Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu đề tài PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2012 (Trang 44)

3.Chương 3: Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu gỗ Việt Nam giai đoạn 2001-2012 và dự báo cho tương la

3.1.Thành tựu đạt được

Từ năm 2001 đến năm 2012, ngành xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tính đến tháng 10/2012, Việt Nam đã đứng thứ sáu trên thế giới về xuất khẩu gỗ, đứng thứ hai châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Trong giai đoạn vừa qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã có sự tăng trưởng tương đối nhanh. Vào năm 2001, kim ngạch mới chỉ đạt 335 triệu USD, đến năm 2004, con số này đã vượt trên 1,1 tỷ USD, tăng gần 3 lần so với năm 2001. Vào năm 2007, giá trị xuất khẩu đã vượt ngưỡng 2,4 tỷ USD. Cũng chỉ trong vòng 3 năm, kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 3 tỷ USD vào năm 2010. Tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã đưa ngành chế biến gỗ trở thành một trong bốn ngành sản xuất có giá trị xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.

Đồ gỗ Việt Nam hiện đã có mặt trên thị trường của 120 nước trên thế giới, trong đó Mỹ là thị trường chính của nước ta. Trong 10 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này chiếm 38,7% tổng kim ngạch, tăng 28,44% so với cùng kì năm ngoái. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc với 599,1 triệu USD, tăng 7,76% so với cùng kì năm ngoái. Tiếp đó là Nhật Bản (542,9 triệu USD), Hàn Quốc (161,2 triệu USD), Anh (126,8 triệu USD),…

Việt Nam đã chuyển từ xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô (gỗ cây, gỗ cây, gỗ ván sàn, gỗ xẻ,…) sang xuất khẩu sản phẩm gỗ dân dụng có trình độ gia công cao hơn, áp dụng

nhiều công nghệ và ngày càng thu hút được sự yêu thích của khách hàng. Sản phẩm gỗ cũng có nhiều cải tiến đáng kể, với mẫu mã ngày càng đa dạng, đáp ứng được thị hiếu của thị trường thế giới, với nhiều chủng loại sản phẩm như đồ gỗ nội thất, bàn ghế ngoài trời, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ kết hợp với các vật liệu khác (gỗ với song mây, sắt thép, đệm mút,…) và các loại ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi,…). Đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng, kiểu dáng đẹp và có giá khá cạnh tranh so với một số nước.

Ngành xuất khẩu đồ gỗ đã tạo ra công ăn việc làm cho lượng lớn lao động trong nước và đóng góp một tỷ lệ lớn giá trị xuất khẩu vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện nay, có trên 250 nghìn lao động đang làm việc cho các cơ sở chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu. Không chỉ vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ còn thúc đẩy các hộ nghèo ở vùng nông thôn, miền núi Việt Nam phát triển trồng rừng, từ đó phần nào tạo nên nguồn thu nhập cho người dân.

Các doanh nghiệp trong ngành gỗ đang ngày càng trở nên chuyên nghiệp và lớn mạnh, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Trong nước đã hình thành các vùng chế biến gỗ tập trung: Bình Dương – thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn – Tây Nguyên và Hà Nội – Bắc Ninh, tạo thuận lợi cho việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gỗ.

Một phần của tài liệu đề tài PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2012 (Trang 44)