Thị Trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã có nhiểu biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc….để tái xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ trực tiếp (nước thứ 3), đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường tiêu thụ trực tiếp chứ không chuyển qua các thị trường trung chuyển như trước nữa. Việc chuyển sang xuất khẩu trực tiếp đến các thị trường trực tiếp không chỉ đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn khẳng định được vị trí của sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam không ngừng được mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm. Đến nay, sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt tại 120 nước trên thế giới, nhưng vẫn tập trung vào những thị trường chính là Hoa Kỳ, EU, Nhật bản đây là những thị trường thường chiếm trên 70% thị phầm xuất khẩu gỗ của cả nước. Vào năm 2006 và năm 2007 ba thị trường này chiếm lần lượt là 85.5% và 80.3% và trong những năm tới thị các thị trường này sẽ vẫn là thị trường chủ lực xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Bảng 6. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang các thị trường giai đoạn 2002-2008
Năm Mỹ EU Nhật Bản Các Nước Khác Tổng xuất khẩu 2002 Kim Ngạch (Triệu USD) 44.7 99.5 117.7 173.1 435 Tỷ Trọng (%) 10.3% 22.9% 27.1% 39.8% 100.0% 2003 Kim Ngạch (Triệu USD) 115.5 160.7 136.3 154.5 567 Tỷ Trọng (%) 20.4% 28.3% 24.0% 27.2% 100% 2004 Kim Ngạch (Triệu USD) 318.9 373.1 222.1 224.9 1139 Tỷ Trọng (%) 28.0% 32.8% 19.5% 19.7% 100% 2005 Kim Ngạch (Triệu USD) 567 420.5 240.9 334.6 1563 Tỷ Trọng (%) 36.3% 26.9% 15.4% 21.4% 100% 2006 Kim Ngạch (Triệu USD) 744.1 521.9 286.5 377.2 1930 Tỷ Trọng (%) 38.6% 27.0% 14.8% 19.5% 100% 2007 Kim Ngạch (Triệu USD) 994.3 633.1 300.6 472 2400 Tỷ Trọng (%) 41.4% 26.4% 12.5% 19.7% 100%
2008
Kim Ngạch
(Triệu USD) 1045 791.8 365.9 597.3 2767
Tỷ Trọng
(%) 37.8% 28.6% 13.2% 21.4% 100%
Vào giai đoạn trước năm 2003 tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị EU và Nhật Bản luôn lớn hơn vào thị trường Hoa kỳ, và tính riêng từng nước thì thị trường Nhật Bản là thị trường số một của Việt Nam với kim ngạch cao nhất (năm 2002: 117.7- chiếm 27.1%, năm 2003 136.3- chiếm 24%), điều này cho thấy được Việt Nam đã tận dụng tốt những điều kiện thuận lợi để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Nhưng vẫn chưa khai thác một cách tốt nhất để xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Hoa Kỳ. Và đến năm 2004 một năm bản lề của ngành gỗ Việt Nam khi xuất khẩu nên đến trên 1 tỷ, và mà sản lượng xuất khẩu của sản phẩm gỗ sang các thị trường bắt đầu có sự thay đổi. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Hoa Kỳ tăng đột biến (năm 2002 là 44.7 triệu USD, thì năm 2004 là 318.9 triệu USD, gấp khoảng 7 lần), và cạnh tranh ngôi vị số một với Nhật Bản. Từ năm 2005 đến năm 2008 thì Hoa Kỳ là thị trường số một của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam, và đồ gỗ đứng thứ 3 trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ. Nhật Bản đã tụt xuống vị trí thứ 2. Còn thị trường EU luôn được duy trì ổn định với mức tăng trưởng cũng tương đối cao.
Nhìn vào biểu đồ ta có nhận xét:
- Thị trường Hoa kỳ có tỷ trọng tăng nhanh nhất qua các năm. Năm 2002 tỷ trọng là 10.3% thì đến năm 2007 đã lên đến 41.4 %, tuy nhiên năm 2008 tỷ trọng giảm xuống còn 37.8%, giảm 3.6%.
- Thị trường EU có tỷ trọng tăng lên qua các năm ở mức ổn định, ngoại trừ năm 2007 có sự sụt giảm nhẹ 0.6% và là thị trường lớn số 2 của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
- Thị trường Nhật Bản tỷ trọng có xu hướng giảm dần qua các năm, nhưng đến năm 2008 đã tăng nhẹ 0.7%.
- Các nước khác nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam cũng có tỷ trọng giảm trong các năm 2002-2006, tuy nhiên năm 2007 tỷ trọng có sự tăng nhẹ 0.2% và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2008, đạt 2.4%
Về cơ cấu tỷ trọng của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường đã có sự chuyển dịch rất lớn. Trước năm, 2003 thì thị trường Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ số một của Việt Nam thì từ năm 2004 cho đến nay thì tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Hoa kỳ tăng vượt bậc và trở thành vị trí số một. Riêng năm 2007, thì thị trường nhập khẩu chủ yếu sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn là 3 thị trường lớn đó là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Cụ thể là thị trường Hoa Kỳ chiếm gần 41.4%, thị trường EU với 26.4%, thị Trường Nhật Bản là 12.5%, còn lại là các thị trường khác chỉ chiếm là 19.7 %. Năm 2008 các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hướng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang ba thị trường chính và đặc biệt là đáp ứng tốt hai thị trường Hoa Kỳ và EU (hai thị trường này chiếm tỷ trọng trên 65%).
Có thể thấy, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đều phục hồi đáng kể so với những năm trước. So với năm 2008, tỷ trọng các thị trường truyền thống như Mỹ đã tăng 2.7%, các nước EU giảm khoảng 9.7%, riêng thị trường Nhật Bản gần như không thay đổi. Tuy nhiên các thị trường này vẫn là 3 thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đã biết mở rộng thị trường, tiếp cận những thị trường được đánh giá là tiềm năng như Nga, Ấn Độ, Trung Đông…
Trong năm 2012, tỷ trọng thị trường Hoa Kỳ và các nước EU giảm nhẹ, cụ thể Hoa Kỳ giảm 3.5% và các nước EU giảm 3.9% so với năm 2008. Nguyên nhân chính là do cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang các thị trường này vẫn tăng trưởng và khá cao. Tuy nhiên thị trường Nhật Bản lại có tỷ trọng tăng lên 1.8%. Tương tự tỷ trọng của các thị trường cũng tăng lên đến 33% trong năm này (tăng 5.6%), điều này cho thấy thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang được mở rộng.