Xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý các VQG tại Việt Nam dựa trên

Một phần của tài liệu khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia cát bà, xuân thủy và bidoup (Trang 96 - 116)

dựa trên việc khai thác bền vững các DVHST của Vườn.

Trong cách thức quản lý các VQG, cần đặc biệt chú ý về chức năng của khu vực quản lý, ngoài chức năng bảo tồn thiên nhiên, các VQG còn có vai trò và chức năng của một hệ sinh thái mở giàu tiềm năng, đồng thời có khả năng tự phục hồi cao, các VQG cần phải chia sẻ lợi ích từ nguồn tự nhiên phong phú của mình đối với cộng đồng địa phương để từ đó lôi kéo sự tham gia và cộng đồng trách nhiệm của họ vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp chung, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên môi trường.

PES được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các DVHST bằng cách kết nối giữa người cung cấp dịch vụ người sử dụng dịch vụ. Hệ thống các VQG Việt Nam chứa đựng nhiều HST trên cạn, dưới nước, hệ động, thực vật đặc hữu, mức độ đa dạng sinh học cao. Bên cạnh những giá trị lớn về môi trường, đa dạng sinh học sẽ có những đóng góp lớn về mặt kinh tế nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý. Do vậy, bên cạnh các giải pháp chung, cần có những nghiên cứu, áp dụng cụ thể để phát huy được giá trị đa dạng sinh học của các HST, xây dựng một thị trường mới về môi trường như sau:

- Theo kinh nghiệm thế giới, từ việc nghiên cứu, đánh giá mô hình thành công của PES thì Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các dự án, đặc biệt trong việc xây dựng khung chính sách, pháp luật, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật thông qua các chương trình xúc tiến. Vì vậy, Nhà nước cần xem xét, xây dựng và ban hành văn bản qui phạm pháp luật về PES. Việc ra đời văn bản luật qui định về PES sẽ là cơ sở để triển khai mở rộng các dự án PES đã thí điểm thành công ở Việt Nam, cũng là khung chính sách để các VQG áp dụng trong công tác quản lý. Hiện nay, mới chỉ có một văn bản pháp luật về vấn đề này là Quyết định số

CAO HOÀNG THANH MAI 91 KHOA MÔI TRƯỜNG

380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả DVMTR và đã thực hiện thí điểm.

- Ngoài ra, Chính phủ cần hướng dẫn chi tiết cơ chế PES. Cần xây dựng hướng dẫn cụ thể để triển khai nội dung về vấn đề tài chính cho việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, DVMT liên quan đến đa dạng sinh học và bồi thường thiệt hại về đa dạng sinh học. Nội dung này đã được qui định từ Điều 73 đến Điều 75 trong Luật Đa dạng sinh học 2008, tuy nhiên chưa triển khai hiệu quả do chưa có văn bản hướng dẫn.

- Cơ chế, chính sách chi trả phải được xây dựng bảo đảm bù đắp được các chi phí cơ hội và mang lại lợi ích cho toàn cộng đồng và phải tạo được lòng tin để họ cung cấp các dịch vụ lâu dài.

- Hiện nay, Việt Nam mới chỉ áp dụng công cụ PES đối với HST rừng, tuy nhiên bên cạnh HST này, nước ta còn rất nhiều HST khác cần bảo tồn có thể áp dụng được như biển, núi đá vôi, HST dưới nước... Do vậy, đây là vấn đề liên ngành, cần có khung quốc gia về PES để bảo đảm điều phối và tránh các xung đột. - Các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan như lâm nghiệp, sinh thái, môi

trường, kinh tế, v.v… cùng phối hợp chặt chẽ để xây dựng phương pháp định giá, lượng giá kinh tế các DVHST, lựa chọn các công cụ kinh tế và đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách chi trả hợp lý. Theo như cách hiểu đó, các VQG cần chú trọng đến việc lập kế hoạch, xây dựng các phương án và thí điểm các mô hình khai thác DVHST hiệu quả vừa góp phần phát triển kinh tế địa phương, vừa tạo nguồn thu cho công tác bảo tồn của các VQG.

