a. Tài nguyên thiên nhiên
VQG Bidoup với diện tích quản lý 70.038 ha, trong đó diện tích đất có rừng chiếm 88,5 %, được đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Quốc gia, với nhiều hệ sinh thái rừng đặc trưng như:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: Phân bố ở độ cao trên 1.700m, lượng mưa 2.300mm - 3.000mm/năm, độ ẩm từ 89% - 95%, được đặc trưng bởi các họ: chè (Theaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Re (Lauraceae), họ Ngọc Lan (Magnoliaceae), họ Đỗ Quyên (Ericaceae), họ Hồi (Illiciaceae), họ
CAO HOÀNG THANH MAI 40 KHOA MÔI TRƯỜNG
Hoa Hồng (Rosaceae), họ Thông (pinaceae), họ Kim Giao (Podocarpaceae), họ Hoàng Đàn (Cupressaceae).
- Kiểu phụ rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới: Phân bố ở độ cao trên 1.700m, được đặc trưng bởi các họ: họ Dẻ (Fagaceae), họ Re, họ Chè, họ Ngọc Lan, họ Thông, họ Kim Giao, họ Hoàng Đàn.
- Kiểu phụ rừng rêu( rừng lùn): Phân bố ở độ cao trên 2.000m, nơi đây thường xuyên bị che phủ, trên cây rừng có nhiều rêu và địa y mọc, đặc trưng bởi các họ: họ Phong Lan (Orchidaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Đỗ Quyên (Ericaceae).
- Rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở độ cao dưới 1.700m, đặc trưng bởi Thông ba lá (Pinus khasya) mọc thuần loài.
- Rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre với cây lá rộng: Phân bố ở độ cao 800- 1.200m, đặc trưng bởi các loài: Le Núi Dinh (Oxynanthera dinhensis), Lồ Ô (Bambusa balcoa), cùng với các loài cây gỗ như: Mạ sưa (Helicia cochinchinensis), Chẹo (Engelhardtia wallicluana). Hệ thực vật ở đây được di cư xâm nhập theo 3 luồng: Hệ thực vật Ấn Độ- Miến Điện có họ Bàng (Combretaceae); Hệ thực vật Himalaya- Vân Nam, Quý Châu Trung Quốc có 5 họ đặc trưng: họ Kim Giao, họ Dẻ, họ Ngọc Lan, họ Re, họ Đỗ Quyên; Hệ thực vật Bắc Việt Nam- Nam Trung Quốc có 6 họ đặc trưng: họ Đậu (Fabaceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Điều (Anacardiaceae).
VQG Bidoup được Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế xếp vào Vùng chim quan trọng (IBA), hỗ trợ nhiều loài thực vật đặc hữu. Trong số 1.492 loài thực vật được ghi nhận ở VQG, 87 loài được xem là đặc hữu của khu vực Tây Nguyên trong đó có 28 loài được mô tả và đặt tên theo tên của khu vực này như dalatensis, Bi Doup ensis hoặc
langbianensis. Hệ động vật cũng rất đa dạng và có tính đặc hữu cao, trong đó phải kể
đến loài thú mới phát hiện gần đây, loài mang lớn Muntiacus vuquangensis. Đặc biệt chú ý tới họ phong lan với 258 loài trong đó có nhiều loài bản địa, quý hiếm và 26 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007, Nghị định 32 và sách đỏ IUCN 2009.
CAO HOÀNG THANH MAI 41 KHOA MÔI TRƯỜNG
b. Tài nguyên nhân văn
VQG Bidoup nằm trên địa bàn hành chính của huyện Lạc Dương và một phần của huyện Đam Rông. Cộng đồng các dân tộc chủ yếu là cư dân bản địa (K’ Ho; Churu; Stieng và Châu Mạ) với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng còn lưu giữ:
- Nghề thủ công truyền thống: Dệt thỗ cẩm, Đan lát
- Các nghi lễ nông nghiệp đặc trưng: Cúng phát rẫy, Cúng đốt rẫy, Cúng lúa trổ đòng, Cúng sắp gieo lúa, Cúng lúa về nhà.
- Hoạt động lễ hội đặc thù: Lễ ăn trâu.
- Diễn xướng truyền khẩu và âm nhạc dân gian: Hát Yal yau (Kể chuyện xưa), Hát tâm pơt (Hình thức hát đối đáp), Hát Lảh lông: Hình thức hát giao duyên.
- Một số nhạc cụ dân gian tiêu biểu: Đàn đá, công chiêng, Trống và bộ khơi như: khèn bầu sáu ống, sáo bầu ba lỗ và đàn môi…Đặc biệt là nghệ thuật cồng chiêng đã được tổ chức UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Khu vực VQG còn giữ được nhiều nét hoang sơ nguyên thủy về sinh thái và nhân văn. Các tộc người Cil và Lạch ở khu vực này vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa nguyên thủy mà du khách trong và ngoài nước rất quan tâm. Đây chính là các tài nguyên nhân văn quan trọng cần được bảo tồn và đưa vào khai thác hợp lý để tạo ra ưu thế so sánh với các điểm du lịch khác trong cả nước và khu vực.
c. Giá trị kinh tế DVHST VQG Bidoup
Theo Báo cáo Lượng hóa giá trị các DVMT do dự án PA thực hiện: Tổng giá trị kinh tế của các DVHST do VQG Bidoup cung cấp là 25.747 tỷ đồng, tương đương 1287 triệu USD
Bảng 3.2: Lượng giá giá trị DVHST tại VQG Bidoup Giá trị Giá trị tính theo VNĐ Giá trị tính theo USD
(1 USD = 20.000vnd)
Tính theo tỷ lệ % tổng giá trị DV
I. Giá trị sử dụng
CAO HOÀNG THANH MAI 42 KHOA MÔI TRƯỜNG 1. Giá trị thực vật 22.679.922.519.999 1.133.996.126 88.08 2. Giá trị lâm sản ngoài gỗ 23.968.824.000 1.198.441 0.09 II. Giá trị sử dụng gián tiếp(3+4+5) 3.018.110.015.225 150.905.501 11.72
3. Giá trị lưu giữ
Cacbon 2.953.965.479.000 147.698.274 11.47
4. Giá trị bảo vệ
nguồn nước 46.043.702.842 2.302.185 0.18
5. Giá trị chống xói
mòn rửa trôi đất 18.100.833.383 905.042 0.07
III. Giá trị phi sử
dụng 25.933.142.176 1.296.657 0.10
Tổng (I + II + III) 25.747.934.501.400 1.287.396.725 100.00
Tổng giá trị kinh tế VQG Tính theo VND Tính theo USD
Toàn Vườn Quốc Gia 25.747.934.501.400 1.287.396.725
Trung mình mỗi ha 367.624.130 18.381
Nguồn; Báo cáo lượng hóa giá trị các DVMT: Nghiên cứu tại VQG Bidoup, do dự án PA thực hiện vào tháng 2 năm 2013.