1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Bài 2 sinh trưởng và phát triển (bài giảng quản lý tài nguyên rừng)

55 1,5K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Sinh trưởng thể tích của cây rừng tt -Loài cây ưa sáng trong các năm đầu có lượng tăng trưởng cao, thời gian tăng trưởng cực đại đến lớn, sau đó giảm nhanh.. - Cùng một loài cây, trong

Trang 1

BÀI 2

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

Trang 2

1 Sinh trưởng và phát triển

Sinh trưởng của cây rừng

là sự tăng lên về kích

thước và khối lượng của

cây, có liên quan đến sự

hình thành các cơ quan

và tế bào mới

Trang 3

1 Sinh trưởng và phát triển

Phát triển (cá thể) là qúa trình

biến đổi về chất lượng của

các chất chứa trong tế bào và

qúa trình tạo hình (phát sinh

các cơ quan, bộ phận, thành

phần cấu trúc mới).

Trang 4

1 Sinh trưởng và phát triển

Rừng sinh trưởng và phát triển

tuân theo các quy luật nhất định

Có các biện pháp lâm sinh

Trang 5

1 Sinh trưởng và phát triển

Sinh trưởng và phát triển:

•Không có sinh trưởng sẽ

không có phát triển

•Phát triển là tiền đề của sinh

trưởng

•Sinh trưởng của cá thể cây

tạo tiền đề cho sinh trương

quần thể rừng

Trang 6

1.1 Tốc độ sinh trưởng của cây rừng

Các năm đầu: rễ và tán cây chưa hoàn chỉnh nên tốc

Trang 7

1.1 Tốc độ sinh trưởng của cây rừng

Theo điều kiện và đặc điểm và đặc điểm sinh trưởng của cây rừng có thể phân chia 4 dạng cơ bản sau đây:

a.1 Cây tiên phong tạm thời: Các cây ưa sáng, đời sống ngắn, sinh trưởng nhanh ngay từ các ngày đầu, kích thước nhỏ

a.2 Cây tiên phong định cư: Các cây ưa sáng, đời sống dài, cây sinh trưởng nhanh ngay từ các ngày đầu, kích thước lớn

Trang 8

1.1 Tốc độ sinh trưởng của cây rừng

a.3 Cây chịu bóng, sống dưới tán rừng: Các cây sinh trưởng chậm, kích thước nhỏ.

a.4 Cây chịu bóng tầng trên: Cây sinh trưởng chậm, kích thước lớn, đời sống dài.

Phân loại các các dạng sinh trưởng là cơ sở quan

trọng để lựa chọn sự phối hợp các loài cây trồng rừng hỗn loài.

Trang 9

1.1 Tốc độ sinh trưởng của cây rừng

Trang 10

1.2 Sinh trưởng chiều cao của rừng

•Sinh trưởng chiều cao cây rừng bắt đầu từ lúc chồi ngọn hoạt động cho đến khi hình thành chồi ngọn mới

•Ở VN, mùa sinh trưởng của rừng bắt đầu từ mùa xuân Một số loài cây sinh trưởng chiều cao liên tục quanh năm Thí dụ: Lim xanh, Sến, Giẻ,

Trang 11

1.2 Sinh trưởng chiều cao của rừng

•Một số loài chỉ tập trung vào số ít ngày xuân, sau đó ngừng sinh trưởng và bắt đầu sinh ra một vòng cành (nhóm cây sinh trưởng không liên tục) VD: Cây Bàng

•Có loài có hiện tượng “tái sinh trưởng”: 2 - 3 đợt sinh trưởng chiều cao/năm Ở nước ta, đợt tái sinh trưởng lần thứ hai thường vào mùa mưa

Trang 12

1.3 Sinh trưởng đường kính của cây rừng

Thời kỳ sinh trưởng mạnh về

đường kính có thể đến cùng một lúc

hoặc muộn hơn và kéo dài so với

thời kỳ sinh trưởng chiều cao mạnh

nhất

Các loài cây rụng lá sống trong

hoàn cảnh khí hậu theo muà rõ rệt,

hình thành mỗi năm một vòng gỗ

Trang 13

1.3 Sinh trưởng đường kính của cây rừng

Ở VN: Thông, Bồ đề, Mỡ

thể hiện quy luật vòng năm

tương đối rõ ràng, năm hạn

hán tạo vòng năm giả

Các cây thường xanh sống

nơi khí hậu ít theo mùa thì

vòng năm thường không rõ

Trang 14

1.4 Sinh trưởng thể tích của cây rừng

•Tăng trưởng là tốc độ tăng lượng sinh trưởng trong một khoảng thời gian nhất định.

