2.4.1.1. Hỗ trợ tài chính
Một ngành sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ muốn phát triển được trong thời kì kinh tế khó khăn hiện nay thì phải có nguồn lực tài chính vững chắc để có thể chớp cơ hội và nâng cao khả năng cạnh tranh cảu ngành nói chung và từng doanh nghiệp, tổ chức nói riêng. Chính vì nắm bắt được khó khăn này, Chính phủ đã hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất gỗ những nguồn lực tài chính quan trọng như:
Ngân hàng phát triển VN (DBV): được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển
theo quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006. Là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận, với số vốn điều lệ lên tới 10 nghìn tỷ đồng. Nhằm hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu nói chung của Việt nam. Các nhà xuất khẩu gỗ có thể vay được từ ngân hàng phát triển với tỷ lệ lãi suất thấp sử dụng cho các dự án đầu tư của mình.
Quỹ hỗ trợ xuất khẩu quốc gia: Do chính phủ lập ra cung cấp các khoản tín dụng
xuất hàng hoá xuất khẩu, thực hiện kinh doanh xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu thủ công có thể vay ngắn hạn để mua nguyên liệu thô và các nguyên liệu sản xuất để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Mức vay sẽ không vượt quá 80% giá trị vận đơn, không vượt quá 70% giá trị hợp đồng xuất khẩu.
Quỹ hộ trợ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia: cung cấp các khoản tín
dụng với điều kiện ưu đãi hoặc với tỷ lệ lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và kỹ thuật, chuyển giao và làm mới công nghệ.
Quỹ từ các chương trình xúc tiến thương mại: Nhà xuất khẩu có thể được hỗ trợ
50% chi phí thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài tham vấn về phát triển xuất khẩu và thiết kế mẫu mã và sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng của hàng hoá và dịch vụ. Đồng thời họ còn được hỗ trợ 50% chi phí được đào tạo ở Việt Nam và tại các nước khác cho vấn đề nâng cao năng lực xuất khẩu và kỹ năng kinh doanh. Đối với các khoá đào tạo nước ngoài, hỗ trợ chủ yếu tập trung vào các khoá đào tạo chuyên biệt trong phạm vi 3 tháng nhằm phát triển sản phẩm mới. Bên cạnh đó, nhà xuất khẩu có thể được hỗ trợ 100% chi phí gian hàng, chi phí trang trí gian hàng tại hội chợ và tổ chức các hội thảo (nếu có) khi tham gia các hội chợ tại nước ngoài, được hỗ trợ 100% chi phí vé máy bay và chi phí tổ chức hội thảo hoặc các cuộc họp giao dịch thương mại, khảo sát thị trường hoặc giao dịch thương mại tại nước ngoài vv…
Ngoài ra còn có một số quỹ hỗ trợ khác như: Quỹ tạo việc làm quốc gia, Quỹ mở rộng công nghiệp nông thôn, Quỹ từ các chương trình và dự án…
Ngoài nguồn vốn nói trên, các nhà sản xuất và nhập khẩu nội thất từ gỗ và có thể vay tiên từ hệ thống tài chính của VN theo quy định của Luật tín dụng. Đặc biệt, họ có thể vay từ:
Các ngân hàng thương mại (4 ngân hàng nhà nước với hơn 1200 chi nhánh, 36 ngân hàng cổ phần, 15 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh)
Ngân hàng chính sách xã hội
Mặc dù tất cả các ngân hàng cố gắng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, họ vẫn yêu cầu ký quỹ cho khoản vay, cho dù là khoản ký quỹ đó trực tiếp do ngươì vay sở hữu hoặc được đảm bảo bởi bên thứ ba.
Gần đây, có rất nhiều vốn và khoản đầu tư muốn đầu tư vào các công ty gia công gỗ tiềm năng. Chẳng hạn như Tập đoàn tài chính quốc tế (thuộc Ngân hàng Thế giới), Vincapital, Quỹ đầu tư Aureos, Indochina Capital… Công ty trách nhiệm hữu hạn quỹ doanh nghiệp Mekông, Penm…