng VICEM HÀ TIÊN là sản phẩm có uy tín lâu năm trên thị trường đạt tiêu chuẩn TCVN 6260:2009 Toàn bộ nguyên liệu từ thiên nhiên kết hợp các phụ gia trong công nghệ sản xuất hiện đại, tạo nên một loại xi măng chất lượng Với khả năng đông kết nhanh,
độ mịn và tính ổn định cao, không bị rạn nứt, xi măng VICEM HÀ TIÊN thuận tiện cho việc đổ bê tông, tô trát, đi viền, kẻ chỉ, trộn hồ đáp ứng được các công trình dân dụng từ xây tô đến đổ móng
Nhiều công trình dân dụng và công nghiệp của miền Nam sử dụng sản phẩm VICEM HÀ TIÊN
Vữa xây, vữa tô VICEM HÀ TIÊN là một hỗn hợp phụ gia, đạt tiêu chuẩn TCVN 4314:2003 được sàng sạch và sấy khô trước khi đưa
Trang 14vào sản xuất, cho công trình tính thẩm mỹ cao với bề mặt trát nhẵn
và phẳng Chỉ cần trộn nước là sử dụng ngay, sản phẩm giúp tiết kiệm mặt bằng, thời gian thi công và hạn chế tối đa lượng vữa thừa khi xây dựng
Các loại sản phẩm mới: Gạch bê tông (gạch không nung) với các
ưu điểm cách nhiệt, cách âm, phù hợp với các công trình xây dựng hiện đại Gạch lát tự chèn, gạch block thích hợp cho các công trình
đa dạng như lát vỉa hè, công viên, quảng trường hay xây dựng các công trình cao ốc Các tiêu chuẩn là một sản phẩm ưu thế giúp cung cấp vật liệu cho các phòng thí nghiệm, thay thế nguồn cát nhập khẩu
1.4 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM, THỊ TRƯỜNG
1.4.1 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM
Xi măng Vicem Hà Tiên PCB-40 6260:2009 Dùng cho các công trình thông dụng, đúc bê
tông, đà kiềng
Xi măng Vicem Hà Tiên PC-40 2682:1999 Xây nhà cao tầng, trụ cầu, bến cảng, sân bay
Xi măng Hà Tiên 1 PCHs-40 (high
sulfate resistant cement) 6067:2004
Đặc biệt dùng trong môi trường nước mặn như
cầu cảng biển
Xi măng Vicem Hà Tiên Đa Dụng
(versatile cement)
ASTM C1157, TCVN6260:2009
chuyên dụng cho các công trình dân dụng (dùng đổ bê tông, trộn vữa xây, vữa tô, ốp
Chuyên dụng cho các công trình thường xuyên tiếp xúc với nước nhiễm phèn/nước
nhiễm mặn
Xi măng Vicem Hà Tiên Bê tông
BS EN 197, TCVN 6260:2009
Chuyên dụng chất lượng cao thi công đổ
bêtông
Xi măng Vicem Hà Tiên Xây tô
(Mortar & Plaster)
ASTM C91 TCVN 6260:2009
Chuyên dụng chất lượng cao thi công xây tô
Các sản phẩm khác:
Vữa xây, vữa tô
Trang 15+ Hỗn hợp vật liệu 3 trong 1 pha chế sẵn gồm 2 loại Vữa công nghiệp (mác 50) và
vữa cao cấp (mác 75 và trở lên)
+ 3 cỡ bao: 10 kg, 20kg, 50kg/bao
+ Chỉ cần trộn đều với nước sạch (có định lượng ghi trên bao bì) là dùng được ngay
Cát tiêu chuẩn
+ Điều chế từ nguồn cát cao silic tuyển lựa trong nước, đóng bao nylon 1.350g/gói
Thay thế hàng nhập cảng trước đây, Cát tiêu chuẩn Hà Tiên 1 đang cung cấp cho
phòng Thí Nghiệm chuyên ngành VLXD trên toàn quốc
Gạch Block
+ Sản xuất từ xi măng Hà Tiên 1 + bột đá + phụ gia theo phối liệu chuẩn
+ Dùng xây tường nhà, cao ốc, công trình công nghiệp
+ Cách âm, cách nhiệt tốt, hạn chế phát tán lửa
+ Ưu điểm thuận tiện, tiết kiệm, bền vững
+ Nhiều loại với kích thước đa dạng, gạch nguyên, đờ mi, gạch cột
+ Sản xuất nhiều loại mác theo yêu cầu khách hàng
Gạch tự chèn
+ Sản xuất từ Hà Tiên 1 + bột đá + phụ gia theo phối liệu chuẩn
+ Dùng lát vỉa hè, công viên, sân vườn …
+ Không tốn hồ chèn gạch, có thể thay thế từng viên khi cần
+ Sản xuất nhiều loại màu và nhiều mác 75 và trở lên
1.4.2 THỊ TRƯỜNG
Thị trường chính của Công ty xi măng Hà Tiên 1 là các tỉnh Đông Nam Bộ và Long An Đây là khu vực thị trường xi măng Hà Tiên 1 có lợi thế về cự ly vận
chuyển, danh tiếng và được Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam giao nhiệm vụ bình
ổn thị trường khu vực này
Hà Tiên 1 đang mở rộng và xâm nhập thị trường Tây Nguyên và Nam trung
bộ Bước đầu xâm nhập thị trường này, Hà Tiên 1 đã có chỗ đứng và thị phần đang
gia tăng với tốc độ cao
Trang 16Với thị trường đông nam bộ, Long An, Hà Tiên 1 đang chiếm thị phần ( thị
phần phục vụ) ổn định ở mức 40% và là người dẫn đầu thị trường
Biểu 1.1: Thị phần công ty Hà Tiên 1 tại Việt Nam
Hà Tiên 1 là công ty con duy nhất của VICEM hoạt động tại phía nam Các
công ty khác hoạt động tại khu vực Bắc Trung Bộ Vì vậy, Hà Tiên 1 hưởng lợi từ vị
thế dẫn đầu của VICEM nhưng không phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty con
khác của VICEM
Hà Tiên 1 là công ty xi măng hàng đầu tại miền Nam với 27% thị phần xi
măng chiếm khoảng 85% doanh thu của Hà Tiên 1 So với tình hình dư cung ở miền
Bắc, thị trường ở miền Nam hấp dẫn hơn hẳn: nhìn chung tình hình cung- cầu cân
bằng tốt( nếu không có lượng xi măng vận chuyển từ miền Bắc vào, cung của khu
vực miền Nam sẽ thiếu hụt một chút) và quy mô thị trường tăng trưởng nhanh (sức
tiêu thụ xi măng ở miền Nam chiếm 34% sức tiêu thụ cả nước với tỷ lệ tăng trưởng
5,8%)
Trang 17Biểu 1.2 : Tình trạng dư cung nghiêm trọng ở miền Bắc, cung- cầu cân bằng ở