•Điểm cực đại tăng trưởng của cây rừng trùng với điểm cực đại của sinh trưởng thể tích cây rừng

•Thời gian tăng trưởng cây rừng đạt max là cây rừng có năng suất sinh trưởng cao nhất

Trang 15

1.4 Sinh trưởng thể tích của cây rừng (tt)

-Loài cây ưa sáng trong các năm đầu có lượng tăng trưởng cao, thời gian tăng trưởng cực đại đến lớn, sau đó giảm

nhanh

-Cây chịu bóng, trong các năm đầu có lượng tăng trưởng thấp, thời gian tăng trưởng cực đại đến muộn, sau đó giảm dần và chậm hơn so với cây ưa sáng.

- Cùng một loài cây, trong các hoàn cảnh sống khác nhau thì lượng tăng trưởng cũng khác nhau: lượng tăng trưởng cực đại của cây thuần loại ở điều kiện lập địa tốt sẽ đến

sớm và lớn hơn so với rừng cây tương tự ở điều kiện lập địa xấu.

Trang 16

2 Sinh trưởng của rừng

Sinh trưởng của rừng

không những bị tính di

truyền hoàn cảnh sống

chi phối, mà còn chịu tác

động mạnh mẽ do tốc

độ phân hóa, tỉa thưa tự

nhiên và quy luật kết

cấu của rừng.

Trang 17

2.1 Phân hóa tự nhiên

•Phân hóa và tỉa thưa tự nhiên là hiện tượng mang tính phổ biến trong quá trình sinh trưởng của rừng

•Một số cây rừng sinh trưởng mạnh, cao lớn, cành lá sum xuê, ngược lại một số cây rừng sinh trưởng chậm, nhỏ bé, tán lá hẹp

•Nguyên nhân của hiện tượng phân hóa là do tính di truyền

và điều kiện môi trường sống tạo nên

•Các hiện tượng này sẽ tạo ra một khoảng cách phân hóa giữa các cây rừng

Trang 18

2.1 Phân hóa tự nhiên

•Sau khi rừng đá khép tán, cuộc đấu tranh sinh tồn giữa các cá thể cây rừng diễn ra càng mạnh mẽ nhằm tranh

giành ánh sáng, độ ẩm và chất dinh dưỡng trong đất

•Các cây ở tầng trên cao to chèn ép các cây ở tầng dưới thấp bé hơn

•Tuổi rừng càng cao thì nhu cầu không gian, dinh dưỡng của mỗi cây rừng càng lớn, cuộc đấu tranh sinh tồn diễn ra càng gay gắt

Trang 19

2.1 Phân hóa tự nhiên (tt)

•Quá trình phân hóa và tỉa thưa tự

nhiên diễn ra cả ở rừng tự nhiên

và rừng trồng

•Đối với rừng tự nhiên hỗn giao,

cuộc đấu tranh sinh tồn giữa các

loài cây càng diễn ra khốc liệt

•Cường độ tỉa thưa tự nhiên phụ

thộc vào loài cây, điều kiện sống

và mật độ gây trồng

Sự phân tầng thực vật (ebook.edu.vn)

Trang 20

2.2 Phân cấp cây rừng

PP của nhà lâm học Đức G.Krap (1984)

-Cấp I: các cây sinh trưởng tốt nhất, chiều cao và đường kính lớn nhất, tán cây rất to và vượt khỏi tán rừng

- Cấp II: các cây sinh trưởng tốt, tán cấy phát triển đều đặn, kích thước chiều cao và đường kính của cây nhỏ hơn cây cấp I một ít Số lượng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số cây của rừng

