1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia cát bà, xuân thủy và bidoup

125 493 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Cao Hoàng Thanh Mai KHAI THÁC BỀN VỮNG DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, XUÂN THỦY VÀ BIDOUP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Cao Hoàng Thanh Mai KHAI THÁC BỀN VỮNG DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, XUÂN THỦY VÀ BIDOUP Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ ĐỨC MINH Hà Nội - 2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu Dịch vụ hệ sinh thái trên thế giới 3 1.1.1 Khái niệm DVHST 3 1.1.2 Tiếp cận DVHST hướng tới phát triển bền vững các HST 4 1.1.2.1 Quan điểm tiếp cận 4 1.1.2.2 Đánh giá cơ hội và rủi ro liên quan đến các DVHST 5 1.1.2.3 Ứng dụng công cụ PES hướng tới phát triển bền vững hệ sinh thái 14 1.1.3 Một số mô hình khai thác hiệu quả lợi ích DVHST trên thế giới 16 1.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu DVHST tại Việt Nam 19 1.2.1 Tình hình nghiên cứu DVHST tại Việt Nam 19 1.2.2 Tiềm năng áp dụng chi trả DVHST tại Việt Nam 20 1.2.3 Bước đầu thực hiện cơ chế chi trả đối với DVHST rừng tại Việt Nam 21 1.2.3.1 Xu hướng trong quản lý và phát triển DVHST rừng 23 1.2.3.2 Khai thác DVHST rừng tại Việt Nam 25 1.3 Thực trạng quản lý các vườn quốc gia tại Việt Nam 29 1.3.1 Tầm quan trọng của các VQG ở Việt Nam 29 1.3.2 Quy hoạch hệ thống các VQG ở Việt Nam 30 1.3.3 Những tồn tại trong hệ thống quản lý của các VQG 31 CHƯƠNG 2 – MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 34 2.1 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài : 34 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 35 2.3 Phương pháp nghiên cứu : 35 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37 3.1. Tình hình khai thác DVHST tại ba VQG điển hình Bidoup, Xuân Thủy và Cát Bà 37 3.1.1 VQG Bi Doup 37 3.1.1.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu 37 3.1.1.2 Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Bidoup 39 3.1.1.3 Đánh giá tình hình khai thác DVHST tại VQG Bidoup 42 3.1.2 VQG Xuân Thủy 53 3.1.2.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu 53 3.1.2.2 Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Xuân Thủy 56 3.1.2.3 Đánh giá công tác quản lý việc khai thác DVHST tại VQG Xuân Thủy 60 3.1.3 VQG Cát Bà 72 3.1.3.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu 72 3.1.3.2 Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Cát Bà 75 3.1.3.3 Tình hình khai thác DVHST tại VQG Cát Bà 78 3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của phương pháp quản lý các VQG dựa trên việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn. 87 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý các VQG tại Việt Nam dựa trên việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn. 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC 100 MỤC LỤC BẢNG Bảng 1.1: Các loại dịch vụ hệ sinh thái 4 Bảng 1.2: Các DVHST dùng chung và các yếu tố tác động bởi các loại HST 6 Bảng 1.3: Biện pháp đánh giá DVHST [42] 9 Bảng 1.4: Phương thức định giá kinh tế chung [42] 12 Bảng 1.5: Các loại cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường 15 Bảng 1.6: Tổng hợp các hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR trên toàn quốc [26] 28 Bảng 1.7: Tổng hợp nguồn thu DVMTR qua các năm [26] 29 Bảng 3.1: Diện tích và dân số các xã vùng đệm VQG Bidoup [8] 39 Bảng 3.2: Lượng giá giá trị DVHST tại VQG Bidoup - Núi Bà 41 Bảng 3.3: Thực hiện kế hoạch PFES giai đoạn 2009 - 2013, VQG Bidoup [15] 46 Bảng 3.4: Thống kê số vụ vi phạm các quy định về QLBVR theo năm [15] 46 Bảng 3.5: Thống kê diện tích các loại đất đai ở vùng lõi VQG [19] 54 Bảng 3.6: Thống kê các loại đất đai ở vùng đệm VQG Xuân Thủy [19] 55 Bảng 3.7: Diện tích - dân số 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy [19] 55 Bảng 3.8: Lượng giá giá trị cây thuốc tại VQG Xuân Thủy [19] 58 Bảng 3.9: Loại hình khai thác thủy sản của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy 61 Bảng 3.10: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy 62 Bảng 3.11: Loại thủy sản đánh bắt của người dân các xã điều tra 63 Bảng 3.12: Dân số, lao động, nghề nghiệp và thu nhập người dân vùng đệm VQG Cát Bà 74 Bảng 3.13: Thống kê diện tích, số hộ NTTS qua các năm, xã Phù Long 81 Bảng 3.14: Tổng hợp hoạt động giao khoán BVR từ 2011- 2013, VQG Cát Bà 84 MỤC LỤC HÌNH Hình 1.1: Tổng quan các bước đánh giá rủi ro và cơ hội liên quan đến DVHST [42] 5 Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch VQG Bidoup [8] 37 Hình 3.2: Bản đồ khu vực chi trả DVMTR VQG Bidoup [15] 45 Hình 3.3: Bản đồ quy hoạch chung VQG Xuân Thủy [18] 54 Hình 3.4: Bản đồ quy hoạch VQG Cát Bà, giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn 2020 73 Hình 3.5: Bản đồ các điểm DLST VQG Cát Bà 79 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT DLST Du lịch sinh thái DVHST Dịch vụ hệ sinh thái DVMT Dịch vụ môi trường DVMTR Dịch vụ môi trường rừng HST Hệ sinh thái PES Payment for Environment Services Chi trả dịch vụ môi trường PFES Payment for Forest Environment Services Chi trả dịch vụ môi trường rừng VQG Vườn quốc gia LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 1 KHOA MÔI TRƯỜNG LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới về đa dạng sinh học. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã thành lập được 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu Bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển đại diện cho các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển [11]. Mặc dù đã xây dựng những định chế quản lý đối với từng loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng sự hủy hoại và tàn phá đa dạng sinh học vẫn tiếp tục diễn ngay cả trong các khu vực này. Trong số các nguyên nhân gây tác hại đến đa dạng sinh học, một nguyên nhân chủ yếu là hoạt động sinh kế của người dân trong khu vực các xã vùng đệm. Do đó, việc xây dựng phương thức quản lý phù hợp đối với các vườn quốc gia là nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo tồn tốt hơn sự đa dạng sinh học quý giá này. Trong những năm qua, với sự lỗ lực mọi mặt của các ngành, các cấp và sự hỗ trợ của quốc tế trong công tác bảo tồn thiên nhiên, nhất là trong những năm đổi mới của đất nước, quá trình quản lý các khu khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã và đang tiếp cận, trao đổi kinh nghiệm, hài hoà với những thông lệ, tiêu chí quản lý bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Tuy nhiên, cũng như các tri thức thuộc các lĩnh vực khác của nhân loại, nhận thức về quản lý bảo tồn thiên nhiên là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi mà những kinh nghiệm, mô hình quản lý mới về bảo tồn thiên nhiên được hình thành và áp dụng thành công tại nhiều nước, chúng ta cần được tiếp cận, nghiên cứu, trao đổi, học tập để vận dụng linh hoạt, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước trong quá trình hội nhập. Hướng phát triển bền vững các vườn quốc gia (VQG) dựa trên việc khai thác hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu thực hiện ở Việt Nam. Dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) là thành phần hệ sinh thái trực tiếp hay gián tiếp tạo ra sự thịnh vượng của con người (Fisher và cộng sự, 2009). Các lợi ích đó chia làm các nhóm: Dịch vụ cung cấp như thực phẩm và nước; Dịch vụ hỗ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 2 KHOA MÔI TRƯỜNG trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng; Dịch vụ điều tiết như: điều tiết lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn đất và dịch bệnh; Dịch vụ du lịch và văn hóa như: giá trị du lịch, giải trí, nghiên cứu, tôn giáo và các lợi ích phi vật chất khác, và nó đặc biệt to lớn ở các hệ sinh thái của các khu bảo tồn. Để khai thác các lợi ích đó, con người đã đưa ra các sự lựa chọn hay quyết định về quản lý liên quan đến các hệ sinh thái. Do đó, các quyết định hay sự lựa chọn về quản lý thường làm thay đổi chức năng và dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đề tài: “Khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia Cát Bà, Xuân Thủy và Bi Doup” được thực hiện nhằm nghiên cứu tình hình khai thác DVHST, đặc biệt là DVHST rừng tại ba vườn quốc gia (VQG) điển hình VQG Cát Bà, Xuân Thủy và Bidoup, xác định những cơ hội và thách thức trong phương thức quản lý các VQG dựa trên giá trị DVHST, từ đó đề xuất hướng khai thác bền vững DVHST nhằm tăng cường công tác quản lý tại các VQG ở Việt Nam. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 3 KHOA MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu Dịch vụ hệ sinh thái trên thế giới 1.1.1 Khái niệm Dịch vụ hệ sinh thái Hệ sinh thái (HST) có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người thông qua việc cung cấp các dịch vụ. Các nhà sinh thái học đã xác định 4 nhóm dịch vụ mà các HST cung cấp, còn gọi là dịch vụ môi trường, bao gồm: - Dịch vụ cung cấp: thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu, chất đốt, nguồn gen, … - Dịch vụ điều tiết: phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu, điều tiết nước, lọc nước, thụ phấn, phòng chống dịch bệnh, … - Dịch vụ văn hoá: giá trị thẩm mỹ, quan hệ xã hội, giải trí và du lịch sinh thái, lịch sử, khoa học và giáo dục, … - Dịch vụ hỗ trợ: cấu tạo đất, điều hoà dinh dưỡng, … Ở Việt Nam, thuật ngữ Dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) được sử dụng phổ biến hơn thuật ngữ dịch vụ môi trường (DVMT) bởi vì DVMT đang được hiểu theo nghĩa bảo vệ môi trường như các vấn đề ô nhiễm. Thuật ngữ DVHST được sử dụng trong dự thảo Luật Đa dạng sinh học và khung chính sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. “DVHST là các lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà con người hưởng thụ từ các chức năng của HST” được mô tả trong tài liệu Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ năm 2005. Bản báo cáo đã xác định danh mục các loại hình DVHST cung cấp như: sản phẩm lương thực, thực phẩm (như lúa gạo, vật nuôi, thủy hải sản ); các cây công nghiệp (như bông, gỗ, gai dầu ); các nguồn dược liệu; cung cấp nguồn nước; điều hòa không khí; điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn; các dịch vụ văn hóa (bao gồm cả tinh thần và tôn giáo, các giá trị thẩm mỹ, giải trí, du lịch sinh thái ) Cũng theo báo cáo, khoảng 60% DVHST trên thế giới đang bị suy thoái hoặc khai thác, sử dụng không bền vững. Do đó, nhằm mục đích thúc đẩy phát triển HST dựa vào cộng đồng, khôi phục lại những HST bị phá hủy và duy trì việc cung cấp các DVHST quan trọng dẫn đến việc hình thành công cụ chi trả DVHST. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CAO HOÀNG THANH MAI 4 KHOA MÔI TRƯỜNG Bảng 1.1: Các loại dịch vụ hệ sinh thái Rừng Biển Đất canh tác/nông nghiệp Hàng hóa môi trường - Lương thực - Nước - Nhiên liệu - Sợi - Thực phẩm - Lương thực - Nhiên liệu - Sợi Dịch vụ điều tiết - Điều hòa khí hậu - Điều tiết lũ lụt - Điều tiết dịch vụ - Lọc nước - Điều hòa khí hậu - Sản xuất cơ bản - Điều hòa khí hậu - Lọc nước Dịch vụ hỗ trợ - Tái tạo dinh dưỡng - Kiến tạo đất - Tái tạo dinh dưỡng - Sản xuất cơ bản - Tái tạo dinh dưỡng - Kiến tạo đất Dịch vụ văn hóa - Thẩm mỹ - Tinh thần - Giáo dục - Giải trí - Thẩm mỹ - Tinh thần - Giáo dục - Giải trí - Thẩm mỹ - Giáo dục Nguồn: Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ 2005 Các dịch vụ hệ sinh thái – việc cung cấp tài nguyên thiên nhiên và các chức năng của hệ sinh thái nhằm tạo ra các hàng hoá và dịch vụ có giá trị về kinh tế và môi trường (Hướng dẫn tài chính cho hoạt động bảo tồn, 2002). 1.1.2 Tiếp cận DVHST hướng tới phát triển bền vững các HST 1.1.2.1 Quan điểm tiếp cận Tiếp cận DVHST được định nghĩa là sự lồng ghép DVHST trong việc ra quyết định bằng cách sử dụng các công cụ đánh giá khoa học để xem xét sự phụ thuộc và tác động của con người tới DVHST và lồng ghép các giá trị DVHST vào việc ra quyết định. Theo báo cáo Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ, đánh đổi là các quyết định và lựa chọn quản lý làm thay đổi chức năng và dịch vụ mà HST cung cấp. Trong thập kỷ qua, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển đang phải đối mặt với các thách thức trong việc ra quyết định khó khăn liên quan đến các HST. [...]... sách các dịch vụ dùng chung của loại HST để giúp thông báo liệu một DVHST có thể tồn tại trong một địa điểm cụ thể: Bảng 1.2: Các DVHST dùng chung và các yếu tố tác động bởi các loại HST Hệ sinh Dịch vụ hệ sinh thái Các yếu tố thay đổi hệ sinh thái thái Biển Cá và hải sản khác (cá thương Đánh bắt quá mức, hoạt động đánh mại và thủy sản tự cung cấp), du bắt hủy diệt, dòng chảy chất dinh lịch sinh thái, ... - Thiết lập quan hệ đối tác hiệu quả: Đẩy mạnh hợp tác giữa các đối tác nghiên cứu và phát triển nhằm hình thành và xúc tiến việc thương mại hóa DVMTR 1.2.3.2 Khai thác dịch vụ hệ sinh thái rừng tại Việt Nam a Cơ sở pháp lý về chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam Từ năm 2004, chính phủ Việt Nam đã thiết lập cơ sở pháp lý nhằm thực hiện chương trình quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng... kinh tế của rừng (gồm các giá trị sử dụng trực tiếp và các giá trị gián tiếp); và khung pháp lý về giá rừng và quản lý sử dụng rừng tại Việt Nam 1.2.3.1 Xu hướng trong quản lý và phát triển dịch vụ hệ sinh thái rừng a Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) Chi trả dịch vụ môi trường nói chung và chi trả dịch vụ môi trường rừng nói riêng là một khái niệm còn rất mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới... thu hoạch nhằm công nhận vai trò quản lý rừng của người dân và duy trì DVMT 1.