1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG TỔ HỢP CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ALUMIN NHÂN CƠ TỈNH ĐĂKNÔNG

78 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Đề tài dựa vào nhưng số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được liên quan đến dự án và về địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu những ảnh hưởng của dự án đến văn hóa, kinh tế xã hội và môi trường. Nêu một số giải pháp giảm thiểu các tác động của dự án. Khóa luận thông qua các chỉ tiêu về hiện giá ròng NPV, tỷ số lợi ích chi phí BCR, suất sinh lợi nội tại IRR để xây dựng bảng phân tích lợi ích chi phí, phân tích và đánh giá dự án xây dựng tổ hợp công nghiệp sản xuất Alumin Nhân Cơ ở huyện Đăk R’Lấp dưới góc độ xã hội, có tính đến chi phí môi trường. Kết quả NPV= 1940,5 tỷ đồng > 0, BCR = 1,17, IRR = 12%, cho thấy dự án có khả thi. Thông qua kết quả nghiên cứu và tình hình thực tế cho thấy dự án tuy có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường và con người nhưng đây là một dự án có tính khả thi, mở đầu cho một ngành công nghiệp chiến lược trong tương lai, có ỹ nghĩa trong việc nâng cao cải thiện đời sống kinh tế xã hội của địa phương.

NỘI DUNG TÓM TẮT BÙI THỊ NGÂN HÀ. Tháng 06 năm 2009. “Phân Tích Lợi Ích - Chi Phí Dự Án Xây Dựng Tổ Hợp Công Nghiệp Sản Xuất Alumin – Nhân Cơ - Đăk Nông”. BUI THI NGAN HA. June 2009. “Analyzing Cost - Benefit of Building Project Nhan Co Industrial Alumin Production Complex in Dak Nong Province”. Đề tài dựa vào nhưng số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được liên quan đến dự án và về địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu những ảnh hưởng của dự án đến văn hóa, kinh tế - xã hội và môi trường. Nêu một số giải pháp giảm thiểu các tác động của dự án. Khóa luận thông qua các chỉ tiêu về hiện giá ròng NPV, tỷ số lợi ích chi phí BCR, suất sinh lợi nội tại IRR để xây dựng bảng phân tích lợi ích chi phí, phân tích và đánh giá dự án xây dựng tổ hợp công nghiệp sản xuất Alumin Nhân Cơ ở huyện Đăk R’Lấp dưới góc độ xã hội, có tính đến chi phí môi trường. Kết quả NPV= 1940,5 tỷ đồng > 0, BCR = 1,17, IRR = 12%, cho thấy dự án có khả thi. Thông qua kết quả nghiên cứu và tình hình thực tế cho thấy dự án tuy có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường và con người nhưng đây là một dự án có tính khả thi, mở đầu cho một ngành công nghiệp chiến lược trong tương lai, có ỹ nghĩa trong việc nâng cao cải thiện đời sống kinh tế xã hội của địa phương. v MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii T DANH MỤC CÁC BẢNG ix DANH MỤC CÁC HÌNH x DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC xi DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC xi CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Bố cục luận văn 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 5 2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 5 2.2.Tổng quan về huyện Đăk Rlấp 5 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 5 2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên 7 2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 9 2.3.1. Dân số 9 2.3.2. Lao động và việc làm 9 2.4. Tình hình phát triển kinh tế 10 2.4.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10 2.4.2. Cơ cấu GDP huyện Đăk R’lấp 10 2.5. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 11 2.5.1. Nông - lâm - nghiệp 11 2.5.2. Công nghiệp-TTCN – Xây dựng 12 2.5.3. Thương mại – dịch vụ 13 2.6. Thực trạng kết cấu hạ tầng 13 vi 2.6.1. Giao thông 13 2.6.2. Hệ thống điện 13 2.6.3. Hệ thống thủy lợi 14 2.7. Giáo dục-Y tế 14 2.7.1. Giáo dục 14 2.7.2. Y tế 15 2.8.Thực trạng môi trường 15 2.8.1.Đối với môi trường không khí 15 2.8.2.Đối với môi trường nước 15 2.8.3. Đối với môi trường đất 15 2.9. Tổng quan về dự án 16 2.9.1. Thông tin chung về dự án 16 2.9.2. Hình thức đầu tư, phương án sản phẩm, quy mô công suất 16 2.9.3. Giá bán sản phẩm 17 2.9.4. Các nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào 17 2.9.5. Khả năng và điều kiện cung cấp quặng nguyên khai 19 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Nội dung nghiên cứu 20 3.1.1. Phát triển bền vững 20 3.1.2. Tài nguyên bôxit 22 3.1.3. Tài nguyên bôxit ở Đăknông 27 3.2. Phương pháp nghiên cứu 32 3.2.1. Phương pháp Phân tích lợi ích - chi phí 32 3.2.2. Phương pháp hiện giá thuần NPV của khoản thu nhập ròng hàng năm 34 3.2.3. Cơ sở khoa học của việc tính toán thiệt hại ô nhiễm 35 3.2.3. Phương pháp chi phí phòng ngừa 36 3.2.4. Phương pháp chi phí thay thế 36 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38 4.1. Những ảnh hưởng của dự án đến văn hóa, xã hội và sinh kế cộng đồng dân cư trong vùng 38 4.1.1. Đặc điểm văn hóa và xã hội của ộng đồng vùng dự án 38 vii 4.1.2. Sinh kế của cộng đồng hiện nay 40 4.1.3. Những ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội, sinh kế của cộng đồng dân cư trong vùng dự án 42 4.1.4. Tình hình thu hồi đất của các hộ chọn khảo sát 44 4.2. Phân tích dự án 47 4.2.1. Các tác động môi trường của dự án 48 4.2.2. Phân tích chi phí và lợi ích của dự án 52 4.2.3. Doanh thu của dự án 59 4.2.4. Phân tích đánh giá dự án có tính thêm chi phí thiệt hại đến môi trường 60 4.2.5. Những tác động của dự án đến đời sống kinh tế xã hội 60 4.3. Các biện pháp của dự án nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường 62 4.3.1. Bảo vệ môi trường không khí 62 4.3.2. Bảo vệ môi trường nước 63 4.3.3. Quản lý chất thải rắn 64 4.3.4. An toàn thi công 64 4.3.5. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế xã hội 64 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 5.1 Kết luận 65 5.2 Kiến nghị 66 5.2.1.Kiến nghị đối với chính quyền các cấp 66 5.2.2. Kiến nghị đối với công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo Vệ Môi Trường CGCN Chuyển Giao Công Nghệ CNH – HĐH Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa CN – TTCN Công nghiệp – Tiểu Thủ Công nghiệp CN – XD Công nghiệp – Xây Dựng CP Chi Phí DT Diện Tích DTTN Diện Tích Tự Nhiên ĐTH Đô Thị Hóa ĐTM Đánh Giá Tác Động Môi Trường ĐTXDCT Đầu Tư Xây Dựng Công Trình ĐVT Đơn Vị Tính GTGT Giá Trị Gia Tăng GTSX Giá Trị Sản Xuất HT Hệ Thống N-L-T Nông – Lâm – Thủy NN Nông Nghiệp QLMT Quản Lý Môi Trường SEV Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế TCCP Tiêu Chuẩn Cho Phép TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam TH Tiểu Học THCS Trung Học Cơ Sở TKV Tập Đoàn Công Nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam TNDN Thu Nhập Doanh Nghiệp TP HCM Thành Phố Hồ Chí Minh UBND Ủy Ban Nhân Dân ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. Hiện Trạng Dân Số Huyện 9 Bảng 2. 