Trang 21

-2.2 Phân cấp cây rừng

-Cấp III: các cây sinh trưởng TB, kích thước tán cây, chiều cao và đường kính TB

-Tán cây vẫn tham gia vào tầng rừng chính

-Là nhóm cây trung gian giữa nhóm cây chiếm ưu thế và nhóm cây bị chèn ép

Trang 22

2.2 Phân cấp cây rừng (tt)

-Cấp IV: các cây sinh trưởng yếu, bị chèn ép, tán cây vươn đến phía dưới của tầng rừng chính, tán hẹp hoặc lệch

-Nhóm cấp IV được chia làm 2 nhóm nhỏ:

+ IV a: các cây có tán hẹp nhưng xòe đều, tán cây còn

được chiếu sáng bởi các lỗ trống của tán rừng chính

+ IV b: các cây tán lệch, tán thấp ở dưới tán rừng, không được chiếu sáng

Trang 23

-2.2 Phân cấp cây rừng (tt)

-Cấp V: gồm các cây sinh trưởng xấu, nằm hoàn toàn dưới tán rừng, nhóm cấp V cũng chia ra 2 nhóm:

+ Va: gồm các cây tán lá còn sống

+ Vb: Gồm các cây đang chết hoặc sắp chết

PP phản ánh được tình hình phân hóa cây rừng với tiêu chuẩn rõ ràng, dễ áp dụng

Chỉ áp dụng được cho loại rừng cây gỗ thuần loại và đều tuổi

Trang 24

2.3 Sinh trưởng và tăng trưởng của rừng (lâm phần)

•Sinh trưởng của cây rừng là cơ sở tạo nên sinh trưởng của cả rừng

• Sinh trưởng của từng cây và của rừng có quan hệ mật thiết với nhau

Trang 25

2.3 Sinh trưởng và tăng trưởng của rừng (lâm phần)

Cũng có trường hợp sinh trưởng của từng cây rừng và của

cả rừng theo quan hệ đối nghịch:

Rừng có mật độ thưa thì cây rừng sinh trưởng nhanh do

thỏa mãn nhu cầu sống, nhưng sản lượng của cả rừng loại thấp do tổng số cây ít

Do đó trong kinh doanh rừng phải điều tiết mật độ hợp lý,

để cây rừng sinh trưởng nhanh mà sản lượng cả rừng cũng cao

Trang 26

2.3 Sinh trưởng và tăng trưởng của rừng (lâm phần) (tt)

Tăng trưởng của rừng là kết quả của 2 quá trình trái ngược nhau:

•quá trình tăng trưởng của những cây đang sống

•quá trình tỉa thưa tự nhiên, những cây chết vì già cỗi

Giai đoạn rừng già, lượng tăng trưởng rất thấp và có thể là

số âm, vì cây chế đi là các cây gỗ cao to có thể tích lớn Do

đó không nên duy trì rừng đến giai đoạn này

Trang 28

3 phát triển của rừng

Chu kỳ phát triển của rừng được chia thành 6 giai đoạn:

1 Gđ rừng non: (cấp tuổi I), cây dễ biến dị để thích ứng với

hoàn cảnh sống, tán cây bắt đầu giao nhau, hoàn cảnh rừng mới hình thành, quan hệ các cây rừng chủ yếu là hỗ trợ

Biện pháp tác động chủ yếu là chăm sóc rừng non, trồng dặm, loại trừ cây bụi thảm tươi cạnh tranh với cây rừng

Trang 29

3 phát triển của rừng

Chu kỳ phát triển của rừng được chia thành 6 giai đoạn:

2 Giai đoạn rừng sào: (cấp tuổi II), khả năng biến dị của cây

rừng đã giảm, sinh trưởng chiều cao tăng nhanh, tốc độ phân hóa và tỉa thưa mạnh, quan hệ các cây rừng chủ yếu là cạnh tranh, cây rừng bắt đầu ra hoa kết quả

Biện pháp kỹ thuật tác động chủ yếu: chặt tỉa thưa, chọn lọc nhân tạo cây có phẩm chất tốt

Trang 30

3 phát triển của rừng

3 Giai đoạn rừng trung niên: (cấp tuổi III), sinh trưởng

chiều cao vẫn mạnh, sinh trưởng đường kính cũng mạnh nhất, cây rừng sai quả và đạt tuổi thành thục tái sinh, tỉa thưa tự nhiên giảm dần