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu dịch vụ hệ sinh thái tại Việt Nam 1.2.1 Tình hình nghiên cứu DVHST tại Việt Nam Trong những thập kỷ vừa qua tại Việt Nam, Chính phủ và cộng đồng quốc tế đã quan tâm và đầu tư mạnh mẽ vào chương trình bảo vệ vùng đầu nguồn, trong đó điển hình là Chương trình 661 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt... khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học, 45 khu bảo vệ cảnh quan) và 3 khu bảo tồn biển đại diện cho hầu hết các kiểu hình sinh thái trên cả nước Các khu bảo tồn, vườn quốc gia được thành lập nhằm bảo tồn các mẫu chuẩn sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái, phòng hộ đầu nguồn Trong tổng số 30 VQG có 7 Vườn trực thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và. .. dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn 1.3.2 Quy hoạch hệ thống các vườn quốc gia ở Việt Nam Trải qua hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển, đến nay trên toàn quốc có 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vườn quốc gia, 69 khu dự trữ... cung cấp và sử dụng DVMT đó không bền vững Trong bối cảnh này, “Chi trả dịch vụ môi trường (Payment for Environment Services – PES)” được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch vụ môi trường bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ PES là công cụ kinh tế yêu cầu những người được hưởng lợi từ các DVHST chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát... rộng và khu vực gần đó được dự trữ để: - Bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái quy mô lớn - Bổ sung các loài và các đặc trưng hệ sinh thái của khu vực - Chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và thăm quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường - Việc thiết lập VQG nhằm mục tiêu chính trong bảo tồn đa dạng sinh học cùng với cấu trúc sinh thái. .. nhiều hệ sinh thái đặc trưng CAO HOÀNG THANH MAI 29 KHOA MÔI TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp - VQG được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái - VQG được xác lập dựa trên các tiêu... ĐỊNH CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI ĐANG HOẠT ĐỘNG Bước đầu tiên là xác định tất cả các DVHST phụ thuộc vào một quyết định và có ảnh hưởng Nó liên quan đến việc xem xét một cách có hệ thống cho mỗi DVHST có hay không phụ thuộc vào một quyết định hoặc quyết định có tác động tới các DVHST Xác định trước các vấn đề liên quan sẽ cho phép các nhà sản xuất ra quyết định để chủ động quản lý bất kỳ rủi ro và cơ . thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia Cát Bà, Xuân Thủy và Bi Doup” được thực hiện nhằm nghiên cứu tình hình khai thác DVHST, đặc biệt là DVHST rừng tại. HỌC TỰ NHIÊN Cao Hoàng Thanh Mai KHAI THÁC BỀN VỮNG DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, XUÂN THỦY VÀ BIDOUP Chuyên ngành: Khoa học môi trường. triển bền vững các vườn quốc gia (VQG) dựa trên việc khai thác hiệu quả các dịch vụ hệ sinh thái đã được triển khai tại nhiều quốc gia và bước đầu thực hiện ở Việt Nam. Dịch vụ hệ sinh thái

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nghị định 117/2010/NĐ – CP, về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng 5. Quyết định 186/2006/QĐ – TTg, ban hành quy chế quản lý rừng Sách, tạp chí
Tiêu đề: ề tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng" 5. Quyết định 186/2006/QĐ – TTg
9. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng (8/2013), báo cáo: “Việc thành lập và vận hành quỹ bảo vệ và phát triền rừng tỉnh Lâm Đồng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Việc thành lập và vận hành quỹ bảo vệ và phát triền rừng tỉnh Lâm Đồng
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng (9/2013), báo cáo hội thảo EBA: “Hoạt động và cơ chế chia sẻ lợi ích từ REDD+ và PFES trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động và cơ chế chia sẻ lợi ích từ REDD+ và PFES trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
13. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (06/2006), đề án thí điểm: “Khai thác sử dụng bền vững nguồn lợi ngao giống (ngao cám và ngao thóc) tự nhiên trên vùng đất ngập nước ở cửa sông Hồng thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác sử dụng bền vững nguồn lợi ngao giống (ngao cám và ngao thóc) tự nhiên trên vùng đất ngập nước ở cửa sông Hồng thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy
14. Vụ bảo tồn Thiên nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Báo cáo những vấn đề cần quan tâm trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở các Vườn quốc gia và Kết quả rà soát ba loại rừng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vụ bảo tồn Thiên nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009)
Tác giả: Vụ bảo tồn Thiên nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2009
15. Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà (05/2013), báo cáo: “Thực hiện chinh sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trừng rừng tại vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện chinh sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trừng rừng tại vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng
16. Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà (01/2013), báo cáo: “Công bố quy hoạch du lịch sinh thái Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Công bố quy hoạch du lịch sinh thái Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà
17. Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà (2013), báo cáo: “Cơ chế tài chính bền vững Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế tài chính bền vững Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà
Tác giả: Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà
Năm: 2013
18. Vườn quốc gia Xuân Thủy (10/2013), Báo cáo “Thực hiện phương án chia sẻ lợi ích tại Vườn quốc gia Xuân Thủy” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện phương án chia sẻ lợi ích tại Vườn quốc gia Xuân Thủy
19. Vườn quốc gia Xuân Thủy (12/2012), Báo cáo nghiên cứu: “Đánh giá giá trị tài nguyên thiên nhiên trong vùng lõi phục vụ cho thí điểm áp dụng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thủy” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá giá trị tài nguyên thiên nhiên trong vùng lõi phục vụ cho thí điểm áp dụng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thủy
20. Nguyễn Viết Cách (10/2011), Tiềm năng thực hiện PES tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Vườn quốc gia Xuân Thủy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng thực hiện PES tại Vườn quốc gia Xuân Thủy
21. Phan Thị Anh Đào, Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Trần Minh Phượng, Nguyễn Hữu Thọ (2007), Đặc điểm kinh tế - xã hội Vườn quốc gia Xuân Thủy, Trung tâm nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn - Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MERC – MCD) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm kinh tế - xã hội Vườn quốc gia Xuân Thủy
Tác giả: Phan Thị Anh Đào, Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Trần Minh Phượng, Nguyễn Hữu Thọ
Năm: 2007
22. Dương Bích Hạnh, Đào Huy Giáp, Lê Thanh Bình, Nghiêm Kim Hoa, Phát triển cây lâm sản ngoài gỗ - một giải pháp sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dương Bích Hạnh, Đào Huy Giáp, Lê Thanh Bình, Nghiêm Kim Hoa
23. Nguyễn Mạnh Hiệp (2013), Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 3: 337 - 344 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hiệp
Năm: 2013
24. Lê Văn Hưng, Chi trả dịch vụ hệ sinh thái và khả năng áp dụng tại Việt Nam, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi trả dịch vụ hệ sinh thái và khả năng áp dụng tại Việt Nam
25. PGS.TS Phạm Văn Lợi (2011), Sách chuyên khảo: “Kinh tế hóa lĩnh vực môi trừơng: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Viện khoa học và quản lý môi trường, Tổng cục môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh tế hóa lĩnh vực môi trừơng: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”
Tác giả: PGS.TS Phạm Văn Lợi
Năm: 2011
26. Phạm Hồng Lượng, 8/2013, Báo cáo: “Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam – Thực tiễn và các giải pháp”, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam – Thực tiễn và các giải pháp”
27. Nguyễn Tuấn Phú (2008), Về chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam 28. Vũ Tấn Phương, Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam" 28. Vũ Tấn Phương
Tác giả: Nguyễn Tuấn Phú
Năm: 2008
29. Vũ Tấn Phương và cs (2008), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam
Tác giả: Vũ Tấn Phương và cs
Năm: 2008
30. Vũ Tấn Phương (2009), Kết quả nghiên cứu về định giá rừng ở Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 2-2009 (85-92) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu về định giá rừng ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Tấn Phương
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w