Thực trạng quản lý các vườn quốc gia tại Việt Nam

Một phần của tài liệu khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia cát bà, xuân thủy và bidoup (Trang 35 - 125)

1.3.1 Tầm quan trọng của các vườn quốc gia ở Việt Nam

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về VQG của các nhà nghiên cứu và quản lý. Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra định nghĩa về VQG như sau [41]: Các VQG là một khu vực được bảo vệ theo quy định của IUCN loại II. Theo đó, một VQG là khu vực tự nhiên tương đối rộng và khu vực gần đó được dự trữ để:

- Bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái quy mô lớn

- Bổ sung các loài và các đặc trưng hệ sinh thái của khu vực

- Chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và thăm quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường. - Việc thiết lập VQG nhằm mục tiêu chính trong bảo tồn đa dạng sinh học cùng với cấu trúc sinh thái cơ bản và quá trình môi trường hỗ trợ, phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục, tạo môi trường du lịch.

Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về Quy chế quản lý rừng thì VQG là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí [5] sau:

- VQG là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng

CAO HOÀNG THANH MAI 30 KHOA MÔI TRƯỜNG

hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.

- VQG được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.

- VQG được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn

1.3.2 Quy hoạch hệ thống các vườn quốc gia ở Việt Nam

Trải qua hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển, đến nay trên toàn quốc có 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học, 45 khu bảo vệ cảnh quan) và 3 khu bảo tồn biển đại diện cho hầu hết các kiểu hình sinh thái trên cả nước. Các khu bảo tồn, vườn quốc gia được thành lập nhằm bảo tồn các mẫu chuẩn sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái, phòng hộ đầu nguồn.

Trong tổng số 30 VQG có 7 Vườn trực thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Vườn quốc gia khác do UBND tỉnh quản lý. Tổng diện tích quản lý của 30 VQG là 1.077.236,13 ha; trong đó diện tích đất có rừng là 932.370,76 ha, diện tích đất chưa có rừng là 77.855,37 ha và 67.010 ha diện tích mặt biển [23]

Ở Việt Nam, VQG được thành lập đầu tiên là Cúc Phương (1962). Các VQG của Việt Nam có:

- Khu vực vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Bái Tử Long, Ba Bể, Tam Đảo, Xuân Sơn, Hoàng Liên

- Khu vực đồng bằng Bắc Bộ: Cát Bà, Xuân Thủy, Ba Vì, Cúc Phương

- Khu vực Bắc Trung Bộ: Bến Én, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã.

- Khu vực Nam Trung Bộ: Phước Bình, Núi Chúa.

- Khu vực Tây Nguyên: Chư Mom Ray, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Chư Yang Sin, BiDoup Núi Bà

CAO HOÀNG THANH MAI 31 KHOA MÔI TRƯỜNG

- Khu vực Tây Nam Bộ: Cát Tiên, Bù Gia Mập, Lò Gò Xa Mát, Côn Đảo

- Khu vực Đông Nam Bộ: Tràm Chim, Mũi Cà Mau, U Minh Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc

1.3.3 Những tồn tại trong hệ thống quản lý của các VQG

- Cơ chế chính sách: Ba bộ chuyên ngành chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về các khu bảo tồn/VQG là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan và khoảng 15 cơ quan địa phương có trách nhiệm trong việc quản lý trực tiếp hầu hết các khu bảo tồn. Trong số các cơ quan này không có cơ quan nào được chỉ định là cơ quan đầu mối cho hệ thống khu bảo tồn. Thực trạng này cản trở quá trình ra các quyết định quản lý có hiệu quả đối với hệ thống khu bảo tồn và là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đa dạng sinh học của Việt Nam.

- Tổ chức bộ máy: Bộ máy tổ chức các ban quản lý VQG còn nhiều bất cập và không thống nhất, có nơi trực thuộc UBND tỉnh trực tiếp quản lý, có nơi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

- Tình hình quản lý: Các VQG chưa xây dựng được kế hoạch tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng. Tình trạng phá rừng vẫn xảy ra thường xuyên, chỉ tính riêng hai quý đầu năm 2006 đã xảy ra 3.229 vụ vi phạm lâm luật [14]. Điển hình như tại VQG Cát Tiên, Yok Đôn, Phong Nha Kẻ Bàng. Nguyên nhân do lực lượng bảo vệ rừng còn thiếu và yếu, địa bàn trải rộng trên diện tích lớn.

- Vấn đề dân sinh kinh tế: Hơn 80% các VQG có người dân sinh sống và số dân này ngày một tăng [14]. Đặc biệt, ở hầu hết các khu rừng đặc dụng ở nước ta có dân sống trong vùng lõi (do lịch sử, do di dân tự do). Phần lớn, cộng đồng địa phương sống trong và xung quanh VQG là những người nghèo. Nghề kiếm sống cơ bản là nông nghiệp và khai thác lâm sản (dựa vào tài nguyên thiên nhiên). Có những nơi như VQG Cát Tiên có trên 9 nghìn nhân khẩu sống trong vùng lõi. Công tác phát triển cộng đồng chưa được thực hiện, khiến áp lực người dân trong vùng lõi và vùng đệm lên VQG rất cao. Dự án đầu tư vùng đệm thiếu mà nếu được phê duyệt thì kinh

CAO HOÀNG THANH MAI 32 KHOA MÔI TRƯỜNG

phí giải ngân của các địa phương còn nhỏ giọt và không đủ, hơn nữa dự án phát triển vùng đệm không được xây dựng đồng bộ cùng dự án vùng lõi.

