PHÂN TÍCH và lập CHIẾN lược MARKETING CHO DÒNG sản PHẨM sữa nước của CÔNG TY cổ PHẦN GIỐNG bò sữa mộc CHÂU

75 5.9K 39
PHÂN TÍCH và lập CHIẾN lược MARKETING CHO DÒNG sản PHẨM sữa nước của CÔNG TY cổ PHẦN GIỐNG bò sữa mộc CHÂU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn đầy đủ và chi tiết về chiến lược Marketing cho sản phẩm sữa ở Việt Nam. Tại Việt Nam, thị trường sữa là một mạnh đất màu mỡ với tang trưởng chóng mặt không thể phủ nhận. Đặc biệt là nhóm sữa nước, năm 2012, doanh thu từ nhóm này đạt hơn 15.500 tỉ đồng, gấp 10 lần so với nhóm sản phẩm sữa bột (Theo Tetra Pak). Theo thống kê của Euromonitor, hiện có hơn 10 doanh nghiệp tham gia cuộc chơi dành thị phần sữa nước gồm: Vinamilk, FrieslandCampina, Hanoi Milk, Đường Quảng Ngãi, Sữa Ba Vì, Sữa Mộc Châu. Trong số các đó, công ty cổ phần sữa Mộc Châu là một doanh nghiệp có bề dày lịch sử lâu năm, chất lượng sữa tốt và nhiều điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên thị phần và kết quả kinh doanh so với các công ty khác cùng ngành như Vinamilk, FrieslandCampina thì còn kém xa. Các nghiên cứu về sản phẩm, thị phần và chiến lược marketing dành cho các ông lớn như Vinamilk, TH true milk rất đa dạng và phong phú, trong khi đó rất khó để tìm ra một nghiên cứu nào về sữa Mộc Châu.

Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH VÀ LẬP CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO DÒNG SẢN PHẨM SỮA NƯỚC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU Thực hiện: Nhóm 7 1. Trần Hà My KT37C – Nhóm trưởng 2. Phạm Thiện Thành KT37D 3. Lê Đức Minh KT37A 4. Phạm Thị Vui KT37B 5. Lê Ngọc Toàn KT37B 6. Nguyễn Văn Nhật Minh KT37B 7. Lương Lê Ngọc Bích KT37A Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Tường Lan Hà Nội, tháng 11 năm 2013 1 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 DANH MỤC VIẾT TẮT TMR nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh KHKT Khoa học kĩ thuật WTO Tổ chức thương mại thế giới TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn HTX Hợp tác xã NTD Người tiêu dùng 2 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, sự hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam ngày càng sâu rộng, cùng với đó là nền kinh tế thị trường trong nước ngày một năng động hơn. Đi kèm với những lợi ích thiết thực không thể chối cãi, hội nhập kinh tế cũng khiến cho ranh giới giữa các quốc gia vùng miền trở nên mờ nhạt dẫn đến sản phẩm của các công ty dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng trong nước, làm cho thị trường trong nước xuất hiện sự cạnh tranh gắt gao giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành sữa. bên cạnh đó, trong nền kinh tế nhiều thành phần đang trong thời kì quá độ của Việt Nam, các doanh nghiệp được đặt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết. Cách duy nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển là thích ứng với thị trường, nắm bắt thời cơ và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hang sát sao. Để làm được điều này, xây dựng một chiến lược marketing phù hợp là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thông qua làm marketing, doanh nghiệp có thể phát huy hết nội lực hướng vào những cơ hội hấp dẫn trên thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, tang cường khả năng cạnh tranh. Vai trò của chiến lược marketing nói chung đã không còn quá mới mẻ nữa nhưng việc xây dựng sao cho phù hợp và thực hiện như thế nào để có hiệu quả lại là mối trăn trở quan tâm của nhiều công ty. Tại Việt Nam, thị trường sữa là một mạnh đất màu mỡ với tang trưởng chóng mặt không thể phủ nhận. Đặc biệt là nhóm sữa nước, năm 2012, doanh thu từ nhóm này đạt hơn 15.500 tỉ đồng, gấp 10 lần so với nhóm sản phẩm sữa bột (Theo Tetra Pak). Theo thống kê của Euromonitor, hiện có hơn 10 doanh nghiệp tham gia cuộc chơi dành thị phần sữa nước gồm: Vinamilk, FrieslandCampina, Hanoi Milk, Đường Quảng Ngãi, Sữa Ba Vì, Sữa Mộc Châu. Trong số các đó, công ty cổ phần sữa Mộc Châu là một doanh nghiệp có bề dày lịch sử lâu năm, 4 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 chất lượng sữa tốt và nhiều điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên thị phần và kết quả kinh doanh so với các công ty khác cùng ngành như Vinamilk, FrieslandCampina thì còn kém xa. Các nghiên cứu về sản phẩm, thị phần và chiến lược marketing dành cho các ông lớn như Vinamilk, TH true milk rất đa dạng và phong phú, trong khi đó rất khó để tìm ra một nghiên cứu nào về sữa Mộc Châu. Vì những lí do này, nhóm chúng em quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích và xây dựng chiến lược Marketing cho dòng sản phẩm sữa nước của công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu”. Thông qua các biện pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu trong những năm vừa qua nhằm mục đích khái quát tình hình hoạt động chung của Mộc Châu, nhóm chúng em đã tiến hành phân tích những điểm mạnh và hạn chế còn tồn tại trong chiến lược marketing của công ty. Ngoài ra, nhóm cũng vận dụng các kiến thức lý thuyết về Marketing nói chung và xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm nói riêng, kết hợp với việc thực hành nghiên cứu thực tiễn để đưa ra chiến lược Marketing phù hợp hơn cho Công ty trong thời gian tới. Nội dung bài tiểu luận gốm 3 phần chính: Chương I: Giới thiệu doanh nghiệp sữa Mộc Châu và sản phẩm sữa nước Mộc Châu Chương II: Nghiên cứu Marketing Chương III: Phân tích Chiến lược Marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu Chương IV: Xây dựng chiến lược Marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu Đây là lần đầu tiên chúng em nghiên cứu về chủ đề này, do vậy không tránh khỏi những bỡ ngỡ và sai sót. Nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ cô giáo để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. 5 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP SỮA MỘC CHÂU VÀ SẢN PHẨM SỮA NƯỚC MỘC CHÂU 1. Doanh nghiệp và các nguồn lực a. Quá trình hình thành và phát triển của công ty sữa mộc châu Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu có trụ sở đóng tại Thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, nằm bên cạnh quốc lộ 6, cách Hà Nội 194km về phía Tây Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên của côngty là 1.600 ha, trong đó đất nông nghiệp 969 ha. Tổng đàn bò sữa của công ty là trên 12000 con. Để có được như ngày nay, Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu đã trải qua những bước chuyển đổi đáng kể. Giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1960: Công ty có tiền thân là Nông trường Quân đội, được thành lập ngày 8/4/1958 do các chiến sỹ thuộc trung đoàn 280, sư đoàn 335 sau khi giải phóng Tây Bắc được Đảng và Bác Hồ giao nhiệm vụ làm kinh tế, mở mang phát triển vùng Tây bắc. Lúc này số lao động của nông trường được bố trí lao động sản xuất ở các đội và trung tâm nông trường Bộ, với nhiệm vụ là trồng cây lương thực và chăn nuôi bò sữa. Ngành