1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TKMH Chiến lược kinh doanh: phân tích và hoạch định chiến lược cho công ty sản xuất vật liệu xây dựng

46 671 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 486,63 KB

Nội dung

TKMH Chiến lược kinh doanh công ty TNHH vật liệu xây dựng CBTKMH Chiến lược kinh doanh công ty TNHH vật liệu xây dựng CBTKMH Chiến lược kinh doanh công ty TNHH vật liệu xây dựng CBTKMH Chiến lược kinh doanh công ty TNHH vật liệu xây dựng CBTKMH Chiến lược kinh doanh công ty TNHH vật liệu xây dựng CBTKMH Chiến lược kinh doanh công ty TNHH vật liệu xây dựng CB

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 2

1.1 Tổng quan về công ty 2

1.1.1 Những thông tin chung 2

1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 2

1.1.3 Cơ cấu tổ chức 2

1.2 Định hướng phát triển của công ty 3

1.2.1 Tầm nhìn 3

1.2.2 Sứ mệnh 3

1.2.3 Mục tiêu 3

1.2.4 Khẩu hiệu - Slogan 3

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 4

2.1 Môi trường môi trường bên ngoài: 4

2.1.1 Môi trường vĩ mô 4

2.1.2 Môi trường vi mô 15

2.2 Phân tích môi trường bên trong công ty C&B 20

2.2.1 Nguồn lực công ty 20

2.2.2 Năng lực công ty 22

2.2.3 Phân tích hoạt động chức năng công ty 23

CHƯƠNG III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY 26

3.1 Sử Dụng Các Công Cụ Để Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh 26

3.1.1 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đối với Công ty TNHH VLXD C&B: 26 3.1.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE 31

3.1.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 34

3.1.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE 35

3.1.5 Ma Trận Đánh Giá SWOT: 37

3.1.6 Đánh giá các chiến lược: 38

3.1.7 Ma Trận QSPM: 41

3.2 Thực hiện chiến lược: 43

3.2.1 Chiến lược cấp công ty 43

3.2.2 Chiến lược cấp chức năng 43

Trang 2

TKMH CHI N LẾN LƯỢC KINH DOANH ƯỢC KINH DOANHC KINH DOANH GVHD: Nguy n Văn Ti pễn Văn Tiếp ếp

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 1.1 Tổng quan về công ty.

1.1.1 Những thông tin chung

Tên công ty:Công ty TNHH vật liệu xây dựng C&B

Tên viết tắt:C&B SMC (C&B Support Material Company)

Địa chỉ:250 Lê Văn Việt, Q.9, TP.HCM

Vốn điều lệ:5.000.000.000 VNĐ (5 tỷ VNĐ)

1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh

o Cung cấp đa dạng các loại vật

liệu xây dựng: Gạch, Đá, Xi măng,

sắt – thép

o Chuyên cung cấp Sơn cao cấp

cho nội thất với hệ thống pha sơn

chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu

Trang 3

1.2 Định hướng phát triển của công ty

- Đối với đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển; cam kết trở thành “Người đồng

hành số Một” của các đối tác, luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững

- Đối với nhân viên: Tạo lập một môi trường làm việc mang lại hiệu quả cao nhất nhằm

phát huy một cách toàn diện tài năng của từng cán bộ công nhân viên Tạo điều kiện thunhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên

- Đối với xã hội: Tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách

nhiệm công dân và niềm tự hào dân tộc Những hoạt động xã hội thiết thực được Công

ty thực hiện hàng năm

1.2.3 Mục tiêu

- Năm 1: Ước đạt Doanh thu 5 tỷ vs Lợi nhuận 500 triệu và gia tăng 10% doanh thu sau

mỗi năm

- Năm 2: Mạng lưới phân phối rộng khắp Q.9, đảm bảo mọi công trình trong khu vực Q.9

đều biết đến tên tuổi công ty; tiến hành tham gia mua cổ phần các công ty xây dựng đểgia tăng đơn hàng

- Năm 3: Mở rộng thêm cửa hàng phân phối sang Q.Thủ Đức & Q.2 & các quận khác

- Năm 5: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá.

- Năm 7: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch.

- Năm 8: Trở thành 1 đầu mối cung cấp VLXD cho toàn TP.HCM.

- Năm 10: Mở rộng chi nhánh đến tất cả các tỉnh Đông Nam Bộ

1.2.4 Khẩu hiệu - Slogan

Xây giá trị - Dựng tương lai

Trang 4

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2.1 Môi trường môi trường bên ngoài:

2.1.1 Môi trường vĩ mô

a) Các yếu tố chính trị - pháp lý

- Pháp luật

Từ đầu năm 2013 đến nay, kinh tế Việt Nam vẫn đang trong tình trạng suy thoái nặngnề.Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn.Liên tục trong những tháng đầu năm,Chính phủ đã phải ban hành 2 Nghịquyết để chỉ đạo điều hành nền kinh tế Đó là Nghịquyết 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và nghị quyết số 02/NQ-

CP của Chính phủ về một sốgiải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thịtrường, giải quyết nợ xấu.Đồng thời thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợihơn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước xử lý nợ xấu gắnvới hỗtrợ phát triển thị trường

Để tạo điều kiện cho bất động sản phục hồi, ngày 15/05/2013 Ngân hàng nhà nước đãhan hành thông tư số 11/2013/TT-NHNN quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo nghị quyết

số 02/2013/NQ-CP.

Thông qua kỳ họp Quốc hội thứ 6 khóa VIII năm 2013 vừa qua, Quốc Hội đã thôngqua 8 dự án Luật gồm : Luật đất đai ( sửa đổi ); Luật việc làm; Luật sửa đổi bổ sung một sốđiều của Luật thi đua, khen thưởng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy,chữa cháy; Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Luật tiếp công dân; Luật đấu thầu (sửa đổi);Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí (sửa đổi) và cho ý kiến về 12 dự luật khác

Ngoài ra, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết về việc thi hànhHiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013); Nghị quyết về dự toán, phân bổ ngan sách TrungƯơng năm 2014; Nghị quyết về quy hoạch tổng thể thủy điện; Nghị quyết về việc phát hành

bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho một số dự án quan trọng, cấp bách,…

Trong 9 tháng đầu năm 2013, cả nước đã có hơn 42.000 doanh nghiệp phải giải thể,ngừng hoạt động, kết quả là chỉ tiêu tạo việc làm không đạt kế hoạch khi chỉ có khoảng 1,54triệu lao động có việc làm mới năm 2013 (kế hoạch là 1,6 triệu lao động)

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, để đảm bảo mức tăng trưởng hợp lý trong năm tới,Chính phủ mới đây đã đề cập đến vấn đề nới trần bội chi, cứ 40.000 tỷ đồng tăng thêm từchi ngân sách sẽ khiến bôi chi tăng 1% GDP Cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Kế Hoạch & Đầu

Trang 5

Tư đã trình phương án phát hành thêm 285.000 tỷ đồng trái phiếu cho một số dự án quantrọng cấp bách.