miền Nam
Đặc biệt, Đông Nam Bộ là thị trường quan trọng nhất của Hà Tiên 1 Doanh
số tại thị trường này đóng góp 65% cho doanh thu của Hà Tiên 1 và công ty nắm giữ
33% thị phần tại khu vực này Thống lĩnh thị phần tại Đông Nam Bộ là một lợi thế
rất tốt vì đây là thị trường có quy mô lớn nhất và tốc độ phát triển nhanh nhất tại khi
vực miền Nam
Biểu 1.3: Khu vực miền Nam: thị trường ngày càng mở rộng
Trang 18Hình 1.4: Đông Nam Bộ là thị trường quan trọng nhất của Hà Tiên 1
……
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHIẾN LƯỢC
2.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI:
2.1.1 Môi trường vĩ mô:
Các yếu tố về chính trị - pháp lý
Với nỗ lực đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập kinh tế thế
giới Nhà Nước đã và đang có những động thái tích cực tác động vào nền kinh tế như: cải tạo và xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế, từng bước thay đổi quản lý nền kinh tế, tạo “ sân chơi” bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển… , gia nhập sân chơi quốc tế WTO, thực hiện đúng hiệp định AFTA, kí nhiều hiệp định song phương với các nước trên thế giới
Trong những năm qua Việt Nam được bình chọn là một trong những
quốc gia an toán nhất về đầu tư tại Châu Á Sự ổn định chính trị là điều
Trang 19kiện tốt để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam
Một số luật quan trọng như Luật cạnh tranh đã được ban hành, Luật
doanh nghiệp chung và luật đầu tư chung, áp dụng các nguyên tắc đối xử quốc gia công khai, minh bạch, sửa đổi luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật đất đai…
Chính phủ ban hành quyết định 1488/QĐ-TTG qui hoạch ngành xi măng
tới năm 2020 định hướng đến năm 2030 một cách công khai để các nhà đầu tư tham khảo, quy hoạch các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện, giao thông vận tải…
Trong năm 2013, nền kinh tế có nhiều bất ổn chính phủ đã thực hiện các
biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý cắt giảm đầu tư thông qua nghị quyết 11 để tập trung kiềm chế lạm phát đã tác động mạnh làm cho thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng
Cùng với các giải pháp bình ổn thị trường tiêu thụ xi măng, vào tháng
4/2013 Chính Phủ cũng đã kiểm tra, rà soát và chính thức đưa ra khỏi quy hoạch 09 dự án lò quay công suất 2.500 tấn clinker/ ngày, giãn tiến
độ 07 dự án xi măng có công suất trên 2.500 tấn clinker/ ngày sau năm
2015, không cho phép đầu tư đối với chủ đầu tư mà vốn tự có chưa đảm
bảo tối thiểu 20% giá trị dự án để sớm lấy lại cân bằng cung cầu cho thị trường xi măng
Tác động đến công ty:
- Cơ hội: tạo điều kiện thuận lợi cho công ty xi măng Hà Tiên 1 đầu
tư phát triển cơ sở vật chất, mở rộng thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Sự quản lý chặt chẽ của nhà nước đối với thị trường xi măng giúp thị trường phát triển bền vững và đúng hướng
Các nghành công nghiệp phụ trợ phát triển giúp công ty giảm giá sản
phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh
- Nguy cơ: nền kinh tế chưa được phục hồi đáng kể, thị trường còn ảm
đạm trong khi sản lượng sản xuất lớn không có khả năng tiêu thụ
Trang 20cao Trong quá trình hội nhập kinh tế nếu công ty không phát triển
vững vàng có thể bị các tập đoàn nước ngoài thôn tính
Các yếu tố về kinh tế :
Năm 2013, GDP tăng trưởng 5,42%, CPI được kiểm soát chỉ ở mức
6,6% nhưng vẫn là năm có nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp xi măng nói chung, nguyên nhân do:
- Giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào như than, dầu, điện… phục vụ cho ngành sản xuất xi măng trong năm tiếp tục cao( từ ngày
20/4/2013 than bán cho ngành điện tăng từ 37÷41% tùy loại đã ảnh hưởng đến ngành điện nên từ ngày 01/08/2013 điện tăng bình quân 5%, xăng dầu sau 11 lần điều chỉnh tăng từ 6-9% tùy loại) ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và hiệu quả kinh doanh;
- Vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.091 ngàn tỷ đồng, chiếm 29,1% GDP, một tỷ lệ thấp nhất trong vòng 15 năm gần đây;
- Nỗ lực của nhà nước làm ấm thị trường bất động sản bằng gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thị trường bất động sản cho đến nay chưa mang lại kết quả đáng kể
Biểu 2.1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam - Nguồn : Tổng cục thống kê
Dự đoán GDP năm 2014 của Việt Nam ước đạt 5,8 % và sẽ tăng lên 6 %
năm 2015
Trang 21 Ngành xây dựng cơ bản có mối quan hệ với việc tăng GDP, khi GDP tăng
nhanh tỷ lệ đầu tư cho xây dựng cơ bản tăng nhanh và tăng trưởng GDP có
dấu hiệu sút giảm, thì ngành xây dựng cơ bản có tỷ lệ giảm sút rõ rệt nhất
Mức tăng trưởng kinh tế ở TP HCM tương đối cao so với các tỉnh sẽ là cơ hội
