Theo Cục trưởng Đỗ Thắng Hải, chương trình XTTMQG gồm 3 nội dung. Thứ nhất là xuất khẩu, thứ hai là phát triển thị trường trong nước, thứ ba là thị trường miền núi, biên giới và hải đảo.
Với thị trường ngoài nước, hiện chúng ta đang tập trung vào những thị trường có thể tiêu thụ được hàng hóa nhanh và ngay lập tức để kịp thời tháo gỡ khó khăn về hàng tồn kho cho doanh nghiệp. Ví dụ như thị trường Campuchia, Lào. Đặc biệt là thị trường Myanmar, vì đây là thị trường mới nổi và thời gian gần đây ghi nhận lượng hàng lớn của Việt Nam được tiêu thụ rất nhanh tại thị trường này. Với Campuchia, từ đầu năm đến nay Việt Nam đã làm được 3 hội chợ lớn và từ nay đến cuối năm còn có thể làm tiếp 2- 3 hội chợ nữa. Tương tự như vậy tại Lào, chúng ta cũng đã thực hiện các hội chợ cũng như nhiều hoạt động XTTM. Ngoài hội chợ truyền thống tại Viêng Chăn vào tháng 12 hàng năm, năm nay chúng ta đã tổ chức nhiều hội chợ khác như ở Savannakhet và một số địa bàn có biên giới với Việt Nam, không chỉ có Lào mà còn thu hút một số nước có biên giới liên quan như Thái Lan, Myanmar.
Với thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp tích cực các hoạt động, như đưa hàng Việt về nông thôn, vừa để giải phóng hàng cho các DN, đồng thời cho người tiêu dùng ở các vùng sâu, vùng xa tiếp cận được với nguồn hàng Việt chất lượng, giá cả hợp lý.
Đối với thị trường miền núi biên giới hải đảo, Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt chương trình 11 hội chợ biên giới. Mặc dù quy mô của hội chợ biên giới không lớn, nhưng vừa mang lại lợi ích lớn về chính trị vừa mang tính chất kinh tế, giúp đồng bào
vùng sâu vùng xa biên giới đang khó khăn. Đây là chương trình mà Cục XTTM tiếp tục hưởng ứng và bám sát cuộc vận động“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.Với những nổ lực không ngừng trên của Cục xúc tiến thương mại chúng ta hoàn toàn có căn cứ để tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của ngành gỗ Việt Nam trong năm 2013 và những năm tới.