Đánh giá tình hình khai thác DVHST tại VQG Bidoup

Một phần của tài liệu khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia cát bà, xuân thủy và bidoup (Trang 48 - 59)

a. Bối cảnh thực tiễn tại VQG Bidoup

VQG Bidoup nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng, chiếm diện tích 70.038 ha, lớn hơn rất nhiều so với diện tích trung bình của các VQG khác tại Việt Nam. VQG Bidoup được ưu đãi với HST rừng điển hình của vùng khí hậu cận nhiệt đới núi cao, đa dạng về chủng loại như rừng mưa nhiệt đới thường xanh, rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim, rừng lùn núi cao, rừng thưa núi thấp cây lá kim cận nhiệt đới,

CAO HOÀNG THANH MAI 43 KHOA MÔI TRƯỜNG

rừng rêu, rừng hỗn giao cây lá rộng và tre nứa. Nhờ sự đa dạng về động thực vật, VQG Bidoup được công nhận là một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học của cả nước

Khu vực lân cận VQG Bidoup có 5.067 hộ dân (26.028 nhân khẩu), đa số là người dân tộc, sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất thích hợp cho trồng trọt rất hạn chế, khiến cho điều kiện sinh kế của các hộ gia đình rất khó khăn. Số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ hộ nghèo trong vùng này vượt quá con số 29% do năng suất sản lượng nông nghiệp còn thấp cộng với đất đai hạn chế. Do đó người dân sống trong khu vực lân cận VQG Bidoup buộc phải khai phá rừng để làm rẫy, mở rộng vườn cà phê, săn bắt, hái lượm trái và nhặt củi về làm chất đốt. Những hoạt động này của con người đang làm đe dọa đến đa dạng sinh học tại VQG Bidoup.

Để góp phần quản lý tốt hơn và bền vững VQG Bidoup được ưu đãi giàu có về động thực vật, phương thức quản lý tài nguyên thiên nhiên phù hợp, chú trọng cải thiện sinh kế cho người dân sống trong vùng lân cận VQG Bidoup dựa trên chính sách PFES bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.

b. Đánh giá tình hình khai thác DVHST theo cơ chế PFES tại VQG Bidoup

Bước đầu ghi nhận thành tựu của những mô hình PFES tại VQG Bidoup.

- Cấu trúc PES: Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện và các cơ sở sản xuất nước sạch.

Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn

Dịch vụ hệ sinh thái Điều tiết nguồn nước

Người mua Các nhà máy thủy điện, nhà máy nước

Người bán Vườn quốc gia

Phạm vi địa lý Vườn quốc gia Bidoup- núi bà

Sự can thiệp của người bán Trồng và bảo vệ rừng

CAO HOÀNG THANH MAI 44 KHOA MÔI TRƯỜNG

VQG Bidoup hiện đang quản lý 70.038 ha diện tích đất đai, trong đó diện tích đất có rừng là 62.000 ha, bao gồm:

+ Lưu vực thủy điện Đa Nhim: 17.862 ha; + Lưu vực sông Đồng Nai: 7.097 ha; + Lưu vực sông Serepk: 37.048 ha.

Cơ chế PFES tại VQG Bidoup nằm trong chuỗi vận hành hệ thống PFES của Việt Nam. Cơ chế này chủ yếu dựa vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp trung ương và cấp tỉnh. Các Quỹ này sẽ ký hợp đồng với người mua dịch vụ và thu tiền từ các dịch vụ được cung cấp; chuẩn bị kế hoạch chi trả; giám sát và phân bố tiền tới người cung cấp dịch vụ; chuẩn bị và đệ trình các báo cáo theo từng giai đoạn tới Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trung ương. Người cung cấp dịch vụ là các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và tổ chức được xem xét bởi các Quỹ cấp tỉnh dựa trên chứng nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng dịch vụ được quy định tại Nghị định 99 là các công ty cung cấp nước, các cơ sở sản xuất thủy điện và công ty kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, thực chất số tiền chi trả DVMTR được chuyển cho người sử dụng dịch vụ cuối cùng là người dân và các đối tượng sử dụng điện và nước (số tiền này hoạch toán trong giá bán điện và nước).

