1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Quản lý tài chính công

196 11,7K 67

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ BỘ MÔN KẾ TOÁN BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Dành cho Sau đại học) Hà Nội, 2012 0 MỤC LỤC Chương I: Những vấn đề cơ bản về Tài chính công 5 I. Khái niệm và đặc điểm của tài chính công 5 1. Khái niệm Tài chính công 5 2. Đặc điểm của Tài chính công 7 2.1. Đặc điểm về tính chủ thể của Tài chính công 8 2.2. Đặc điểm về nguồn hình thành thu nhập của Tài chính công……………… 8 2.3. Đặc điểm về tính hiệu quả của chi tiêu Tài chính công 9 2.4. Đặc điểm về phạm vi hoạt động của Tài chính công 10 II. Chức năng của tài chính công 11 1. Chức năng phân bổ nguồn lực 11 2. Chức năng tái phân phối thu nhập 12 3. Chức năng điều chỉnh và kiểm soát 14 III. Hệ thống tài chính công (TCC) 16 1. Theo chủ thể quản lý trực tiếp có thể chia tài chính công thành các bộ phận: 16 1.1. Tài chính công tổng hợp 17 1.2. Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước 17 1.3. Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước 17 2. Theo nội dung quản lý có thể chia tài chính công thành các bộ phận 18 2.1. Ngân sách Nhà nước 18 2.2. Tín dụng Nhà nước 19 2.3. Các quỹ tài chính Nhà nước ngoài Ngân sách Nhà nước (gọi tắt là các quỹ ngoài Ngân sách) 19 IV. Vai trò của tài chính công 22 1. Vai trò của TCC trong việc đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước 22 2. Vai trò của TCC trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân. 23 3. Vai trò của TCC trong việc thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô 24 Chương 2: Những vấn đề chung về quản lý TCC 27 I. Khái niệm và đặc điểm của quản lý TCC 27 1. Khái niệm quản lý TCC 27 2. Đặc điểm của quản lý TCC 28 2.1. Đặc điểm về đối tượng quản lý TCC 28 2.2. Đặc điểm về việc sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý TCC 29 2.3. Đặc điểm về quản lý nội dung vật chất của TCC 29 II. Những nội dung cơ bản của quản lý TCC 30 1. Quản lý Ngân sách Nhà nước 30 1.1. Quản lý quá trình thu của NSNN 30 1.2. Quản lý quá trình chi của NSNN 32 1.3. Quản lý và thực hiện các biện pháp cân đối thu, chi Ngân sách Nhà nước 34 1.4. Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước 35 2. Quản lý các quỹ tài chính công ngoài Ngân sách Nhà nước 36 III. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công 36 1. Những căn cứ và nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý TCC 36 1.1. Những căn cứ xác lập tổ chức bộ máy quản lý TCC 36 1.2. Những nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý TCC 38 1 2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý tài chính công hiện nay ở Việt Nam 40 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính (Tham khảo Nghị định của Chính phủ số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ - quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính) 41 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành 42 Chương 3: Ngân sách Nhà nước và quản lý chu trình ngân sách Nhà nước 52 I. Ngân sách Nhà nước 52 1. Khái niệm ngân sách Nhà nước 52 2. Phân loại thu, chi ngân sách Nhà nước. 52 2.1. Phân loại thu ngân sách Nhà nước. 52 2.2. Phân loại chi ngân sách Nhà nước 55 3. Mục lục ngân sách Nhà nước 57 3.1. Chương 58 3.2. Loại- khoản: 58 3.3. Nhóm, Tiểu nhóm, Mục và Tiểu mục: 59 II. Quản lý chu trình ngân sách Nhà nước 59 1. Nguyên tắc quản lý ngân sách Nhà nước 59 1.1. Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ 59 1.2. Nguyên tắc công khai, minh bạch. 59 1.3. Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm 61 1.4. Nguyên tắc đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước 62 2. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước. 62 2.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước 62 2.2. Sự cần thiết phải phân cấp quản lý ngân sách 63 2.3. Các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước 64 2.4. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước 65 3. Quản lý chu trình ngân sách Nhà nước 67 3.1. Lập dự toán ngân sách Nhà nước 68 3.2. Chấp hành ngân sách Nhà nước 72 3.3. Quyết toán ngân sách Nhà nước 74 3.4. Kiểm tra, thanh tra, kế toán, kiểm toán ngân sách Nhà nước 76 Chương 4: Quản lý thu Ngân sách Nhà nươc (NSNN) 81 I. Quản lý thu Thuế 81 1. Những vấn đề cơ bản về thuế 81 1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế 81 1.2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 83 1.3. Hệ thống thuế và các tiêu thức thiết lập một hệ thống thuế 84 2. Quản lý thu thuế 86 2.1. Mục tiêu, yêu cầu và các nguyên tắc quản lý thu thuế 86 2.2. Nội dung của công tác quản lý thu thuế 88 2.3. Thanh tra thuế 91 3. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam 91 II. Quản lý phí, lệ phí 92 1. Một số vấn đề cơ bản về phí và lệ phí 92 1.1. Bản chất và đặc điểm của phí và lệ phí 93 1.2.Phân loại phí và lệ phí 93 2 2. Quản lý thu phí và lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước 94 2.1. Phân cấp thẩm quyền quy định về phí và lệ phí 94 2.2. Xác định mức thu phí và lệ phí 94 2.3. Đối tượng nộp phí, lệ phí và các tổ chức, cá nhân được thu phí, lệ phí 95 2.4. Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước 96 3. Hệ thống phí và lệ phí hiện hành ở Việt Nam (xem phụ lục 4.1- Mục 2100-3050 tiểu mục 3061) 97 Chương 5: Quản lý chi đầu tư phát Triển của Ngân sách Nhà nước 99 I. khái niệm, nội dung và đặc điểm chi đầu tư phát triển của NSNN 99 1. Khái niệm 99 2. Nội dung chi đầu tư phát triển của NSNN 99 3. Đặc điểm chi đầu tư phát triển của NSNN 100 II. Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN 101 1. Những vấn đề chung về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN 101 1.1. Nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN 101 1.2. Các dự án đầu tư thuộc đối tượng cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN 106 1.3. Lập và thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN 108 1.4. Điều kiện cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN 112 2. Cấp phát thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN 116 2.1. Cấp phát thanh toán vốn xây lắp 116 2.2. Cấp phát thanh toán vốn thiết bị 120 2.2.1. Xác định giá trị dự toán chi phí mua sắm thiết bị công trình xây dựng 120 2.2.2. Cấp phát tạm ứng và thu hồi tạm ứng 120 2.3. Cấp phát thanh toán vốn chi phí khác 122 2.4. Những điểm chú ý khi cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản 124 3. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 128 3.1. Quyết toán thực hiện vốn đầu tư năm 128 3.2. Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành 129 III. Quản lý các khoản chi đầu tư phát triển khác của NSNN 132 1. Quản lý chi đầu tư vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước 132 2. Quản lý chi trợ cấp tài chính và trợ giá đối với doanh nghiệp 133 Chương 6: Quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước 136 I. Nội dung, đặc điểm chi thường xuyên của NSNN 136 1. Nội dung chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước 136 1.1. Nếu xét theo từng lĩnh vực chi 136 1.2. Theo nội dung kinh tế của các khoản chi thường xuyên 138 2. Đặc điểm chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước 140 II. Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước 141 l. Nguyên tắc quản lý theo dự toán 141 2. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả 142 3. Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước 143 III. Tổ chức quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước 144 l. Xây dựng định mức chi 144 3 1.1. Các loại định mức và yêu cầu đối với định mức chi thường xuyên của NSNN 144 2.2. Phương pháp lập dự toán chi thường xuyên 149 3. Chấp hành dự toán chi thường xuyên 152 3.1. Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên 152 3.2. Các yêu cầu cơ bản trong tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên. 153 3.3. Các biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên của NSNN trong quá trình chấp hành. 154 4. Quyết toán và kiểm toán các khoản chi thuờng xuyên của NSNN 155 4.1. Yêu cầu đối với công tác quyết toán và kiểm toán chi thường xuyên 155 4.2. Các loại báo cáo quyết toán chi thường xuyên của NSNN 156 4.3. Lập, gửi, xét duyệt báo cáo quyết toán 157 Chương 7: Tổ chức cân đối ngân sách Nhà nước 160 I. Lý luận cơ bản về cân đối ngân sách Nhà nước. 160 1. Khái niệm cân đối ngân sách Nhà nước. 160 2. Một số học thuyết về cân đối ngân sách Nhà nước. 160 2.1. Lý thuyết cổ điển về sự thăng bằng ngân sách. 160 2.2. Lý thuyết về ngân sách chu kỳ 161 2.3. Lý thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt. 162 II. bội chi ngân sách Nhà nước. 163 1.Khái niệm và cách tính bội chi ngân sách Nhà nước. 163 2. Nguyên nhân bội chi ngân sách Nhà nước và nguồn bù đắp. 164 III. Tổ chức cân đối ngân sách Nhà nước ở nước ta. 165 1. Cách tính bội chi ngân sách Nhà nước và nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Nhà nước ở nước ta. 166 1.1. Cách tính bội chi ngân sách Nhà nước ở nước ta. 166 1.2. Nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Nhà nước ở nước ta. 166 2. Biện pháp quản lý tài chính để cân đối ngân sách Nhà nước. 167 2.1. Trong khâu lập dự toán ngân sách Nhà nước. 167 2.2. Trong khâu chấp hành ngân sách Nhà nước. 168 2.3. Trong khâu quyết toán ngân sách Nhà nước. 169 3. Tác động của cân đối thu-chi TCC tới sự phát triển kinh tế-xã hội 170 3.1. Tác động của cân đối thu – chi NSNN tới sự phát triển kinh tế - xã hội 170 3.2. Tác động của cân đối thu – chi các quỹ ngoài NSNN tới sự phát triển kinh tế - xã hội 170 Phụ lục 4.1. MỤC THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ………………………………172 4 Chương I: Những vấn đề cơ bản về Tài chính công I. Khái niệm và đặc điểm của tài chính công 1. Khái niệm Tài chính công Tài chính công (TCC) một bộ phận hữu cơ của nền tài chính quốc gia. Nó ra đời, tồn tại và phát triển gần với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước và sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ. Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn lực vật chất nhất định để nuôi sống bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội do cộng đồng giao phó. Trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, các nguồn lực vật chất đó, không những đã được tiền tệ hoá mà còn ngày càng trở nên dồi dào. Chính trong những điều kiện nh vậy, tài chính Nhà nước mới ra đời, tồn tại và phát triển. Ngày nay, tài chính công không chỉ là công cụ động viên, khai thác mọi nguồn lực tài chính của xã hội tạo nên sức mạnh tài chính của Nhà nước mà còn là công cụ quản lý, điều chỉnh mọi hoạt động kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, sự tồn tại, phát triển tài chính công là một đòi hỏi khách quan và hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả phạm trù tài chính công trong thực tiễn, đòi hỏi trước hết phải nhận thức một cách đầy đủ, chính xác phạm trù đó. Trong thực tiễn đời sống xã hội, hoạt động tài chính thể hiện ra nh các hiện tượng thu, chi bằng tiền - sự vận động của các nguồn tài chính - gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, gắn liền với sự hoạt động của các chủ thể trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau có các quỹ tiền tệ khác nhau được hình thành và được sử dụng. Có thể kể như: Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình; quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp; quỹ tiền tệ của các tổ chức bảo hiểm , tín dụng; quỹ tiền tệ của Nhà nước … Quỹ tiền tệ của Nhà nước là một bộ phận của hệ thống của các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế và có mối quan hệ hữu cơ với quỹ tiền tệ khác đi liền với mối quan hệ ràng buộc phụ thuộc giữa các chủ thể kinh tế - xã hội trong khi tham gia phân phối các nguồn tài chính. Gắn với chủ thể là Nhà nước, các quỹ tiền tệ của Nhà nước được tạo lập và sử dụng gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Nói một cách khác, các quỹ tiền tệ của Nhà nước là tổng số các nguồn lực tài chính đã được tập trung vào trong tay Nhà nước, thuộc quyền nắm giữ của Nhà nước và được Nhà nước sử dụng cho việc thực hiện các sứ mệnh xã hội của mình. Trên quan niệm đó, quỹ tiền tệ của Nhà nước, có thể được xem như sự tổng hợp của các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước và quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. 