giúp các doanh nghiệp trong TP HCM đứng vững và phát triển trong thời buổi
khó khăn chung của nền kinh tế đất nước
Mức lãi suất
Biểu 2.2 : Lãi suất huy động và cho vay
Lãi suất liên tục giảm từ tháng 5/2011 đến 11/2013 là điều kiện tương đối
tốt để kích thích cho các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư phát triển
Lạm phát :
Theo Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, CPI tháng 6/2014 của cả
nước tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 1,38% so với tháng 12/2013
Mức lạm phát đã được kiềm chế sẽ là cơ hội lớn để các hoạt động đầu tư sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất Sau 8 tháng, CPI cả
nước mới chỉ tăng 1,84%, thấp nhất trong vòng 5 năm qua
Trang 22Biểu 2.3 : Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2014
Chính sách tiền tệ : Mặc dù đã đạt được kết quả tích cực trên nhiều mặt, song
trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và khó lường; kinh tế trong
nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nhưng vẫn còn nhiều
khó khăn, do đó, công tác điều hành CSTT năm 2014 vẫn tiếp tục phải đối mặt
với những khó khăn, thách thức cần phải được xử lý trong thời gian tới
Những thách thức đến từ diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới: Trong
năm 2014, mặc dù kinh tế thế giới dự báo đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, đặc
biệt là sự hồi phục của các nền kinh tế đầu tàu Tuy nhiên, những thách thức
lớn của kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng chưa được giải quyết một cách bền
vững, cụ thể như tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, chính sách nợ công tại một số
quốc gia vẫn chưa được thống nhất, các gói nới lỏng định lượng vẫn tiếp tục
được duy trì, rủi ro vẫn còn tiềm ẩn trên phần lớn các thị trường, bất ổn chính
trị - xã hội và tình hình thiên tai diễn biến phức tạp
Việt Nam đang tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế
giới thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác quốc tế song phương và đa
phương mà trước mắt là Hiệp định đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPP), có thể dẫn đến những thay đổi cần thiết trong quan
điểm, nguyên tắc điều hành các chính sách quản lý kinh tế
Trang 23 Kinh tế vĩ mô có những dấu hiệu tích cực, song chuyển biến còn chậm, chưa
ổn định, vững chắc Tăng trưởng tiềm năng của Việt Nam đang có xu hướng
giảm dần, tăng trưởng kinh tế trong hai năm trở lại đây chủ yếu dựa vào
xuất khẩu trong khi nhu cầu trong nước phục hồi chậm, sức mua còn yếu,
lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng còn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao trở
lại… Bên cạnh đó, dòng vốn tín dụng còn chưa thông suốt, nợ xấu còn ở
mức cao, khó khăn của thị trường bất động sản chưa thể giải quyết và đặc
biệt là áp lực bội chi ngân sách ngày càng lớn,… đã trở thành những thách
thức lớn cho công tác điều hành CSTT trong năm 2014 nói chung và đặc
biệt là sẽ tạo ra áp lực trong công tác quản lý tín dụng của NHNN
Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 đã được Quốc hội phê
duyệt, với chỉ tiêu tăng trưởng đạt mức khoảng 5,8%; lạm phát (chỉ số giá
tiêu dùng - CPI) ở mức khoảng 7% Do vậy, mục tiêu CSTT cần đạt được
trong năm 2014 là: tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát không
vượt quá mục tiêu Quốc hội phê chuẩn, ổn định tiền tệ và hệ thống các
TCTD, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh
tế
Biểu 2.4 : Tình trạng nợ xấu và tăng trưởng tín dụng năm 2013
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI: Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư,
trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng vốn đăng ký (cấp mới và tăng thêm) đạt 6,85
tỷ USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm 2013; tổng vốn thực hiện đạt 5,75 tỷ
012
Thá 2
012
Thá 3
012
Thá 4
012
Thá 5
012
Thá 6
012
Thá 7
012
Thá 8
012
Thá 9
012
Thá
10
2012
Thá
11
2012
Thá
12
2012
Thá 1
013
Thá 2
013
Thá 3
013
Thá 4
013
Thá 5
013
Thá 6
013
Thá 7
013
Thá 8
013
Thá 9
013
Thá 1 20
Trang 24 Trong 6 tháng, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 lĩnh vực, trong
đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm nhất với 326 dự án đầu tư đăng ký mới và 168 lượt dự án tăng vốn
Tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,8 tỷ USD
Biểu 2.5 : Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI theo ngành 6 tháng đầu năm
2014
Tác động đến công ty:
- Cơ hội: tình hình kinh tế vĩ mô trong những năm suy thoái đang có
dấu hiệu phát triển trở lại, lạm phát được kiềm chế ở mức vừa phải, lãi suất huy động cũng có xu hướng giảm, Việt Nam đang hội nhập với các nền kinh tế thế giới tạo điều kiện cho công ty đầu tư phát
triển