Theo đó, VQG Bidoup sẽ đóng vai trò là đơn vị cung cấp dịch vụ và được nhận nguồn kinh phí chi trả DVMTR theo luật định. Từ nguồn ngân sách trên, VQG Bidoup đã thiết kế, triển khai giao khoán cho 1.150 hộ gia đình trên địa bàn 5 xã và 1 thị trấn của huyện Lạc Dương với tổng diên tích là 39,366 ha [10]. Đối tượng chi trả ưu tiên là những hộ đồng bào dân tộc thiểu số bản địa và một số tổ chức (những khu vực giáp ranh, xa dân cư nơi mà rừng thường bị tác động) ký hợp đồng bảo vệ rừng với VQG.

CAO HOÀNG THANH MAI 45 KHOA MÔI TRƯỜNG

Hình 3.2: Bản đồ khu vực chi trả DVMTR VQG Bidoup [15]

Các hộ nhận khoán được tổ chức thành các tổ trung bình từ 5-10 hộ. Mỗi hộ được nhận khoán từ 30 – 50 ha rừng để Quản lý bảo vệ và có sổ theo dõi nhận tiền công theo quý. Tổ trưởng là người có uy tín và có trình độ trong cộng đồng có trách nhiệm huy động các hộ tuần tra bảo vệ rừng theo đúng hợp đồng, nhận các chỉ đạo từ cán bộ kiểm lâm, cán bộ chuyên trách để phổ biến cho người dân thực hiện. Mức chi trả tới người dân sau khi trừ đi 10% tổng kinh phí chi trả DVMTR giữ lại tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, 10% giữ lại Vườn quốc gia cho chi phí công tác thực hiện ( thiết kế, lập hồ sơ,...) còn lại 80% tới người dân. Ước tính trung bình mỗi năm, mỗi hộ nhận quản lý có thêm thu nhập khoảng 9 - 10 triệu đồng. Cán bộ kiểm lâm và cán bộ VQG sẽ giao tiền tới tận tay người dân, kí nhận dưới hình thức điểm chỉ (Cách làm này linh động theo đối tượng chi trả là những người dân tộc, hầu hết chỉ học hết cấp 1, nhiều người không biết chữ ký, nếu có biết thì 10 lần 10 chữ ký sai lệch, hình thức này đảm bảo độ chính xác cũng như tính minh bạch trong quá trình chi trả DVMTR tại VQG Bidoup)

CAO HOÀNG THANH MAI 46 KHOA MÔI TRƯỜNG

Bảng 3.3: Thực hiện kế hoạch PFES giai đoạn 2009 - 2013, VQG Bidoup [15]

Năm Số hộ Diện tích(ha) Kinh phí(triệu đồng)

2009 944 30,047 4,571 2010 930 35,849 8,488 2011 1,138 38,780 11,199 2012 1,151 39,394 12,642 2013 1,150 39,366 12,628 Cộng 49,528

Kết quả phỏng vấn điều tra thực địa đối với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng từ VQG Bidoup cho thấy, việc chi trả DVMTR đã góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng buôn thôn trong việc phối hợp với chủ rừng để bảo vệ rừng: 100% số hộ được hỏi biết tới vai trò của VQG Bidoup và nhận thức được tầm quan trọng của rừng, thậm chí họ còn mong muốn có thêm quyền hạn để có thể ngăn chặn các vụ phá rừng. Mâu thuẫn giữa kiểm lâm VQG và người dân không còn gay gắt. Đặc biệt, kết quả ghi nhận, số vụ vi phạm giảm cả về số vụ và mức độ. Như vậy, tuy chính sách PFES là một chính sách mới, nhưng đã được áp dụng khá thành công tại VQG Bidoup đạt được sự nhất trí, đồng thuận chung trong xã hội.

Bảng 3.4: Thống kê số vụ vi phạm các quy định về QLBVR theo năm [15]

STT Nội dung vi phạm Số vụ vi phạm thống kê theo năm

2009 2010 2011 11/2012

1 Lấn chiếm đất rừng 41 16 37 36

2 Tái lấn chiếm 9 6 3 1

3 Khai thác, vận chuyển gỗ trái phép 7 6 17 17

4 Khai thác lâm sản phụ 6 0 2 3

CAO HOÀNG THANH MAI 47 KHOA MÔI TRƯỜNG

6 Đốt than 16 6 4

7 Săn bắt chim, thú trái phép 3 13 6 6

8 Cứu hộ thú dính bẫy 0 1 2 1

9 Dựng chòi, nhà trái phép 10 13 14 1

10 San ủi trái phép 3

11 Cháy rừng 1 5 1

TỔNG 94 70 94 66

- Cấu trúc PES: Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái

Dịch vụ hệ sinh thái Sự nghỉ ngơi, giải trí

Người mua Du khách và các doanh nghiệp du lịch

Người bán Vườn quốc gia, các hộ dân

Phạm vi địa lý Vườn quốc gia Bidoup

Sự can thiệp của người bán Bảo vệ cảnh quan, xây dựng nhà ở, cung cấp dịch

vụ ăn nghỉ.