5 Các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước lại bao gồm: Quỹ Ngân sách Nhà nước và các quỹ ngoài NSNN. Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước kể trên chính là quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền của tài chính Nhà nước. Các hoạt động thu, chi bằng tiền đó là mặt biểu hiện bên ngoài của tài chính công, còn các quỹ tiền tệ Nhà nước nắm giữ là biểu hiện nội dung vật chất của tài chính công.Tuy vậy, cần nhận rõ rằng, quá trình diễn ra các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành trên cơ sở các luật lệ do Nhà nước quy định đã làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Đó chính là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối và sử dụng các nguồn tài chính để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước. Các quan hệ kinh tế đó chính là mặt bản chất bên trong của tài chính công, biểu hiện nội dung kinh tế - xã hội của tài chính công. Để có được khái niệm về TCC, người ta có thể vận dụng cách tiếp cận nó trên một số giác độ sau: - Về mặt sở hữu: Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong TCC thuộc sở hữu công cộng, sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, thường gọi là sở hữu nhà nước. - Về mục đích sử dụng: Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong TCC được sử dụng vì lợi ích chung của toàn xã hội, của toàn quốc, của cả cộng đồng, vì các mục tiêu kinh tế vĩ mô, không vì mục tiêu lợi nhuận. - Về mặt chủ thể: Các hoạt động thu, chi bằng tiền trong TCC do các chủ thể công tiến hành. Các chủ thể công ở đây là Nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức của Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động thu, chi đó (gọi chung là Nhà nước). - Về mặt pháp luật: Các quan hệ TCC chịu sự điều chỉnh bởi các “luật công”, dựa trên các quy phạm pháp luật mệnh lệnh - quyền uy. Các quan hệ TCC là các quan hệ kinh tế nảy sinh gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ công mà một bên của quan hệ là các chủ thể công. Trong thực tiễn đời sống xã hội, hoạt động tài chính thể hiện ra nh là các hiện tượng thu, chi bằng tiền - sự vận động của các nguồn tài chính - gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, gắn liền với sự hoạt động của các chủ thể trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau có các quỹ tiền tệ khác nhau được hình thành và được sử dụng. Với chủ thể là Nhà nước, các quỹ công được tạo lập và sử dụng gắn liền với quyền lực kinh tế, chính trị và việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng- an ninh của Nhà nước trong từng thời gian cụ thể. Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ công chính là quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền của TCC. Các hoạt động thu, chi bằng tiền đó là mặt biểu hiện bên ngoài của TCC, còn các quỹ công là 6 biểu hiện nội dung vật chất của TCC. Quá trình diễn ra các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành trên cơ sở các luật lệ do Nhà nước quy định đã làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Đó chính là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối và sử dụng các nguồn tài chính để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ công. Các quan hệ kinh tế đó chính là bản chất của TCC, biểu hiện nội dung kinh tế - xã hội của TCC. Từ những phân tích trên đây có thể rút ra khái niệm về TCC như sau: TCC là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành. Nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm đáp ứng cho các nhu cầu gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng- an ninh trong từng giai đoạn cụ thể. Tài chính công phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính. Quan niệm tài chính công nh trên cho phép nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện về tài chính công, quan niệm đó vừa chỉ ra mặt cụ thể, hình thức bên ngoài - nội dung vật chất của tài chính công là các quỹ tiền tệ của Nhà nước; vừa vạch rõ mặt trừu tượng, mặt bản chất bên trong - nội dung kinh tế - xã hội của tài chính công là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình nhà nước phân phối nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước. Như đã phân tích ở trên, các quan hệ kinh tế cấu thành bản chất tài chính công nảy sinh do Nhà nước tiến hành các khoản thu, chi trên cơ sở các luật lệ do Nhà nước quy định. Điều đó có nghĩa là, các quan hệ kinh tế đó do Nhà nước định hướng điều chỉnh thông qua các hoạt động thu, chi của tài chính công Từ đó cho thấy, bản chất của tài chính công cũng chịu sự quy định bởi bản chất và phạm vi chức năng của Nhà nước thích ứng với những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Tài chính công thực sự trở thành công cụ của Nhà nước để phục vụ và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Nhà nước sử dụng tài chính công thông qua các chính sách thu, chi của tài chính công để tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm giữ vững các quan hệ tỷ lệ hợp lý và thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô do Nhà nước định hướng. 2. Đặc điểm của Tài chính công Luôn luôn gắn liền với việc thực hiện các chức năng nhiều mặt của Nhà nước, hoạt động của tài chính công cũng rất đa dạng, liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và tác động đến mọi chủ thể trong xã hội. Chính nét đặc thù đó là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới các đặc điểm của tài chính công. Có thể khái quát đặc điểm của tài chính công trên các khía cạnh sau đây: 7 2.1. Đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công Tài chính công thuộc sở hữu Nhà nước, do đó, Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước. Việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước, luôn luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực của bộ máy nhà nước, cũng như thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà nhà nước đảm nhận. Các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia trong từng thời kỳ phát triển được quyết định bởi Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, do đó, Quốc hội cũng là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các thu, chi Ngân sách Nhà nước - quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước - tương ứng với các nhiệm vụ đã được hoạch định nhằm đảm bảo thực hiện có kết quả nhất các nhiệm vụ đó. Nhận thức đầy đủ đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung thống nhất của Nhà nước, loại trừ sự chia xẻ, phân tán quyền lực trong việc điều hành Ngân sách Nhà nước. Nhận thức kể trên cũng cho phép xác định quan điểm định hướng trong việc sử dụng tài chính làm công cụ điều chỉnh và xử lý các quan hệ kinh tế - xã hội, rằng, trong hệ thống các quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích nảy sinh khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính thì lợi ích quốc gia, lợi ích toàn thể bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu và chi phối các mặt lợi ích khác. 2.2. Đặc điểm về nguồn hình thành thu nhập của tài chính công Xét về nội dung vật chất, tài chính công bao gồm các quỹ tiền tệ thuộc quyền nắm giữ và sử dụng của Nhà nước. Các quỹ tiền tệ đó là một lượng nhất định các nguồn tài chính của toàn xã hội đã được tập trung vào tay Nhà nước, hình thành thu nhập của tài chính công, trong đó NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước. Việc hình thành thu nhập của tài chính công mà đại diện tiêu biểu là NSNN có các đặc điểm chủ yếu là: Thứ nhất, Thu nhập của tài chính công có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong nước và ngoài nước; từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản xuất, lu thông và phân phối, những nét đặc trưng là luôn gắn chặt với kết quả của hoạt động kinh tế trong nước và sự vận động của các phạm trù giá trị khác nh: giá cả, thu nhập, lãi suất… Kết quả của các hoạt động kinh tế trong nước được đánh giá bằng các chỉ tiêu chủ yếu nh: mức tăng trưởng GDP, tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế Đó là các nhân tố khách quan quyết định mức động viên của tài chính công. Sự vận động của các phạm trù