1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận thực trạng tăng trưởng kinh tế ở trung quốc và ảnh hưởng của nó

27 1,7K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 454 KB

Nội dung

Bài tiểu luận đồ sộ với những so sánh và phân tích phong phú về nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua, số liệu chính xác, cách nhìn nhận tổng quan và chi tiết. Thực tế Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới về sức mua. Câu trả lời cho câu hỏi này nằm trong bài tiểu luận đặc sắc trên.

Trang 1

2009 Hơn nữa đây lại là nước láng giêng của Việt Nam và có nhiều ảnh hưởngđến kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự tăngtrưởng mạnh mẽ này cũng như tầm ảnh hưởng của nó đối với kinh tế thế giới làgì? Đây là một vấn đề hết sức cơ bản, chính vì vậy nhóm 15- Anh 4 TC- TCNH-K49 chúng em quyết định chọn đề tài: “Tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc giaiđoạn 2007-2009” Vì thời gian cũng như trình độ hiểu biết còn hạn chế và đâycũng là một vấn đề nan giải nên bài tiểu luận khó tránh khỏi những sai sót Chúng

em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô giáo và các bạn để bài tiểuluận được hoàn thành hơn

Trang 2

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nội dung

I Lí luận chung về tăng trưởng [Hương]

1 Tăng trưởng kinh tế và mục tiêu.

Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian.Vài thập kỷ trước đây, nhìn chung tăng trưởng kinh tế

đã là một mục tiêu vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia Sự tăng trưởng tạo điều kiện để nâng cao mức sống và đẩy mạnh an ninh quốc gia Nó kích thích kinhdoanh táo bạo, khuyến khích sự đổi mới mang lại một sự khích lệ thường xuyên đối với hiệu quả kĩ thuật và quản lý Hơn nữa, một nền kinh tế đang tăng trưởng tạo thuận lợi cho tính năng động về mặt kinh tế và xã hội; tính năng động về kinh

tế, bởi vì những thay đổi trong mô hình công nghiệp có thể diễn ra thông qua nguồn nhân lực mới của lực lượng lao động và dòng đầu tư mới; tính năng động

về mặt xã hội bởi vì sự mở rộng quy mô kinh tế sẽ tăng cường cơ hội cho các thành viên dám nghĩ dám làm và sáng tạo trong cộng đồng Sự tăng trưởng tạo nguồn vốn cho cộng đồng

2 Các yếu tố liên quan đến tăng trưởng kinh tế

a Vai trò năng suất với tăng trưởng kinh tế

Năng suất đóng vai trò quyết định sự tăng trưởng của một nền kinh tế Nó

lý giải vì sao lại có sự khác biệt to lớn về thu nhập hay mức sống giữa các nước trên thế giới.Thuật ngữ năng suất phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ mà một công nhân hay một nền kinh tế sản xuất ra trong mỗi giờ lao động Đất nước chỉ cóthể hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp hơn khi nó sản xuất được lượng hàng hóa và dịch

vụ lớn hơn Vì thế dễ dàng nhận thấy năng suất là yếu tố then chốt quyết định mứcsống, và sự gia tăng năng suất là yếu tố then chốt quyết định tốc độ gia tăng mức sống

b Các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế

Trang 3

Ta đã biết, yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tăng trưởng là năng suất

Có bốn nhân tố quyết định sự tăng trưởng năng suất và do đó tăng trưởng kinh tế;

đó là: nguồn nhân lực, tích lũy tư bản, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ

Vốn nhân lực

Nhiều nhà kinh tế cho rằng chất lượng đầu vào lao động - kĩ năng, kiến thức và kỉ luật của lực lượng lao động - là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế Một nước có thể nhập khẩu các thiết bị thông tin, máy móc, công nghệ hiện đại nhất Nhưng những hàng tư bản này chỉ có thể được sử dụng một cách có hiệu quả nhất nếu như người công nhân có kĩ năng và được đào tạo, có trình độ văn hóa, kỉ luật cao làm cho năng suất lao động tăng, và người quản lý có tri thức

và khả năng quản lý những quy trình công nghệ hiện đại một cách có hiệu quả

Tích lũy tư bản

Khối lượng trang thiết bị và cơ sở sản xuất dùng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa dịch vụ được gọi là tư bản hiện vật Nó biểu thị yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất mà trước đó đã là đầu ra của quá trình sản xuất Nói cách khác, tư bản hiện vật là nhân tố sản xuất được dùng để sản xuất ra tất cả các loại hàng hóa

và dịch vụ, trong đó có bản thân tư bản Công nhân sẽ làm việc nhanh và chính xác hơn đồng nghĩa với việc tăng năng suất nếu họ có nhiều tư bản hiện vật hơn Bản thân tư bản hiện vật của một nước tăng trưởng theo thời gian, nhưng tăng nhanh hay chậm phụ thuộc vào quá trình tích lũy tư bản Quá trình này không chỉ

là việc tích lũy nhà xưởng, máy móc mà còn là những đầu tư do chính phủ tiến hành và đặt nền móng cho sự phát triển của khu vực tư nhân, bao gồm những dự

án đầu tư cơ sở hạ tầng hay tư bản xã hội nhằm mở đường cho các hoạt động thương mại

Tài nguyên thiên nhiên

Một trong các yếu tố sản xuất quan trọng nữa là tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do thiên nhiên mang lại, như đất đai, sông ngòi và khoáng sản Sự khác biệt về nguồn tài nguyên thiên nhiên gây ra một số khác biệt về mức sống trên thế giới, tuy nhiên nó không nhất thiết là nguyên nhân làm cho nền kinh tế có năng suất cao trong việc sản xuất hànghóa và dịch vụ

Tri thức công nghệ

Cùng với ba nhân tố đã nêu ở trên, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhân tố hết sức quan trọng là tri thức công nghệ Trong lịch sử, tăng trưởng của các nước trên thế giới có hình mẫu khác nhau, không phải là quá trình sao chép giản đơn, tăng thêm nhà máy hoặc công nhân Trái lại là một quá trình sáng chế vàthay dổi công nghệ không ngừng đã đem lại một bước tiến xa về khả năng sản xuất của các quốc gia phát triển mạnh Thay đổi công nghệ là những thay đổi trongquá trình sản xuất hoặc đưa ra những sản phẩm mới sao cho có thể tạo ra được sảnlượng nhiều hơn và cải tiến hơn với cùng một lượng đầu vào Do tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao mức sống, các nhà kinh tế từ lâu đã suy nghĩ làm thế nào để khuyến khích tiến bộ công nghệ Rõ ràng rằng thay đổi công nghệ không

Trang 4

phải là một quá trình cơ học đơn giản của việc đi tìm những sản phẩm và quá trìnhsản xuất tốt hơn Thay vì thế, sáng kiến nhanh đòi hỏi phải nuôi dưỡng một tinh thần kinh doanh.

II Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và ảnh hưởng của nó

[Hương + Hường + Liễu]

1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc

Ngày nay, Trung Quốc đã vươn lên thành nên kinh tế thứ 2 thế giới Thế giới ko hề ngạc nhiên về sự chính thức vượt mặt đó cuả Trung Quốc đối với Nhật Bản, bởi lẽ tất cả chúng ta đều biết sự tăng trưởng như vũ bão của Trung Quốc trong những năm vừa qua, điển hình là giai đoạn 2007-2009

Trung Quốc trở thành 1 trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới nến kinh tế thế giới Điều đó được thể hiện rõ trong sự đóng góp vào GDP của Mĩ- nền kinh tế số 1 thế giới của Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bùng nổ nhất vào năm 2007

Theo Cục thống kê Trung Quốc trong báo cáo kinh tế năm 2007, GDP nướcnày tăng khoảng 11,9% Nhưng trong thực tế, con số này là 13%(theo báo cáochỉnh sửa của

Trang 5

Nguồn :IMF

Giám đôc NBS cho biết, năm 2007 cũng là năm thứ 5 liên tiếp tổng sản phẩmquốc nội tăng hơn 10% Với GDP ước tính từng quý như sau: quý I: 11,1%, quýII: 11,9%, quý III: 11,5%, quý IV: 11,2 %

“Nguyên nhân chính là giá lương thực thực phẩm, đặc biệt là giá thịt lợntăng mạnh

Ông Xie cho biết, năm 2007, giá lương thực thực phẩm tăng 12,3%, chiếmtới 4 điểm phần trăm trong mức lạm phát 4,8% nói trên Giá thịt gà, vịt tăng 31,7%

và giá trứng tăng 21,8%

Ông Xie nhấn mạnh, giá thịt lợn tăng mạnh đã khiến CPI ở mức hơn 4% kể

từ tháng sáu năm ngoái tới nay

Theo số liệu của văn

phòng IMF, Trung Quốc

đóng góp phần lớn vào

tăng trưởng GDP thực tế

năm 2007

NBS thông báo,

chỉ số giá tiêu dung CPI

năm 2007 của Trung

Trang 6

giá dầu ăn tăng gần gấp đôi trong năm ngoái trên thị trường thế giới NBS cũng thông báo là năm 2007, giá trị sản lượng của ngành sản xuấtnguyên liệu là 2.890 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,7%; của ngành sản xuất chế biến là12.140 tỷ nhân dân tệ, tăng 13,4%; của ngành dịch vụ là 9.630 tỷ nhân dân tệ, tăng11,4%.”(theo dantri.com.vn)

Năm 2008, Trung Quốc lại tiếp tục tăng trưởng, GDP vẫn tăng 10,7%, mặc

dù tốc độ tăng trưởng giảm so với 2007

“Theo báo cáo

mới nhất của CASS,

ngành nông nghiệp của

Trung Quốc sẽ tăng thêm

thình kinh tế Trung Quốc

năm 2008, báo cáo này

cho biết, đầu tư bất động

Tổng doanh thu bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng lần đầu tiên đạt mức từ 10nghìn tỷ yuan đến 10,46 tỷ yuan, tiếp tục đạt tỷ lệ tăng trưởng cao thứ hai sau tăng

Tỷ lệ tăng trưởng xuất, nhập khẩu giảm nhẹ so với năm 2007, lần lượt là19% và 23,3% do tính chất không ổn định của nền kinh tế thế giới Thặng dưthương mại đạt 270 tỷ USD.” (theo báo điện tử: tin nhanh.com.vn)

Mặt khác, Chính phủ Trung Quốc mới đây tuyên bố tăng trưởng kinh tế quý IV/2008 của họ là 6,8% Nhưng theo các chuyên gia kinh tế độc lập, cách tínhcủa Trung Quốc chỉ cho phép so sánh với cùng kỳ năm 2007, trong khi công thức tính toán hiện đại cho thấy tăng trưởng thay đổi theo từng quý Các chuyên gia này

đã tính toán lại bằng công thức được sử dụng tại Mỹ và Nhật, và khẳng định rằng kinh tế Trung Quốc trong quý IV/2008 chỉ tăng trưởng 1%, hoặc thậm chí có thể bằng 0% so với quý trước đó Nhà kinh tế Ting Lu từ Merrill Lynch và nhiều hãngkhác cũng có kết quả tương tự Tập đoàn JP Morgan lạc quan hơn một chút, đưa ra

Trang 7

con số 1,5% Tuy nhiên, khi so sánh với tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái cũng do Morgan tính toán, kinh tế Trung Quốc đã suy giảm tới 10 lần.

Biểu đồ dự báo tăng trưởng GDP của

một số nước châu Á Nguồn: Economist.

Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc

ngày 21 công bố số liệu thống kê cho

thấy: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Trung Quốc năm 2009 đạt 33.500 tỷ

nhân dân tệ, tăng 8,7% so với cùng kỳ,

hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm kinh tế

tăng trưởng 8% mà Chính phủ Trung

Quốc đề ra hồi đầu năm ngoái Cục

trưởng Cục Thống kê Nhà nước Trung

Quốc Mã Kiến Đường dự đoán, kinh tế

Trung Quốc năm nay sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bình ổn và khá nhanh Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, ông Mã Kiến Đường chỉ rõ: tuy 8,7% vẫn chưa đạt tới mức tăng bình quân của kinh tế Trung Quốc trong 30 năm cải cách mở cửa,nhưng vẫn chứng minh rằng nền tảng tăng trưởng trở lại theo hướng tốt của kinh

tế Trung Quốc đang không ngừng được củng cố

"Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc năm 2009 tiếp tục phát triển vững chắc, sản lượng lương thực tăng liên tục 6 năm liền; sản xuất công nghiệp tăng trở lại từng quý, lợi nhuận đã từ giảm mạnh chuyển sang tăng trưởng; đầu tư tiếp tục tăng nhanh, đầu tư cho lĩnh vực an sinh xã hội tăng nhanh rõ rệt; mức tiêu thụ trên thị trường tăng trưởng bình ổn khá nhanh, việc tiêu thụ của một số sản phẩm tăng trưởng nhanh; chỉ số giá tiêu dùng và giá sản xuất cả năm giảm so với cùng kỳ, nhưng đến cuối năm xuất hiện tăng trưởng; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm giảm so với cùng kỳ, từ tháng 11 đã từ giảm chuyển sang tăng; thu nhập của

cư dân thành thị và nông thôn tăng trưởng vững chắc, tình hình việc làm tốt hơn mong muốn; vốn lưu thông tăng trưởng khá nhanh, cho vay tín dụng tăng với mức lớn."

Số liệu thống kê cho thấy: năm 2009, đầu tư và tiêu dùng tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc Ngoài ra, tổng kim ngạch

"xuất nhập khẩu"-một trong những nhân tố truyền thống thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế Trung Quốc, tuy giảm gần 14% so với cùng kỳ dưới tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế, nhưng từ tháng 11 đã từ tăng trưởng âm chuyển sang tăng trưởngdương so với cùng kỳ

Theo số liệu thống kê, chỉ số giá tiêu dùng Trung Quốc năm 2009 tuy giảm 0,7% so với cùng kỳ, nhưng từ tháng 11 đã xuất hiện tăng so với cùng kỳ trong haitháng liền Trước hiện tượng này, có nhà phân tích chỉ rõ, chỉ số giá tiêu dùng nếu tăng trưởng liên tục sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát Về việc này, ông Mã Kiến Đường phân tích rằng: chỉ số CPI gia tăng chủ yếu là do giá thực phẩm và giá liên quan nhà ở gia tăng gây nên

Trang 8

"Dự đoán về năm 2010, nói một cách đơn giản, kinh tế Trung Quốc trongnăm 2010 sẽ tiếp tục giữ đà phát triển bình ổn và khá nhanh.

Người phát ngôn báo chí của Cục thống kê nhà nước Trung Quốc Lý Hiểu Siêunhận định kinh tế Trung Quốc tiếp tục giữ đà phát triển theo hướng tốt và năm

2010 có thể thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% Về quan ngại kinh tế Trung Quốcliệu có "quá nóng" hoặc "hơi nóng" hay không, ông Lý Hiểu Siêu khẳng địnhkhông phải như vậy Theo ông Siêu, các số liệu tích cực trên là kết quả của chínhsách kích thích kinh tế Nếu xét về công suất, các doanh nghiệp công nghiệp vừa

và lớn đều hoạt động tới 80,6% công suất trong quý I/2010, tuy có cao hơn 2,1%

so với quý IV/09 nhưng vẫn ở trong phạm vi bình thường

Trong quý I/2010, tổng mức đầu tư tài sản cố định toàn xã hội của Trung Quốctăng xấp xỉ 26% so với cùng kỳ năm 2009, trong khi tổng mức bán lẻ hàng tiêudùng xã hội tăng xấp xỉ 18% Nhu cầu trong nước đã trở thành động lực cho tăngtrưởng kinh tế Trung Quốc Theo tính toán sơ bộ, tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởngtrong quý I/2010 của tiêu dùng, đầu tư và ngoại thương Trung Quốc lần lượt là52%, 57,9% và âm 9,9% Trong đó, tỷ lệ đóng góp của tiêu dùng tương đối ổnđịnh, còn tỷ lệ đóng góp của đầu tư tuy vẫn cao nhưng đã giảm mạnh so với mức94,6% của năm 2009

Về ngoại thương, tuy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong quý I/2010 củaTrung Quốc tăng trên 40%, nhưng tháng 3/2010 đã nhập siêu 7,24 tỷ USD, do nhucầu trong nước tăng trưởng mạnh dẫn đến nhập khẩu cũng tăng mạnh

Wang Qing, chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley nhận định: "Thông tin kinh tế của tháng 3 sẽ là công cụ quan trọng để nhận diện đà phục hồi hiện nay là cân bằng và vững mạnh hay kinh tế đang lâm vào tình trạng tăng trưởng nóng Đây cũng là những thông tin cần thiết hình thành nên các giá trị đầu vào giá trị vớiviệc hoạnh định chính sách ngay trong giai đoạn này

Chỉ số quản lý thu mua (PMI) tháng 3 tăng từ mức 52 điểm hồi tháng 2 lên 55,1 điểm, cho thấy khả năng sản xuất của thị trường nội địa đã và vẫn đang mở rộng mạnh mẽ

Cũng theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, tốc độ tăng trưởng sản lượng công nghiệp tháng 3 có thể đạt 18%, song vẫn thấp hơn so với mức nhảy vọt20,7% của hai tháng đầu năm Xuất khẩu trong tháng 3 có hy vọng gia tăng mạnh

mẽ, tuy nhiên thâm hụt thương mại sẽ vẫn rơi vào khoảng 1 tỷ USD do tốc độ nhập khẩu còn gia tăng mạnh hơn so với xuất khẩu trong nước

2.Nguyên nhân tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc:

a/ Nguyên nhân chủ quan:

*Thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô:

- Xóa bỏ kiểm soát giá cả của chính phủ: Bắt đầu từ khu vực nông nghiệpcách đây hơn 20 năm, sau đó mở rộng sang công nghiệp rồi cuối cùng là khu vựcdịch vụ Quy định giá bán sản phẩm hay dịch vụ của chính phủ đã chấm dứt vàonăm 2000 Điều này đã tạo điều kiện cho thị trường đóng một vai trò quyết địnhtrong việc phân bố nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định Những

Trang 9

điều này đã tạo điều kiện cho thị trường đóng 1 vai trò quyết định trong việc phân

bố các nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển lạnh mạnh và ổn định

- Chính phủ ban hành luật doanh nghiệp, mở rộng quyền sở hữu doanhnghiệp tư nhân: Lần đầu tiên cho phép chủ thể tư nhân sở hữu doanh nghiệp tráchnhiệm hữu hạn Chính phủ cũng thi hành mạnh mẽ luật về cạnh tranh để thốngnhất thị trường trong nước, trong khi đó môi trường kinh doanh được cải thiện sâusắc hơn bằng cách cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc, giảmthuế, bãi bỏ độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của nhà nước và chấm dứt chế

độ áp dụng nhiều tỉ giá hối đoái

- Năm 2005, xóa bỏ các qui định ngăn cản sự thâm nhập của các công ty tưnhân vào một số lĩnh vực của nền kinh tế như hạ tầng cơ sở, các ngành phục vụcông cộng và dịch vụ tài chính Nhìn chung, những thay đổi này cho phép sự nôilên một bộ phận tư nhân hùng mạnh trong nền kinh tế Trung Quốc và bộ phận này

đã đóng một vai trò chủ chốt Sản lượng của các doanh nghiệp tư nhân do trongnước sở hữu đã tăng năm lần và các doanh nghiệp tư nhân do nước ngoài kiểmsoát đã tăng ba lần Ngược lại, sản lượng của các doanh nghiệp sở hữu nhà nướcchỉ tăng hơn 70% cùng kỳ Năng suất cao hơn của hầu hết các công ty tư nhân dẫntới tăng sản lượng Các công ty tư nhân có động cơ thúc đẩy sử dụng vốn và laođộng tinh gọn so với các doanh nghiệp nhà nước Nhìn chung, năng suất của cácdoanh nghiệp tư nhân trong khu vực công nghiệp ước tính cao gấp hai lần cácdoanh nghiệp sở hữu nhà nước Tính lợi nhuận của các công ty tư nhân đã tăngđáng kể Mức cạnh tranh cao như vậy giúp kinh tế tư nhân chiếm 3/4 tổng sảnlượng xuất khẩu Trong khi phần xuất khẩu chính yếu do các công ty nước ngoàikiểm soát thực hiện thì bộ phận doanh nghiệp tư nhân do trong nước sở hữu đã nỗlực tăng năm lần sản lượng xuất khẩu của mình khi các doanh nghiệp nhỏ và vừađược cấp giấy phép tham gia xuất khẩu

Nhìn chung, tăng trưởng trong khu vực sở hữu tư nhân đã tác động thuậnlợi đến thu nhập thực tế và hoạt động kinh tế vĩ mô, thúc đẩy năng suất trên nhiềumặt của ngành công nghiệp tăng 10% trong năm năm Với quyết định của nhànước trong năm 2005 cho phép các xí nghiệp tư nhân thành lập doanh nghiệptrong nhiều khu vực trước đây bị hạn chế, năng suất trên nhiều mặt đang được tiếptục cải thiện

*Cải tổ to lớn hệ thống ngân hàng:

- Các ngân hàng bắt đầu hiện đại hóa các phương pháp cho vay và quản lýrủi ro: Ngân hàng nhà nước đưa vào áp dụng phương pháp tính toán cân đối phântán rủi ro và hệ thống phân loại nợ quá hạn cho các ngân hàng Nhà đầu tư nướcngoài được phép tham gia vốn ở 12 ngân hàng cổ phần loại 2 Công cuộc cải tổngân hàng đã thành công Từ năm 2000 trở đi, các khoản cho vay từ các ngânhàng có chất lượng tốt hơn

- Cải tổ hạ tầng cơ sở hệ thống ngân hàng: Chính phủ đã bắt tay vào chiếnlược tái xác định lại vốn của các ngân hàng lớn và chuẩn bị niêm yết các ngânhàng lên thị trường chứng khoán Quá trình thiết lập hệ thống ngân hàng vững

Trang 10

mạnh đã tiến hành thành công ở hai ngân hàng lớn và đang bắt đầu với ngân hàngthứ ba.