Chi trả bởi người mua Phí tham quan cho VQG và Tiền mặt cho các đối

tượng tham gia cung cấp dịch vụ du lịch

Quy chế quản lý hoạt động DLST tại VQG và khu bảo tồn định nghĩa: “Du lịch sinh thái là một dạng du lịch dựa trên thiên nhiên và văn hóa bản địa, có tính đến giáo dục môi trường, và đóng góp vào nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững có sự tham gia của cộng đồng địa phương”. DLST tại VQG Bidoup cũng như DLST tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên. Mặc dù VQG Bidoup có tiềm năng rất lớn để phát triển DLST nhờ có quy mô lớn đồng thời chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, khí hậu mát mẻ quanh năm và cảnh quan hùng vĩ, nhưng số lượng khách du lịch đến với VQG vẫn còn hạn chế.

CAO HOÀNG THANH MAI 48 KHOA MÔI TRƯỜNG

Một số chính sách liên quan đến phát triển DLST đã được ban hành như Quyết định số 186/2006/QĐ-TTG, ngày 14/08/2006 do Thủ tướng ký ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng và Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành về quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia và khu bảo tồn”, khuyến khích khối kinh tế tư nhân đầu tư vào du lịch sinh thái. Tuy nhiên, theo khảo sát trên, “đến nay hoạt động DLST chủ yếu vẫn do các VQG tổ chức” ngoại trừ một vài công ty du lịch đã thành công trong việc vận hành các tuyến DLST. Và nhìn chung, “cộng đồng địa phương chưa được hưởng lợi từ các hoạt động DLST.”

Trước đây, các hoạt động du lịch và DLST trong khuôn viên VQG Bidoup không có sẵn, ngoại trừ khu vực núi Lang Biang hàng năm có một lượng du khách leo núi nhất định. Chỉ từ khi mô hình dự án: “Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng” do tổ chức JICA, Nhật Bản đã có những chuyển biến mạnh mẽ đối với hoạt động khai thác loại dịch vụ này tại VQG Bidoup. Từ đó các kế hoạch hành động, kế hoạch tập huấn, kế hoạch cơ sở hạ tầng, thiết lập thể chế và chiến lược tiếp thị đối với dịch vụ DLST tại VQG Bidoup được xây dựng.

Dựa trên định nghĩa các hoạt động DLST, mô hình DLST dựa vào tài nguyên tại VQG Bidoup sẽ bao gồm các hoạt động như đi bộ trên tuyến (hiking), băng rừng (trekking), ngắm chim; các thành viên cộng đồng tại các thôn tham gia trong vai trò diễn giải và hướng dẫn trên tuyến. Trung tâm du khách được xây dựng có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường nhằm thu hút du khách, đặc biệt là học sinh, bên cạnh du khách đến từ các đơn vị lữ hành. Từ cuối tháng 12/2011 các hoạt động thử nghiệm DLST tại VQG Bidoup đã liên tục được triển khai. Trung tâm du khách mở cửa từ 31/12/2011, tính đến cuối năm 2012 đã có hơn 500 khách lựa chọn tổ chức sự kiện lớn tại đây [16]

Đối với tuyến du lịch Langbiang, trước đây các du khách ghé thăm khu vực núi Lang Biang trực thuộc quyền quản lý của VQG Bidoup. đều phải sử dụng cổng gác và đường xe của một công ty du lịch khác, Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường VQG Bidoup đã thương lượng để nhờ công ty này thu hộ một cách

CAO HOÀNG THANH MAI 49 KHOA MÔI TRƯỜNG

hiệu quả nhất, nhưng cuối cùng không thể đạt được thỏa thuận với họ. Đến bây giờ, sau khi tính toán mức phí phù hợp, cũng như chuẩn bị cho hoạt động thu phí đã hoàn tất, VQG Bidoup chính thức công bố việc thu phí tại khu vực núi Langbiang, hoạt động thử nghiệm bắt đầu từ tháng 9/2012, tiếp tục kéo dài tới nay.

