Đánh giá công tác quản lý việc khai thác DVHST tại VQG Xuân Thủy

Một phần của tài liệu khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia cát bà, xuân thủy và bidoup (Trang 66 - 125)

a. Bối cảnh thực tiễn và định hướng quản lý dựa trên việc khai thác bền vững DVHST của VQG Xuân Thủy

VQG Xuân Thủy là VQG thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Nam Định và chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghịêp và PTNT. Nguồn lực tài chính của Vườn không ổn định và chưa huy động được nguồn lực từ DVMTR. Tuy rằng, trong những năm qua, VQG Xuân Thủy đã nhận được sự đầu tư to lớn của Nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng nhưng nguồn tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng khôn khéo đất ngập nước không ổn định và khá thụ động. Nguồn ngân sách cấp cho hoạt động bộ máy hàng năm là rất thấp, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách của Trung ương.

Sức ép về khai thác tài nguyên tự nhiên của cộng đồng dân vùng đệm lên vùng lõi của VQG Xuân Thuỷ ngày càng gay gắt & phức tạp. Việc nuôi trồng thủy tác động tiêu cực đến môi trường và các HST: ô nhiễm môi trường nguồn nước, hay nghiêm trọng như việc phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi tôm, vây ngao vạng; cùng với đó là việc khai thác thủy hải sản không bền vững, chăn thả gia súc trong khu vực vùng lõi VQG; khai thác thiếu khoa học nguồn tài nguyên dược liệu,…. Hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức của cộng đồng địa phương trong khi năng lực pháp lý của Ban quản lý VQG hiện tại còn rất nhiều hạn chế sẽ tạo nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái, dẫn tới nguy cơ không bảo đảm thực hiện được mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước ở khu vực VQG Xuân Thủy. Trước tình hình đó, những tính toán dựa trên việc khai thác bền vững DVHST của Vườn đã được xây dựng.

b. Tình hình khai thác dịch vụ hệ sinh thái tại VQG Xuân Thủy

(*) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn

nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản

CAO HOÀNG THANH MAI 61 KHOA MÔI TRƯỜNG

Hoạt động khai thác thủy sản của người dân các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy chủ yếu là diễn ra ở vùng đệm hoặc khai thác tự phát ở vùng lõi với những công cụ khai thác tự tạo nhưng lại có sức phá hủy lớn cho sinh thái của vùng. Một người tiến hành các hoạt động khai thác thủy sản thủ công có mức thu nhập bình quân 20 - 30 triệu đồng/năm. Nhưng đây không được chọn là nghề chính, bởi lẽ đây là hoạt động không thường xuyên và theo mùa vụ, thời gian hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào thủy triều.

Hầu hết người dân nhận thấy đây là vùng ven biển chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng thời tiết bất thường. Khó khăn mà đa số người dân gặp phải là trung bình một năm khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp 4-6 cơn bão, người dân không thể ra khơi, các công cụ khai thác bị phá hủy.

Để phân tích hoạt động khai thác thủy sản của các hộ dân tại các xã, tác giả tập trung vào câu hỏi 2 phần III trong bảng hỏi để tìm hiểu các thông tin có liên quan.

Bảng 3.9: Loại hình khai thác thủy sản của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy

Hoạt động Số lượng chọn Tỷ lệ (%)

Khai thác thủy sản thủ công tự do ngoài bãi 21 75

Đăng đáy 7 25

Đánh cá biển 0 0

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Qua điều tra phỏng vấn, 28% các hộ được phỏng vấn có hoạt động khai thác thủy sản thủ công trong vùng lõi VQG Xuân Thủy, trong đó 25% số thành viên đánh bắt bằng đăng đáy, còn lại 75% số hộ tiến hành các hoạt động khai thác bằng nhóm công cụ thủ công bằng tay như cào, cuốc, thuổng, đèn pin, lưới đánh cá mắt nhỏ…. Còn việc đánh cá ngoài biển thì không có hộ dân nào trong nhóm phỏng vấn tham gia. Lý do đưa ra về việc không tham gia khai thác đánh cá ngoài biển vì thiếu kinh phí đóng thuyền, kinh nghiệm còn hạn chế...