- Nguy cơ: nợ xấu đang ở mức cao khiến các công ty xây dựng, các
đối tác của công ty trở nên dè dặt hơn trong quá trình đầu tư cũng
như sử dụng vốn, sức mua còn yếu
- Giải pháp: tích cực quan hệ, tạo điều kiện cho các công ty xây dựng đầu tư xây dựng công trình, nắm bắt tình hình đối tác
Các yếu tố kỹ thuật - công nghệ:
Trang 25 Trong tình trạng nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thách
thức lớn đối với các công ty xản xuất xi măng là phải tiết kiệm năng lượng
(TKNL) để giảm giá thành sản xuất để nâng cao tính cạnh trạnh Công ty Cổ
phần Xi măng Hà Tiên 1- Trạm nghiền Phú Hữu là một trong những đơn vị
đang làm tốt công tác này
Với mục tiêu giảm tối đa năng lượng tiêu thụ, nhưng vẫn đảm bảo chất
lượng sản phẩm, Trạm nghiền Phú Hữu đã xây dựng Hệ thống quản lý theo
tiêu chuẩn ISO 50001: 20011, đồng thời, áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật
để tiết kiệm năng lượng
Hệ thống quạt cũng được công ty đầu tư lắp đặt biến tần, nhằm điều chỉnh
tối ưu lượng gió trong quá trình vận hành máy nghiền và giảm công suất
trung bình từ 1600 kW xuống 900kW Giải pháp này giúp công ty tiết kiệm
được 3,3 triệu kWh điện, tương đương với gần 4,5 tỷ đồng Nhờ đó, chi phí
đầu tư cho hệ thống được thu hồi nhanh chóng trong vòng 2 năm
Về cơ bản đã làm chủ được các dây chuyền Công suất lò từ 3.300 tấn
clinker/ngày trở lên (lò 2.500 tấn clinker/ngày hoàn toàn trong tầm tay)
Trình độ công nghệ xi măng có bước đột phá trong lĩnh vực nghiền xi măng,
trong đó nổi bật là vài năm gần đây, một số dự án đã đưa vào sử dụng công
nghệ nghiền HOROMILL, là công nghệ khá tối ưu (năng suất cao, tiết kiệm
năng lượng, linh hoạt trong điều chỉnh cỡ hạt) Tuy nhiên cũng đã có dự án
phải trả giá do thiếu kinh nghiệm khi lần đầu tiên nhập khẩu loại thiết bị
này
Về công nghệ thiết bị của các lò 3.300 tấn clinker/ngày trở lên, tại VN đã
đạt trình độ tiên tiến của thế giới, cho phép linh hoạt trong vận hành và hiệu
chỉnh chất lượng Có thể đốt bằng nhiều loại nhiên liệu, than, hoặc cả nhiên
liệu thay thế
Tác động đến công ty
- Cơ hội: Hà Tiên 1 cũng tiếp tục đầu tư thực hiện các dự án công
nghệ giúp nâng cao khả năng quản lý như đưa phần mềm lập, quản
lý ngân sách Hyperion vào sử dụng ngày 23/09/2013 Đưa phần mềm quản lý và sửa chữa Facilio vào sử dụng ngày 05/09/2013… xi
Trang 26măng Hà Tiên 1 có lợi thế về vốn và kỹ thuật để phát triển khoa học công nghệ, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ đã tiết kiệm chi phí cho công ty và góp phần bảo vệ môi trường
- Nguy cơ: Khả năng tiếp thu và nhận chuyển giao công nghệ thấp; đa
số các kỹ sư và công nhân vận hành mất khá nhiều thời gian để thành thạo công việc
- Giải pháp: cần học hỏi, chuyển giao kỹ thuật công nghệ từ các quốc
gia tiên tiến, cử cán bộ đi tập huấn ở nước ngoài
Các yếu tố về văn hóa - xã hội:
Theo tổng cục thống kê đến tháng 11/2013 dân số Việt Nam chính thức cán
mốc 90 triệu người với mức tăng bình quân 1,05% so với năm 2012 trong đó
vùng nam bộ chiếm 49,47% Vấn đề đáng lo ngại là tốc độ “ già hóa” dân số
đang diễn ra quá nhanh
Công tác an sinh xã hội và giảm nghèo trong năm qua được Đảng, Nhà nước và
Chính phủ tập trung quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nên đời
sống dân cư nhìn chung tương đối ổn định Thực hiện Nghị định số
103/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu đối với
người lao động và Nghị định số 66/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc tăng
mức lương tối thiểu đối với khu vực Nhà nước, đời sống người làm công ăn
lương được cải thiện hơn
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến 01/01/2014 là 53,65 triệu
người, tăng 864,3 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao
động nam chiếm 51,5%; lao động nữ chiếm 48,5% Lực lượng lao động trong
độ tuổi lao động ước tính đến 01/01/2014 là 47,49 triệu người, tăng 409,2 nghìn
người so với cùng thời điểm năm 2013, trong đó nam chiếm 53,9%; nữ chiếm
46,1% Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm
2013 ước tính 52,40 triệu người, tăng 1,36% so với năm 2012 Lao động từ 15
tuổi trở lên đang làm việc năm 2013 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 46,9% tổng số, giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm trước; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 21,1%, giảm 0,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ
chiếm 32,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm
Trang 27 Tỷ lệ lao động phi chính thức trong tổng số lao động 15 tuổi trở lên đang làm
việc năm 2013 ước tính 34,2%, trong đó khu vực thành thị là 47,4%; khu vực
nông thôn 28,6% (Năm 2012 các tỷ lệ tương ứng là: 33,7%; 46,8% và 28%)
Tác động đến công ty:
- Cơ hội: nguồn lao động trẻ, dồi dào, giá rẻ
