Cạnh tranh từ các nước khu vực

Một phần của tài liệu đề tài PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2012 (Trang 54)

3.Chương 3: Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu gỗ Việt Nam giai đoạn 2001-2012 và dự báo cho tương la

3.3.2.6.Cạnh tranh từ các nước khu vực

Việt Nam hiện nay có kim ngạch xuất khẩu gỗ đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, và đối thủ cạnh tranh hàng đầu của chúng ta chính là Malaysia.

Không cần chối cãi, Malaysia là “đại gia” lớn nhất trong ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại khu vực Đông Nam Á. Ngành công nghiệp này hiện đang sử dụng hơn 300.000 lao động tại 1202 nhà máy, đóng góp thường xuyên hàng năm khoảng 7 tỷ USD cho nên kinh tế Malaysia. Hiện Malaysia là nước xuất khẩu gỗ cây và gỗ xẻ nhiệt đới lớn nhất thế giới, là nước xuất khẩu lớn thứ hai về gỗ dán và là nước sản xuất đồ gỗ lớn thứ 10 thế giới.

Nếu như Malaysia vẫn giữ vững được phong độ ổn định trên thị trường gỗ thế giới thì Việt Nam chính là “chú ngựa ô” đầy thách thức trong những năm gần đây. Thống kê đến nay cho thấy, ngành chế biến gỗ Việt Nam có khoảng 2600 doanh nghiệp với 250 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

KẾT LUẬN

Thị trường đồ gỗ thế giới đang tăng trưởng khá nhanh và nhu cầu tiêu dùng mặt hàng đồ gỗ là rất lớn. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ cũng rất sôi động. Đây là vận hội lớn để ngành gỗ Việt Nam phát triển, hội nhập với thị trường đồ gỗ thế giới.

Chính lẽ đó việc quay lại nhìn nhận cũng như rút kinh nghiệm tình hình hoạt động trong gần 12 năm qua là một điều hết sức cần thiết. Đề tài: “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2012” được nghiên cứu nhằm mang lại cái nhìn khái quát về hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam những năm qua

Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn về xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam, đề tài đã đạt được những thành công sau:

• Hệ thống hóa những vấn để chung về xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam • Khẳng định vai trò cũng như tiềm năng của ngành xuất khẩu gỗ

• Tổng quan về kim ngạch xuất khẩu cũng như tăng trưởng của ngành trong những năm qua

• Đúc kết thành tựu, thuận lợi, khó khăn

• Đưa ra những cơ hội cũng như thách thức trong tương lai

Bài viết tuy chưa có giá trị cao nhưng cũng đã đánh giá tổng quan về tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam từ đó giúp cho người đọc có hiểu biết rộng hơn về ngành này, cũng như giúp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ hiểu rõ những điểm mạnh cũng

như điểm yếu của mình để khắc phục cũng như phát huy chúng nhằm phát triển doanh nghiệp một cách tốt hơn.

Song đề tài cũng còn nhiều hạn chế như chưa nêu hết thực trạng của ngành hiện nay; số liệu về ngành thị trường nguyên liệu gỗ Việt Nam cũng như một vài sai sót trong quá trình làm đề tài.

Trong quá trình làm bài đã sử dụng một số tài liêu của các trang thông tin trên mạng,xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu đề tài PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2012 (Trang 54)