- Các VQG cần sớm xác định các vùng sinh thái có tiềm năng chi trả DVHST, xác định các DVHST, đồng thời xác định các đối tác cung cấp và sử dụng DVHST đó.

- Tạo ra quyền lợi hữu hình cho người dân là rất quan trọng: Khai thác DVHST dưới hình thức PES là khái niệm tương đối mới ở Việt Nam, vai trò của cộng đồng đặc biệt là cư dân vùng đệm VQG là rất quan trọng. Quyền lợi của người dân là một trong các yếu tố then chốt bảo đảm sự bền vững của các hoạt động.

CAO HOÀNG THANH MAI 92 KHOA MÔI TRƯỜNG

Sự tham gia của dân là quan trọng nhưng không đủ, cách thức quản lý cần phải hết sức phù hợp với lợi ích của người dân. Quyền lợi của người dân phải được đặt ở vị trí quan trọng nếu muốn sự tham gia của họ. Mặc dù nhận thức có lợi cho cộng đồng hay về lâu dài, ở thời điểm hiện nay, người dân sẽ không tham gia thật sự các hoạt động của dự án nếu việc tham gia đó không có lợi cho họ trong thời điểm trước mắt. Chỉ những hoạt động thật sự thiết thực, đem lại lợi ích cụ thể cho người dân mới được người dân quan tâm. Do đó, việc thực hiện các hoạt động nhắm đến những quyền lợi trực tiếp của người dân để hoàn thành những mục tiêu lâu dài là cần thiết. Nếu được sự đồng tình, họ sẽ ủng hộ, hỗ trợ và tham gia tự nguyện vào các hoạt động PES. Vì vậy, cần giáo dục, tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng và thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng vì đây là chìa khoá của sự thành công.

- Thí điểm thực hiện các mô hình chi trả DVHST mục tiêu khai thác bền vững các HST đó. Các mô hình PES nên “kiểm tra – đánh giá – cải thiện” nhiều lần. Sau đó, từ việc nghiên cứu, đánh giá các mô hình khai thác bền vững DVHST thành công áp dụng nhân rộng đối với các VQG có HST tương đồng. Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới như thuế phí tái trồng rừng của Indonesia (reforestation fee), áp dụng loại vé trọn gói nhiều khu bảo tồn với hệ thống giá khác nhau tại Costa Rica. Cấu trúc giá mới và nguồn thu tăng giúp chính phủ nâng cấp cơ sở trang thiết bị của các VQG. Xem xét, nghiên cứu, áp dụng khái niệm bồi hoàn đa dạng sinh học. Bồi hoàn đa dạng sinh học tạo ra cơ chế tiềm năng để cân bằng tác động của những dự án/hoạt động phát triển với việc bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững các thành tố về đa dạng sinh học và chia sẻ công bằng lợi ích giữa các bên liên quan. Hiện nay vấn đề thực thi chính sách về đánh giá tác động môi trường còn nhiều bất cập và được coi như là một thủ tục hành chính ở Việt Nam. Khi mà việc lồng ghép nội dung bồi hoàn đa dạng sinh học thành công thì yêu cầu đánh giá tác động môi trường của dự án sẽ đi vào thực tế, các tác động của dự án đến đa dạng sinh học sẽ được tính toán và bồi hoàn

CAO HOÀNG THANH MAI 93 KHOA MÔI TRƯỜNG

đầy đủ. Khi đó Ngân sách nhà nước chi cho việc bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học sẽ được cắt giảm.

- Căn cứ vào các sự lựa chọn mô hình PES tiềm năng, từng VQG nên xem xét các chính sách ưu tiên hàng đầu:

+ Nâng cao nguồn thu cho Vườn

+ Xóa đói giảm nghèo cho dân cư khu vực lân cận dựa trên những sinh kế trên. + Cải thiện các dịch vụ hệ sinh thái

Từ đó, xây dựng chiến lược khai thác hiệu quả các Dịch vụ hệ sinh thái, thu hút được nguồn vốn từ các tổ chức trong và ngoài nước trong việc thực hiện thí điểm các mô hình chi trả dịch vụ hệ sinh thái.