- Nguy cơ: lao động trình độ thấp, cần thời gian đào tạo Tuân thủ lao
động, kỷ luật kém
- Giải pháp: cần tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho công nhân,
thường xuyên tập huấn nâng cao tay nghề cho công nhân
Các yếu tố tự nhiên:
Đông nam bộ - thị trường chính của Hà Tiên 1 – là vùng nối liền vùng Duyên
hải Nam trung bộ, Tây nguyên và vùng sông Cửu Long Diện tích tự nhiên là
23.391 km2 chiếm 7,1% diện tích cả nước Đông nam bộ có Tp.Hồ Chí Minh là
trung tâm lớn kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và là đầu mối giao
thông và giao lưu quốc tế của cả nước Thành phố Vũng Tàu là thành phố cảng
và dịch vụ công nghiệp, cũng là cửa ngõ lớn giao lưu với thế giới bằng đường
biển Đông nam bộ có trục đường giao thông xuyên Á thông ra biển nối liền với
các nước khu vực Đông Nam Á
Theo quy hoạch của ngành thì khu vực phía nam có hai địa điểm có đá vôi và
sét phục vụ việc sản xuất xi măng là khu vực Kiên giang ( trữ lượng 265 triệu
tấn đá vôi và 54.305 tấn sét- nhà máy xi măng Hà Tiên 2 và Holcim đang khai
thác) và khu vực Tây ninh - Bình phước ( trữ lượng 258.903 triệu tấn đá vôi và
102.142 tấn sét- dự án nhà máy xi măng Hà Tiên 1 và xi măng Tây Ninh sẽ khai
thác)
Các phụ gia như đá Laterite và pozzolana có mỏ đá tại Bà rịa vũng tàu và Đồng
Nai với trữ lượng khá lớn đủ phục vụ cho ngành xi măng Riêng về thạch cao
và than thì trong phía nam không có phải nhập than từ Quảng Ninh và thạch cao
từ Lào, Trung Quốc
Nguồn điện khu vực Nam Bộ có trữ lượng điện lớn nhất nước và các dự án
nhiệt điện trong khu vực như Phú Mỹ 2,3 sắp sửa đưa vào khai thác nên rất
thuận lợi cho ngành xi măng
Trang 28 Tác động đến cơng ty:
- Cơ hội: thuận lợi về vận chuyển và khai thác nguồn nguyên, nhiên
liệu Khơng phải cạnh tranh với nhiều nhà máy lớn ở phía bắc về thị
2.1.2 Phân tích mơi trường vi mơ
Mơi trường vi mơ bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối
với doanh nghiệp, quyết độ tính chất và mức độ cạnh tranh trong cơng ty Cĩ 5 yếu tố
cơ bản tác động đến cơng ty như sau :
1 Đối thủ cạnh tranh (hiện hữu trong ngành tư vấn xây dựng)
2 Khách hàng sử dụng sản phẩm
3 Nhà cung cấp nguồn nhân lưc cho cơng ty
4 Các đối thủ tiềm ẩn trong ngành
5 Các sản phẩm thay thế
2.1.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh
o Thị trường xi măng Đông nam bộ tuy chỉ có 6 tỉnh nhưng chiếm 26% thị
trường toàn quốc, có tốc độ tăng trưởng nhanh và là trung tâm phát triển
kinh tế của Việt Nam nên khá nhiều nhà sản xuất xi măng tập trung vào
thị trường này Các công ty cung cấp xi măng có nhà máy tại khu vực
phía nam bao gồm cả nhà máy sản xuất clinker và các trạm nghiền có
công suất khoảng 8,4 triện tấn xi măng, đến năm 2015 nâng lên khoảng
trên 20 triệu tấn Do các nhà sản xuất khu vực chưa đáp ứng hết nhu cầu
nên có khá nhiều các xi măng phía bắc xâm nhập thị trường phía nam
như Phúc Sơn, Hoàng Thạch, Chinfon, Nghi Sơn, Sông Gianh… Đối thủ
cạnh tranh của Hà Tiên 1 có thể chia thành ba nhóm chính : nhóm những
đối thủ chính có nhà máy sản xuất trong khu vực (Holcim, Nghi Sơn,
Trang 29Chinfon, Lavilla, Cotec, Tafico); nhóm các trạm nghiền nhỏ tại đại phương (Sadico, Tiên Cần Thơ, An Giang…); nhóm sản xuất tại phía bắc đưa hàng vào thị trường miền nam (Phúc Sơn, Hoàng Thạch, Sông Gianh…) Các đối thủ Hà Tiên 1 thể hiện trên bảng thị trường đông nam
Hoạt động marketing : tổ chức hoạt động marketing bài bản, chú trọng đến thị trường và khách hàng, hoạt động quảng bá thương hiệu khá tốt, chú trọng khuyến mãi và hỗ trợ hệ thống phân phối có hiệu quả
Hệ thống phân phối : rộng và mạnh, mật độ cửa hàng phân phối xi măng Holcim trên 55%, chiếm thị phần cao khoảng 30% tại miền Đông Nam Bộ
Hà Tiên 1 41%
Holcim 30%
Nghi Sơn 13%
TAFICO 6%
Khác 10%
THỊ PHẦN CÁC LOẠI XI MĂNG TẠI ĐÔNG NAM BỘ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Hà Tiên 1 Holcim Nghi Sơn Tafico Khác
Trang 30 Dịch vụ : dịch vụ bán hàng thông qua hệ thống website, rất thuận lợi cho khách hàng, quan tâm đến dịch vụ kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng sau bán hàng tốt
Giá bán : ở mức giá thứ 2 thị trường, thấp hơn giá của người dẫn đầu thị trường - Hà Tiên 1
Khả năng cung ứng : cao và bền vững, ổn định về giá thành do tự sản xuất
ra clinker Lợi thế về vị trí giao hàng và vận chuyển
XI MĂNG
NGHI SƠN
Công suất nhà máy : 2,1 triệu tấn tại Thanh Hoá và trạm phân phối xi măng tại Hiệp Phước - TP.HCM; Đang đầu tư thêm dây chuyền mở rộng nâng công suất thêm 2,1 triệu tấn nữa Sản phẩm : xi măng PCB40 cung cấp theo bao và xá, đạt các tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới; thị trường tập trung chủ yếu tại Bắc trung bộ và Đông nam bộ
Thương hiệu có uy tín tại thị trường bắc trung bộ và miền nam
Hoạt động marketing : tổ chức hoạt động marketing bài bản, chú trọng đến thị trường và khách hàng, hoạt động quảng bá thương hiệu tốt, chú trọng khuyến mãi và hỗ trợ kênh phân phối
Hệ thống phân phối : rộng, tuy nhiên mật độ còn rất mỏng tại khu vực phía nam chỉ khoảng 10% (10% CH VLXD có bán xi măng Nghi Sơn)
Nghi sơn khá mạnh trong thị trường xi măng xá (xi măng rời) chiếm khoảng 40% thị phần, chủ yếu tập trung tại Tp.HCM
Dịch vụ khách hàng : công ty chưa thật sự quan tâm
Giá bán : ở mức giá thứ 3 thị trường, thấp hơn giá của người dẫn đầu thị trường - Hà Tiên 1 và người thứ 2 thị trường - Holcim
Khả năng cung ứng : không cao và không ổn định do phụ thuộc vào vận chuyển xi măng từ Thanh Hoá vào Hiệp Phước ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết và tuyến đường xa Mặt khác vào những mùa xây dựng, Nghi Sơn ưu tiên hàng cho thị trường miền bắc trung bộ do cự ly vận chuyển gần nên lợi nhuận cao
XI MĂNG
CHINFON
Công suất nhà máy : 1,4 triệu tấn tại Hải phòng và đang mở rộng nâng công suất thêm 1,4 triệu tấn Đầu tư trạm nghiền tại Hiệp Phước Tp.HCM công suất 500 tấn/năm Sản phẩm : xi măng PCB40 cung cấp theo bao và xá, đạt các tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới; thị trường tập trung chủ yếu tại Bắc bộ và Đông nam bộ
Thương hiệu có uy tín tại thị trường bắc trung bộ và miền nam
Trang 31 Hoạt động marketing : tổ chức hoạt động marketing bài bản, chú trọng đến thị trường và khách hàng, hoạt động quảng bá thương hiệu tốt, chú trọng hỗ trợ kênh phân phối
Hệ thống phân phối còn khá mỏng tại thị trường đông nam bộ mật độ phân phối khoảng 5% (5% CH VLXD có bán xi măng Nghi Sơn)
Chinfon chưa quan tâm nhiều đến thị trường Đông nam bộ, hiện tại chỉ khai phá để chờ khi trạm nghiền tại Hiệp Phước hoàn tất thì mới đầu tư mạnh thị trường đông nam bộ
Dịch vụ khách hàng : công ty chưa thật sự quan tâm
Giá bán : ở mức giá thứ 3 thị trường, ngang bằng giá Nghi Sơn, thấp hơn giá của người dẫn đầu thị trường Hà Tiên 1 và người thứ 2 thị trường Holcim
Khả năng cung ứng : không cao và không ổn định do phụ thuộc vào vận chuyển xi măng từ Hải Phòng vào Hiệp Phước, ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết và tuyến đường xa Mặt khác vào những mùa xây dựng, Chinfon ưu tiên hàng cho thị trường miền bắc do cự ly vận chuyển gần nên lợi nhuận cao
Hoàng Thạch thương hiệu khá uy tín, người tiêu dùng chấp nhận, giá phù hợp, chất lượng cao tuy nhiên Hoàng Thạch không tập trung vào thị trường miền nam, chỉ đưa hàng vào nam khi công suất nhà máy dôi dư
Phúc Sơn và Sông Gianh tuy sản phẩm tương đối tốt tuy nhiên thương hiệu còn mới, chưa được khách hàng biết đến, hệ thống phân phối mỏng và yếu
XI MĂNG
TAFICO
Thành lập cuối năm 2004 trực thuộc Tổng cơng ty VLXD Số 1 TNHH – MTV (FICO) và đang trong giai đoạn phát triển, năm 2008 đưa vào vận hành nhà máy xi măng Tây Ninh công suất 1,5 triệu tấn xi măng/năm
Trang 32 Nhà máy xi măng Tây Ninh (gồm 1 dây chuyền sản xuất clinker 4.000 tấn/ngày, dây chuyền sản xuất xi măng cơng suất 1.000.000 tấn/năm);
Nhà máy xi măng FiCO cơng suất 500.000 tấn/năm, đã được đầu tư nâng cấp lên 700.000 T/năm;
Hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm gồm các Nhà phân phối chủ lực sau:
60 nhà phân phối ở khắp tỉnh thành Miền Đơng , Tây Nam Bộ
Chú trọng 03 nhĩm khách hàng mục tiêu chính: Người tiêu dùng trực tiếp; thầu dân dụng; trạm trộn, chủ đầu tư, chủ thầu các cơng trình cơng nghiệp
Marketting hỗn hợp : yếu kém Không quan tâm đến khuyến mãi, chiêu thị, dịch vụ khách hàng
Tuy nhiên các trạm nghiền này được ưu ái bởi chính quyền địa phương, được ưu tiên đưa vào danh mục vật liệu cho các trình đầu tư của địa phương
Khả năng cung ứng thị trường : do nguồn nguyên liệu bị phụ thuộc vào việc nhập khẩu, chính sách của nhà nước về thuế, và giá nhập khẩu nên sản xuất thường không ổn định, hao phí sản xuất lớn hơn do áp dụng công nghệ cũ
Trang 33Các yếu tố
Tầm quan trọng
THẠCH PHÚC SƠN
Phân loại
Điểm Q.trọng
Phân loại
Điểm Q.trọng
Phân loại
Điểm Q.trọng
Phân loại
Điểm Q.trọng
Phân loại
Điểm Q.trọng
Phân loại
Điểm Q.trọng
Phân loại
Điểm Q.trọng
Trang 34 Nhận xét : Vị thế cạnh tranh của công ty Hà Tiên 1 là tốt nhất trên thị trường, theo sau là Holcim ( mức chênh lệch không cao) Nhóm đối thủ thứ hai là Nghi Sơn (2,45), Chinfon (2,05) và đối thủ thứ ba là Tafico, Phúc Sơn Công ty
xi măng Hà Tiên 1 đang có lợi thế cạnh tranh dẫn đầu vì vậy Hà Tiên 1 cần đưa ra các chính sách, chiến lược để giữ
vững vị thế cạnh tranh và hạn chế sự phát triển và gia tăng của công ty có vị thế thứ hai là Holcim
Trang 352.1.2.2 Khách hàng, người mua
Khách hàng của các công ty xi măng có thể xét đến khách hàng là nhà phân
phối (gồm nhà phân phối chính, nhà bán lẻ) và người sử dụng (người sử dụng