CAO HOÀNG THANH MAI 62 KHOA MÔI TRƯỜNG

Bảng 3.10: Địa điểm khai thác thủy sản của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy

Hoạt động Số lượng người chọn Tỷ lệ (%)

Ao kênh và rừng nuôi trồng 0 0 Bãi trong Cồn Ngạn 2 7,15 Rừng ngập mặn Cồn Ngạn (rừng trồng) 3 10,71 Bãi bồi Cồn Ngạn 3 10,71 Rừng ngập mặn tự nhiên (Cồn Lu) 7 25 Bãi bồi Cồn Lu 4 14,29 Rừng phi lao 0 0 Sông rạch trong rừng ngập mặn 8 28,57 Biển 0 0 Cồn xanh và các cồn cát 1 3,57 Tổng 28 100

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Địa điểm mà người dân đánh bắt rất đa dạng nhưng tập trung vào khu vực sông rạch trong rừng ngập mặn và rừng ngập mặn Cồn Lu. Địa điểm này cách xa dân cư trung bình khoảng 10 km.

Người dân tham gia khai thác thủy sản vào tất cả các tháng trong năm; một số ít hoạt động quanh năm còn phần lớn đi khai thác vào những lúc nông nhàn. Thời gian cao điểm cho khai thác thủ công là vào các tháng 3, 4 và từ tháng 9 đến tháng 11; vào các tháng mùa lạnh người dân khai thác ít hơn. Bình quân một tháng các hộ khai thác gần 15 ngày, cá biệt có hộ khai thác toàn thời gian (30 ngày/tháng).

Thời điểm đánh bắt trong ngày cho người khai thác thủy sản thủ công phụ thuộc rất nhiều vào lịch con nước. Do đó, lịch làm việc của người dân cũng rất dao động, khác nhau từng ngày. Nhìn chung, hoạt động đánh bắt diễn ra vào tất cả các thời điểm trong ngày, và nhiều nhất vào buổi chiều (khoảng thời gian từ 14 giờ - 18 giờ); một số

CAO HOÀNG THANH MAI 63 KHOA MÔI TRƯỜNG

hộ đánh bắt vào ban đêm (từ 19 giờ tối hôm trước tới 5 giờ sáng hôm sau). Với thời gian khai thác như trên sẽ tác động không tốt đến mùa sinh sản cũng như làm cạn kiệt dần nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Bảng 3.11: Loại thủy sản đánh bắt của người dân các xã điều tra

Hoạt động Số lượng phiếu Tỷ lệ (%)

Tôm thả 0 0

Tôm tự nhiên 4 14,29

Ngao giống 0 0

Ngao thịt 3 10,71

Nhuyễn thể khác (gion, giắt, hà…) 8 28,57

Cá 6 21,43

Cua biển 2 7,14

Rau câu 0 0

Thủy sinh khác 5 17,86

Tổng 28 100%

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Các loại thủy sản được người dân đánh bắt rất đa dạng, các loại thủy sản chính mà người khai thác thủ công đánh bắt được là các loài nhuyễn thể (ngao, gion, giắt, hà…) chiếm tỷ lệ trung bình đến 40 % số lượng loài thủy sản đánh bắt được. Ngoài ra các loại cá cũng là một trong những nhóm thủy sản được khai thác nhiều trong khu vực Xuân Thủy.

Cũng theo người dân thì hầu hết các loại thủy sản mà họ thường xuyên khai thác sản lượng đều giảm so với 5 năm trước đây. Theo đánh giá của những người thường xuyên khai thác thủy sản, so với 5 năm trước sản lượng khai thác tự nhiên đã giảm đi từ 50% đến 80%. Điều này chứng tỏ số lượng thủy sinh đang giảm mạnh và nguyên

CAO HOÀNG THANH MAI 64 KHOA MÔI TRƯỜNG

nhân của xu hướng giảm sút này bên cạnh việc khai thác quá mức còn có nguyên nhân khách quan là do hiện tượng ô nhiễm môi trường dẫn đến sự suy giảm của các nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Việc khai thác thủy sản đã trở thành sinh kế truyền thống của người dân quanh vùng, do vậy với biện pháp cấm khai thác không thể thực hiện được mà chỉ có thể giải quyết bằng các giải pháp khai thác thủy sản bền vững. Đến nay, VQG Xuân Thủy đã thành lập được Hội đồng quản lý, nhóm giám sát và Ban quản lý quỹ tín dụng môi trường. Kế thừa kết quả từ mô hình “Sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên thủy sản dưới tán rừng ngập mặn thuộc vùng lõi VQG Xuân Thủy cho các đối tượng chủ yếu là phụ nữ nghèo ở địa phương”, quỹ tín dụng môi trường cho đối tượng là phụ nữ vay vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình, nhằm giảm áp lực khai thác lên tài nguyên thủy sản.

Cộng đồng đã ký cam kết với ban quản lý VQG được phép khai thác nguồn lợi hải sản trong khu vực được cho phép với thời gian quy định bằng các phương tiện thủ công như mò móc bằng tay, lưới (theo quy định), cào, cuốc..., bao gồm: các loài cáy, cua, nhuyễn thể, tôm, cá... Đồng thời, cộng đồng có trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn khác.

Phí quản lý: Theo phương án quy định, mỗi tháng, mỗi người tham gia khai thác phải nộp một số tiền từ 30.000 - 50.000 đồng. Số tiền này sẽ được sử dụng như sau:

+ Quỹ hỗ trợ công tác bảo tồn VQG Xuân Thủy: 10% + Quỹ khen thưởng: 20%.

+ Quỹ dùng cho thăm hỏi, hỗ trợ động viên hội viên: 70%

Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa thu phí này. Nguyên nhân: Số lượng người tham gia khai thác đông, phân tán. VQG Xuân Thủy lại có nhiều lối đi vào trong khi lược lượng quản lý còn ít, thiếu phương tiện, kinh phí cho việc kiểm soát. Điều này cũng dẫn đến sự khó khăn trong việc kiểm soát số lượng thủy sản khai thác hàng ngày của cộng đồng.

CAO HOÀNG THANH MAI 65 KHOA MÔI TRƯỜNG

(2)Hoạt động nuôi trồng thủy hải sản

Tình hình nuôi ngao trong thời gian qua cũng xuất hiện nhiều yếu tố phát triển không bền vững như: Diện tích bãi bồi bị khai thác tối đa vào nuôi ngao với hệ thống vây lưới dày đặc, mật độ thả giống cao làm mất cần bằng hệ sinh thái, năng suất, chất lượng sản phẩm giảm dần. Các khâu liên kết giữa phát triển nguồn giống, nuôi thương phẩm và tổ chức tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ làm cho sản phẩm bị ép cấp, ép giá, quy mô tiêu thụ nhỏ, thị trường bị thu hẹp. Thêm vào đó là khó khăn về con giống cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Việc sử dụng khôn khéo nuôi trồng thủy sản dựa trên nguyên lý: "Nuôi trồng thủy sản là nguồn lợi tự nhiên có khả năng tự tái tạo cao. Nếu sử dụng hợp lý vẫn duy trì được nguồn lợi về lâu dài mà không để lãng phí tài nguyên. Sử dụng khôn khéo nuôi trồng thủy sản được cụ thể hoá trong quy chế bằng cách quy hoạch sử dụng hợp lý nuôi trồng thủy sản, đồng thời với việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp và các quy định khác phù hợp với các văn bản luật hiện hành...tất cả đều có sự đồng thuận của cộng đồng địa phương".

+ Đề án thí điểm :“Đồng quản lý sử dụng khôn khéo và bền vững nguồn lợi ngao

giống tự nhiên ở cửa sông Hồng thuộc VQG Xuân Thủy” được Bộ Nông nghiệp và

phát triển nông thôn thẩm định, UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tháng 6/2006 và UBND huyện Giao Thủy phối hợp cùng VQG Xuân Thủy cùng các bên liên quan tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010

Trong nội dung của Đề án đã thể chế rõ các mối quan hệ, chia sẻ lợi ích hợp lý đồng thời đưa ra các yêu cầu bắt buộc đối với các bên liên quan về đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa điểm thực hiện đề án. Sau 04 năm thực hiện thí điểm, Chính quyền địa phương đã thu ngân sách đạt gần 3 tỷ đồng từ việc cho phép người dân địa phương thuê khoáng đất mặt nước theo mùa vụ để khai thác ngao giống tự nhiên ở cửa Sông Hồng. Cộng đồng địa phương cũng có được nguồn thu hàng chục tỷ đồng từ khai thác hợp pháp nguồn lợi ngao giống tự nhiên đó. Đồng thời các yêu cầu về đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ môi trường vẫn được giữ vững. Từ chỗ việc khai thác ngao giống tự nhiên theo mùa vụ diễn ra rất phức tạp, người