- Vấn đề săn bắt động vật hoang dã: Săn bắt động vật hoang dã là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học, ở các VQG khu vực miền Trung và phí Bắc, vấn đề săn bắt diễn ra hết sức gay gắt. Chỉ riêng khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hoá với diện tích 17.000 ha đã thống kê được khoảng 800 khẩu súng săn. Tại VQG Pù Mát tỉnh Nghệ An hàng năm lực lượng kiểm lâm tháo gỡ được hàng nghị các loại bẫy thú. Khai thác lâm sản phi gỗ cũng là áp lực lớn đối với bảo tồn đa dạng sinh học, như song mây, cây thuốc, măng, mật ong… đây cũng là một trong các nguyên nhân gây cháy rừng

- Nghiên cứu khoa học: Trừ một số VQG như Cát Tiên, Cúc Phương, Bạch Mã thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có được sự đầu tư của Bộ và các dự án quốc tế lớn, công tác nghiên cứu khoa học tại khác khu rừng đặc dụng nói chung còn rất yếu. Phần lớn các kết quả nghiên cứu khoa học có được do các Viện nghiên cứu và các Trường đại học tiến hành hoặc có được nhờ các dự án bảo tồn. Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, kinh phí. Mục tiêu cơ bản trước mắt là bảo vệ rừng.

- Du lịch: Các VQG như Cát Bà, Cát Tiên, Phong Nha - Kẻ Bàng, Ba Bể nhờ thuận tiện giao thông, và được đầu tư nên có điều kiện thu hút khách du lịch, tuy vậy du lịch ở đây vẫn còn thiếu quy hoạch chưa mang tính chất du lịch sinh thái (chưa có cơ chế đánh giá và giám sát du lịch), lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch chưa được đầu tư trở lại cho bảo tồn. Một số địa phương có điều kiện phát triển du lịch như Hải Phòng, Bình Thuận thường có xu hướng phát triển cơ sở du lịch xâm lấn vào các khu bảo tồn, VQG khiến áp lực như ô nhiễm môi trường, chia cắt sinh cảnh cả nhận thức của khách du lịch chưa đầy đủ đã tạo lên áp lực lớn cho các khu rừng đặc dụng. Tỷ lệ người dân địa phương tham gia vào các dịch vụ du lịch còn ít, hay nói khác nhiều VQG, khu bảo tồn lợi nhuận du lịch thường do các công ty thu.

- Đầu tư cho các vườn quốc gia: Phần lớn các VQG, đặc biệt là các Vườn do cấp tỉnh quản lý, thường xuyên thiếu kinh phí, và chủ yếu dựa vào một nguồn kinh

CAO HOÀNG THANH MAI 33 KHOA MÔI TRƯỜNG

phí hạn hẹp và thiếu ổn định; Nguồn vốn ngân sách hiện tại chỉ đáp ứng nhu cầu tối

thiểu để duy trì bộ máy Ban quản lý, tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ bản chưa tập trung cho bảo tồn. Quy trình phân bổ kinh phí như hiện nay không cho phép cán bộ quản lý các khu bảo tồn có một tầm nhìn cần thiết cho việc hoạch định kế hoạch bảo tồn. Các hoạt động như nghiên cứu khoa học, tuyên truyền nhận thức phải lấy từ các dự án như 661, dự án viện trợ ODA, khiến cho hoạt động của các Ban quản lý VQG chưa hiệu quả; Giải ngân và sử dụng kinh phí rất chậm.

Điểm then chốt trong số các ưu tiên nhằm cải thiện quản lý VQG là nhu cầu về cơ chế quản lý tài chính đa dạng và hiệu quả hơn làm cơ sở chắc chắn cho việc lập kế hoạch và đa dạng hoá các nguồn kinh phí cho việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch bảo tồn.

CAO HOÀNG THANH MAI 34 KHOA MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 2 – MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài :

Mục tiêu:

 Trên cơ sở nhìn nhận những tiềm năng DVHST kết hợp với việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình khai thác DVHST tại ba VQG điển hình: VQG Bidoup, VQG Xuân Thủy và VQG Cát Bà, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý các VQG dựa trên việc khai thác bền vững DVHST của Vườn.

Nội dung nghiên cứu chính của đề tài:

 Nghiên cứu cụ thể tình hình khai thác DVHST tại ba VQG BiDoup – Núi Bà, Xuân thủy và Cát Bà (Phân tích trên các mặt: Bối cảnh thực tiễn, hiện trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên, cơ chế quản lý các hoạt động khai thác, mô hình chi trả dịch vụ hệ sinh thái tiềm năng)

 Phân tích Điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức của phương pháp quản lý các VQG dựa trên việc khai thác bền vững DVHST của VQG..

 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý các VQG tại Việt Nam dựa trên việc khai thác bền vững DVHST của Vườn.

CAO HOÀNG THANH MAI 35 KHOA MÔI TRƯỜNG

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

 Đối tượng nghiên cứu chính là các hoạt động khai thác DVHST tại ba VQG: VQG Bidoup, VQG Xuân Thủy và VQG Cát Bà.

- VQG Bidoup: đặc trưng cho HST rừng nhiệt đới núi trung bình.

- VQG Xuân Thủy: Đây là một VQG đại diện cho mẫu chuẩn điển hình của HST đất ngập nước tiêu biểu ở vùng cửa sông ven biển miền Bắc Việt Nam, chú ý đặc biệt đến khai thác DVHST rừng ngập mặn.

- VQG Cát Bà: đặc trưng cho HST rừng thường xanh trên núi đá vôi và một diện tích lớn HST rừng ngập mặn.

 Phạm vi nghiên cứu: Việc khai thác DVHST tại ba VQG điển hình trên.

2.3 Phương pháp nghiên cứu :

Để thực hiện luận văn: “Khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái: Nghiên cứu

điển hình tại ba vườn quốc gia Cát Bà, Xuân Thủy và Bidoup”, tác giả sử dụng các

phương pháp nghiên cứu chính sau:

 Phương pháp kế thừa: Sử dụng các tư liệu, thông tin phù hợp, hiện có từ tất cả các nguồn trong nước và quốc tế để tham khảo và kế thừa các thông tin liên quan hỗ trợ xây dựng các nội dung trong luận văn.

 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Với mục đích tìm hiểu thực tế tình hình khai thác DVHST tại ba VQG điển hình trong nghiên cứu, thể hiện được chính xác nhất quan điểm cá nhân đối với phương hướng quản lý các VQG dựa trên

CAO HOÀNG THANH MAI 36 KHOA MÔI TRƯỜNG

việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn, tham vấn ý kiến của ban quản lý các VQG và các bên có trách nhiệm liên quan, đặc biệt là quan điểm của các chuyên gia. Đối tượng phỏng vấn quan trọng nhất mà nghiên cứu hướng tới là cộng đồng dân cư các xã vùng đệm khu vực VQG về nhận thức của họ đôí với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vườn, mức độ hài lòng đối với nguồn lợi tài nguyên này và ý kiến của họ khi tham gia các mô hình thí điểm nhằm khai thác bền vững DVHST đang triển khai tiến hành ở các VQG. Quá trình điều tra khảo sát thực địa diễn ra từ ngày 07/10/2013 đến ngày 20/11/2013

- Tiến hành phỏng vấn 100 người dân 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải từ ngày 07/10/2013 đến ngày 15/10/2013

- Phỏng vấn 42 hộ dân tham gia mô hình chi trả DVMTR tại các xã Đạ Long; Thôn Đankia, xã Lát; xã Đa Sar, xã Đạ Chais, thị trấn Lạc Dương, khu vực vùng đệm VQG Bidoup.

- Riêng đối với VQG Cát Bà, tác giả chưa tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với cán bộ Vườn và cư dân vùng đệm của Vườn.

 Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi các thông tin đã được tập hợp, tiếp thu ý kiến từ nhiều phía, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp. Trong báo cáo, có sử dụng phương pháp SWOT trong việc phân tích những mặt được bên cạnh những mặt còn hạn chế của phương pháp quản lý các Vườn quốc gia dựa trên việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn. Từ đó, xác định được những thách thức cần vượt qua và định hướng những cơ hội có thể phát triển.  Phương pháp phân tích định tính: tác giả sử dụng phương pháp này trong việc tiếp cận vấn đề nhằm tìm cách mô tả và phân tích những đặc điểm của hệ thống quản lý việc khai thác DVHST các Vườn quốc gia. Từng hoạt động khai thác dịch vụ hệ sinh thái của ba vườn được xem xét một cách cụ thể, hi vọng rằng vấn đề tìm hiểu thế nào là khai thác bền vững DVHST sẽ được làm rõ.

CAO HOÀNG THANH MAI 37 KHOA MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tình hình khai thác DVHST tại ba VQG điển hình Bidoup, Xuân Thủy và Cát Bà

3.1.1 VQG Bi Doup

3.1.1.1 Giới thiệu về khu vực nghiên cứu

a, Vườn quốc gia Bidoup

VQG Bidoup được thành lập theo Quyết định số 1240/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 64.800 ha có nhiệm vụ bảo tồn hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu Á nhiệt đới, núi cao và các loài động thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu. Bảo tồn các giá trị đặc trưng văn hoá bản địa, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái góp phần cho việc bảo tồn đa dạng sinh học cho vùng Nam Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, đồng thời bảo vệ phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Đồng Nai.

Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch VQG Bidoup [8]

CAO HOÀNG THANH MAI 38 KHOA MÔI TRƯỜNG

VQG Bidoup nằm trên địa giới hành chính của huyện Lạc Dương và một phần huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng. Phía Tây và phía Nam VQG giáp với sông Srêpốk

Một phần của tài liệu khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia cát bà, xuân thủy và bidoup (Trang 35 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)