- Các VQG cần chú trọng công tác nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ về cơ chế, chính sách, công tác thực hiện chi trả dịch vụ môi trường thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn, các buổi tham quan, giao lưu học hỏi từ các mô hình thí điểm thành công tại các VQG khác. Đây là đối tượng trực tiếp hướng dẫn người dân tham gia thực hiện theo các mô hình PES đề xuất, đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các mô hình.

CAO HOÀNG THANH MAI 94 KHOA MÔI TRƯỜNG

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết Luận

Hệ thống các VQG Việt Nam chứa đựng hầu hết các kiểu HST với giá trị đa dạng sinh học cao bậc nhất trên thế giới, áp lực của cư dân vùng đệm các VQG lên HST của vườn là vấn đề quan tâm nhất trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Giải pháp tính đến là làm thế nào cân bằng hài hòa được giữa mục tiêu bảo tồn và mục tiêu phát triển kinh tế cho cộng đồng địa phương, tránh xung đột giữa các bên liên quan và kiểm soát được các hoạt động gây suy thoái HST. Phương pháp quản lý các VQG dựa trên việc khai thác bền vững các DVHST của vườn được xem là hướng đi hiệu quả trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, bên cạnh đó cũng là phương án tối ưu cải thiện được các DVHST.

Nghiên cứu sau khi phân tích những hoạt động khai thác giá trị DVHST đang triển khai tại ba VQG điển hình, nhận thấy tiềm năng chi trả DVHST đối với mỗi VQG như sau:

- Điển hình cho hệ sinh thái rừng trên núi trung bình, VQG Bidoup là một ứng cử viên mạnh mẽ cho PFES. Khi mà những hộ dân tộc thiểu số nghèo khu vực vùng đệm VQG đang được nhận tiền chi trả DVMTR cho hoạt động trồng và bảo vệ rừng từ các nhá máy thủy điện, nhá máy nước và các công ty du lịch sử dụng nguồn lợi từ rừng, kết quả của mô hình này là cái nhìn khả quan trong công tác quản lý HST rừng. Tuy vẫn còn tồn tại những bất cập trong việc thiết lập một cơ chế chi trả thích đáng, bài học kinh nghiệm rút ra sẽ là nền tảng để hoàn thiện hệ thống chính sách về PFES.

- Hiện tại, VQG Xuân Thủy đang lên kế hoạch cũng như triển khai nhiều mô hình hướng tới khai thác bền vững DVHST của Vườn như: mô hình khai thác bền vững cây thuốc, sử dụng bền vững nguồn lợi ngao và mô hình du lịch sinh thái. Đối với VQG Xuân Thủy, có thể đề xuất một số mô hình PES tiềm năng như: mô hình PES cho hoạt động “Bảo vệ vùng ven biển”, “Du lịch sinh thái”, “Hấp thụ và lưu trữ Cacbon” và “Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, con giống tự nhiên và nguồn thức ăn và nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản”. Mô hình PES tiềm năng

CAO HOÀNG THANH MAI 95 KHOA MÔI TRƯỜNG

thứ tư nêu trên, hiện đang được thí điểm, tuy nhiên kết quả đầu ra chưa được đánh giá, nhưng đây sẽ là tiền đề để xây dựng cơ chế chi trả hợp lý cải thiện loại hình dịch vụ này.

- Các giá trị DVHST của VQG Cát Bà vẫn chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ, dẫn đến việc khai thác DVHST được đánh giá là chưa hiệu quả. Với đặc trưng HST rừng trên núi đá vôi và một diện tích lớn thảm rừng ngập mặn, bên cạnh những mô hình PES tiềm năng như đã đề xuất tại VQG Xuân Thủy, với lợi thế về giá trị cảnh quan VQG Cát Bà nên ưu tiên phát triển nghiên cứu thiết lập một cơ chế PES thích hợp đối với loại hình “Dịch vụ du lịch sinh thái” và “Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, con giống tự nhiên và nguồn thức ăn và nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản”.