CAO HOÀNG THANH MAI 66 KHOA MÔI TRƯỜNG

dân tự ý làm chòi canh nuôi ngao trái phép ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc VQG Xuân Thủy, đến nay đã được xử lý theo quy định của Vườn và chính quyền địa phương; Việc thu ngân sách gắn với trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, sau đó được hướng dẫn sử dụng để chi cho các mục tiêu hỗ trợ phúc lợi cộng cộng và hỗ trợ công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên mở ra hướng mới nhằm đảm bảo cơ chế tài chính bền vững cho các Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước nếu chúng ta có được chính sách quản lý thích hợp khi sử dụng nguồn lợi tự nhiên của Khu bảo tồn

+ Đề án thí điểm :“Xây dựng cơ chế tài chính bền vững quản lý hệ sinh thái đất

ngập nước tại VQG Xuân Thủy” nằm trong chuỗi hoạt động của Dự án “Khắc phục

trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam” do Chương

trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tài trợ. Đề án sẽ tiến hành thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích từ việc nuôi ngao trên dịên tích bãi bồi khoảng 1.000 ha thuộc phạm vi quản lý của VQG Xuân Thủy.

Kết quả thực hiện đề án sẽ cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện cơ chế chính sách tạo nguồn tài chính bền vững phục vụ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững các hệ sinh thái đất ngập nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng và địa phương, đồng thời bổ sung cho việc xây dựng các cơ sở pháp lý nhằm hoàn thiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng áp dụng cho các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc.

+ Bên cạnh các hoạt động nhằm khai thác bền vững nguồn lợi ngao, VQG Xuân Thủy cũng triển khai một số mô hình nuôi tôm bền vững, giữ nguyên hình thức nuôi tôm quảng canh, ít ảnh hưởng tới môi trường hoặc tạo lập mô hình ao tôm sinh thái để phục hồi rừng ngập mặn bị chết trong các đầm tôm. Tuy nhiên, về lâu dài, định hướng của Vườn vẫn là “Dần di chuyển các hộ nuôi trồng thủy sản ra khỏi khu vực vùng lõi và đê tiếp giáp giữa vùng lõi và vùng đệm, để tránh ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng như môi trường sống của các loài động thực vật quý hiếm

CAO HOÀNG THANH MAI 67 KHOA MÔI TRƯỜNG

=> Mô hình tiềm năng PES khả dụng 1

Cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản

Dịch vụ hệ sinh thái Thức ăn, nơi cư trú

Người mua Các hộ dân địa phương

Người bán Vườn quốc gia

Phạm vi địa lý Địa phương

Sự can thiệp của người bán Đóng góp tiền vật tư phục hồi rừng ngập mặn

Chi trả bởi người mua Tiền thuê mặt nước nuôi trồng thủy hải sản

(*) Cấu trúc PES: Bảo vệ vùng ven biển ở VQG Xuân Thủy

Hoạt động trồng mới và bảo vệ rừng ngập mặn VQG Xuân Thủy được khởi xướng từ chương trình 327 (Phủ xanh đất trống đồi núi trọc), tiếp theo đó nhân rộng diện tích nhờ Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Từ đó, các chương trình dự án phục hồi rừng ngập mặn ngày càng tăng, thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Từ năm 1997, các xã ven biển khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy lại nhận được sự hỗ trợ tích cực từ dự án “Phục hồi rừng ngập mặn” do Hội chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ. Sau 6 năm thực thi Dự án phục hồi rừng ngập mặn của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch đã trồng thành công trên 1500 ha rừng ngập mặn. Lúc đầu dự án chỉ trồng thuần loại loài Trang. Từ năm 2000, dự án trồng bổ xung các loài cây ngập mặn mới như: Bần chua, Đâng... Trong tháng 10 năm 2008 khoảng 14.000 cây phi lao được trồng trên diện tích 6,2ha tại Cồn Lu.

Nhận thức của dân cư địa phương về lợi ích nhiều mặt của công tác phục hồi, bảo vệ rừng ngập mặn nói riêng và bảo vệ tài nguyên môi trường nói chung đã được nâng cao: 15% trong số những người được phỏng vấn cho biết họ đã từng tham gia vào các hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường được tổ chức khá sinh động như: Giao

Một phần của tài liệu khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia cát bà, xuân thủy và bidoup (Trang 66 - 125)