chăn nuôi đã có 2 đội, chăn nuôi 100 con bò nội, có 24 bò nội cho sữa. Năm 1959 – 1960 mỗi năm đạt 12 tấn sữa. Ngành chế biến sữa ra đời, ban đầu chỉ là một tổ chế biến sữa, với sản phẩm là sữa tươi đun nóng và sữa bánh. Ảnh: Bác Hồ trong lần về thăm Nông trường Quân đội Giai đoạn từ năm 1961 đến 1982: 6 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 Nông trường Quân đội Mộc Châu trở thành Nông trường Quốc doanh Mộc Châu, đi sâu vào công tác tổ chức quản lý làm ăn lớn, hình thành những mô hình kinh tế để các hợp tác xã noi theo. Trong thời kỳ này, Nông trường được tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng nhất, Nông trường có 15 đội và 1 Nông trường bộ do Ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Năm 1966 Nông trường được nhận 170 con bò lang trắng đen đưa từ Ba Vì lên, lúc này đàn bò sữa của Nông trường tăng lên 400 con và 2.000 bò nội, sản lượng sữa đạt 24 tấn/năm, xưởng chế biến thức ăn gia súc đã phát triển, xưởng chế biến sữa được mở rộng, các sản phẩm sữa hộp, Cazein, bơ mang nhãn hiệu Thảo Nguyên được xuất bán khắp nơi. Năm 1969, Sao Đỏ được nhận 129 con bò sữa do Chính phủ Cuba giúp đỡ. Năm 1974, Chính phủ Cuba tiếp tục giúp đỡ xây dựng 10 trại bò hiện đại, theo công nghệ chăn nuôi tiên tiến. Năm 1975 – 1976, tiếp tục nhận thêm 750 con bò sữa từ Cuba về Nông trường Mộc Châu, đưa đàn bò của nông trường lên 1.314 con. Đến năm 1982, tổng đàn bò sữa đã tăng lên 2.894 con và sản lượng sữa có năm đạt tới 3.200 tấn, năng xuất sữa 13,5 lít/ con/ ngày. Lợi nhuận đạt 12 triệu đồng/năm. Giai đoạn mở rộng quy mô từ năm 1983 đến năm 1987: Quy mô của xí nghiệp được mở rộng không ngừng và lai tạo được nhiều giống bò mới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quyết định số 147/NN/CT/QĐ ngày 01 tháng 06 năm 1982 về tổ chức lại xí nghiệp, thành lập Xí nghiệp Liên hợp Mộc Châu, với 6 Nông trường, 7 xí nghiệp thành viên và 1 cơ quan Xí nghiệp Liên hiệp .Quy mô xí nghiệp liên hiệp Mộc Châu định hình ở diện tích 14.420ha. Trong đó đất Nông nghiệp 4.420ha và gần 3.000 con bò sữa thuần chủng, hàng năm sản xuất trên 3.000 tấn sữa, có 1.000 đất ha trồng cỏ được quy hoạch hiện đại trên 2.800 ha đất dành cho sản xuất cây thức ăn hàng năm và thô xanh cho đàn bò. Lai tạo được nhiều giống bò sữa. Đã bán giống được 3.300 con bò giống. Xây dựng 7 Giống bò Jersey Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 được 19 trại bò hiện đại. Trong đó, có 16 trại bò sữa, 4 trại vắt sữa bằng máy, 1 trung tâm nuôi bê, 1 bệnh viện bò, 1 trại bê và bò tơ lỡ từ 5 đến 24 tháng tuổi với tổng diện tích gần 2 vạn m 2 , chuồng trại được bê tông hoá, diện tích trồng cỏ được thâm canh với nhiều giống cỏ cao cấp như cỏ Mộc Châu, cỏ gà lai, cỏ vua, cỏ sao và nhiều loại cây trồng giàu đạm khác. Giai đoạn sang trang mới, từ năm 1987 đến năm 1998: Trong những năm đầu của giai đoạn này, chịu ảnh hưởng diễn biến phức tạp của thế giới, đất nước còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, Nông trường Mộc Châu cũng trong hoàn cảnh đó. Trong thời kỳ này, xu thế thời đại có những chuyển biến mới, đất nước ta chuyển sang hướng sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để cải thiện tình hình và bắt nhịp với tiến độ phát triển của thời đại, ngày 01 tháng 01 năm 1987, Nông trường Quốc doanh Mộc Châu I được thành lập hoạt động theo cơ chế độc lập, tự chịu trách nhiệm. Trên cơ sở sát nhập Nông trường Việt nam – Cuba, Trung tâm giống bò sữa Hà Lan Sao đỏ, Xưởng chế biến thức ăn gia súc và một phần đội ôtô, máy kéo. Giai đoạn 1988 – 1991: 8 Ảnh: Cánh đồng cỏ Mộc Châu Ảnh: Bò sữa Mộc Châu Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 Lúc này, Nông trường vẫn hoạt động theo cơ chế cũ: mô hình chăn nuôi bò sữa tập trung. Đây là giai đoạn ngành chăn nuôi bò sữa giảm đến mức thấp nhất, đàn bò từ 2.136 con giảm xuống còn 1.294 con. Sản lượng sữa từ 2.487 tấn giảm còn 1.285 tấn. Doanh thu từ 19 tỷ giảm xuống còn 5 tỷ đồng, đời sống của người chăn nuôi bò sữa hết sức khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng bộ Nông trường đã mạnh dạn chuyển đổi cơ chế từ chăn nuôi tập trung sang cơ chế khoán hộ. Giai đoạn này nông trường lại được sự hỗ trợ của dự án VIE 80-013 do cơ quan UNDP của Liên hợp quốc tài trợ một dây chuyền chế biến sữa thanh trùng, công suất 15 tấn/ngày và sản xuất bơ tươi có chất lượng cao, một dây chuyền chế biến thức ăn gia súc 15 tấn/ ca. Bên cạnh đó nhiều cán bộ được các chuyên gia của dự án đào tạo. Trong năm 1989 – 1990, sau khi giai đoạn thử nghiệm khoán hộ thành công, 1.253 con bò sữa đã được giao cho 300 hộ, có hộ đã nhận 20 con. Kết quả của công tác khoán hộ đã thành công, đàn bò sữa, các sản phẩm sữa, doanh thu không ngừng được tăng lên. Năm 1994: Đàn bò sữa có 1.385 con, sản lượng sữa 2.133 tấn, doanh thu 7,6 tỷ đồng, đời sống của cán bộ công nhân lao động tăng lên rõ rệt. Trong tình hình phát triển tốt như vậy và để nhận thêm trách nhiệm mới, tháng 7 năm 1993 Nông trường Quốc doanh Mộc châu I được đổi tên là Nông trường Bò sữa Mộc Châu, lúc này Nhà nước giao thêm nhiệm vụ là sản xuất con giống. Đến ngày 14 tháng 02 năm 1995, doanh nghiệp đổi tên là Công ty Giống Bò sữa Mộc Châu. Là một Doanh nghiệp hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Công ty có thể mở các chi nhánh đại diện ở trong và ngoài nước phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam. 9 Ả n h : L ễ k h ở i c ô n g n h à m á y sữa Mộc Châu Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 Giai đoạn 2000 - 2003 Trước những thắng lợi đã đạt được, bước sang một thiên niên kỷ mới, Công ty có nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển. Các chính sách của Nhà nước, tỉnh Sơn