dân dụng/các trạm bê tông tươi, các công ty xây dựng) Hiện tại các công ty xi
măng phía nam thường phân phối theo mô hình :
Nhà sản xuất nhà phân phối chính cửa hàng bán lẻ người tiêu
dùng
Nhà sản xuất nhà phân phối chính Trạm bê tông tươi/nhà thầu
Nhà sản xuất Trạm bê tông tươi/người tiêu dùng cuối cùng
Khách hàng là nhà phân phối (cửa hàng VLXD và NPPC)
Ngày càng có nhiều Nhãn hiệu mới tham gia thị trường, nhiều nhà cung cấp mới do đó “Sức mạnh” thương lượng với nhà sản xuất của nhóm
khách hàng này gia tăng, đặc biệt đối với các nhà phân phối lớn - có tiềm
lực về tài chính - hệ thống cửa hàng phân phối Điều quan tâm nhất của đối
tượng khách hàng này là lợi nhuận và các sản phẩm dễ bán(có chất lượng-
chất lượng thương hiệu, sản phẩm, chất lượng giá…)
Xu hướng hiện nay của đối tượng khách hàng này là đa dạng các nhãn hiệu xi măng kinh doanh và chọn kinh doanh các nhãn hiệu có mức lợi
nhuận cao nguồn lực của họ dành cho các nhãn hiệu bị chia sẻ, lòng
trung thành với nhà sản xuất, với thương hiệu sẽ giảm Sự trung thành với
các nhãn hiệu giảm dần
Các nhà sản xuất đang có xu hướng thành lập nhiều NPPC, giới hạn các NPPC ở mức sản lượng vừa phải để hạn chế áp lực từ nhóm khách hàng
này Tuy nhiên, việc Việt Nam giai nhập WTO vào cuối năm nay sẽ tạo cơ
hội cho khá nhiều tập đoàn bán lẻ phân phối vào Việt Nam chắc chắn
ngành xi măng sẽ bị ảnh hưởng, hiện tại Metro Việt Nam đã bước đầu xâm
nhập phân phối VLXD và đã kí hợp đồng phân phối xi măng Hà Tiên 1 và
Trang 36Holcim Biện pháp duy nhất để giảm áp lực từ nhà phân phối là các nhà sản
xuất xi măng cần có chính sách thích hợp để gắn kết chặt chẽ với nhà phân
phối hiện tại, tăng lòng trung thành của họ với nhà sản xuất và xây dựng hệ
thống phân phối đủ mạnh để không bị ảnh hưởng khi tập đoàn nước ngoài
vào thị trường Việt Nam
Khách hàng là người sử dụng :
Người tiêu dùng dân dụng: Đặc điểm của nhóm khách hàng này :
Xây dựng thường là rất quan trọng với họ, người dân Việt Nam cho rằng tuổi
thọ của nhà ở rất quan trọng nên cĩ xu hướng chọn sản phẩm chất lượng cao
khi xây nhà
Quyết định chọn nhãn hiệu nào ảnh hưởng bởi tư vấn –giới thiệu của người
bán (CH), nhà thầu xây dựng, và tư vấn thiết kế với các nhà biệt thự - công
trình lớn
Bị chi phối nhiều bởi yếu tố thương hiệu - Hình ảnh và chất lượng, uy tín
của thương hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng khách hàng này
Nhạy cảm về giá không cao (trong một chừng mực cho phép)
Nhận xét: Xu hướng trong tương lai phân khúc thị trường này sẽ dần
thu hẹp do dịch vụ xây dựng và qui hoạch phát triển nhanh đặc biệt là tại các khu vực thành thị – nghị định 181 về nhà đất là một mốc thể hiện dần dần thị trường này sẽ bị thu hẹp tại các đô thị (điển hình xu hướng này trên thị trường như khu vực nhà ở Phú Mỹ Hưng, các công ty kiến trúc xây dựng đô thị đang phát triển mạnh - mô hình chung của các công ty này là họ sẽ mua lại các cụm dân cư, tiến hành xây dựng chỉnh trang lại theo quy hoạch chung và theo ý của các hộ trong các cụm này sau đó bán lại cho người dân theo các hình thức ưu đãi như trả chậm…)
Nhà thầu xây dựng – các công ty xây dựng – trạm bê tông tươi :
Trang 37Đặc điểm của nhóm khách hàng này :
Tiềm năng lớn và sẽ là đối tượng khách hàng chính của thị trường xi măng
Không bị chi phối bởi yếu tố thương hiệu Rất nhạy cảm với giá
Chất lượng xi măng là yếu tố quan trọng, đối tượng khách hàng này cảm
nhận rất rõ về chất lượng sản phẩm của các nhãn hiệu xi măng trên thị
trường
Nhận xét: Xu hướng phân khúc này đang mở rộng và lấn sang phân
khúc thị trường người tiêu dùng dân dụng, và chính phủ có xu hướng ủng hộ các việc này
Đối với cơng ty Hà Tiên 1: Xi măng Hà Tiên 1 dẫn đầu trong phân khúc xi
măng dân dụng Phần lớn người dân Việt Nam đều quan tâm đến chất lượng
của sản phẩm lựa chọn khi xây nhà vì vậy thương hiệu quyết định trong việc
giành thị phần trong phân khúc xi măng dân dụng tại khu vực phía Nam, đặc
biệt là Đơng Nam Bộ Trong 9 thnags đầu năm 2013, xi măng bao chiếm đến
87% tổng sản lượng bán ra của cơng ty, tương đương 29% nguồn cung xi
măng bao trên thị trường miền Nam, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguên
Trang 38Hình 2.7: Xi măng Hà Tiên 1 tập trung vào sản xuất xi măng bao( xi măng dân
dụng)
2.1.2.3 Nhà cung cấp
- Đối với trạm nghiền : các nhà cung cấp cho quá trình sản xuất chính bao
gồm clinker, phụ gia trong sản xuất xi măng (thạch cao, Pozzolana, tro
bay…), điện năng, dầu máy, các phụ tùng máy thay thế…
- Đối với nhà máy xi măng : các nhà cung cấp cho quá trình sản xuất chính
bao gồm nguồn đá vôi, đất sét, phụ gia trong sản xuất xi măng (thạch cao,
Pozzolana, tro bay…), nhiên liệu, điện năng, dầu máy, phụ tùng thay thế…
