Tiềm năng giá trị DVHST của VQG Cát Bà

Một phần của tài liệu khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia cát bà, xuân thủy và bidoup (Trang 81 - 125)

a. Tài nguyên thiên nhiên

Cát Bà là một VQG đặc biệt, là nơi hội tụ của nhiều HST khác nhau: HST thường xanh trên núi đá vôi; HST rừng ngập nước trên núi cao (Ao ếch); HST rừng ngập mặn vùng duyên hải; HST vùng biển với các rạn san hô gần bờ; Hệ thống hang động với đặc trưng riêng biệt là nơi cư trú của họ nhà dơi và Hệ canh tác nằm giữa thung lũng như ở Khe Sâu.

- Trong đó, lớn nhất là HST rừng trên núi đá vôi (khoảng 9800 ha)với thảm thực vật thuộc kiểu rừng nhiệt đới thường xanh và các loại rừng như rừng núi thấp và ven thung lũng, rừng trên núi đá dốc, rừng trên đỉnh núi cao, rừng ngập nước nội địa. - Cùng với rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn là một tài nguyên quý giá tại đảo

Cát Bà. Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu tại phía Tây Bắc đảo, với bãi sú vẹt tự nhiên lớn nhất Hải Phòng. Độ cao của thảm thực vật rừng ngập mặn từ 2 – 3m, mật độ lớn và sức sống tốt.

CAO HOÀNG THANH MAI 76 KHOA MÔI TRƯỜNG

Thảm thực vật rừng VQG Cát Bà có diện tích khoảng 15.510ha, chiếm 52% tổng diện tích tự nhiên. Chính bởi đa dạng kiểu hình sinh thái như vậy, nên VQG Cát Bà có một hệ động thực vật vô cùng độc đáo.

Theo kết quả điều tra hệ thực vật rừng năm 2005 của Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm Nghiệp, bước đầu ghi nhận VQG Cát Bà có 1561 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật khác nhau. Nhiều loài cây quý hiếm cần bảo tồn như chò chỉ, trai lý, lát hoa, kim giao và cọ Bắc Sơn.

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đối với khu hệ động vật đa dạng của VQG Cát Bà đã được tiến hành. Khu hệ động vật có xương sống trên cạn thống kê được 53 loài thú thuộc 18 họ, 8 bộ; 160 loài chim thuộc 46 họ, 16 bộ; 45 loài bò sát thuộc 15 họ, 2 bộ và 21 loài lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ. Với tổng số 279 loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó 22 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 7 loài ghi trong Sách đỏ thế giới, đặc biệt quan trọng là loài Vooc Cát Bà, và hiện nay chỉ còn lại duy nhất trên đảo Cát Bà.

Khu hệ động thực vật biển thống kê được 1313 loài, trong đó thực vật ngập mặn 23 loài, rong biển 75 loài, cá biển 196 loài, thực vật phù du 199 loài, động vật phù du 89 loài, động vật đáy 538 loài và san hô 193 loài. Có tới 8 loài rong, 8 loài động vật đáy là các loài quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới. Một số loài sinh vật biển có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu cao như Trai ngọc, vẹm xanh, tu hải, vích, con sút, ốc đụn đực, cá ngựa gai, sam đuôi tam giác, đồi mồi.

b. Tài nguyên nhân văn

Người dân Cát Bà với lịch sử giữ đất, giữ đảo đã để lại nơi đây nhiều vết tích có giá trị lịch sử hào hùng. Những tên gọi cát Phù Long, núi Đầu Voi, sông Phượng, ....cũng ra đời từ những chứng tích ấy.

Môi trường thiên nhiên của Cát Hải đã là cái nôi của người từ cổ xưa. Các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật 17 địa điểm trên đảo Cát Bà. Kết quả cho thấy có tới 15 điểm có dấu tích của người cổ xưa như hang Eo bùa thuộc xã Hiền hảo, Tùng Bà thuộc VQG.

CAO HOÀNG THANH MAI 77 KHOA MÔI TRƯỜNG

Văn hóa của người dân huyện đảo phong phú đa dạng bởi lẽ người dân định cư trên đảo có nguồn gốc từ nhiều nơi hợp thành là công đồng những người sống bằng nghề biển Vùng Duyên Hải. Hàng năm có nhiều lễ hội lớn diễn ra như lễ hội đưa thuyền rồng trên biển, lễ tế thần biển vào ngày 21 tháng giêng,....

c. Giá trị kinh tế Dịch vụ hệ sinh thái VQG Cát Bà

Hiện nay, tại VQG Cát Bà đang triển khai một số dự án trong đó bao gồm hợp phần lượng giá tài nguyên của Vườn. Tuy nhiên các kết quả đầu ra chưa được thể hiện. Bước đầu ghi nhận, giá trị kinh tế của một số loại tài nguyên như sau:

(*) Tiềm năng cây lâm sản ngoài gỗ [22]

VQG Cát Bà là nơi hội tụ các hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam. Do điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn... đặc thù của đảo, Cát Bà đã hình thành kiểu rừng kín lá rộng, thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới với nhiều loài cây gỗ quý như Trai, Trò đãi, Lát hoa, Đinh, Gội Nếp, Kim Giao... và hơn 661 loài cây có khả năng làm thuốc. Ngoài ra, trên vùng đảo này còn có một số kiểu rừng độc đáo khác như rừng ngập nước ngọt trên núi đá vôi và rừng ngập mặn.

Cây LSNG tại Cát Bà rất đa dạng và phong phú gồm 796 loài, thuộc 157 họ, 5 ngành; trong đó có 536 loài thuộc nhóm cây làm thuốc (chiếm 67,3%), tiếp đến là cây làm thực phẩm 219 loài (chiếm 27,5%), cây làm cảnh 201 loài (chiếm 25,3%), cây cho sản phẩm chiết xuất nhựa 33 loài (chiếm 4%) và cây nguyên liệu, hàng mỹ nghệ 28 loài (chiếm 3,5%).

Với một loại cây LSNG có thể cho nhiều sản phẩm và một sản phẩm có nhiều công dụng khác nhau. Ví dụ một số cây hoặc sản phẩm của chúng đồng thời có nhiều công dụng khác nhau như cây Me, Sung, Đào, Chè đắng, Mò đỏ có thể được sử dụng làm thuốc, thực phẩm hoặc làm cảnh. Cây LSNG đóng một vai trò quan trọng trong sinh kế của người nghèo ở nông thôn. Chúng là nguồn lương thực, thuốc men, vật liệu xây dựng và thu nhập cho đại đa số người dân địa phương/

Cây LSNG không chỉ phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế rất cao cho một số gia đình của địa phương. Tại đảo Cát Bà, một số cây

CAO HOÀNG THANH MAI 78 KHOA MÔI TRƯỜNG

LSNG đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho người dân như Măng tre 30 - 40 triệu đồng/năm; quả Sấu 15 triệu đồng/năm; cây Xạ đen 20 - 25 triệu đồng/năm; cây Thuốc máu 10 - 15 triệu đồng/năm...

3.1.3.3 Tình hình khai thác Dịch vụ hệ sinh thái tại VQG Cát Bà a. Bối cảnh thực tiễn

VQG Cát Bà là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng. Vườn có chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các nguồn gen động, thực vật rừng, biển quý hiếm. Phục hồi tài nguyên thiên nhiên, phát triển và bảo vệ HST tự nhiên của rừng đặc dụng, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Cũng như VQG Xuân Thủy, nguồn ngân sách hàng năm của Vườn thiếu đa dạng, chủ yếu là từ Ngân sách nhà nước và tài trợ quốc tế, trong đó nguồn ngân sách nhà nước giành cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 60%), ít cho hoạt động bảo tồn, điều tra và giám sát đa dạng sinh học.

Tuy nhiên công tác bảo tồn tại VQG Cát Bà lại phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nguyên nhân chủ yếu là do sức ép của cộng đồng dân cư các xã vùng đệm gây nên đối với tài nguyên thiên nhiên của VQG. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Cát Bà còn hạn chế do thiếu đất canh tác, thói quen sống dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như săn bắt động vật, khai thác cây cảnh, cây dược liệu, lấy mật ong dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học. Việc nuôi trồng thủy sản một cách ồ ạt, không có quy hoạch gây khó khăn cho việc quản lý, hủy hoại và làm ô nhiễm môi trường biển, làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn và tác động tiêu cực đến các rạn san hô, bên cạnh đó còn có việc tác động tiêu cực từ hoạt động DLST như phát triển cơ sở hạ tầng phá vỡ cấu trúc cảnh quan, cùng với các hoạt động của phương tiện vận chuyển và tham quan của du khách cũng tác động tiêu cực đến đời sống động vật hoang dã, gây ô nhiễm môi trường.