giá trị khác vừa có tác động đến sự tăng giảm mức động viên của tài chính công, vừa đặt ra yêu cầu sử dụng hợp lý các công cụ thu tài chíh công để điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội cho phù hợp với sự biến động của các phạm trù giá trị. 8 Nhận thức đầy đủ đặc điểm trên có ý nghĩa quan trọng, rằng trong tổng thu nhập của tài chính công phải coi nguồn thu trong nước là chủ yếu, trong đó, chủ yếu là nguồn của cải mới được sáng tạo ra trong các ngành sản xuất. Khái niệm sản xuất ngày nay được hiểu bao gồm không chỉ các hoạt động sản xuất, mà cả các hoạt động dịch vụ. Từ đó, của cải mới được sáng tạo trong các ngành sản xuất không chỉ do các hoạt động sản xuất vật chất, mà còn do các hoạt động dịch vụ tạo ra. ở các quốc gia phát triển và các xã hội văn minh, các hoạt động dịch vụ phát triển rất mạnh và nguồn của cải xã hội được tạo ra ở đây cũng có xu hướng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn. Đối với Việt Nam, xu hướng đó cũng là tất yếu. Như vậy, cùng với các hoạt động sản xuất vật chất, các hoạt động dịch vụ là nơi tạo ra nguồn tài chính chủ yếu của quốc gia, nguồn thu chủ yếu của tài chính công. Do đó, để tăng thu tài chính công, con đường chủ yếu phải là tìm cách mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội. Thứ hai, Thu nhập của tài chính công có thể được lấy về bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, có bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn trả, ngang giá và không ngang giá… nhng, nét đặc trưng là luôn gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước thể hiện tính cưỡng chế bằng hệ thống luật lệ do Nhà nước quy định và mang tính không hoàn trả là chủ yếu. Ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức đầy đủ đặc điểm này là ở chỗ, để việc sử dụng các hình thức và phương pháp động viên của tài chính công hợp lý đòi hỏi phải xem xét đến tính chất, đặc điểm của các hoạt động kinh tế - xã hội và yêu cầu phát huy vai trò đòn bẩy của các công cụ tài chính trong phân phối và phân phối lại các nguồn tài chính phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng thời kỳ phát triển xã hội. 2.3. Đặc điểm về tính hiệu quả của chi tiêu tài chính công Chi tiêu tài chính công là việc phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ (vốn) của Nhà nước. Các quỹ tiền tệ của Nhà nước được đề cập ở đây bao gồm quỹ NSNN và các quỹ tài chính công ngoài NSNN, không bao gồm vốn và các quỹ của DNNN. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị kinh tế cơ sở, hiệu quả của việc sử dụng vốn thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng nh: Tổng số lợi nhuận thu được trong kỳ, số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ, hệ số doanh lợi (lợi nhuận/vốn, lợi nhuận/giá thành, lợi nhuận/chi phí). Khác với hoạt động sản xuất kinh doanh ở cơ sở, tầm vi mô, việc dựa vào các chỉ tiêu định lượng để đánh giá hiệu quả các khoản chi của tài chính công sẽ gặp phải khó khăn và sẽ không cho phép có cái nhìn toàn diện. Bởi vì, chi tiêu của tài chính công không phải là những chi tiêu gắn liền trực tiếp với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị cơ sở, mà là những chi tiêu gắn liền với việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, tức là gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có tính chất toàn xã hội - tầm vĩ mô. Mặc dù hiệu quả của các khoản chi tiêu của tài chính công trên những 9 [...]... hoạt động quản lý các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải được xác định đúng đắn Quản lý TCC là một nội dung của quản lý tài chính và là một mặt của quản lý xã hội nói chung, do đó trong quản lý TCC các vấn đề kể trên cũng là các vấn đề cần được nhận thức đầy đủ Trong hoạt động TCC, chủ thể quản lý TCC là... các tiêu thức khác nhau có thể có các cách phân loại khác nhau về hệ thống tài chính công 1 Theo chủ thể quản lý trực tiếp có thể chia tài chính công thành các bộ phận: - Tài chính công tổng hợp 16 - Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước - Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước 1.1 Tài