Cuối năm 2013 và sang năm 2014, Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô

đi đôi với việc thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, triển khai mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế vàđổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm an ninh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân Trên

cơ sở đó, một số chỉ tiêu cụ thể được đặt ra là tăng trưởng GDP phấn đấu đạt khoảng 6%, tốc độ tăng chỉ số tiêu dùng khoảng 7%, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội chiếmkhoảng 30% GDP, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm xuốngkhoảng 6% Giữ nguyên chỉ tiêu tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động

5,8 Chính trị

Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổnđịnh so với các nước khác trong khu vực Môi trường chính trị và xã hội tại Việt Nam từngbước được phát triển theo hướng cởi mởvà tạo điều kiện cho người dân phát huy vai tròtham gia tích cực hơn Vai trò kiểm tra giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ ngày càngđược nâng cao

Chính phủ tăng đẩy mạnh quan hệ và hợp tác Quốc tế với các nước trong khu vực vàtrên Thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên Thế giới

Ảnh hưởng của các yếu tố chính trị pháp lý và phản ứng của công ty C&B

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến các doanh nghiệp ngày càng rõ rệt, doanh nghiệpkhông chỉ khó vì bất động sản đóng băng, kinh doanh thua lỗ

Tuy nhiên,các nghị quyết, chính sách hỗ trợ của chính phủ, cũng với những cải thiện

về tình hình kinh tế (lạm phát giảm, lãi suất giảm…) cũng phần nào giúp doanh nghiệp antâm hơn

Như vậy, như những doanh nghiệp khác, công ty C&B cũng bị ảnh hưởng nhiều bởicác chính sách, pháp luật của nhà nước Những yếu tốphân tích như trên đã đem đến chocông ty C&B những cơ hội như:

- Môi trường pháp lý bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh nghiệp;

- Quyết định số: 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt tổng thể phát triển vật liệu xây dựng ViệtNam đến năm 2020 và 567/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xâykhông nung đến năm 2020 tạo điều kiện cho công ty cải tiến, nâng cao chất lượng và đadạng hóa sản phẩm từ đó sẽ thu hút thêm khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng vànâng cao uy tín cho công ty

Trang 6

Công ty cần phát huy thế mạnh của mình trong việc tìm kiếm các khách hàng mớithông qua các chính sách hỗtrợ của chính phủ.Ngoài ra, công ty cũng cần quan tâm hơn nữađến những đối thủcủa mình khi mà sự cạnh tranh ngày càng gia tăng.

b) Các yếu tố về kinh tế

- Kinh tế Thế giới

Mặc dù có những dấu hiệu tích cực hơn trong tháng 8 nhưng triển vọng kinh tế thếgiới trong năm 2013 nhìn chung phục hồi chậm hơn mức kỳ vọng do suy giảm tăng trưởngcủa Trung Quốc và Ấn Độ

Châu Âu thoát khỏi suy thoái dài nhất trong lịch sử với việc khu vực đồng Euro trongquý 2/2013 lần đầu tiên tăng trưởng dương kể từ quý 4/2011, nhưng cũng chỉ ở mức 0,3%

so quý trước, thấp hơn mức trung bình 0,35% kể từ quý 3/2007 Anh tăng trưởng khả quan

hơn với mức 0,7% trong quý 2/2013, cao hơn mức trung bình 0,65% kể từ quý

3/2007 Mỹ tăng trưởng ổn định với mức tăng trưởng (so cùng kì năm trước) duy trì trên dưới 2% kể từ quý 1/2010 và lạm phát đạt mức 2% trong tháng 7/2013 Nhật Bản tăng

trưởng tiếp tục cải thiện với mức tăng trưởng (so cùng kì năm trước) tăng dần từ quý

3/2012 Trong khi đó, Trung quốc nhiều khả năng tăng trưởng thấp hơn kế hoạch 7,5%

trong năm 2013 do phải đối mặt với vấn đề nợ xấu ngân hàng và nợ công địa phương Tăng

trưởng của Trung Quốc đã giảm từ 7,9% quý 4/2012 xuống 7,5% quý 2/2013 Ấn Độ do

những yếu kém về cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính đang phải đối mặt với làn sóng rútvốn ra và tăng trưởng suy giảm liên tục từ 2010 (giảm từ 9,4% quý 1/2010 xuống 4,8% quý1/2013)

- Kinh tế Việt Nam

Năm 2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài khóathắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm sức mua của thị trường

và tốc độ tăng trưởng kinh tế Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có

xu hướng tăng nhanh từ đầu năm

Với những nỗ lực nêu trên đã mang lại những kết quả nhất định trong năm 2012: sựsuy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đã dừng lại trong quý I và đã tăng trở lại từ quý II, dùmức tăng khá chậm: GDP quý I tăng 4%; quý II tăng 4,66%; quý III tăng 5,6% và cả năm

2012 tăng 5,03%; CPI theo chiều hướng giảm, thậm chí trong 2 tháng (6 và 7/2012) tăngtrưởng âm; CPI cả năm chỉ tăng 6,81% so với cuối năm 2011; xuất khẩu cả năm đạt 114 tỷUSD tăng 16,6% so với năm 2011; nhập siêu giảm mạnh…

Trang 7

Bước vào năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ bản nền kinh tế đangđối diện với 4 thách thức ngắn hạn như sau :

 Nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khókhăn thêm Mặc dù CPI 8 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 3,53% so với tháng 12/2012, nhưngnguy cơ lạm phát vẫn “rình rập” khi mà nguyên nhân bên trong của nền kinh tế chưa đượcgiải quyết

 Tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh

tế không hấp thụ được vốn Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài Khả năng tiếp cậnvốn của DN vẫn còn khó khăn, nhất là DN vừa và nhỏ

 Khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của DN,

do hoạt động kém hiệu quả của DN lẫn hệ thống ngân hàng thương mại Nếu lạm phát kỳvọng cả năm là 7%, thì việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn không còn nhiều

dư địa và lãi suất cho vay vẫn còn khá cao, đặc biệt là lãi suất vay trung - dài hạn Điều này

sẽ không kích thích được các DN đang có thị trường mở rộng đầu tư và vẫn là nguy cơ làmtăng nợ xấu đối với những DN đang nỗ lực phục hồi sản xuất

 Những nỗ lực để làm “ấm” thị trường bất động sản chưa thể mang lại kết quả, nênthanh khoản của thị trường này khó được cải thiện Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng để hỗtrợ thị trường bất động sản cho đến nay chưa mang lại kết quả đáng kể Một khi thanhkhoản của thị trường bất động sản chưa cải thiện, thì việc xử lý nợ xấu của ngân hàngthương mại cũng sẽ khó khăn

Chính phủ tiếp tục thực hiện biện pháp hoãn thời hạn nợp thuế, thời hạn nộp tiền sửdụng đất, miễn giãm thuế Tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5-6/2013), Quốc hội đã sửa đổi một sốđiều của Luật Thuế thu nhập DN và Luật Thuế giá trị gia tăng nhằm miễn giảm thuế chomột số đối tượng để kích thích thị trường và giảm khó khăn cho DN Áp dụng thuế suất thunhập DN là 22% từ tháng 1/2014 và 20% từ tháng 01/2016 để khuyến khích DN mở rộngđầu tư, giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho nhà giá thấp…

Nhờ vậy, năm 2013, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hồi phục Tuy nhiên chỉ 12 trongtổng số 15 chỉ tiêu đạt và vượt so với yêu cầu Quốc hội đề ra như tốc độ tăng giá tiêu dùngkhoảng 7% thấp hơn kế hoạch là 8%; bội chi ngân sách khống chế là 4,8% GDP, tỷ lệ nhậpsiêu so kim ngạch xuất khẩu chỉ khoảng 1,6% (kế hoạch 8%) 3 chỉ tiêu không đạt lại rơivào nhóm quan trọng như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xãhội so với GDP và tạo việc làm

Trang 8

9 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP của cả nước ước đạt 5,14% Dự kiến cả năm, kinh

tế chỉ tăng trưởng khoảng 5,3-5,4% (mục tiêu là 5,5%)

Năm 2013, ước tính tổng vốn đầu tư xã hội đạt 29,5% GDP (kế hoạch khoảng 30%GDP), giảm khá mạnh so với mức bình quân 40-41% GDP trước đó Tăng trưởng tín dụngcũng giảm từ 31% xuống còn hơn 12%

Lãi suất

Lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng biến động liên tục trongnhững năm vừa qua.Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn cũng như khảnăng thanh toán của công ty

Năm 2010 mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay có xu hướng giảm, trong đólãi suất huy động VNĐ dao động ở mức 10,6 – 11,2%/năm , lãi suất cho vay VNĐ đối vớicác lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, các doanh nghiệp vừa và nhỏphổ biến ở mức 12 – 15%/ năm

Bước sang năm 2011, NHNN đã thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằmkiểm soát tốc độ thị trường tự do dưới 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tậptrung vốn cho sản xuất, giảm tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống 16% Nhờ

đó, đến cuối năm 2011, các mức lãi suất trên thị trường đã được điều chỉnh phù hợp vớidiễn biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của Chính phủ

Ngay từ đầu năm 2012, NHNN đã đưa ra mục tiêu giảm lãi suất huy động xuống còn9-10%/năm vào cuối năm 2012, đồng thời đưa ra lộ trình giảm trung bình mỗi quý 1%/năm

Từ tháng 5/2012, NHNN đã quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với 5 lĩnh vực

ưu tiên; trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên được điềuchỉnh giảm từ mức 15%/năm xuống 12%/năm

Đến cuối năm 2012, lãi suất huy động VND giảm mạnh từ 3-6%/năm, lãi suất cho vaygiảm từ 5-9%/năm so với cuối năm 2011 và trở về mức lãi suất của năm 2007.Lãi suất chovay ưu tiên giảm về mức 12%/năm, riêng lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ còn9-11%/năm

Đến cuối tháng 8/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,16% so với cuối năm 2012,phù hợp với định hướng tăng 14-16% trong năm 2013, thanh khoản của hệ thống ngân hàngđược đảm bảo Các mức lãi suất chủ chốt được điều hành theo hướng giảm dần, góp phầntháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế

Trang 9

Mặt bằng lãi suất VND trong 8 tháng đầu năm đã giảm khoảng 2-5%/năm so với đầunăm, trong đó lãi suất huy động giảm 2-3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3-5%/năm.

Tháng 10/2013, trần lãi suất huy động đã giảm về mức 7%/năm và chỉ áp dụng đối với

kỳ hạn dưới 6 tháng, trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên là 9%/năm, tỷ trọngnhững khoản cho vay có lãi suất đến 13%/năm chiếm khoảng 74,97% Sau nhiều tháng tăngchậm, tính đến cuối tháng 8/2013, tín dụng cho nền kinh tế đã tăng 6,45% so với đầu năm,khả năng đạt mục tiêu thị trường tự do 12% trong năm 2013 đang trở thành hiện thực

Lạm phát

Lạm phát trong những tháng gần đây, đặc biệt là trong 2 tháng, tháng 8 (tăng 0,83%

so với tháng 7 và tăng 7,5% so với cùng kỳ) và tháng 9 (tăng 1,06% so với tháng 8 và tăng6,3% so với cùng kỳ) tăng chủ yếu là do tác động của việc điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản,

và dịch vụ công (y tế, giáo dục) và một phần do yếu tố mùa vụ (chỉ số mùa vụ của CPIthường có xu hướng tăng cao trong 2 đợt, từ tháng 9 cho đến cuối năm và trong dịp tếtnguyên đán) mà không chịu nhiều tác động của những yếu tố cơ bản (như mở rộng chínhsách tiền tệ hay chính sách tài khóa)

c) Các yếu tố văn hóa – xã hội

Thực trạng các yếu tố văn hóa – xã hội.