Vì vậy, việc nâng cao năng lực quản lý VQG dựa trên việc khai thác bền vững các DVHST là hướng đi tất yếu và cần được triển khai sớm tại VQG Cát Bà, phương

CAO HOÀNG THANH MAI 79 KHOA MÔI TRƯỜNG

pháp này sẽ giảm nhẹ được những áp lực gây nên đối với HST của Vườn bởi đối tượng người dân.

b. Tình hình khai thác dịch vụ hệ sinh thái tại VQG Cát Bà

(*) Du lịch sinh thái

Việc chi trả dịch vụ DLST tại VQG Cát Bà - Hoạt động thu phí tham quan Vườn

Vườn đã tổ chức một số tuyến thăm quan và đặt các điểm thu vé xung quanh Vườn. Mức thu thực hiện theo quyết định thu phí của UBND Thành phố và được khoán cụ thể tại các điểm gồm: Trung tâm Vườn, Khu Cát Dứa – Vạn Bội, Bến Việt Hải và khu vực Cửa Vạ Tà. Trừ các điểm Trung tâm Vườn còn các điểm khác khoán cho các Trạm kiểm lâm, giao cho Trạm kiểm lâm tự tổ chức thu phí thăm quan theo quy định nhưng đồng thời phải đảm bảo nhiệm vụ công tác bảo tồn. Do vậy, không có nhiều thời gian dành cho việc tiếp thị thu hút khách, hiệu quả không cao.

Hình 3.5: Bản đồ các điểm DLST VQG Cát Bà

CAO HOÀNG THANH MAI 80 KHOA MÔI TRƯỜNG

Mức thu hàng năm đạt 400 triệu – 600 triệu đồng. Nguồn thu này ngoài các chi phí nộp ngân sách nhà nước, mua vé thăm quan, bảo hiểm cho khách, chi trả lao động trực tiếp… thì số còn lại không nhiều.

- Hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch và liên doanh liên kết và cho thuê môi trường

Các dịch vụ của trung tâm du lịch còn rất nghèo nàn, hàng năm nguồn thu từ phòng nghỉ tại trung tâm rất thấp, không đáng kể. Hoạt động liên doanh, liên kết hầu như chưa được triển khai, hoạt động cho thuê môi trường mới chỉ thực hiện thí điểm tại Hòn Ba Cát Bằng, hòn Tháp Nghiêng. Tổng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ chỉ đạt trên dưới 100 triệu đồng mỗi năm.

 Mô hình tiềm năng PES khả dụng 1:

Du lịch sinh thái

Dịch vụ hệ sinh thái Sự nghỉ ngơi, giải trí ,giáo dục môi trường

Người mua Du khách

Người bán Vườn quốc gia, các hộ dân khu vực lân cận

Phạm vi địa lý Vườn quốc gia Cát Bà

Sự can thiệp của người bán Bảo vệ cảnh quan, xây dựng nhà ở, cung cấp dịch

vụ ăn nghỉ.

Chi trả bởi người mua Phí tham quan cho VQG và Tiền mặt cho các cá nhân, đơn vị cung ứng dịch vụ

(*) Hoạt động khai thác nuôi trồng thủy hải sản

- Nuôi trồng thủy hải sản dưới tán rừng ngập mặn

Việc nuôi trồng thủy sản của xã Phù Long khá phát triển. Diện tích đầm sau năm 1991 đã liên tục được mở rộng. Năm 2003 toàn xã có 140 hộ làm nghề nuôi trồng, với diện tích nuôi trồng là 1260 ha. Đến năm 2008 tăng lên là 172 hộ làm nghề nuôi trồng, tổng diện tích nuôi thủy sản 1200 ha.

CAO HOÀNG THANH MAI 81 KHOA MÔI TRƯỜNG

Bảng 3.13: Thống kê diện tích, số hộ NTTS qua các năm, xã Phù Long Trước 1996 1996 1998 2000 2003 2008

Dân số 1834 1841 1755 1834 1900 1966

Diện tích nuôi thủy sản 950 950 1150 1180 1260 1200

Số hộ nuôi thủy sản 32 44 83 119 140 172

Diện tích Rừng ngập mặn trong đầm nuôi

800 800 760 740 740 700

Nguồn: UBND xã Phù Long (2008)

Như vậy có thể thấy, tính đến năm 2008 số hộ nuôi trồng thủy sản thì ngày một gia tăng trong khi diện tích rừng ngập mặn lại bị thu hẹp.

Dự án : “ Xây dựng và tăng cường năng lực cộng đồng ven biển trong quản lý tài nguyên và phát triển bền vững tại Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Hải Phòng, Việt Nam” đã thiết lập tại xã Phù Long, huyện Cát Hải – một trong 6 xã thuộc vùng đệm VQG mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững kết hợp với bảo vệ rừng ngập mặn. Dự án đã tiến hành khảo sát, lựa chọn hộ dân, xây ựng quy chế tổ nhóm, tập huấn đầu bờ, đối thoại cộng đồng,… Đây sẽ là bước tiền đề tiến tới thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn tại VQG Cát Bà.