chính công tổng hợp Tài chính công tổng hợp tồn tại và hoạt động gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các... là quản lý các quỹ công, quản lý các hoạt động tạo lập (thu) và sử dụng (chi) các quỹ công, do đó sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý yếu tố con người với quản lý yếu tố hoạt động tài chính là đặc điểm quan trọng của quản lý TCC 2.2 Đặc điểm về việc sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý TCC Nh đã đề cập ở trên, trong quản lý TCC có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý khác nhau (tổ chức, hành chính, ... TCC được sử dụng để quản lý và điều hành các hoạt động TCC được xem nh một loại công cụ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng Trong quản lý TCC, công cụ pháp luật được sử dụng thể hiện dưới các dạng cụ thể là các chính sách, cơ chế quản lý tài chính; các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống kê; các định mức, tiêu chuẩn về tài chính, mục lục NSNN Cùng với pháp luật, hàng loạt công cụ phổ biến khác... chủ thể quản lý TCC thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của TCC nhằm đạt được các mục tiêu đã định 2 Đặc điểm của quản lý TCC Quản lý TCC là sự tác động của các chủ thể quản lý TCC vào quá trình hoạt động của TCC Để quản lý TCC có hiệu quả đòi hỏi phải nắm được đặc điểm của quản lý TCC Đến lợt nó, đặc điểm của quản lý TCC... nước là sự thể hiện bản chất của tài chính công Vận dụng các chức năng này vào hoạt động thực tiễn, tài chính công sẽ phát huy những vai trò to lớn của nó III Hệ thống tài chính công (TCC) Chủ thể của các quan hệ tài chính công là các cấp chính quyền Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước, gọi chung là Nhà nước Gắn với chủ thể là Nhà nước, các quỹ tiền tệ thuộc tài chính công có tính đặc thù là việc tạo... của quá trình phát triển Trong điều kiện đó, việc sử dụng tài chính để thực hiện vai trò điều chỉnh của Nhà nước cũng trở thành vấn đề cần được chú ý thường xuyên với các giải pháp cụ thể và thích hợp TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1- Giáo trình quản lý tài chính công, Học viện Tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội 2007 2- Tài chính công, Bộ Tài chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 3- Luật NSNN số 01/2002/QH11... 06/6/2003 của Chính phủ 5- Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính 26 Chương 2: Những vấn đề chung về quản lý TCC I Khái niệm và đặc điểm của quản lý TCC 1 Khái niệm quản lý TCC Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động... cho thấy, trong chính sách tài chính công, bên cạnh bộ phận hạt nhân là chính sách Ngân sách, việc nghiên cứu để có chính sách hợp lý đối với việc quản lý và sử dụng vốn ngoài Ngân sách là cần thiết IV Vai trò của tài chính công Vai trò của Tài chính công có thể được xem xét trên hai khía cạnh: là công cụ tập trung nguồn lực đảm bảo duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy Nhà nước và là công cụ của Nhà... các hoạt động tài chính để điều khiển các hoạt động tài chính phù hợp với các yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội và ý muốn chủ quan của người quản lý nói chung và của Nhà nước nói riêng Trong quản lý TCC, các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý và nhiều công cụ quản lý khác nhau Phương pháp tổ chức được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý trong việc . thống tài chính công. 1. Theo chủ thể quản lý trực tiếp có thể chia tài chính công thành các bộ phận: - Tài chính công tổng hợp. 16 - Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước. - Tài chính. thống tài chính công (TCC) 16 1. Theo chủ thể quản lý trực tiếp có thể chia tài chính công thành các bộ phận: 16 1.1. Tài chính công tổng hợp 17 1.2. Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà. I: Những vấn đề cơ bản về Tài chính công I. Khái niệm và đặc điểm của tài chính công 1. Khái niệm Tài chính công Tài chính công (TCC) một bộ phận hữu cơ của nền tài chính quốc gia. Nó ra đời,

Ngày đăng: 06/01/2015, 13:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w