Các sản phẩm DLST mới cũng được phát triển, ví dụ như biểu diễn múa cồng chiêng được khơi dậy qua các khóa tập huấn tổ chức cho thành viên cộng đồng vì nghệ thuật múa cồng chiêng trong các thôn mục tiêu đã bị mai một. Một tuyến băng rừng mới đang được chuẩn bị bằng cách cải tạo tuyến Bidoup, đi qua đỉnh Bidoup, đỉnh núi cao nhất tỉnh Lâm Đồng, và cây pơ mu già nhất VQG hơn 1.300 năm tuổi.

Tổng kết năm 2012, có 230 khách đến tham gia các hoạt động DLST tại VQG trong tháng 9,287 khách trong tháng 10,421 khách trong tháng 11,745 khách trong tháng 12, tổng cộng là 2.132 khách trong năm 2012. Cộng đồng có 27 người tham gia các hoạt động này và thu được 3,8 triệu đồng cho quỹ cộng đồng được thiết lập tại các thôn nhằm phát triển cộng đồng, với nguồn thu là một phần phí dịch vụ (như phí diễn giải), mặc dù vẫn còn khiêm tốn [16]

Số lượng du khách tham gia các hoạt động DLST tại Vườn tuy đã tăng nhưng vẫn rất hạn chế, nguyên nhân có thể do:

- VQG chưa được biết đến nhiều trong cộng đồng du khách

- Sản phẩm DLST của vườn chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút du khách - Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ làm DLST còn yếu kém

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách

Nhận xét: Dưới sự hỗ trợ của tổ chức JICA – Nhật Bản, hoạt động khai thác dịch vụ

DLST đã có những thành tựu đáng kể, tạo tiền đề để phát triển bền vững mô hình này trong tương lai. Cơ chế chi trả dịch vụ DLST tại VQG Bidoup nằm dưới sự quản lý của UBND tỉnh Lâm Đồng và hiện chưa được hưởng lợi từ loại dịch vụ thứ hai quy định trong chính sách PFES theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP

CAO HOÀNG THANH MAI 50 KHOA MÔI TRƯỜNG

- Cấu trúc PES: Tín dụng Cacbon

Tín dụng Cacbon

Dịch vụ hệ sinh thái Quy định về khí hậu

Người mua Các công ty tư nhân, các tổ chức môi trường phi

chính phủ,…

Người bán Vườn quốc gia

Phạm vi địa lý Quốc tế hoặc quốc gia

Sự can thiệp của người bán Bảo vệ hay trồng rừng

Chi trả bởi người mua Thanh toán tiền mặt dựa trên Cacbon được lưu trữ thực tế (dựa trên đầu ra) hoặc hành động được thực hiện (dựa trên đầu vào)

Hiện nay, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng Cacbon rừng (REDD+) như là nền tảng cho việc giảm phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp. Việt Nam đã hoàn thành pha 1 cho việc thiết lập sẵn sàng cho thực hiện REDD+ và đang chuẩn bị thực hiện pha 2 nhằm triển khai thí điểm các hoạt động REDD+ (2013 – 2016). Trong các hoạt động thí điểm này, các tiêu chí và cơ chế chi trả cho dịch vụ hấp thụ Cacbon đã và đang được kiểm nghiệm. Vì vậy, một cơ chế thống nhất hài hòa khi khai thác dịch vụ hấp thụ Cacbon giữa PFES và REDD+ vẫn chưa được quyết định. Đây cũng chính là yếu tố gây trở ngại đối với dịch vụ tiềm năng này của VQG Bidoup cũng như đối với HST rừng trên toàn quốc. Cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, tiềm năng có nhưng chưa thể triển khai và đang trong quá trình nghiên cứu.

VQG Bidoup đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho phép ký Biên bản ghi nhớ với Tổ chức Minh bạch quốc tế để thực hiện dự án PAC REDD tại văn bản số 421/UBND-LN ngày 10/02/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng [10]. Đây là cơ sở để VQG Bidoup tiến tới khai thác loại dịch vụ này.

CAO HOÀNG THANH MAI 51 KHOA MÔI TRƯỜNG

c. Những tồn tại trong công tác triển khai chính sách PES tại VQG Bidoup

(1) Thiếu các cơ sở pháp lý và các hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện PFES Nghị định 99 quy định các loại dịch vụ môi trường phải chi trả, gồm:

Một phần của tài liệu khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia cát bà, xuân thủy và bidoup (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)