o Về vấn đề dân số và lao động

Dân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu người ( ngày 11/11/2013 ) – đứng thứ 14trên thế giới và đứng thứ 8 ở châu Á Việt Nam đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân sốvàng” Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết được những thách thức cũng như tận dụng được

cơ hội vàng mà cơ cấu “dân số vàng” mang lại

Cùng với xu hướng giảm sinh và nâng cao tuổi thọ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động(15-64) tăng lên Năm 1979, gần một nửa (42,6%) dân số Việt Nam dưới 15 tuổi Năm

2012, con số này chỉ còn 23,9% Nhóm dân số có độ tuổi từ 15-64 hiện chiếm 69% tổng sốdân.Hiện nay, mức sinh ở Việt Nam đã giảm nhanh Năm 2006, Việt Nam đã đạt và duy trìmức sinh thay thế (tổng tỷ suất sinh 2,1 con) và từ đó đến nay, mức sinh luôn dưới mức sinhthay thế.Tỷ suất sinh năm 2012 đạt 2,05 con/phụ nữ, tăng so với mức 1,99 con/phụ nữcủa năm 2011.Tỷ suất chết thô năm 2012 là 7‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là15,8‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 23,8‰

Trang 10

(Nguồn Tổng cục thống kê Việt Nam )

o Cơ hội

Cơ cấu “dân số vàng” tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xãhội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai.Mặt khác, dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh gópphần nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc giảm tỷ số giữa học sinh và giáo viên,qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, cải thiện chất lượng sức khỏe dân sốtương lai

Đồng thời, dân số trong độ tuổi lao động lớn, cùng với sự phát triển của khu vực côngnghiệp và dịch vụ tạo nhu cầu lớn về đào tạo nghề Chi tiêu y tế trong độ tuổi lao động giảm

sẽ tiết kiệm được y tế Lực lượng lao động trẻ, dồi dào và tiếp tục tăng sẽ là nguồn lực quantrọng cho việc phát triển kinh tế trong điều kiện đảm bảo việc làm và cải thiện được năngsuất lao động.Cơ cấu “dân số vàng” cũng là cơ hội dịch chuyển lao động thông qua di cư,tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.Lực lượng lao động thanh niên có trình độ trung cấp chuyên nghiệp năm 2008 là 4,1%, năm

2009 là 6,2%, năm 2012 là 7,5%; tương tự qua các năm Trình độ cao đẳng, đại học là 5,5%,7,8% và 8,7% Trung bình mỗi năm có khoảng 70 đến 80 nghìn sinh viên cao đẳng, 143 đến

160 nghìn sinh viên đại học tốt nghiệp bổ sung cho lực lượng lao động là thanh niên Đây lànguồn tiềm năng lớn cho nước ta trong việc phát huy nội lực của đất nước để phát triển

Trang 11

Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh song cũng đặt ra không ítnhững khó khăn thách thức cần phải giải quyết Tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổilao động sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếuquốc gia đó có tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.

Tỷ lệ thất nghiệpcủa lao động trong sáu tháng đầu năm 2013 là 2,28%, trong đó khu

vực thành thị là 3,85%, khu vực nông thôn là 1,57% (Sốliệu của cả năm 2012 tương ứng là:1,96%; 3,21%; 1,39%) Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong sáu tháng đầu năm là2,95%, trong đó khu vực thành thị là 1,76%, khu vực nông thôn là 3,47% (Số liệu của cảnăm 2012 tương ứng là: 2,74%; 1,56%; 3,27%) Nhìn chung, tỷlệ thất nghiệp có xu hướngtăng lên do sản xuất gặp khó khăn ảnh hưởng đến việc làm của người lao động Tỷlệ thấtnghiệp của thanh niên ở khu vực thành thị gấp 4,5 lần tỷ lệ thất nghiệp của người lớn

Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa – xã hội đến công ty

Tận dụng vào nguồn lao động dồi dào, công ty đã trang bị cho mình một đội ngũ nhânviên chất lượng cao với sự am hiểu tốt về vật liệu xây dựng, năng động trong công việc.Tuy nhiên công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để có thể tăng tínhcạnh tranh với các đối thủ trong hoàn cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn trước mắt

d) Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ

Thực trạng về công nghệ

Trang 12

Chính Phủ tích cực khuyến khích và thúc đẩy phát triển các loại vật liệu mới, vật liệucông nghệ cao.Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng và giảm chi phí khi thi công các côngtrình.

Năm 2010,Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định 567/QĐ-TTgvề việc phêduyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020; đáp ứng nhu cầu sửdụng của xã hội, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, tiết kiệm năng lượng, giảmthiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng của các loại vật liệu truyền thống

Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng đã ứng dụng rộng rãi các công nghệ hiện đại, đặcbiệt là trong xây dựng giao thông.Đến nay, hầu hết các công nghệ xây dựng cầu BTCT hiệnđại đã được chuyển giao vào Việt Nam để đảm bảo tính linh hoạt, thích ứng với nhiều loạiđịa hình trong xây dựng

- Tập trung ứng dụng khoa học công nghệ để xây dựng đảm bảo chất lượng các tuyếnđường bộ cấp cao và các tuyến đường bộ cao tốc

- Trong xây dựng nền đường và xử lý nền đất yếu, áp dụng nhiều công nghệtiên tiếnnhư gia tải khửlún kết hợp với vải địa kỹ thuật, bấc thấm, cọc cát, giếng cát, cọc đất gia cốximăng, công nghệ cố kết chân không…

- Cải tiến nâng cao chất lượng thi công móng và mặt đường, đảm bảo độ bền, độ bằngphẳng Đã áp dụng công nghệlớp phủ mỏng và siêu mỏng (Novachip, VTO) cho mặt đườngcao tốc đểcó độ nhám cao, thoát nước tốt, giảm tiếng ồn cho các dự án TP Hồ Chí Minh –Trung Lương, Láng – Hòa Lạc…