Biện pháp kỹ thuật: tiếp tục chặt tỉa thưa, mở rộng không gian dinh dưỡng để xúc tiến sinh trưởng đường kính

Trang 31

3 phát triển của rừng (tt)

4 Giai đoạn rừng gần già: (Cấp tuổi IV), rừng vẫn tiếp tục ra hoa kết quả, sinh trưởng chậm dần, tỉa thưa tự nhiên

rất yếu

Biện pháp tác động: chặt nuôi dưỡng để xúc tiến sinh

trưởng đường kính, tạo điều kiện cho cây ra hoa kết quả và tái sinh tự nhiên

5 Giai đoạn rừng già: (cấp tuổi V), rừng vẫn còn hoa

quả, sinh trưởng đã chậm lại, cây thành thục.

Biện pháp tác động: khai thác lấy gỗ, tạo điều kiện cho

rừng mới tái sinh phát triển

Trang 33

3 phát triển của rừng (tt)

6 Giai đoạn rừng quá già: (cấp tuổi VI), ít hoa quả, sinh

trưởng ngừng trệ, cây gì cỗi và rỗng ruột bị sâu bệnh và gió làm đỗ gãy

Chia 6 giai đoạn phát triển của rừng chỉ áp dụng cho rừng thuần loại và đều tuổi

Trang 34

4 Tái sinh rừng

 Biểu hiện: sự xuất hiện 1 thế hệ cây non của những loài cây gỗ ở những nơi còn có điều kiện tái sinh rừng

 Lớp cây con tái sinh thay thế lớp cây già cỗi.

 Do đó tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng (chủ yếu là tầng cây gỗ).

Trang 35

4 Tái sinh rừng

Tùy theo điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế có thể tiến hành 3 loại tái sinh rừng khác nhau:

 Tái sinh tự nhiên

 Tái sinh nhân tạo

 Xúc tiến tái sinh tự nhiên.

Trang 36

4 Tái sinh rừng

-Tái sinh rừng tự nhiên: quá trình tạo thành thế hệ rừng

mới bằng con đường tự nhiên, không có tác động của

người sản xuất

-Tái sinh rừng tự nhiên tận dụng được nguồn giống và hoàn cảnh rừng sẵn có

Trang 37

4 Tái sinh rừng

Tái sinh rừng tự nhiên:

-Nhược điểm: không điều tiết được tổ thành, mật độ và cần có thời gian dài

-Điều kiện: rừng phải có đủ nguồn giống

-Ở những nơi xa xôi, điều kiện nhân lực và kinh tế có hạn, thường lợi dụng tái sinh tự nhiên.

Trang 38

4 Tái sinh rừng

Tái sinh rừng nhân tạo: cách tái sinh rừng có sự tác

động tích cực của con người, từ khâu tạo cây con, trồng, đến chăm sóc rừng trồng

-Ưu điểm: chủ động chọn loại cây trồng, điều khiển tổ thành và mật độ cây phù hợp với mục đích kinh doanh sản xuất, cây con có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng nhanh

Trang 39

4 Tái sinh rừng

Tái sinh rừng nhân tạo:

-Nhược điểm: phải có điều kiện kinh tế và kỹ thuật nhất đinh (về mặt kỹ thuật thì tái sinh nhân tạo và trồng rừng giống nhau, nhưng khác nhau ở chỗ trồng rừng tiến hành

ở nơi đất chưa có rừng hoặc đất không còn mang tính

chất đất rừng, trái lại tái sinh nhân tạo trên đất còn mang tính chất đất rừng).

Trang 40

4 Tái sinh rừng

-Xúc tiến tái sinh thiên nhiên: là phương thức trung

gian giữa tái sinh tự nhiên và nhân tạo

-Ưu điểm: Tận dụng được năng lực gieo giống của rừng sẵn có, nhưng có sự tác động của con người để tạo hoàn cảnh thuận lợi cho hạt giống nảy mầm và cây con tái

sinh phát triển tốt

Trang 41

4 Tái sinh rừng

Xúc tiến tái sinh thiên nhiên:

-Nếu thành phần cây và mật mật độ cây không phù hợp với mục đích kinh doanh, thì phải tra dặm hạt, trồng cây con để bổ sung.