la để phát triển nhanh đàn bò sữa đã mang về cho Công ty 49 bò nhập từ Mỹ, 374 bò nhập từ Australia. Đàn bò sữa thuần chủng tại Công ty đã có nguồn gốc từ 5 nước là Cuba, Mỹ, Trung quốc, Australia và Việt Nam. Năm 2003, tổng đàn bò của Công ty đã tăng lên 3.345 con, trong đó bò sữa 2.812 con. Sản lượng sữa tươi 6.332 tấn, doanh thu trên 31 tỷ đồng. Thu nhập của người chăn nuôi bò sữa đã tăng lên. Theo Nghị quyết của Đảng uỷ, Nghị quyết Công nhân Viên chức – người lao động trong công ty, nhà máy sữa tươi tiệt trùng đã được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 9/2004. Ngày 28/9/2004, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Giống Bò sữa Mộc Châu thành Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu. Từ tháng 1/2005, Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu chính thức đi vào hoạt động. Với phương thức hoạt động mới sẽ mang lại nhiều cơ hội và thách thức mới để công ty ngày càng phát triển vững chắc. Đàn bò sữa thuần chủng sẽ phát triển mạnh mẽ trên cao nguyên Mộc Châu. Hiện nay sản phẩm của Công ty được tiệu thụ trên toàn quốc nhờ mạng lưới kinh doanh rộng khắp 10 Ảnh: Hệ thống thiết bị thanh trùng sữa Mộc Châu [...]... Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc châu - Phòng sản xuât kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo từng tháng, quý, năm Lập kế hoạch dài hạn của 5 năm, 10 năm sản xuất kinh doanh của Công ty và các hộ chăn nuôi Phòng sản xuất kinh doanh còn nghiên cứu thị trường để 14 Phân. .. quan trọng của Công ty, đại diện cho Công ty thực hiện tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu thị trường mà cung ứng vật tư cho Công ty 2 http://mocchaumilk.com/Ladoth/79/CategoriesID/347/So_do_quan_ly.aspx 15 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy của Công ty đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban và mối quan hệ công tác giữa... sản phẩm thay thế a Áp lực từ nhà cung cấp Bài toán khó giải về nguồn cung nguyên liệu không chỉ là vấn đề của Mộc Châu mà còn là của tất cả các công ty sản xuất sữa trong nước 28 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 Sau gần 60 năm kể từ năm 1958 lần đầu tiên đàn bò lai sin của công ty được chăn nuôi tập trung đến nay nhờ mô hình liên kết bốn nhà: Nhà nước. .. 31 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 điểm yếu của hai đối thủ cạnh tranh chính của sữa Mộc Châu là Vinamilk và Dutch lady  Vinamilk Công ty Vinamilk được thành lập năm 1976, liên tục lớn mạnh cho đến nay Năm 2006, Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Từ khi thành lập Vinamilk thâu tóm thị trường sữa bằng cách mua Công ty. .. trường để 14 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 lập ra kế hoạch tổ chức có hiệu quả, đúng pháp luật quy định và phù hợp với chủ chương kế hoạch sản xuất kinh doanh và các quy định của Công ty Khi có những mặt hàng khách hàng yêu cầu phòng sản xuất kinh doanh phải bố trí cho phân xưởng sản xuất đáp ứng kịp thời cho khách hàng, lập thành kế hoạch và có kế hoạch... trưng của nhãn hiệu hàng hóa, tính nhạy cảm đối với giá… Mộc Châu đã nỗ lực làm giảm áp lực cạnh tranh từ khách hàng bằng việc định giá hợp lý sản phẩm sữa của mình và đưa ra những thông tin chính xác về sản 6 www.nhandan.com.vn/xahoi/tin-tuc/item/21301602.htm 29 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 phẩm của mình, tạo lòng tin ở khách hàng về một sản phẩm. .. 2012, sản phẩm sữa Mộc Châu của Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn trao tặng giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam cùng với 55 tập thể và cá nhân khác Đây là giải thưởng duy nhất của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, được tổ chức 2 năm một lần nhằm bình chọn những sản phẩm tiêu biểu của ngành nông nghiệp 2 Sản phẩm sữa nước Mộc Châu Sữa thanh... Giá thành các sản phẩm từ sữa hiện dinh dưỡng và các kiến thức ứng dụng tiên tiến về sản phẩm sữa của - thế giới Vinamilk là có những thương hiệu mạnh, có những sản phẩm tốt với - nay nếu như so sánh với các nước phát triển trên thế giới vẫn đang ở mức khá cao Điều này khiến cho một phần đối tượng người tiêu dùng 32 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7... Đông, khu vực Châu Á, Lào, Campuchia 34 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 - … Nhà nước đang khuyến khích nông dân chăn nuôi bò sữa Đây là nguồn nguyên liệu đầu vào thuận lợi cho Công ty  Dutch Lady Viet Nam Dutch Lady Việt Nam nổi tiếng với nhãn hiệu sữa Cô gái Hà Lan, là công ty thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 9001vào năm 2000, sau... Việt Nam CEPT/AFTA và cam kết với tổ chức Thương mại thế giới WTO thì các hang sản xuất sữa trong nước còn đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng Nếu chỉ tính ở trong nước thì hiện nay đã có khoảng trên 50 công ty sẩn xuất và phân phối sữa Trong đó có khoảng 10 thương hiệu sữa nước được người tiêu 30 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 dùng . Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 TIỂU LUẬN: PHÂN TÍCH VÀ LẬP CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO DÒNG SẢN PHẨM SỮA NƯỚC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA. hơn. 5 Phân tích và lập chiến lược marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu | Nhóm 7 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP SỮA MỘC CHÂU VÀ SẢN PHẨM SỮA NƯỚC MỘC CHÂU 1. Doanh nghiệp và các nguồn. chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Giống Bò sữa Mộc Châu thành Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu. Từ tháng 1/2005, Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu chính thức đi vào hoạt động. Với phương

