Nhu cầu thị trường có sự chuyển hướng có lợi cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam

Một phần của tài liệu đề tài PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2012 (Trang 50)

3.Chương 3: Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu gỗ Việt Nam giai đoạn 2001-2012 và dự báo cho tương la

3.3.1.1.Nhu cầu thị trường có sự chuyển hướng có lợi cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam

của Việt Nam

Nhu cầu sử dụng đồ gỗ của thị trường các nước đang dần tăng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi từ tình trạng suy thoái. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông, châu Phi và Nam Mỹ, nhu cầu về đồ gỗ đang có xu hướng tăng cao. Thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ đồ gỗ ở Mỹ - một trong ba thị trường chính của ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam đang có xu hướng rời bỏ Trung Quốc do chi phí nhân công tăng cao, và gia tăng nhu cầu đối với dòng sản phẩm trung, mở ra một cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là khi họ có lợi thế trong phân khúc thị trường

sản phẩm gỗ trung bình. Đây là những yếu tố vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng hoạt động xuất khẩu của mình.

3.3.1.2. Một số quốc gia xuất khẩu gỗ rơi vào tình trạng khó khăn

Theo Hiệp hội Gỗ Việt Nam, khó khăn của một số nước xuất khầu đồ gỗ lại có thể trở thành cơ hội cho ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn khó khăn, một số doanh nghiệp chế biến gỗ ở các nước tiên tiến như Ý, Đức,… có nguy cơ phải dừng sản xuất hoặc phá sản. Đây chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và đang có nhu cầu đầu tư, cải tạo, nâng cấp dây chuyền thiết bị có thể mua lại dây chuyền thiết bị của họ với chi phí phù hợp, từ đó có điều kiện nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm.

3.3.1.3. Cơ hội từ việc gia nhập WTO và các chính sách thông thoáng của Nhà nước

Có thể thấy, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO mang lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam có được những điều kiện thuận lợi để xuất khẩu lâm sản, tăng khả năng hội nhập với thị trường thế giới nhờ nguyên tắc không phân biệt đối xử và chính sách cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có cơ hội mở rộng hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ, tận dụng lợi thế có sẵn về nhân công, tài nguyên rừng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp còn có khả năng tranh thủ các lợi thế sẵn có giữa các doanh nghiệp, nâng cao vị thế của mình trên thị trường gỗ và lâm sản thế giới.

Một phần của tài liệu đề tài PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001- 2012 (Trang 50)