Căn cứ vào mục đích kinh doanh, điều kiện tự nhiên,

kinh tế và kỹ thuật mà quyết định loại tái sinh rừng.

Trang 42

5 Tái sinh bằng hạt

5.1 Ra hoa kết quả và phân tán hạt giống

-Cây rừng phải đạt đến tuổi nhất định mới ra hoa kết quả

-Cây rừng khác nhau tuổi ra hoa kết quả cũng khác nhau

-Cây rừng nhiệt đới ra hoa kết quả sớm hơn cây rừng ôn đới -Cây chồi ra hoa kết quả sớm hơn cây hạt

-Tếch chồi ra hoa sớm hơn Tếch hạt từ 7 - 8 năm.

Trang 43

5 Tái sinh bằng hạt 5.1 Ra hoa kết quả và phân tán hạt giống

-ĐK sống ảnh hưởng lớn tới tuổi và sản lượng ra hoa kết quả

-Cùng 1 loài cây và cùng tính chất đất, nhưng cây mọc

lẻ ra hoa sớm và nhiều hơn cây rừng tự nhiên.

- Tuổi ra hoa kết quả đạt số lượng và chất lượng cao

nhất gọi là tuổi tái thục sinh

Trang 44

5 Tái sinh bằng hạt

5.1 Ra hoa kết quả và phân tán hạt giống

-Năm ra hoa kết quả nhiều gọi là năm sai quả

-Cây rừng ưa sáng, hạt nhỏ, sinh trưởng trên hoàn cảnh tốt thì có chu kỳ sai quả ngắn

-Bón phân và tỉa thưa rừng, người ta có thể rút ngắn chu

kỳ năm sai quả.

Trang 45

5 Tái sinh bằng hạt

5 1 Ra hoa kết quả và phân tán hạt giống (tt)

-Ở VN, cây gỗ ra hoa kết quả quanh năm, nhưng thường tập trung vào cuối mùa mưa và kéo dài trong mùa khô

-Ra hoa kết quả còn phụ thuộc vào thời tiết, côn trùng thụ phấn, ánh sáng trong rừng

- Xác định thời kỳ quả và hạt chín, rơi rụng có ý nghĩa rất lớn đối với việc thu hái hạt giống

Trang 46

5 Tái sinh bằng hạt

5.2 Nảy mầm của hạt giống

 Hạt giống của các cây ở rừng mưa nhiệt đới phần lớn chỉ giữ được sức sống trong thời gian ngắn

 Hạt giống có vỏ cứng và dày (nước và không khí khó thấm qua), có tuổi thọ cao

 Hạt sau khi rơi rụng xuống có thể nảy mầm đồng lọat hoặc rải ra trong thời gian dài

Trang 47

5 Tái sinh bằng hạt

5.2 Nảy mầm của hạt giống

 Độ ẩm đất 60%, nhiệt độ không khí là 20 - 250C thì

đa số các loại cây đều có thể nảy mầm nhanh

 Rừng có lớp thảm tươi và thảm khô dày, chặt, phát lớp thảm tươi dày, xới đất làm có, phát quang bớt tán rừng dày kín để tạo điều kiện thuận lợi cho hạt giống nảy

mầm.

Trang 48

5 Tái sinh bằng hạt

5.3 Sinh trưởng của cây tái sinh

Đời sống cây tái sinh 2 giai đoạn:

- Giai đoạn cây mạ: Tán cây và hệ rễ mới hình thành, khả năng đồng hóa yếu, tính ổn định chưa cao, sức đề kháng kém, hình thái cây chưa định hình, cây mạ

thường nằm lẫn trong tầng thảm tươi.

Trang 49

5 Tái sinh bằng hạt

5.3 Sinh trưởng của cây tái sinh

- Giai đoạn cây con: tính chịu bóng giảm so với cây mạ, hình thái cây ổn định, tán cây và hệ rễ phát triển, khả năng sinh trưởng và sức đề kháng cao hơn, cây đã

vượt qua tầng thảm tươi, cây cao Các yếu tố hoàn cảnh thích hợp, ít bị tầng thảm tươi và cây cao chèn

ép cây con tái sinh sẽ có tỉ lệ sống cao và phát triển mạnh.

Trang 50

Keuhenhof

Ngày đăng: 29/11/2016, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w