Ngày đăng: 06/01/2015, 17:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP SỮA MỘC CHÂU VÀ SẢN PHẨM SỮA NƯỚC MỘC CHÂU

    • 1. Doanh nghiệp và các nguồn lực

      • a. Quá trình hình thành và phát triển của công ty sữa mộc châu

      • b. Các nguồn lực

      • c. Thành tựu kết quả kinh doanh

      • 2. Sản phẩm sữa nước Mộc Châu

      • CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU MARKETING

        • 1. Phân tích môi trường vĩ mô PEST

        • 2. Khách hàng và hành vi tiêu dùng

        • 3. Phân tích SWOT của sữa Mộc Châu

        • 4. Phân tích mô hình năm áp lực cạnh tranh với sữa Mộc Châu

          • a. Áp lực từ nhà cung cấp

          • b. Áp lực từ khách hàng

          • c. Áp lực từ đối thủ tiềm năng

          • d. Cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

          • e. Cạnh tranh trong nội bộ ngành

          • CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA DÒNG SẢN PHẨM SỮA NƯỚC MỘC CHÂUChương III: Phân tích Chiến lược Marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc ChâuChương III: Phân tích Chiến lược Marketing cho dòng sản phẩm sữa nước Mộc Châu

            • 1. Mục tiêu kinh doanh, mục tiêu marketing

            • 2. Phân đoạn thị trường.

            • 3. Thị trường mục tiêu

            • 4. Định vị

            • 5. Các biện pháp Marketing hỗn hợp, các biện pháp kinh doanh cụ thể 

              • a. Sản phẩm 

              • b. Giá

              • c. Chính sách phân phối

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan