1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tiểu luận bối cảnh kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính

27 367 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 849,56 KB

Nội dung

Tiểu luận chi tiết về diễn biến thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, khu vực ngân hàng, khu vực phi ngân hàng số liệu chính xác, biểu đồ chi tiết cụ thể, minh họa rõ nét kiến thức tổng quan và phân tích sắc sảo. đạt điểm 10 khoa tài chính doanh nghiệp trường kinh tế quốc dân

PHẦN 1 BỐI CẢNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Sau một năm phục hồi khá ấn tượng, bước vào 2011, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng. Khủng hoảng nợ công Châu Âu đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Bất ổn chính trị bùng nổ tại các nước Trung Đông và Bắc Phi. Thảm họa thiên nhiên gây tổn thất nặng nề cho kinh tế thế giới. Chính phủ nhiều nước đồng loạt đưa ra các gói kích thích kinh tế và hạ giá đồng nội tệ. Lạm phát tăng cao trên phạm vi toàn cầu. Ở các nền kinh tế phát triển, sản xuất đình đốn, thất nghiệp tăng cao. Lòng tin của thị trường vào hệ thống chính sách suy giảm khiến thị trường tiền tệ biến động phức tạp, thị trường chứng khoán giảm sâu và giá vàng biến động mạnh, đạt mức cao kỷ lục, từ mức 1.318,4 USD/Ounce cuối tháng 1/2011 lên trên 1.923 USD/Ounce vào cuối tháng 8/2011, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các nền kinh tế mới nổi, nơi đang phải đối phó với lạm phát gia tăng. Tình trạng khó khăn kéo dài của kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam thông qua kênh thương mại và đầu tư. Kinh tế Việt Nam năm 2011 đối mặt với tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng chậm. Vốn đăng ký FDI vào Việt Nam năm 2011 sụt mạnh, chỉ đạt 14,7 tỷ USD, giảm tới 26% so với năm 2010, cho thấy tiềm năng thu hút vốn của Việt Nam gặp nhiều thách thức. Ngoài yếu tố khách quan thì nguyên nhân chính vẫn là yếu tố nội tại kém cạnh tranh của nền kinh tế (lợi thế cạnh tranh từ lao động giá rẻ ngày càng giảm trong khi cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ). Bên cạnh đó, giá vàng biến động khó lường tác động tiêu cực tới thị trường tài chính Việt Nam do: (i) lượng vàng dự trữ lớn trong dân gây lãng phí nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế; (ii) giảm năng lực thu hút và dẫn vốn của ngân hàng cho nền kinh tế; (iii) ảnh hưởng tới sự ổn định của cán cân thanh toán quốc tế và làm trầm trọng thêm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Để giảm thiểu tác động bất ổn của kinh tế thế giới và vượt qua khó khăn, thách thức của kinh tế trong nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 với một hệ thống chính sách theo hướng thắt chặt chính sách tài khóa và thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Kết quả là tốc độ tăng GDP năm 2011 của Việt Nam đạt 5,89%. Mặc dù tăng trưởng kinh tế thấp hơn năm 2010 và thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch nhưng đã có sự chuyển biến tích cực như GDP tăng dần qua các quý (Quý 1: 5,57%; Quý 2: 5,68%; Quý 3: 6,07% và Quý 4: 6,10%). Đây là một kết quả đáng khích lệ do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2010 ở cả đầu vào và đầu ra như chi phí nguyên vật liệu, năng lượng và lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, tiêu dùng trong nước tăng thấp (tăng 4,1% so với mức 14% năm 2010). Với định hướng thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng nhà nước đã nỗ lực kiểm soát tăng cung tiền và tăng trưởng tín dụng ở mức rất thấp. Tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 10% (chỉ tiêu là khoảng 15-16%) và tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 12% (chỉ tiêu là dưới 20%)[1]. Đây có thể coi là yếu tố quyết định đưa chỉ số lạm phát tính theo tháng kể từ quý 3 xuống dưới 1%, thậm chí dưới 0,5% (vào tháng 10 và tháng 11) và giúp cho chỉ số giá CPI theo năm giảm từ 23,02% vào tháng 8 xuống còn 18,13% vào cuối năm 2011. Tuy nhiên, việc cung tiền và tín dụng tăng trưởng ở mức rất thấp so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 11 đã gây ra nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Đối với khu vực doanh nghiệp, hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn lớn về vốn, đặc biệt là vốn lưu động do khó tiếp cận vốn vay ngân hàng và lượng hàng tồn kho tăng mạnh. Chỉ số phát triển công nghiệp (chỉ tiêu chủ chốt của kinh tế thực) lao dốc từ 12,3% vào tháng 2/2011 xuống còn 7% vào cuối năm. Đối với thị trường tài sản, thắt chặt tiền tệ quá mức cũng khiến cho thị trường BĐS tê liệt, thị trường chứng khoán đình trệ, tín dụng đen tăng nhanh. Đối với khu vực ngân hàng, lãi suất luôn ở mức cao do căng thẳng thanh khoản, nợ xấu và vốn điều lệ ảo. Tính đến 31/12/2011, nợ xấu của khu vực ngân hàng tăng mạnh, khó dự báo về quy mô, ở mức 3,72%. Trong đó, tỷ lệ nợ nhóm 5 (nợ có nguy cơ mất vốn) chiếm tới 43,83% trong tổng nợ xấu, tương đương 10,28% vốn chủ sở hữu của các TCTD. Đáng lưu ý là khả năng chống đỡ với rủi ro nợ xấu của hệ thống ngân hàng cũng suy giảm mạnh trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, tỷ lệ dự phòng rủi ro/nợ xấu chỉ còn 86,38%, nhiều TCTD tỷ lệ dự phòng rủi ro/nợ nhóm 5 dưới 50%. Chính sách tiền tệ với đặc trưng sử dụng nhiều biện pháp, công cụ hành chính đã bộc lộ những hạn chế sau: (i) quy định trần lãi suất tỏ ra kém hiệu quả do các TCTD sử dụng nhiều biện pháp để “lách luật”, gây méo mó thị trường. Lãi suất huy động phổ biến VND vượt trần 14%/năm ở nhiều ngân hàng nhỏ (16-17%/năm), lãi suất huy động ngoại tệ lên tới 4 – 5%/năm (mức trần là 2%/năm); (ii) các quy định và giám sát hoạt động trên thị trường liên ngân hàng còn nhiều “khe hở” tạo điều kiện cho các TCTD làm đẹp bảng cân đối kế toán, gây nguy cơ rủi ro hệ thống; (iii) chính sách tỷ giá được điều hành linh hoạt và theo hướng thị trường hơn, tuy nhiên, tính ổn định của tỷ giá chưa bền vững, một phần do nhập siêu ở mức khá cao, cán cân vốn và tài chính thặng dư chủ yếu nhờ nguồn vốn ngắn hạn (FII, vay LC của doanh nghiệp) và tỷ giá chịu ảnh hưởng đáng kể của hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu vàng, trong khi đó giá vàng quốc tế biến động phức tạp. Thu và chi ngân sách Nhà nước năm 2011 đều vượt dự toán nhưng kết quả đó một phần do mức lạm phát cao và đồng tiền mất giá (so với dự báo ở thời điểm lập dự toán ngân sách) mang lại. Ước cả năm 2011, tổng thu NSNN đạt 674,5 ngàn tỷ đồng, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010 và cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 11/NQ-CP (7-8%) trong khi tổng chi NSNN ước đạt 796 ngàn tỷ đồng. Bội chi NSNN giảm xuống còn khoảng 4,9%, thấp hơn kế hoạch đề ra là 5,3%. Tuy nhiên, chính sách tài khóa còn tồn tại những mặt hạn chế như: (i) bội chi ngân sách đã giảm, song vẫn ở mức cao, tạo áp lực cho CPI trong những tháng đầu năm 2012; (ii) nợ công giảm không đáng kể tiếp tục là thách thức của nền kinh tế; (iii) việc giảm thâm hụt ngân sách tiếp tục gặp nhiều khó khăn do cắt giảm đầu tư công thực hiện chưa đồng bộ; (iv) các chính sách thuế hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn trong điều kiện lãi suất cao, khó tiếp cận vốn tín dụng dường như chưa đủ liều lượng để giúp thị trường tài sản hồi phục. Như vậy, chính sách tài khóa vẫn chưa đóng vai trò tương xứng trong việc giải quyết những vấn đề nội tại của nền kinh tế trong bối cảnh dư địa của chính sách tiền tệ ngày càng bị thu hẹp. Do đó, cần có lộ trình thực hiện chính sách tài khóa một cách linh hoạt, nhất quán, đặc biệt trong việc tái cấu trúc và cắt giảm đầu tư công, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tái cấu trúc và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích mô hình đầu tư công – tư (PPP), nhằm lành mạnh hóa khu vực kinh tế Nhà nước. PHẦN 2 KHU VỰC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH I. KHU VỰC NGÂN HÀNG 1. Cấu trúc và sự phát triển của khu vực ngân hàng Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống TCTD, tổng tài sản hệ thống TCTD tương đương 192,86% GDP, dư nợ hệ thống TCTD tương đương 97,86% GDP. Tuy nhiên, cơ cấu tổng tài sản thay đổi theo hướng kém bền vững, và có yếu tố tăng “ảo” do các TCTD sử dụng nhiều vốn vay mượn lẫn nhau (22,20% tổng tài sản) 1.1. Quy mô phát triển của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế Tại thời điểm 31/12/2011, tổng tài sản hệ thống TCTD đạt 4.897.774 tỷ đồng, tăng 17,64% so với 2010, tương đương 192,86% GDP; dư nợ tín dụng đạt 2.484.780 tỷ đồng, tăng 13,32% so với 2010, tương đương 97,86% GDP, chứng tỏ thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển đồng đều, phụ thuộc lớn vào hệ thống TCTD. Các tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các nước có trình độ phát triển tương đương trong khu vực. Năm 2011, toàn hệ thống TCTD đạt tốc độ tăng trưởng tài sản khá (tăng 17,64% so với 2010), tuy nhiên có sự phân hóa giữa các nhóm TCTD. Dẫn đầu hệ thống về tốc độ tăng trưởng tài sản là nhóm NHTMCP, với tốc độ tăng 23,34% vượt xa chỉ số tăng trưởng chung toàn ngành (17,64%) và chiếm 46,70% tổng tài sản toàn hệ thống. Tổng tài sản của nhóm NHTMNN tăng trưởng 15,23% so với năm 2010, chiếm 39,11% tổng tài sản toàn hệ thống. Nhóm NHLD&NHNNg và nhóm CTTC chỉ đạt mức tăng trưởng tài sản lần lượt là 9,12% và 3,15% so với năm 2010, chiếm 10,46% và 3,72% tổng tài sản toàn hệ thống. 1.2. Cơ cấu tổng tài sản và tổng nguồn vốn 1.2.1. Cơ cấu tổng tài sản Cơ cấu tài sản của toàn ngành thay đổi theo hướng kém bền vững và có yếu tố tăng “ảo”. Hoạt động vay, nhận tiền gửi và cho vay, đi gửi vốn lẫn nhau giữa các TCTD diễn ra phổ biến. Tổng số dư tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác (khoản mục bên tài sản có) tại thời điểm 31/12/2011 đạt 1.087.443 tỷ đồng, tăng 26,14% so với cùng kỳ năm 2010. Đồng thời số dư tiền gửi của các TCTD khác và đi vay các TCTD khác (khoản mục bên tài sản nợ) cuối năm 2011 đạt 1.043.870 tỷ đồng, tăng 56,08% so với cùng kỳ năm 2010. Tỷ trọng tiền gửi và cho vay lẫn nhau giữa các TCTD tăng từ 20,71% (năm 2010) lên 22,22% (năm 2011) tổng tài sản toàn hệ thống. Nhóm NHTMCP, NHTM NN và nhóm NHLD&NHNNg có tốc độ tăng tài sản có trên thị trường liên ngân hàng (TT2), lần lượt là 48,69%; 16,26% và 7,8% so với năm 2010; nhóm CTTC&CTTC giảm 24% so năm 2010. Nếu loại trừ khoản tăng tài sản do việc vay gửi lẫn nhau giữa các TCTD thì tổng tài sản toàn hệ thống năm 2011 chỉ đạt 4.193.298 tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ tín dụng toàn hệ thống so tổng tài sản giảm. Năm 2011 dư nợ cho vay đạt 2.484.780 tỷ đồng, tăng 292.120 tỷ đồng (13,32%) so với cuối năm 2010. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ tín dụng so với tổng tài sản toàn hệ thống giảm từ 52,67% (năm 2010) xuống còn 50,73% (năm 2011). Nhóm NHTM NN vẫn chiếm ưu thế về thị phần tín dụng. Nhóm NHTM NN chiếm thị phần lớn thứ 2 (39,11%) sau nhóm NHTM CP (46,75%) về tổng tài sản, nhưng lại đứng đầu về thị phần tín dụng với 50,64%, trong khi nhóm NHTM CP chỉ chiếm 37,26% thị phần. 1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn Cơ cấu nguồn vốn các TCTD có sự dịch chuyển theo hướng phụ thuộc nhiều hơn vào TT2 và huy động vốn trên TT1 ngày càng khó khăn hơn. Tỷ trọng tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản giảm từ 51,38% (năm 2010) xuống còn 48,87% (năm 2011). Trong khi đó, nguồn vốn hình thành từ tiền gửi của các TCTD khác và đi vay các TCTD khác lại tăng từ 16,1% (năm 2010) lên 21,3% (năm 2011). Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ chậm lại do năm 2011 hầu hết các TCTD đã đạt mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định. Vốn điều lệ toàn ngành năm 2011 chỉ tăng 27,02%, trong khi năm 2010 tăng tới 40,60%. Trái ngược với xu hướng chung, năm 2011 một số chi nhánh NHNNg tiến hành tăng vốn nhằm tăng cường năng lực tài chính, cạnh tranh với với các TCTD nội địa, góp phần tăng mạnh vốn điều lệ của nhóm này (110,15%). [2] 2. Đánh giá sự lành mạnh tài chính 2.1. Chất lượng tài sản Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại so với các năm trước trong khi tỷ lệ nợ xấu lại tăng mạnh. Theo báo cáo, năm 2011, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 2.484.780 tỷ đồng, tăng 13,32%, tỷ lệ nợ xấu là 3,10%. Tuy nhiên, các khoản mục tài sản có tính chất tín dụng tăng mạnh, nhằm mục đích lách các quy định về giới hạn cho vay lĩnh vực phi sản xuất, che giấu tốc độ tăng trưởng tín dụng thực và tài sản chất lượng kém. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống theo đánh giá lại của UBGSTCQG lớn hơn 12,45% so với dư nợ báo cáo. Đồng thời tỷ lệ nợ xấu thực sự có thể lên tới 11,48% cao hơn 3,7 lần so với số liệu báo cáo. 2.1.1 Tăng trưởng dư nợ Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm đáng kể so với các năm trước và có sự phân hóa mạnh giữa các nhóm TCTD. Tổng dư nợ cho vay TT1[3] tại thời điểm 31/12/2011 đạt 2.484.780 tỷ đồng, tăng 13,32% so với cuối năm 2010. Nhóm NHTMNN có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất toàn hệ thống, đạt 15,05%. Nhóm NHTMCP duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng 13,6%, xấp xỉ mức tăng trưởng toàn ngành. Riêng nhóm NHLD, NHNNg chủ động hạn chế tăng trưởng tín dụng; dư nợ cho vay TT1 của nhóm này đạt 213.480 tỷ đồng, chỉ tăng 2,79% so với năm 2010. Trên thực tế, dư nợ tín dụng cao hơn nhiều so với số liệu báo cáo nếu tính đến các khoản mục tài sản mang tính chất tín dụng. Qua khảo sát, hoạt động tín dụng tại một số TCTD (đặc biệt là nhóm NHTM CP và Cty TC, CTTC) méo mó, biến tướng dưới nhiều hình thức như đầu tư vào chứng khoán nợ của các TCKT (TPDN), ủy thác đầu tư, đặt cọc, ký quỹ, tài sản có khác và khoản phải thu khác,… Số liệu cho thấy, trong khoảng thời gian từ giữa năm 2010 đến hết năm 2011, khi chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, dư nợ cho vay vào lĩnh vực BĐS, chứng khoán phải giảm xuống dưới 16% so với tổng dư nợ, một bộ phận không nhỏ các TCTD tăng trưởng mạnh các khoản mục tài sản có như TPDN, ủy thác đầu tư, tài sản phải thu khác từ bên ngoài…. Đây là những khoản cho vay mà các TCTD che dấu dưới nhiều hình thức nhằm lách quy định của NHNN đồng thời đảo nợ và che giấu nợ xấu. Sau khi tính thêm các khoản mục có tính chất tín dụng nói trên, dư nợ toàn hệ thống sau khi đánh giá lại đạt 2.794.247 tỷ đồng, cao hơn số liệu báo cáo từ các TCTD 12,45%; trong đó dư nợ của nhóm Công ty TC&CTTC và nhóm NHTMCP có tỷ lệ tăng mạnh nhất, lần lượt là 59,35% và 23,87%. Riêng phần dư nợ tăng thêm của nhóm NHTM CP chiếm 71,37% tổng dư nợ tăng thêm toàn hệ thống. Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng đánh giá lại (tại 31/12/2011) Đơn vị: tỷ đồng, % Nhóm TCTD Dư nợ theo báo cáo Dư nợ đánh giá lại Dư nợ điều chỉnh/ dư nợ báo cáo NHTM NN 1.257.355 1.291.538 102,72% NHTM CP 925.165 1.146.038 123,87% NHLD, NHNNg 213.480 215.196 100,80% Cty TC, CTTC 88.781 141.475 159,35% Toàn ngành 2.484.780 2.794.247 112,45% Nguồn:UBGSTCQG 2.1.2. Cơ cấu dư nợ Dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng mạnh tiềm ẩn nhiều dấu hiệu bất thường. Dư nợ cho vay trung và dài hạn toàn thị trường tăng 15,38% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (41,54%). Trong khi đó, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 58,46% và chỉ tăng 11,9% trong năm 2011. Nhóm Cty TC&CTTC và nhóm NHTM NN có mức tăng lần lượt 27,23% và 17,08%, cao hơn mức tăng bình quân toàn ngành. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn cao là dấu hiệu bất thường trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, lãi suất cao, tồn kho lớn, sức mua giảm, các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất, kỳ hạn vốn huy động ngày càng ngắn lại… Nguyên nhân là do nhiều khoản cho vay ngắn hạn vào các dự án đầu tư BĐS, chứng khoán, các khoản vay khác,… đến hạn không trả được nợ đã được các TCTD cơ cấu lại nợ từ nợ ngắn hạn sang nợ trung, dài hạn. Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn so với tổng dư nợ lên tới 45,24% khi tính thêm khoản mục đầu tư TPDN vào dư nợ cho vay khách hàng. Qua khảo sát, UBGSTCQG nhận thấy hiện tượng nhiều hợp đồng tín dụng trung và dài hạn, lãi và gốc được trả cuối kỳ. Hiện tượng bất thường này cần được đặc biệt quan tâm, nhiều khả năng đây là thủ thuật che giấu nợ xấu của các TCTD. 2.1.3. Chất lượng tín dụng Tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với những năm trước, nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, phản ánh chất lượng tín dụng đang theo chiều hướng xấu đi. Trong năm 2011 khi tổng dư nợ chỉ tăng 13,32% thì giá trị nợ xấu tăng tới 59,18% (từ 48.400 tỷ đồng lên 77.042 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu tăng tương ứng từ 2,21% (31/12/2010) lên 3,10% (31/12/2011). Nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng lớn, ẩn chứa nguy cơ nợ xấu có khả năng tăng mạnh trong thời gian tới. Cùng tốc độ tăng của nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn toàn hệ thống TCTD tăng mạnh từ 7,96% (năm 2010) lên 10,47% (năm 2011). Trong cơ cấu nợ quá hạn, nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng 70,39% (năm 2011), tương đương với 183.110 tỷ đồng. Khảo sát của UBGSTCQG cho thấy một phần lớn nợ nhóm 2 này thực chất là nợ xấu. Đáng chú ý, nhóm NHTM NN, tỷ lệ nợ quá hạn lên tới 13,36% trong tổng dư nợ (168.000 tỷ đồng), tăng 47,36% so với năm 2010, trong đó nợ nhóm 2 tăng 44,75% (tương đương 90.438 tỷ đồng). Chất lượng nợ của nhóm Cty TC,CTTC kém nhất hệ thống. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu rất cao, tương ứng là 22,90% và 16,56%. So với năm 2010 nợ quá hạn và nợ xấu tăng lần lượt là 24,33% và 66,45%. Chất lượng tài sản của nhóm này sẽ suy giảm nhanh trong thời gian tới, khó thu hút thêm nguồn vốn từ TT2. Nếu không kịp thời có chính sách xử lý những công ty TC,CTTC yếu kém và tăng cường, củng cố các công ty còn lại thì sẽ tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính. Bảng 2.2: Nợ xấu và nợ quá hạn so với tổng dư nợ theo báo cáo Nhóm TCTD Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu 2010 2011 2010 2011 NHTM NN 10,43% 13,36% 2,16% 2,95% NHTM CP 3,53% 6,43% 1,66% 2,30% NHLD, NNg 4,66% 5,76% 1,20% 1,86% Cty TC, CTTC 21,06% 22,9% 11,38% 16,56% Toàn ngành 7,69% 10,47% 2,21% 3,10% Nguồn: UBGSTCQG Các tài sản có khác như TPDN, UTĐT, các khoản phải thu khác bên ngoài của các TCTD tăng mạnh. Tại thời điểm 31/12/2011, tổng các khoản đầu tư vào TPDN, ủy thác đầu tư, phải thu khác từ bên ngoài trên toàn hệ thống tăng 14,27% so với năm 2010 và chiếm 7,29% tổng tài sản. Nhóm NHTMCP có các khoản phải thu từ bên ngoài tăng lên tới 123,83% so với năm 2010. Hiện tượng tăng đột biến của các khoản phải thu khác bên ngoài và các khoản đầu tư vào TPDN của hệ thống TCTD năm 2011, cho thấy chất lượng tài sản của các TCTD đang ngày càng suy giảm, cơ cấu các khoản mục tài sản lệch lạc, hiện tượng đảo nợ diễn ra phổ biến. Những việc làm này nhằm mục đích che giấu tốc độ tăng trưởng tín dụng thực, lách các quy định về tỷ lệ dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất và giấu diếm các tài sản chất lượng kém. UBGSTCQG đã thực hiện đánh giá lại nợ xấu của các TCTD trên cơ sở xác định tỷ trọng nợ xấu đối với các khoản mục có tính chất tín dụng thông qua khảo sát, phỏng vấn, điều tra chọn mẫu,… (Chi tiết xem Phụ lục 01). Theo đánh giá lại, giá trị nợ xấu điều chỉnh toàn hệ thống cuối năm 2011 là 320.822 tỷ đồng, và tỷ lệ nợ xấu/dư nợ điều chỉnh là 11,48%, cao gấp 4,16 lần tỷ lệ nợ xấu báo cáo của các TCTD. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh của nhóm NHTM CP là 13,98%, cao gấp 7,53 lần so với tỷ lệ nợ xấu báo cáo. Tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh của nhóm Cty TC, CTTC cũng lên tới 27,6%, cao hơn 2,66 lần nợ xấu báo cáo. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh của nhóm NHTM NN và NHLD, NHNNg cũng ở mức cao, lần lượt là 8,15% và 7,55%, gấp 2,84 và 4,1 lần so với số liệu báo cáo. Kết quả trên cho thấy rủi ro hệ thống tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng rất lớn. Việc các TCTD lách hạn mức tăng trưởng tín dụng, che giấu dư nợ cho vay BĐS, chứng khoán, nợ xấu… dẫn tới việc kiểm soát và phát hiện rủi ro khó khăn hơn, gây tổn hại đến chính TCTD đó, tác động lan truyền và ảnh hưởng xấu tới toàn hệ thống TCTD. Bảng 2.3: Nợ xấu điều chỉnh năm 2011 Đơn vị: tỷ đồng; % Nhóm TCTD Theo báo cáo Điều chỉnh Giá trị nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu Giá trị nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu NHTM NN 37.090 2,95% 105.251 8,15% NHTM CP 21.283 2,30% 160.273 13,98% NHLD, NHNNg 3.964 1,86% 16.250 7,55% Cty TC, CTTC 14.706 16,56% 39.048 27,6% Toàn ngành 77.042 3,10% 320.822 11,48% Nguồn:UBGSTCQG Chất lượng tài sản suy giảm, nợ xấu gia tăng trong khi trích lập DPRR thấp. Tổng số dư DPRR tín dụng của toàn hệ thống là 58.107 tỷ đồng, bằng 22,34% nợ quá hạn và 75,42% nợ xấu. Nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập đủ DPRR theo đúng quy định, kết quả kinh doanh của nhiều TCTD sẽ giảm mạnh, không ít TCTD bị thua lỗ. Bảng 2.4: Dự phòng rủi ro/ nợ quá hạn và nợ xấu theo báo cáo Đơn vị: tỷ đồng. % Nhóm TCTD Năm 2010 Năm 2011 Dự phòng/ nợ xấu Dự phòng/nợ quá hạn Dự phòng Nợ xấu Dự phòng Nợ xấu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2011 NHTM NN 23.208 23.571 30.475 37.090 98,46% 82,17% 20,36% 18,14% NHTM CP 9.066 13.508 12.616 21.283 67,12% 59,28% 29,82% 21,2% NHLD, NNg 2.558 2.487 3.619 3.964 102,86% 91,29% 26,45% 29,41% Cty TC, CTTC 5.252 8.835 11.397 14.706 59,45% 77,5% 32,12% 56,05% Toàn ngành 40.084 48.400 58.107 77.042 82,82% 75,42% 23,52% 22,34% Nguồn:UBGSTCQG Sau điều chỉnh, tỷ lệ DPRR ttín dụng/ nợ xấu của toàn hệ thống TCTD giảm mạnh, từ mức 75,42% theo báo cáo xuống còn 18,11%. Nhóm NHTM CP có tỷ lệ thấp nhất (7,87%). Nguyên nhân là do các TCTD không thực hiện đúng việc phân loại nợ và che giấu dư nợ, nợ xấu dưới các hình thức khác, dẫn đến trích lập DPRR không đủ… trong khi các khoản đầu tư này lại có mức độ rủi ro cao hơn do quy trình thẩm định, theo dõi và giám sát khoản vay lỏng lẻo. Các khảo sát còn cho thấy một số TCTD cố tình che giấu nợ xấu, không trích lập đủ DPRR theo quy định, nhằm ghi nhận lợi nhuận cao. Bảng 2.5: Dự phòng rủi ro tín dụng điều chỉnh Đơn vị: tỷ đồng; % Nhóm Số dư dự phòng RRTD Tỷ lệ dự phòng RRTD/nợ xấu Tỷ lệ dự phòng RRTD /nợ xấu điều chỉnh NHTM NN 30.475 82,17% 28,95% 12.616 59,28% 7,87% 3.619 91,29% 22,27% 11.397 77,50% 29,19% 58.107 75,42% 18,11% Nguồn:UBGSTCQG Dư nợ tín dụng vào lĩnh vực đầu tư và kinh doanh BĐS theo báo cáo đã giảm mạnh như chỉ đạo của NHNN. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường BĐS giảm giá nhanh và đóng băng kéo dài thì việc giảm dư nợ cho vay vào lĩnh vực BĐS và chứng khoán thực tế là không khả thi. Theo số liệu báo cáo của các TCTD, dư nợ cho vay lĩnh vực BĐS giảm 29,40%, từ 273.842 tỷ đồng (năm 2010) xuống 193.345 tỷ đồng (năm 2011), chiếm 7,78% trong tổng dư nợ. Đồng thời, nợ xấu trong lĩnh vực này tăng mạnh từ 1,49% (năm 2010) lên 3,50% (năm 2011). Để tránh sự kiểm soát của cơ quan quản lý cũng như có lợi hơn khi việc tính toán tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và tỷ lệ nợ xấu, giảm dư nợ cho vay phi sản xuất (dưới 16%), một số TCTD đã cơ cấu lại các khoản nợ cho vay BĐS sang các hình thức khác như mua TPDN, UTĐT, ký quỹ, đặt cọc, các khoản phải thu khác bên ngoài,… Qua khảo sát, tỷ lệ dư nợ cho vay/đầu tư vào BĐS thực tế cao hơn số báo cáo và nợ xấu trong BĐS rất lớn. Dư nợ BĐS điều chỉnh cao gấp 1,8 lần số liệu báo cáo và tỷ lệ nợ xấu BĐS điều chỉnh cao gấp 8,4 lần số liệu báo cáo. Tương tự, dư nợ cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán giảm mạnh trong năm 2011 nhưng nghi ngờ được che giấu dưới các khoản mục tài sản khác. Theo báo cáo, tại thời điểm 31/12/2011, dư nợ cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán đạt 18.049 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này là 1,32%. Tuy nhiên, theo đánh giá của UBGSTCQG, các TCTD cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán lên tới 52.172 tỷ đồng, cao hơn 2 lần số liệu báo cáo. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục kéo dài, thanh khoản cạn kiệt, kinh doanh chứng khoán thua lỗ, các khoản cho vay và đầu tư của TCTD vào lĩnh vực này có rủi ro tín dụng rất cao. Khảo sát cho thấy hơn 70% dư nợ trong lĩnh vực này là nợ xấu. 2.1.4. Chất lượng tín dụng thị trường 2 Dư nợ cho vay TT2 tăng mạnh, chủ yếu từ nhóm NHTM NN và NHLD, NHNNg. Dư nợ cho vay TT2 của toàn hệ thống TCTD đến cuối năm 2011 lên tới 112.862 tỷ đồng, tăng 123,76% so với năm 2010. Trong đó, dư nợ cho vay TT2 của nhóm NHTM NN là 54.855 tỷ đồng, tăng 175,10% so với năm 2010 chiếm thị phần 48,60%, nhóm NHLD, NHNNg là 49.015 tỷ đồng, tăng 80,5% chiếm 43,43% thị phần. Nhóm NHTM NN có lợi thế về nguồn vốn do nắm giữ một lượng lớn giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu với NHNN, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp từ NHNN thông qua các nghiệp vụ tái cấp vốn, tái chiết khấu. Nhóm NHLD,NHNNg có nguồn vốn được cấp từ ngân hàng mẹ và nguồn vốn trên TT2 quốc tế dồi dào, giá rẻ. Vì vậy, hai nhóm này có điều kiện mở rộng cho vay trên TT2, tìm kiếm lợi nhuận cao trong bối cảnh các nhóm khác khan hiếm vốn. [...]... lượng tài sản, thanh khoản, khả năng sinh lời, năng lực quản trị điều hành, và thương hiệu nhỏ Nhóm 5 bao gồm 9 ngân hàng rất yếu kém đòi hỏi phải có sự hỗ trợ hoặc can thiệp từ bên ngoài để vượt qua khó khăn Đánh giá triển vọng hoạt động dựa trên thực trạng tài chính hiện tại của từng Ngân hàng và đánh giá xu hướng phát triển của ngân hàng trong mối tương quan với môi trường kinh doanh và môi trường chính. .. môi trường chính sách kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế Một số yếu tố phân tích đánh giá cơ bản gồm lịch sử tăng trưởng tín dụng, tỉ lệ nợ nhóm 2, tỉ trọng các khoản có tính chất tín dụng ngoài dư nợ, rủi ro ngoại hối, mức độ phụ thuộc TT2, và các yếu tố phân tích trực tiếp từ báo cáo tài chính kiểm toán, khảo sát của Ủy ban, thông tin thị trường, cũng như định hướng chiến lược kinh doanh của các TCTD... trường tiền tệ, có thương hiệu mạnh và ban quản trị kinh nghiệm Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ nợ xấu đánh giá lại ở mức tương đối thấp; thanh khoản ổn định, không phụ thuộc thị trường tiền tệ; các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động vượt tỷ lệ bình quân toàn ngành; quy mô vốn và tổng tài sản lớn, chiếm thị phần tương đối lớn trên thị trường, có uy tín và thương hiệu mạnh, mạng lưới... bảng tổng kết tài sản được đánh giá sẽ phản ứng tiêu cực với môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô PHỤ LỤC 03 KẾT QUẢ PHÂN NHÓM NHTM VÀ TRIỂN VỌNG Tên TCTD Xếp nhóm TCTDOutlook 1 2 3 4 5 6 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Quân Đội Ngân hàng TMCP Á Châu Ngân hàng Công thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân 7 hàng TMCP Quốc tế 8 Ngân... ngắn hạn (từ 6 tháng đến 1 năm) Triển vọng ngắn hạn bao gồm 3 loại, tích cực, ổn định, và tiêu cực Các NH với triển vọng tích cực sẽ cải thiện hoạt động so với thực trạng theo phân tích đánh giá lại do nỗ lực nội tại của NH, bảng tổng kết tài sản được đánh giá sẽ phản ứng tích cực với môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô Các NH với triển vọng ổn định sẽ giữ trạng thái hoạt động tương đồng với thực trạng... để phục vụ mục đích tăng tài sản có tính thanh khoản cao nhằm cải thiện các chỉ số thanh khoản, che dấu chất lượng tài sản, và việc mất cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn Các TCTD có sự phân hóa thành 2 nhóm, nhóm thanh khoản ổn định và nhóm thiếu hụt thanh khoản Trong năm 2011, tính liên thông của thị trường bị ách tắc do sự thiếu minh bạch về thực trạng tài chính và mất lòng tin lẫn nhau... nội tại và mức tín nhiệm giảm dần Nhóm 1 bao gồm 6 ngân hàng có sức mạnh nội tại rất tốt, bảng cân đối tài sản lành mạnh, lợi nhuận tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng với thị trường tiền tệ, có thương hiệu mạnh và ban quản trị kinh nghiệm Nhóm 2 bao gồm 7 ngân hàng có sức mạnh nội tại tốt, tuy kém hơn nhóm 1, bảng cân đối tài sản khá lành mạnh, lợi nhuận tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng với thị trường. .. 1, bảng cân đối tài sản khá lành mạnh, lợi nhuận tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng với thị trường tiền tệ, có thương hiệu mạnh và ban quản trị kinh nghiệm Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản khá, tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh tương đương với bình quân toàn ngành, thanh khoản ở mức tương đối ổn định, không phụ thuộc hoặc ít phụ thuộc vào vốn từ TT2; hiệu quả sinh lời khá; quy mô tài sản ở mức trung... NN và nhóm NHLD,NNg chiếm tỷ trọng lớn nhất toàn ngành, lần lượt là 40,25% và 37,81% Ngoài ra, lãi suất huy động và cho vay USD trong nước cao hơn so với lãi suất 3 tháng Sibor 0,52% , Libor 0,526 % trên thị trường quốc tế và lãi suất huy động USD các nước trong khu vực (Thái Lan, Trung Quốc), nên các NHLD,NNg đã tận dụng nguồn vốn rẻ nước ngoài để gửi hoặc cho vay các TCTD trong nước Tiền gửi và cho... càng có nhiều TCTD phụ thuộc vào nguồn vốn trên TT 2 Tỷ lệ huy động TT 2/Tổng tài sản tăng từ 16% (31/12/2010) lên 21,3% (31/12/2011), có một vài TCTD tỷ lệ này chiếm tới 50% tổng tài sản (như NHTM CP Tiên Phong 57,56%, NHTM CP Đại Á 56,49% , NHTM CP Đông Nam Á 54,73%), huy động TT 2 tăng tới 56% so với cùng kỳ 2010 Bảng 2.9: Cơ cấu huy động vốn thị trường I và II so với Tổng tài sản theo báo cáo Huy động . PHẦN 1 BỐI CẢNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Sau một năm phục hồi khá ấn tượng, bước vào 2011, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng bất. tăng. Tình trạng khó khăn kéo dài của kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam thông qua kênh thương mại và đầu tư. Kinh tế Việt Nam năm 2011 đối mặt với tình. chốt của kinh tế thực) lao dốc từ 12,3% vào tháng 2/2011 xuống còn 7% vào cuối năm. Đối với thị trường tài sản, thắt chặt tiền tệ quá mức cũng khiến cho thị trường BĐS tê liệt, thị trường chứng

Ngày đăng: 05/01/2015, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w