Triển khai thử nghiệm một sốloại công nghệ cải tạo đất sử dụng trong xây dựng giaothông nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn nhưhóa chất HRB, DZ33 nhằm khắc phục nạn khan hiếm vật liệu tại các vùng nông thôn, miềnnúi đem lại hiệu qủa kinh tế, xã hội cao ở nhiều đại phương

Ảnh hưởng các yếu tố công nghệ đến công ty

Công ty đã và đang mở rộng và đa dạng sản phẩm của mình bằng cách tiếp thu các sảnphẩm vật liệu xây dựng mới Mặc khác, công ty cần trang bị những phương tiện máy móchiện đại nhằm tạo ưu thế để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác

e) Các yếu tố tự nhiên

Biến đổi khí hậu hiện nay (BĐKH)

Trang 13

Thiên tai đang ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại, từ đó làm mất

đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước Trong giai đoạn2002-2010, thiệt hại do thiên tai gây ra trên phạm vi cả nước thấp nhất là 0,14% GDP (năm2004) và cao nhất là 2% GDP (năm 2006) Tính bình quân trong 15 năm qua, thiên tai đãgây tổn hại khoảng 1,5% GDP hàng năm

Theo các kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường (năm 2012), đến cuối thế

kỷ 21, sự gia tăng 1m của mực nước biển có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vàsinh kế của khoảng 20% dân số và tổn thất có thể lên tới 10% GDP mỗi năm

Báo cáo kết quả nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do BĐKH của tổ chức DARAInternational (năm 2012) chỉ ra rằng, BĐKH có thể làm Việt Nam thiệt hại khoảng 15 tỉUSD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP Nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phókịp thời, thiệt hại do BĐKH ước tính có thể lên đến 11% GDP vào năm 2030

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứuphát triển Thế giới và Đại học Copenhaghen (năm 2012) cho biết, nếu kinh tế Việt Nam tiếptục tăng trưởng với tốc độ 5,4%/năm trong giai đoạn 2007-2050 thì tốc độ tăng trưởng bị tácđộng bởi BĐKH (cụ thể là bão) có thể ở mức 5,32% đến 5,39% - tức là tốc độ tăng trưởng

có giảm nhưng không đáng kể Nếu GDP vào năm 2050 của Việt Nam đạt trên 500 tỷ USDthì thiệt hại do BĐKH có thể lên đến khoảng 40 tỷ USD vào năm 2050 – một thiệt hại tươngđối lớn về giá trị tuyệt đối và có thể giảm xuống nếu Việt Nam có chính sách ứng phó vớiBĐKH phù hợp và hiệu quả

Tài nguyên thiên nhiên

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tài nguyên và khoáng sản Việt Namđược đánh giá là rất phong phú và đa dạng do đặc điểm địa hình và khí hậu như : Đá vôi,cát, đất sét, sắt, dầu khí, đồng,…Trong đó, than đá có trữ lượng lớn và chất lượng cao nhấtkhu vực Đông Nam Á

Bên cạnh một số loại đã kể trên thì những khoáng sản khác có trữ lượng nhỏ và phântán

o Nhóm khoáng sản năng lượng

Dầu khí, Việt Nam có tiềm năng dầu khí đáng kể Tiềm năng và trữ lượng dầu khí cókhả năng thu hồi của các bể trầm tích Đệ tam của Việt Nam khoảng 4,300 tỷ tấn dầu Đếnngày 2/9/2009 tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã đạt mốc khai thác 300 triệu tấn dầu

Trang 14

quy đổi.Với sản lượng khai thác dầu khí hàng năm, hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ ba ởĐông Nam Á sau Indonesia và Malaysia.

Than đá, Than biến chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than sông Hồngtính đến chiều sâu 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn Nếu tính đến độ sâu3500m thì dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn Than biến chất trung bình (bitum)

đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng khônglớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu

ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên

18 tỷ tấn Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn

Urani, Ở Việt Nam đã phát hiện nhiều tụ khoáng urani ở Đông Bắc Bộ, Trung Trung

Bộ và Tây Nguyên.Tổng tài nguyên urani ở Việt Nam được dự báo trên 218.000 tấn U308

có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai

o Nhóm khoảng sản kim loại

Việt Nam có nhiều loại như sắt, mangan, crôm, titan, đồng, chì, kẽm, cobalt, nickel,nhôm, thiếc, vonfram, bismut, molybden, lithi, đất hiếm, vàng, bạc, platin, tantal-niobi v.v Trong số khoáng sản kim loại kể trên có các loại tài nguyên trữ lượng lớn tầm cỡ thế giớinhư bauxit (quặng nhôm), đất hiếm, titan, wolfram, crôm v.v

Bauxit, có 2 loại chủ yếu là diaspor và gibsit.Diaspor có trữ lượng không lớn, chỉ đạtgần 200 triệu tấn Gibsit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên với trữ lượng đạt gần 2,1 tỷ tấn(đứng hàng thứ 3 thế giới sau Guinea 7,4 tỷ tấn và Australia 6,2 tỷ tấn – năm 2010)

Đất hiếm, tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trữ lượng đạt gần 10triệu tấn đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và Mỹ (13 triệu tấn) Quặngtitan, trữ lượng đạt hơn 7,33 triệu tấn ở Thái Nguyên và phân bố ven biển Ninh Thuận, BìnhThuận và Bà Rịa – Vũng Tàu Quặng Wolfram, thăm dò xác định tài nguyên và trữ lượngđạt 110,2 triệu tấn quặng chứa 227.500 tấn WO3 , 8,5 triệu tấn CàF2, 191.800 tấn Cu, 20,8tấn Au và 107.000 tấn Bi ở Thái Nguyên Quặng crôm, Thanh Hoá với trữ lượng 22 triệutấn đang được khai thác

Việt Nam có nhiều mỏ vật liệu xây dựng: sét gạch ngói, sét xi măng, puzzolan, cát sỏi,

đá vôi, đá hoa trắng, đá ốp lát, đá ong Các mỏ vật liệu xây dựng đã và đang được khai thácphục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước

2.1.2 Môi trường vi mô

a) Đối thủ cạnh tranh

Trang 15

Hiện nay, trên thị trường TP HCM có nhiều doanh nghiệp tham vào hoạt động cungứng vật liệu xây dựng Qua nghiên cứu thị trường cùng tham gia cung ứng thì có các đối thủcạnh tranh trực tiếp như sau:

− Công ty TNHH XD TM DV Trần Phúc

− Công ty TNHH SX VLXD Bắc Bình Dương

Mục tiêu của đối thủ cạnh tranh

o Công ty TNHH XD TM DV Trần Phúc

Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TRẦN PHÚC

Trụ sở chính: 99 Lê Văn Việt- P.Tăng Nhơn Phú A- Q.9- TP HCM

- Xây dựng dân dụng, công trình

- Cát san lấp , cát xây tô , cát tô moduel từ 1.8 đến 3.5

- San lấp mặt bằng đường thuỷ , đường bộ

Mở rộng địa bàn hoạt động:

Công ty Trần Phúc đã trải qua 7 năm gắn bó trên thị trường xây dựng vàsát cánh với các công trình xây dựng lớn như: Trường cao đẳng công nghệ kỹthuật Q.9, đường cao tốc Long Thành Dầu Dây, Nhà liên kết của trung ươngcấp cho cán bộ công viên chức, Cao Ốc Futsu v v Không chỉ hoạt độngtrong khu vực Q.9, công ty còn mở rộng thị trường cung cấp VLXD cho toàn

TP HCM và các tỉnh khu vực Đông Năm Bộ Trong dài hạn, công ty sẽ mở chinhánh tại 1 số tỉnh có nhu cầu mua vật liệu cao như Tây Nam Bộ…

Chiến lược phát triển kinh doanh:

Công ty Trần Phúc là một nhà cung cấp vật liệu xây dựng có uy tín và kinhnghiệm, do đó công ty một mặt sẽ củng cố kinh doanh các sản phẩm truyền

Trang 16

thống, một mặt mở rộng thêm 1 số vật liệu mới nhằm đáp ứng nhu cầu thịtrường hiện nay Đồng thời, công ty cũng tập trung mở rộng thị trường phânphối.

Với chỗ đứng vững chắc trên thị trường cùng với khả năng tài chính củamình, Trần Phúc sẽ lấn sân sang lĩnh vực cho thuê máy móc thiết bị xây dựng

o Công ty TNHH SX VLXD Bắc Bình Dương

Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG

THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ BẮC BÌNH DƯƠNG

Trụ sở chính:49 Trịnh Hoài Đức, P Hiệp Phú, Quận 9, TP HCM

- Thép POMINA: Thép cuộn Ø6, Thép cuộn Ø8

- Xi măng Thăng Long PCB40

- Sơn PETROLIMEX: sơn nước cao cấp Goldsun (màu chuẩn)

- Sơn dầu bóng màu JIMMY

Mở rộng địa bàn hoạt động:

Vì mới thành lập năm 2011, nên địa bàn hoạt động của công ty chủ yếu làtrong địa bàn Q.9 và 1 số quận lân cận ( Q.2, Q Thủ Đức) Trong thời giantới,công ty tập trung mở rộng địa bàn cung cấp toàn TP HCM

Các mục tiêu chủ yếu của công ty:

- Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của công ty, gia tăng lợi nhuận

Trang 17

- Tạo lập chỗ đứng vững chắc cho công ty trong ngành cung cấpVLXD tại TP HCM.

- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và gia tăng vốn chủ sở hữu

Nhận xét: Tuy mới thành lập nhưng công ty C&B tập trung đầu tư máy

móc thiết bị hiện đại nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp Vớikhả năng tài chính hùng mạnh, công ty Trần Phúc cũng có máy móc thiết bịhiện đại hơn so với C&B nhưng khoảng cách không quá lớn Với quy mô nhỏhơn, công ty Bắc Bình Dương không đầu tư mạnh về máy móc thiết bị và xếpthấp nhất.Vì vậy, công ty C&B cần phải tập trung đầu tư máy móc thiết bị hơnnữa để tăng khả năng cạnh tranh

Trang 18

Biểu đồ: So sánh vốn chủ sở hữu công ty C&B với các đối thủ Nhận xét: Về mặt tài chính, công ty C&B đứng thứ hai, ngang bằng với công ty Bắc

Bình Dương, vi mới thành lập, hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao nên chưalàm gia tăng vốn chủ sở hữu

b) Khách Hàng:

Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, khách hàng của doanh nghiệp là các doanh nghiệpxây dựng, các công ty khác có nhu cầu mua vật liệu, các hộ gia đình địa phương.Thị trườngxây dựng hiện nay rất ảm đạm đã ảnh hưởng nghiêm trọng hoạt động kinh doanh, việc tìmkiếm khách hàng ngày một khó khăn hơn.Chính vì thế công ty cần phải có chính sách đốivới khách hàng thật tốt nhằm giữ chân những khách hàng hiện có và tìm kiếm khách hàngmới nhằm giúp công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh được ổn định và vượt qua giai khókhăn này

Phân Khúc Thị Trường

Dựa trên năng lực & sự ảm đạm thị trường (Ngành xây dựng và vật liệu tăng trưởng

âm tổng lợi nhuận chỉ đạt 295,2 tỷ VND, giảm hơn 61,82% trong 6 tháng năm 2013) Hiệnnay công ty tập trung đáp ứng nhu cầu của các công trình xây dựng có quy mô trung bình &nhỏ như: nhà dân, biệt thự, khách sạn 2 sao trở xuống, nhà hàng, nhà xưởng…

Tiềm năng tăng trưởng

- Tăng trưởng của ngành xây dựng

+ Ngành xây dựng và vật liệu tăng trưởng âm 61,82% trong 6 tháng

+ Hiện nay nền kinh tế đang gặp khủng hoảng, số lượng công trình ngày càng hạn chế

Thị phần

- Công ty mới gia nhập thị trường nên thị phần chưa cao Trong thời gian tới cần gia tăng

quảng cáo để tìm kiếm khách hàng nhằm gia tăng thị phần

Tóm lại: yếu tố khách hàng phân tích đã mang đến cho công ty những cơ hội & nguy

cơ:

- Cơ hội gia tăng thị phần khi các công ty vật liệu đang gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế

khủng hoảng

Trang 19

- Thách thức là uy tín, sự hiểu biết của khách hàng về công ty là một rào cản ngăn họ đến

với công ty

c) Nhà Cung Cấp:

Một số nhà cung ứng vật liệu:

Xi măng Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên, Công ty xi măng Việt Nam Sắt, thép Công ty cổ phần thép Pomina

- Nhà Máy Gạch Sài Gòn Hoàng Hữu Nam, Phường Long Bình, Quận 9 Thành phố Hồ

Chí Minh

- Công ty Khai thác Cát Đồng Nai chi nhánh Q9

 Là một đơn vị cung ứng vật liệu xây dựng, hầu như tất cả các vật liệu đều được nhập từcác nhà sản xuất Do đó giá hàng bán sẽ phụ thuộc vào nhà sản xuất, chính vì thế việcđàm phán giá cả & số lượng hàng nhập với nhà sản xuất là vấn đề hết sức quan trọng,công ty cần phải chú trọng Xu hướng công ty sẽ lựa chọn nhà sản xuất có uy tín với giá

cả hợp lý

d) Sản Phẩm Thay Thế:

- Với sự phát triển của công nghệ ngành vật liệu xây dựng đã xuất hiện nhiều vật liệu mới

như

+ Thanh polymer cốt sợi thay thế cốt théptrong kết cấu beton cốt thép sắp xuất

hiệntrong xây dựng việt nam Vật liệu thanh polyme cốt sợi ( PCS ) với tính năng chịukéo cao hơn thép nhiều lần lại nhẹ và không bị ăn mòn sắp xuất hiện tại Việt Nam đểthay thế một phần thép trong kết cấu beton cốt thép cho ngành xây dựng, sẽ mang lạinhiều ích lợi to lớn cho Việt Nam

- Xu hướng sử dụng nhiều chất liệu kính, gỗ trong xây dựng dân dụng.

e) Đối thủ tiềm ẩn:

Công ty cần thu thập, nắm bắt thông tin về những chiến lược, mục tiêu, điểm mạnh,yếu và các cách phản ứng của đối thủ cạnh tranh Công ty cần biết chiến lược của những đốithủ nhằm xác định được đối thủ mới để đề ra biện pháp và kế hoạch ứng phó sắp tới.Khibiết được điểm mạnh yếu của đối thủ, công ty sẽ hoàn thiện chiến lược của mình nhằm tạo

ưu thế vượt trội để cạnh tranh

Trang 20

Mối nguy cơ gia nhập mới trong ngành cung cấp VLXD phụ thuộc vào những rào cảnhiện có, những phản ứng của các đối thủ mà công ty mới gia nhập có thể dự báo được Sauđây là một số rào cản trong ngành:

- Lợi thế về quy mô: Lợi thế quy mô ngăn cản gia nhập ngành bằng buộc đối thủ

mới gia nhập phải có quy mô lớn và phải mạo hiểm với những phản ứng của doanhnghiệp hiện có hoặc gia nhập ngành với quy mô nhỏ, bất lợi về chi phí Nhờ lợi thế vềmáy móc thiết bị, nhân lực và chi phí, một số công ty xây dựng dân dụng và côngnghiệp sẽ mở rộng kinh doanh và có xu hướng gia nhập ngành Họ vừa cung cấp VLXDvừa tham gia vào quá trình thi công

- Sản phẩm đặc trưng: các công ty có sản phẩm đặc trưng và sự trung thành của

khách hàng nhờ chất lượng sản phẩm và uy tín công ty về cung ứng Rào cản về sảnphẩm đặc trưng buộc đối thủ mới gia nhập ngành phải tập trung đầu tư sản phẩm mới vàlôi kéo sự trung thành của khách hàng

nhưng công ty hiện có, vì vậy làm chi phí tăng cao hơn Rào cản về kinh nghiệm khiếncho công ty mới gia nhập ngành khó trong việc tìm kiếm hợp đồng vì chưa nhận được

sự tin tưởng từ đối tác

 Công ty mới thành lập Việc cạnh trạnh với công ty VLXD hiện có là mục tiêu chính.Còn các đối thủ tiềm ẩn sẽ được nghiên cứu trong thời gian tới

2.2 Phân tích môi trường bên trong công ty C&B

2.2.1 Nguồn lực công ty

a) Nguồn nhân lực

Đội ngũ nhân viên tận tâm, gắn bó với công ty Chất lượng đầu vào khá tốt nhưngcông ty không ngừng nâng cao, kiểm tra, giám sát chất lượng đội ngũ nhân viên Đào tạonhân viên chuyên nghiệp, năng động, linh hoạt trong công việc Trong điều kiện kinh tếtoàn cầu như hiện nay thì trình độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp của nguồn nhânlực sẽ có những đóng góp tích cực vào sự thành công chung của công ty Giám đốc lãnh đạocông ty có kinh nghiệm, năng lực và có tầm nhìn

Bảng: Cơ cấu lao động của công ty

Trang 21

Trình độ trên đại học và đại học trong tổng số lao động chiếm gần 40%, đây là mộtcon số tương đối cao Cho thấy công ty đã quan tâm đến chất lượng cán bộ chuyên môn,nâng cao hiệu quả làm việc, đã có kế hoạch tuyển dụng lực lượng lao động đầu vào có chấtlượng cao Các nhân viên có năng lực là nguồn tài sản vô giá của công ty vậy nên công tycũng cần có chính sách giữ người tài.

Công ty luôn tiếp tục tối ưu hơn nữa bộ máy quản lý như tinh lọc, đào tạo, bồi dưỡngnghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, tuyển dụng nhân lực chất lượng cao, nâng cao trình độ taynghề của công nhân… để giành ưu thế cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác nữa

b) Nguồn lực vật chất

Công ty C&B được thành lập vào năm 2012 với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng và được gópvốn từ 10 thành viên sáng lập nên công ty, tỷ lệ góp vốn là ngang nhau Theo thống kê đếnnăm 2013 thì vốn điều lệ của công ty đã được tăng thêm 1 tỷ nhờ vào việc huy động vốn từcác thành viên của ban quản trị Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của công ty vẫn chưa đemlại nguồn thu lợi nhuận lớn cho công ty, uy tín của công ty vẫn còn chưa được khẳng địnhcho nên khả năng thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài cũng như vốn từ các kênh khác nhauvẫn còn yếu kém Nguồn vốn hiện tại chưa ổn định do phải đầu tư cho nhiều hoạt động pháttriển, kinh doanh còn phải dựa vào vốn chủ sở hữu là chủ yếu

Hiện nay công ty đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo cho việc vậnchuyển hàng hóa đạt chất lượng nhất, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Bảng thống kế máy móc thiết bị

Trang 22

Chính sách chất lượng của công ty: hướng về khách hàng, làm đúng ngay từ đầu, kiểmsoát quá trình.

Có chính sách và chiến lược kinh doanh có hiệu quả và thích nghi với môi trường kinhdoanh.Tuy nhiên, phương hướng phát triển trở thành một thương hiệu uy tín và chuyênnghiệp trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình tại địa bàn Q9 là chưa

cụ thể, chưa đề cập đến những khó khăn mà công ty sẽ trải qua trong thời kỳ kinh tế đangkhủng hoảng

Lãnh đạo công ty là những người có uy tín với toàn thể nhân viên công ty và trong giớidoanh nhân

Uy tín của công ty nếu được nâng cao thì khả năng kinh doanh cũng được tăng lên,công ty sẽ dành được nhiều thị phần trên thị trường, do vậy công ty chưa có uy tín nhất định

đã có ảnh hưởng lớn đến việc làm ăn, kinh doanh của công ty

2.2.2 Năng lực công ty

Năng lực cốt lõi của công ty là cung cấp vật liệu xây dựng

Một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với công ty là ký được nhiều hợpđồng cung ứng vật liệu cho hoạt động xây lắp.Để đạt được điều này, công ty phải củng cố

và mở rộng mối quan hệ khách hàng Chất lượng của sản phẩm luôn được công ty chú trọng

và quan tâm hàng đầu.Nguồn vật liệu được kiểm tra chặt chẽ tại nguồn và tại kho hàng củacông ty khi được vận chuyển về từ nơi khai thác, sản xuất ra vật liệu

Sản phẩm được nhân viên bán hàng kiểm duyệt theo đúng quy cách, tiêu chuẩn vậtliệu phù hợp với yêu cầu chung trong xây dựng trước khi cung cấp cho khách hàng

Hiện nay công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế:

- Thiếu năng lực Maketing và quản trị doanh nghiệp

- Năng lực cung cấp vật liệu chưa có thể đảm nhận được các công trình có giá trị lớn

- Thiếu nhiều thông tin về thị trường, về dự án trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, khudân cư

-Hiện tại công ty chỉ có khả năng mua, thuê các thiết bị do Việt Nam sản xuất hay mua lạicác loại máy móc đã qua sử dụng từ Trung Quốc Điều này đồng nghĩa với việc công ty vẫncòn quá lạc hậu về công nghệ do phải sử dụng máy móc cũ kỹ, chưa đảm bảo năng suất vàchất lượng của sản phẩm đầu ra chưa tốt do đó phải mua từ bên ngoài và làm cho doanh thucủa công ty giảm xuống

2.2.3 Phân tích hoạt động chức năng công ty

a) Hoạt động bộ phận maketing

Trang 23

Marketing trong doanh nghiệp xây dựng chịu sự điều tiết mạnh của đường lối, chínhsách xây dựng kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước.

Các doanh nghiệp cung ứng vật liệu nói chung và Công ty C&B nói riêng đều phảitiến hành hoạt động maketing một cách thường xuyên và liên tục

Maketing cung ứng vật liệu là maketing trực tiếp với khách hàng tức là nhằm vào từngchủ đầu tư và từng đơn vị nhà thầu cụ thể.Mục tiêu quan trọng nhất là tìm ra nhiều hợp đồngcung ứng vật liệu, để từ đó sẽ tăng lợi nhuận tạo đà phát triển cho doanh nghiệp

Mạng lưới bán hàng sỉ và lẻ ở các khu vực lân cận địa bàn quận 9 của công ty còn yếukém Các chính sách và chương trình để phát triển mạng lưới bán hàng chưa được công tychú trọng và đầu tư mạnh mẽ do khả năng về tài chính của công ty còn yếu, bộ phậnmarketing-chăm sóc khách hàng làm việc chưa mang lại hiệu quả kinh tế cũng như nguồnthu lợi nhuận cho công ty

Chương trình xúc tiến bán hàng như quảng cáo, hoạt động truyền thông vẫn chưa triểnkhai thực hiện mà chủ yếu công ty dựa vào hình thức phát tờ rơi, khuyến mãi nhằm thu hútkhách hàng Hiện tại công ty vẫn đang sử dụng hình thức quảng cáo trên internet, trangmạng riệng của công ty nhưng hiệu quả mà nó đem lại cho công ty còn ở mức rất thấp, chưaliên kết với khách hàng và họ vẫn chưa thật sự ấn tượng để lựa chọn sản phẩm của công tykhi có nhu cầu

b) Hoạt động của bộ phận nhân sự

Chính sách tuyển mộ nhân sự hiện nay của công ty là khi nào thiếu thì tuyển, bổ sung

mà chưa có chiến lược tuyển mộ và đào tạo nhân sự Công ty rất quan tâm đến đời sống củatoàn thể công nhân viên công ty Hầu hết người lao động đều gắn bó lâu dài với công ty.Môi trường làm việc nói chung và bầu không khí làm việc nói riêng là yếu tố không thểthiếu trong văn hóa làm việc của một công ty Đối với C&B văn hóa tổ chức công ty đượcmọi thành viên đánh giá cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp và thân thiện đồng thời có

sự hỗ trợ giữa các phòng ban với nhau Sáng kiến của các thành viên trong công ty thườngđược xem xét kỹ lưỡng, đánh giá đúng mức.Môi trường làm việc của công ty đã mang lại uytín, niềm tin cho nhân viên công ty tạo tiền đề nâng cao ý thức của mọi người trong công ty

c) Bộ phận kinh doanh

Quá trình phân phối sản phẩm đến nơi tiêu thụ được công ty đánh giá cao, giữ vai tròthen chốt – bộ phận giao hàng của công ty giúp khách hàng đưa sản phẩm đến tận nơi vàđảm bảo chất lượng vẫn không thay đổi trong thời gian vận chuyển

Ngày đăng: 17/01/2018, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w