Thách thức

Một phần của tài liệu đề tài PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2012 (Trang 52)

3.Chương 3: Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu gỗ Việt Nam giai đoạn 2001-2012 và dự báo cho tương la

3.3.2. Thách thức

3.3.2.1. Vấn đề nguồn cung nguyên liệu

Để có thể phát triển bền vững trong tương lai, một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải lưu tâm là vấn đề nguồn nguyên liệu của mình. Hiện nay, nguồn nhập khẩu nguyên liệu của nước ta đang dần bị thu hẹp và hạn chế, nhất là việc các doanh nghiệp trên thế giới cạnh tranh gay gắt để có được những nguồn gỗ có xác nhận FSC đã đẩy giá nguyên liệu tăng lên khá nhiều. Nếu tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nguồn gỗ nhập khẩu như hiện nay, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng sụt giảm lợi nhuận đáng kể. Bên cạnh đó, công tác cải thiện nguồn cung nguyên liệu trong nước cũng đòi hỏi nhiều biện pháp thiết thực để nâng cao tỉ lệ cung ứng gỗ cho hoạt động xuất khẩu, nhất là khi tiến độ trồng rừng và phát triển rừng của Việt Nam vẫn chưa thể theo kịp với tốc độ sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. Trong giai đoạn từ 2000 đến 2011, diện tích rừng trồng bình quân năm mới chỉ đạt 200,9 nghìn ha. Mật độ cây, nhất là cây lấy gỗ vẫn còn thấp. Một khi tỉ lệ nhập khẩu gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn quá cao như hiện tại (trong 9 tháng năm 2012, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đã lên đến 907 triệu USD), hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sẽ chịu nhiều ràng buộc từ phía bên ngoài.

3.3.2.2. Vấn đề nhân công và công nghệ sản xuất

Tuy rằng Việt Nam có đội ngũ thợ nghề cần cù, sáng tạo và tài hoa, nhưng nhìn chung, giá nhân công vẫn còn khá rẻ, chưa thỏa đáng nên chưa phát huy được tối đa tiềm năng của con người trong quá trình sản xuất. Điều này có thể dẫn đến tình trạng các nghệ

nhân tay nghề cao không hoạt động cho doanh nghiệp trong nước nữa mà chuyển sang các doanh nghiệp ngoài nước nhằm được trả công phù hợp với sức lao động của mình. Có thể thấy, kể từ khi bị Mỹ đánh thuế chống phá giá cao, một số doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ Trung Quốc đã bắt đầu đầu tư ồ ạt sang sản xuất tại Việt Nam để tránh hàng rào thuế nhập khẩu cao của Mỹ. Quan trọng hơn cả, là các doanh nghiệp này rất biết tận dụng nguồn nhân công ở Việt Nam, biết cách khai thác sự khéo léo của những người thợ - điều này đã khiến cho các doanh nghiệp trong nước bị mất đi một lượng nhân công tài năng. Cộng thêm những chênh lệch về trình độ công nghệ sản xuất, và việc thương hiệu đồ gỗ Việt Nam vẫn còn yếu, phải phân phối qua kênh nước ngoài đã đặt các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào tình huống phải đối mặt với những cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt trên thương trường.

3.3.2.3. Rủi ro tiềm ẩn từ nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu

Theo khuyến cáo của cục Tư pháp Mỹ, nguồn nguyên liệu gỗ mà các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập từ Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar,… thường không rõ ràng về nguồn cung cấp. Điều này dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn khi Việt Nam sử dụng nguồn gỗ nhập khẩu từ các quốc gia này để xuất khẩu vào thị trường thế giới. Chẳng hạn như ở thị trường Mỹ, theo luật mới sửa đổi tại nước này, những đồ gỗ có nguồn gốc đáng ngờ sẽ bị chính phủ nước này tịch thu, phạt tiền hay thậm chí là bỏ tù. Chỉ cần một hoặc một vài doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp vấn đề, cả ngành gỗ của nước ta sẽ bị ảnh hưởng theo. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đối với ngân sách quốc gia mà nó còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động của ngành.

3.3.2.4. Thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế và rào cản kỹ thuật

Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều triển vọng về thị trường nhưng cũng đem lại không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi nước ta gia nhập WTO, những hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước đã và đang bị cắt giảm như hỗ trợ tín dụng đầu tư, thưởng kim ngạch xuất khẩu, các chính sách trợ cước, trợ giá,… Các rào cản kỹ thuật đang dần được siết chặt cũng đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để

có thể thích nghi. Bên cạnh đó, việc phát triển thương hiệu đồ gỗ Việt Nam vẫn còn hạn chế và chưa được chú trọng đúng mức. Những sản phẩm gỗ Việt Nam chủ yếu được bán dưới thương hiệu ngoài nước nên giá trị gia tăng vẫn còn thấp.

3.3.2.5. Nguy cơ bị kiện chống phá giá tại Mỹ

Đến nay, tuy chưa có dấu hiệu từ phía Mỹ cho thấy hàng đồ gỗ nội thất của Việt Nam bị kiện chống phá giá tại nước này, nhưng các nhà nhập khẩu Mỹ vẫn quan tâm đến tỷ lệ thị phần các chủng loại sản phẩm gỗ chế biến Việt Nam tại Mỹ. Theo Vụ Chính sách thị trường châu Mỹ (Bộ Công thương), ba mặt hàng đồ gỗ nội thất trong phòng ngủ (không kể ghế) (940350), các loại đồ gỗ khác (940360) và các loại ghế khung gỗ không bọc (90169) vẫn có nguy cơ khá cao, có thể nằm trong tầm ngắm của kiện chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu đề tài PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2012 (Trang 52)