Clinker là nguyên vật liệu chính Hà Tiên 1 đang phải mua hiện nay, nguồn
clinker chủ yếu từ :
Việc Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2 sát nhập năm 2009 thành một cơng ty xi
măng Hà Tiên 1 duy nhất giúp cho cơng ty xi măng Hà Tiên 1 làm chủ
them trạm nghiền clinker tại Kiên Lương (Kiên Giang) với cơng suất
1.100.000 tấn clinker/năm và 500.000 tấn clinker/năm đã giúp cho việc
chủ động về nguồn nguyên liệu được giải quyết tốt hơn
Nguồn từ các nhà máy phía bắc đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của Hà
Tiên 1 hiện nay song chi phí vận chuyển quá cao, cao hơn mức giá nhập
từ Thái Lan về (đường biển từ Thái Lan sang TP.Hồ Chí Minh chỉ
600km), mặt khác từ các nhà máy mới như Phúc Sơn, Sông Gianh, Tam
Điệp…đang thừa công suất sản xuất vì đầu ra hạn chế (thương hiệu mới,
hệ thống phân phối chưa tốt) Nguồn cung cấp này hiện nay đang dồi
dào và khả năng thương lượng của nhà cung cấp không cao, tuy nhiên
về lâu dài thì nguồn này không ổn định Một số các dự án mở rộng của
các công ty thành viên VNCC (Hoàng Thạnh, Bút Sơn, Bỉm Sơn mở
rộng) đã ký hợp đồng cung cấp clinker dài hạn cho Hà Tiên 1 với giá ưu
đãi, nguồn này sẽ đáp ứng 50% nhu cầu clinker Hà Tiên 1 trong thời
gian tới
Trang 39 Nguồn nhập từ các nước Thái Lan, Indonesia : các nước này đang dư
thừa khoảng 30% công suất sản xuất clinker do đó trong một vài năm
tới nguồn nhập từ các nước này vẫn ổn định
Từ năm 2009, dự án xi măng Bình Phước đi vào hoạt động thì Hà Tiên
1 chủ động được 50% clinker cho nhà máy hiện tại và 50% sẽ nhập từ
các dự án xi măng mở rộng phía bắc (đã có hợp đồng thoả thuận) do đó
nguồn cung cấp clinker cho nhà máy xi măng Hà Tiên 1 Thủ Đức là an
toàn và không bị biến động Với các trạm nghiền khác phụ thuộc chủ
yếu vào nguồn clinker nhập khẩu thì trong 1 vài năm tới sẽ rất khó
khăn trong việc mua clinker
Đá vôi : Các nhà máy xi măng (bao gồm cả khâu sản xuất clinker) khi hoạt
động đều được chính phủ cấp phép cho khai thác tại một khu vực mỏ đá vôi
nhất định Trong tương lai, lợi thế cạnh tranh thuộc về các nhà máy có vùng
nguyên liệu lớn, dồi dào để khai thác
Phụ gia Pozzolana, quặng bôxít… ở Việt Nam khá dồi dào, do đó nhà sản
xuất có thể mua một cách dễ dàng hoặc xin phép khai thác mỏ đá Thạch
cao tại Việt Nam không có vùng nguyên liệu, do đó phải nhập từ Lào, Thái
Lan, Campuchia, Trung Quốc Tại các nước này nguồn thạch cao phong
phú và dư thừa nên Việt Nam dễ dàng nhập Thạch cao từ các nước này, đặc
biệt là Lào và Campuchia nằm kề ngay biên giới Việt Nam
Nhiên liệu than antraxit dùng để đốt lò, nung clinker: trữ lượng than của
Việt Nam khoảng 3,88 tỷ tấn, ngành công nghiệp than theo qui hoạch đến
năm 2020 đạt công suất khoảng 20-30 triệu tấn Chắc chắn nguồn than sẽ
đủ cung ứng cho ngành xi măng và hỗ trợ ngành xi măng theo chỉ thị của
Chính Phủ
Điện : các nhà máy xi măng tiêu tốn 1 lượng điện khá lớn, hiện tại hầu hết
các nhà máy xi măng đều sử dụng nguồn điện quốc gia để sản xuất Từ
Trang 402003 Chính Phủ đã không hạn chế cấp điện cho sản xuất vào tạo mọi điều
kiện để nguồn điện đủ đáp ứng cho sản xuất Theo qui hoạch ngành điện
đến 2020 thì nguồn điện xây dựng mới sẽ khoảng 75.000MW và nhập khẩu
2.325MW từ Lào, Trung Quốc, Campuchia Dự báo toàn ngành xi măng sẽ
tiêu thụ khoảng 5.000 triệu kwh vào năm 2015, chiếm khoảng 7% sản
lượng điện quốc gia
Các phụ tùng thay thế : chủ yếu là nhập khẩu từ các nhà cung cấp thiết bị
cho các nhà máy xi măng Đây cũng là khó khăn cho các nhà máy vì phụ
tùng thay thế mỗi lần mua không nhiều, chỉ mua đơn lẻ nên giá mua cao
thậm chí một số phụ tùng không có, mặt khác nền công nghiệp cơ khí chế
tạo Việt Nam chưa phát triển do đó khó có thể sản xuất phụ tùng thay thế
trong nước
Hà Tiên 1 do có thời gian hoạt động lâu, đã mua hàng qua nhiều lần và có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp trên thế giới nên không bị áp
lực, Mặt khác Hà Tiên 1 từng bước đồng bộ thiết bị theo chuẩn của một
hãng, và cải tạo thiết bị theo công nghệ mới nhất, hai dự án Bình phước và
quận 9 sử dụng thiết bị cùng loại nên khi mua phụ tùng thay thế theo kế
hoạch cho cả ba nhà máy sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn, không bị áp lực từ
nhà sản xuất cung ứng
Các phụ tùng khác như gạch chịu lửa các thiết bị cơ đơn giản Việt Nam cũng đã sản xuất được với giá khá rẻ và chất lượng đạt yêu cầu Các
ngành phụ trợ cho công nghiệp xi măng tại Việt Nam cũng đã bắt đầu phát
triển do đó việc tìm phụ tùng thay thế không phải là áp lực cao với ngành
2.1.2.4 Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế trong sản xuất xi măng và trong tiêu dùng :
Trong sản xuất xi măng : Các nguyên liệu chính để sản xuất ra xi
măng bao gồm đá vôi, đất sét, các phụ gia điều chỉnh như quặng, sắt,