-Nuôi trồng thủy sản trong lồng bè ở khu vực Vịnh Lan Hạ, Vịnh Cái Bè và Vịnh Cát Bà

Với địa thế thuận lợi, các khu vực vùng Vịnh VQG Cát Bà có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi thủy sản lồng bè, đối tượng nuôi chủ yếu là loài cá mú – song (Epinephelus spp), cá giò (Rachycentron canadum), cá Hồng (Lutjanus spp), cá tráp (Pagrosomus spp),...[40] Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản dưới dạng thức này tại VQG Cát Bà hiện vẫn đang trong tình trạng ồ ạt và thiếu kiểm soát gây những hậu quả nghiêm trọng về môi trường.

+ Xuất phát từ nhu cầu thực phẩm ngày một tăng, nguồn tài nguyên thủy sản cạn kiệt do khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường, năm 2000 hình thức nuôi cá lồng bè

CAO HOÀNG THANH MAI 82 KHOA MÔI TRƯỜNG

xuất hiện tại Cát Bà. Năm 2004 số lượng lồng nuôi ở biển Cát Bà mới khoảng 1000 lồng, năm 2005 hơn 6.000 lồng (Số liệu khuyến ngư Cát Bà 2005). Đến năm 2008, biển Cát Bà có tới 571 bè với hơn 10.000 ô lồng nuôi cá, tăng hơn 3000 ô lồng so với năm 2005. Nhiều nhất ở vịnh Bến Bèo có 305 bè nuôi với 6.478 ô lồng; vịnh Cát Bà với 165 bè nuôi với 2158 ô lồng, Vịnh Lan Hạ có 101 bè nuôi với 1773 ô lồng. Số liệu thống kê năm 2010, Vịnh Bến Bèo với 240 bè, vịnh Lan Hạ là gần 50 bè nuôi cá biển, trung bình mỗi bè có từ 30 – 50 ô lồng, ngoài ra còn có khoảng 20 bãi nuôi tu hài và một số lượng lớn bè nuôi tu hài nằm rải rác ở các vịnh trên [40]

Theo số liệu thống kê mới nhất tính đến tháng 9/2013, biển Cát Bà có 500 lồng bè nuôi cá, tổng số ô lồng là 8.146 ô lồng [35].

Nuôi trồng thủy sản của Cát Bà hiện tại chưa có quy hoạch, số lượng ô lồng nuôi cá tăng nhanh, nhưng chủ yếu tự phát, đồng thời việc neo đậu chưa có quy hoạch và sự quản lý của nhà nước [15]. Nguồn thức ăn chính cho nuôi cá biển là cá tạp dẫn đến nguồn thủy lợi tự nhiên này lại đang bị khai thác quá mức. Theo số liệu quan trắc cảnh báo môi trường năm 2010 khu vực vinh Cái Bèo thì hàm lượng NH4 và PO4 tại khu vực bè nuôi cao hơn nhiều so với các khu vực không có bè nuôi. Bên cạnh đó, việc xuất hiện ồ ạt của các bè nuôi cá cũng phá vỡ cảnh quan các vịnh nghiên cứu.

Trước thực trạng đó, VQG Cát Bà đã phối hợp các ban ngành của huyện Cát Hải giải tỏa các cơ sở nuôi trồng thủy sản trái phép trên vịnh Lan Hạ. Đến nay các cơ sở nuôi trồng thủy sản trong diện tích Vườn quản lý đã giảm đáng kể về về số lượng bè mảng và diện tích nuôi trồng so với năm 2012: Giảm 32 cơ sở nuôi trồng thủy sản, giảm 1.683 giàn bè, giảm 83.618 m2 diện tích giàn bè, giảm 101 bãi nuôi, giảm 92.520 m2 diện tích bãi nuôi, giảm 984 m2 bè cá nhưng số lượng bè cá lại tăng 32 bè cá (Hạt kiểm lâm VQG Cát Bà)

 Mô hình tiềm năng PES khả dụng 2:

Cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản

Dịch vụ hệ sinh thái Thức ăn, nơi cư trú

CAO HOÀNG THANH MAI 83 KHOA MÔI TRƯỜNG

Người bán Vườn quốc gia

Phạm vi địa lý Địa phương

Sự can thiệp của người bán Đóng góp tiền vật tư nhân lực phục hồi rừng ngập mặn

Chi trả bởi người mua Tiền thuê mặt nước nuôi trồng thủy hải sản

(*) Trồng và bảo vệ rừng

- Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn:

Trước đây, trong cơn lốc phá rừng làm đầm nuôi tôm nước mặn, một diện tích rất lớn rừng ngập mặn tại VQG Cát Bà đã bị chặt hạ dẫn đến những hệ lụy mà bất cứ người

Một phần của tài liệu khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia cát bà, xuân thủy và bidoup (Trang 81 - 125)