Tháng 7-2005, Chính phủ Trung Quốc đã đánh giá lại giá trị của đồng nhândân tệ cùng với thay đổi liên quan đến sắp xếp tỉ giá hối đoái, cho phép TrungQuốc linh động hơn trong việc kìm hãm lạm phát trên thị trường sản phẩm và tàisản Bằng cách này, sức mạnh thị trường sẽ đóng vai trò hơn nữa trong việc xácđịnh lãi suất ngân hàng của nền kinh tế Trung Quốc

*Cải cách doanh nghiệp nhà nước

- Chính phủ tiến hành chương trình cải cách sâu rộng ở bộ phận thuộc nhànước sở hữu: Các xí nghiệp sở hữu nhà nước được chuyển đổi thành tập đoàn theohình thức do pháp luật qui định và nhiều công ty loại này được niêm yết trên cácthị trường chứng khoán Mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp về cơ bảnvẫn dựa trên khung thể chế của cơ chế kế hoạch hoá tập chung Mục tiêu chính củacải cách trong giai đoạn này là nhằm điều chỉnh mối quan hệ Chính phủ doanhnghiệp theo hướng quản lí doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh tự do hơn vànhằm lại động lực cho các nhà quản lí và người lãnh đạo trong doanh nghiệp

- Mở rộng thị trường chứng khoán: Các doanh nghiệp nhỏ mua và tái cấutrúc các công ty lớn được thực hiện một cách thành công Chương trình này làmcho số lượng các xí nghiệp công nghiệp do nhà nước kiểm soát giảm hơn một nửatrong vòng 5 năm

- Các chương trình trợ cấp xã hội và trợ cấp thất nghiệp:Hợp đồng lao độngđược qui định linh hoạt hơn nhằm chuyển trách nhiệm bồi thường do giảm biênchế lao động dôi dư từ doanh nghiệp sang cho nhà nước Cuối cùng chính phủ hợp

lý hóa sự kiểm soát trên các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát hơn nữa bằngcách tạo ra một cơ quan chịu trách nhiệm thực thi quyền sở hữu của nhà nước vàthúc đẩy thành quả của những doanh nghiệp này

* Đầu tư giáo dục và công nghệ: Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư nguồn vốn

và nhân lực lớn cho sự nghiệp phát triển giáo dục và khoa học công nghệ Chútrọng đầu tư cho giáo dục mầm non, cho phép tư nhân đầu tư cho giáo dục, mởtrường tư quốc tế Về khoa học công nghệ, nhà nước tiến hành kiểm tra dự ánhàng năm theo hợp đồng, quản lý kinh phí cần phải thực hiện riêng biệt với tàikhoản riêng, sử dụng riêng để nâng cao hiệu quả đầu tư của Quỹ Khoa học vàcông nghệ, tăng cường quản lý các dự án nghiên cứu

b/ Nguyên nhân khách quan:

- Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO năm 2001: Kếtquả là TQ đã tiêu chuẩn hóa một số lượng lớn các luật và qui định, tạo ra triênvọng cắt giảm thuế quan nhiều hơn nữa Thật ra sự thay đổi nền tảng là việc sửađổi hiến pháp năm 2004, nhấn mạnh vai trò của bộ phận không thuộc nhà nướcquản lý trong việc khuyến khích hoạt động kinh tế quốc nội và bảo vệ tài sản tưnhân khỏi sự cưỡng đoạt chuyên chế

- Tăng đầu tư từ nước ngoài: Đầu tư nước ngoài tạo ra rất cần thiết cơ sở hạtầng theo hình thức cơ sở như nhà máy và các trung tâm sản xuất khác Điều nàycũng có nghĩa là việc làm và tăng thu nhập cho số lượng lớn người dân Trung

Trang 11

Quốc Hơn nữa, đầu tư nước ngoài tạo cơ hội cho chuyển giao công nghệ cũngnhư xuất khẩu tăng Trung Quốc đã thi hành các biện pháp tăng cường tổ chức lạitài sản, tăng sự phụ thuộc vào tài chính và tổ chức trung gian đồng thời đơn giảnhóa các thủ tục phê duyệt và nâng cao quá trình phê duyệt Tất cả những chínhsách này nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh các hoạt độngđầu tư vào Trung Quốc.

3.Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc

a.Tác động trong nước

 Tích cực

- Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh

Theo số liệu công bố của tổng cục thống kê Trung Quốc, thu nhập bình quân đầungười năm 2006 là 1740 USD và con số này đã tăng gần gấp đôi trong năm 2009 lên mức 3200 USD.Đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt.Điều này thể hiện qua chỉ số HDI( chỉ số về chất lượng cuộc sống) của nước này khi năm 2009,Trung Quốc được đánh giá có sự tiến bộ vượt trội với việc chỉ trong vòng 5 năm

đã tăng người được 8 bậc và xếp thứ 89 trên thế giới.Cũng trong năm 2009, Trung Quốc trở thành nước có số người sử dụng internet nhiều nhất thế giới với số lượngngười sử dụng chiếm 30% dân số

An sinh xã hội và an phúc lợi xã hội được nâng cao

+ An sinh xã hội

Chính phủ Trung Quốc luôn coi trọng công tác cải cách và xây dựng hệ thống

an sinh xã hội để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế.Năm 2007,tổng quỹ bảo hiểm xã hội lần đầu tiên vượt quá 1000 tỷ nhân dân tệ, đạt 1081,2 tỷ nhân dân tệ, tăng 25,2% so với năm trước.Đến cuối năm 2008 số người tham gia bảo hiểm xã hội trên toàn quốc tăng, lần lượt là: bảo hiểm dưỡng lão 218,9 triệu người; bảo hiểm y tế cơ bản ở thành phố,thị trấn 316,98 triệu người; bảo hiểm thất nghiệp:124triệu người; bảo hiểm tai nạn lao động: 138,1 triệu người; bảo hiểm sinh đẻ: 91,81 triệu người.Đến năm 2009, cả nước đã có 2729 huyện triển khai công tác y tế hợp tác nông thôn loại hình mới, tỷ lệ tham gia đạt tới 91,5%

+Phúc lợi xã hội

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang rơi vào khủng hoảng thì Trung Quốc bên cạnh nỗ lực đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng thì nhà nước vẫn đảm bảophúc lợi xã hội cho mỗi người dân.Giảm tỉ lệ thất nghiệp bằng cách thúc đẩy kinh

tế phát triển, đấu tư vào các công trình phúc lợi như xây dựng viện dưỡng lão, làngtrẻ mồ côi, hội chữ thập ,đỏ, hỗ trợ lương thực thực phẩm cho người nghèo, nâng cao mức sống cho người già là những việc làm thiết thực của chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu đó.Năm 2009, hàng nghìn các công trình phúc lợi được xây dựng

 Tiêu cực

- Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn

+ Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn: “ kẻ ăn không hết người lần chẳng ra”

Trang 12

Theo cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc, năm 2009 thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị là 17.175 nhân dân tệ trong khi ở nông thôn chỉ là 5.153 nhân dân tệ Đây là mức chênh lệch lớn nhất từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa từ 3 thập kỉ trước.

Nhiều quan chức thú nhận nếu tính theo chuẩn nghèo đói của quốc tế là thu nhập mỗi người 1USD hoặc 6,83 nhân dân tệ một ngày thì số người nghèo ở Trung Quốc có thể lên tới 100 triệu người, nghĩa là cứ trung bình 13 người thì có một người bần cùng.Trong khi đó theo tạp chí Forbes, số tỉ phú ở Trung Quốc đang tăng nhanh.Tuy số này chỉ chiếm khoảng 10% dân số nhưng lại đóng góp tới 45% thu nhập toàn quốc

+ Chênh lệch giữa vùng này với vùng khác

Số liệu cho thấy tổng thu nhập của các tỉnh duyên hải miền đông-nam Quảng Đông cao hơn 90 lần so với tổng thu nhập của khu tự trị Tây Tạng phía tây-nam nước này Xét về quy mô kinh tế, Quảng Đông được xếp vào loại 30 nước hàng đầu thế giới vượt qua cả Acgentina.Trong khi đó, Tây Tạng đứng vào hàng thứ 130-140 cùng với cả Nigilnia, Malawi Ngay cả trong nước cũng tồn tại hai hình thái kinh tế khác nhau Đó là xã hội công nghiệp cổ truyền và xã hội hậu công nghiệp

Nạn tham nhũng ngày càng trở nên bức bối

Theo như công bố của cơ quan phòng chống tham nhũng Trung Quốc, năm

2009 số quan chức Trung Quốc bị kết tội tham nhũng là 106000, tăng 2,5% so với năm 2008.Số quan chức bị chính phủ bị phát hiện biển thủ hơn 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 146000 USD) tăng 19%

Cũng theo như điều tra, những vụ tham nhũng lớn chủ yếu rơi vào những ngườiđứng đầu các công ty, tập đoàn nhà nước.Điển hình như ông Chen Tonghai, cựu lãnh đạo hãng dầu khí khổng lồ Sinopec bị kết án tử hình hồi cuối năm 2009 về tộinhận hối lộ gần 30 triệu USD.Hay vụ bê bối của người đứng đầu Tổng công ty hạt nhân quốc gia Trung Quốc bị bãi chức và bị điều tra về các cáo buộc đấu thầu gian lận trong vụ xây dựng một nhà máy điện hạt nhân trị giá 260 triệu USD Việc không có cơ quan độc lập giám sát những người cộng sản nắm quyền cùng với cơ cấu chính phủ bổ nhiệm các lãnh đạo doanh nghiệp quốc doanh và việc thiếu giám sát đó đã khiến tham nhũng bùng nổ.Vấn nạn này không chỉ làm mất lòng tin của người dân vào Đảng cộng sản mà còn làm giảm uy tín của Trung Quốc ở nước ngoài, tệ hại hơn cả vấn đề in băng đĩa lậu và ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng

+ Ô nhiễm không khí: NOx, SO2, NH3, CO2

Thống kê cho thấy Trung Quốc đang thải ra một lượng chất sulfur ngang bằng với của Tokyo(Nhật Bản) và Los Angeles (Mĩ) cộng lại Lượng khí thải từ ôtô cũng lên tới 51 triệu tấn, gồm hơn 40 triệu tấn carbon monoxide, gần 5 triệu tấn hydrocarbons và khoảng 6 triệu tấn nitrogen oxide Theo BP, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nhiên liệu hoá thạch như dầu mỏ và than đá tại Trung Quốc

đã tăng lên 7,5 tỷ tấn năm 2009, trong khi lượng khí thải toàn cầu đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 1998

Trang 13

Theo Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc, 1/3 trong tổng số 113 thành phố thamgia khảo sát có chất lượng không khí không đạt tiêu chuẩn, 18% trong số đó bị ô nhiễm nặng, chủ yếu liên quan đến lượng khí thải ôtô gây ra Trung Quốc cũng là quốc gia có đến 16 trong số 20 thành phố ô nhiễm nặng nhất thế giới.11 thành phố trong đó có thủ đô Bắc Kinh có tới 3 tháng sống trong bầu không khí ô nhiễm.Đó

là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hơn 400.000 người mỗi năm ở quốc gia này + Ô nhiễm nguồn nước

Hơn 70% dân số Trung Quốc dùng nước ngầm để ăn thế nhưng có một thực tế

là hầu hết họ đang phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.90% nước ngầm Trung Quốc bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau trong số đó có tới 60% bị ô nhiễm nặng

do việc sử dụng hóa chất dư thừa trong sản xuất nông nghiệp

Những dòng sông ô nhiễm có mặt ở khắp mọi nơi.Nếu chọn ngẫu nhiên một thành phố và nghiên cứu về nguồn nước đó thì hầu hết nguồn nước ở những nơi này không phù hợp cho sản xuất hàng ngày của con người.Nước sông chuyển sangmàu đen, bốc mùi khó chịu mang theo những kim loại nặng như chì, cadmium, mangan, thạch tím, thủy ngân thông qua chuỗi thức ăn hoặc trực tiếp đi vào cơ thể con người.Hậu quả là ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh mang tính địa phương như nhiễm độc thạch tím, nhiễm độc flo, bệnh sưng tuyến giáp, viêm cột sống và nghiêm trọng nhất là ung thư

+ Ô nhiễm đất

Trung Quốc được biết đến là một quốc gia đông dân nhất thế giới và cũng là nước có sản lượng ngũ cốc lớn nhất thế giới.Đồng nghĩa với đó là việc tiêu thụ một lượng lớn phân bón hóa học.Thế nhưng nông dân Trung Quốc đang sử dụng một lượng phân bón nhiều hơn 40% lượng cần thiết, có nghĩa là 10 triệu tấn phân bón bị thải vào đất, nước mỗi năm Trung Quốc sản xuất 24% tổng sản lượng ngũ cốc toàn cầu nhưng lại tiêu thụ tới 35% lượng phân bón Sản lượng nông nghiệp tăng 8 lần từ những năm 60 trong khi việc sử dụng phân hóa học tăng tới 55

lần.Việc sử dụng không hợp lí phân hóa học kéo dài khiến mức độ ô nhiễm nguồn nước càng trở nên nghiêm trọng và khiến đất bị thoái hóa nhanh chóng

b Ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tới thế giới

Kinh tế thế giới phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc tới mức nào? Có lẽkhông phải cường điệu hóa khi nói rằng nền kinh tế Trung Quốc có ảnh hưởng sâurộng đối với thế giới mà cụ thể là ba khu vực châu Phi, châu Á và châu Mĩ Latinh

Và Mỹ cũng là tác nhân mà chịu ảnh hưởng nhiều của sự tăng trưởng kinh tế ởTrung Quốc Sự ảnh hưởng này tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế các nước ởnhững châu lục đó đặt biệt trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư và tài chính.Bên cạnh đó một trong những ảnh hưởng lớn nhất tác động tới thề giới là nhờ sựtăng trưởng kinh tế mạnh đã kích thích kinh tế thế giới và kiến cho các nhà đầu tưbắt đầu lạc quan hơn, có triển vọng hơn khi thế giới đang trong thời kì khủnghoảng Và tại thời điểm hiện tại chúng ta vẫn đang tiếp tục chứng kiến sự kì diệucủa nền kinh tế Trung Quốc và sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế thế giới Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra những dẫn chứng cụ thể để các bạn có thể hiểu rõhơn

Ngày đăng: 06/01/2015, 17:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w