Như vậy có thể nói, mỗi VQG đều có đặc thù riêng ưu tiên phát triển mô hình PES tiềm năng phù hợp với điều kiện thực tế. Đối với tất cả các mô hình PES nên “kiểm tra – đánh giá – cải thiện” nhiều lần, sẽ có những cấu trúc PES có nhiều khả năng thành công hơn những cấu trúc khác. Tiêu chí quan trọng để đáp ứng được:

- Giao dịch tự nguyện

- Bổ sung (lựa chọn đối tượng chi trả cá nhân/tập thể, chính sách để xây dựng hồ sơ chi trả tới người dân, xây dựng chính sách riêng đối với từng loại hình dịch vụ, có hướng dẫn cho từng vùng vì mỗi vùng có đặc thù riêng ….) - Bao gồm số lượng tối đa những người được hưởng lợi.

Nghiên cứu cũng đã đề xuất được một số giải pháp tăng cường quản lý các VQG dựa trên việc khai thác bền vững các HST của Vườn, nhận thấy được tầm quan trọng của phương pháp trong việc bảo vệ các HST, bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên, huy động nguồn tài chính bền vững cho sự giữ gìn và quản lý các VQG, cùng với đó là cải thiện điều kiện kinh tế cho các hộ dân khu vực lân cận.

Kiến nghị

Để khai thác bền vững DVHST tại các VQG nói riêng và đối với các khu vực khác nói chung, vai trò của Nhà nước là đặc biệt quan trọng:

CAO HOÀNG THANH MAI 96 KHOA MÔI TRƯỜNG

- Nhà nước cần thúc đẩy nhu cầu/ cung ứng đối với các loại DVHST

- Thông tin tới các thành phần thị trường ( về DVHST và cơ chế chi trả DVHST) - Giảm các chi phí giao dịch

- Thực hiện các nghiên cứu thí điểm/thị trường DVHST thí điểm và đánh giá kết quả thì điểm trước khi nhân rộng.

Đối với từng VQG cần xây dựng được những chiến lược khai thác bền vững DVHST dựa trên điều kiệu thực tế, thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức trong vào ngoài nước cho các hoạt động ưu tiên:

- Lượng giá tài nguyên thiên của Vườn, xác định những vùng sinh thái có tiềm năng chi trả DVHST để đưa vào khai thác.

- Thực hiện các mô hình thí điểm khai thác bền vững DVHST theo cơ chế chi trả DVHST phù hợp, học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình PES thành công tại các VQG khác

- Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ Vườn, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và lợi ích của họ khi tham gia vào các mô hình khai thác bền vững DVHST

CAO HOÀNG THANH MAI 97 KHOA MÔI TRƯỜNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Luật đa dạng sinh học 20/2008/QH12

2. Luật Bảo vệ và phát triển rừng 29/2004/QH11

3. Nghị định 99/2010/NĐ – CP, về chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng.

4. Nghị định 117/2010/NĐ – CP, về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng

5. Quyết định 186/2006/QĐ – TTg, ban hành quy chế quản lý rừng

6. Quyết định 126/QĐ – TTg, về việc thí điểm chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng.

7. Quyết định số 380/QĐ-TTg, về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng

8. Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam, Dự án phát triển ngành lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (07/2010), Báo cáo tham vấn xã hội

Vườn quốc gia Bi Doup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng – Việt Nam.

9. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng (8/2013), báo cáo: “Việc thành lập và vận hành quỹ bảo vệ và phát triền rừng tỉnh Lâm Đồng”

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng (9/2013), báo cáo hội thảo EBA: “Hoạt động và cơ chế chia sẻ lợi ích từ REDD+ và PFES trên địa bàn

tỉnh Lâm Đồng”.

11. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế - IUCN Việt Nam (2008), Hướng dẫn

quản lý khu bảo tồn thiên nhiên - Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế.

12. Tổ chức nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (08/2013), Chi trả các dịch vụ môi

trường ở Việt Nam – từ chính sách tới thực tiễn.

Một phần của tài liệu khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia cát bà, xuân thủy và bidoup (Trang 96 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)