2. Lao Động Trong Các Ngành Kinh Tế 10 Bảng 2.3. Cơ Cấu GDP Huyện 11 Bảng 2.4. Nhu Cầu Nguyên, Nhiên Liệu Đầu Vào 18 Bảng 3.1. Thiệt Hại Gây Ra Bởi Xói Lở Đất Tính Theo Giá Trị Dinh Dưỡng của 1 Ha Đất Nông Nghiệp 32 Bảng 4.1. Số Liệu về Dân Số và Dân Tộc của Các Xã 39 Bảng 4.2. Tình Hình Sử Dụng Đất của 3 Xã Vùng Dự Án 41 Bảng 4.3. Diện Tích Cây Công Nghiệp của Các Xã Vùng Dự Án (năm 2008) 42 Bảng 4.4. Tình Hình Thu Hồi Đất Của Các Hộ Khảo Sát 45 Bảng 4.5. Tình Hình Thu Nhập Từ Đền Bù Của Các Hộ Khảo Sát 46 Bảng 4.6. Nguồn Gây Ô Nhiễm và Các Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Thực Hiện Dự Án 49 Bảng 4.7: Bảng Chi Phí Của Dự Án 55 Bảng 4.8. Bảng Tính GTSX Nông – Lâm – Ngư Bình Quân/1ha Đất NN 56 Bảng 4.9. Bảng Ước Tính GTSX Nông – Lâm – Ngư bị Mất 56 Bảng 4.10. Dự Toán Kinh Phí Các Công Trình Xử Lý Môi Trường đối với Các Chất Thải của Dự Án 57 Bảng 4.11. Bảng Ước Tính Chi Phí Bảo Vệ Môi Trường Hàng Năm 58 Bảng 4.12. Bảng Ước Tính Chi Phí Phục Hồi Môi Trường Sau Dự Án 58 Bảng 4.13. Bảng Sản Lượng Lũy Tiến Dự Kiến 59 Bảng 4.14. Doanh Thu Dự Kiến Hàng Năm của Dự Án 60 x DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. Chu Trình Vòng Đời Công Nghiệp Nhôm 22 Hình 3.2. Biểu Đồ Tài nguyên Bôxit Trên Thế Giới 23 Hình 3.3. Quặng Bôxit 24 Hình 3.4. Bản Đồ Vị Trí Phân Bổ Quặng Bôxit Việt Nam 25 Hình 4.1. Bản Đồ Quy Hoạch Dự Án Alumin Nhân Cơ 47 xi DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Bảng 4.15. Các Chỉ Tiêu của Dự Án CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tài nguyên không thể tái tạo bao gồm các nhiên liệu dầu, khí đốt tự nhiên, bôxit, đồng, sắt, than, v.v. Những tài nguyên này đã được hình thành từ các quá trình địa lý kéo dài hàng triệu năm. Vì thế ta có thể xem loại tài nguyên này là có trữ lượng cố định không thể tái tạo. Bôxit cũng thuộc nhóm tài nguyên không thể tái sinh này. Chúng cũng có những thuộc tính như trên. Trong nền kinh tế của quốc gia thì bôxit không đóng vai trò chủ đạo như dầu, than, sắt, v.v. nhưng nó cũng quan trọng vì nó là đầu vào để tạo ra sản phẩm nhôm các loại. Quặng Bôxit là cơ sở hình thành một ngành công nghiệp có quy mô lớn và đồng bộ về khai thác bôxit, sản xuất Alumin và luyện nhôm, là nguồn lực quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế xã hội. Bôxit là một trong những tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam. Tổng trữ lượng quặng bôxit đã xác định và tài nguyên dự báo khoảng 5,5 tỷ tấn, trong đó khu vực miền Bắc khoảng 91 triệu tấn, khu vực miền Nam khoảng 5,4 tỷ tấn. Hiện nay trữ lượng Bôxit tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (91,4%), trong đó là vùng Đăknông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum, Bình Phước. Để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Chính Phủ Việt Nam đã xác định ngành công nghiệp Bôxit là một trong những hạng mục công nghiệp ưu tiên, vì vậy ngày 1/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 167/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bôxit giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2025. Theo quyết định này Tập Đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) là đơn vị được Thủ tướng giao làm cơ quan đầu mối quản lý các dự án khai thác bôxit, sản xuất alumin và luyện nhôm. Hiện nay một số mỏ bôxit như Tân Rai (Lâm Đồng), và Nhân Cơ (Đăknông) đã được triển khai thực hiện. 2 Do tính chất quan trọng nên việc khai thác tiềm năng bôxit, sản xuất alumin và luyện nhôm trong thời gian qua đã trở thành một trong những vấn đề có tính thời sự được nhiều cơ quan, ban, ngành và các tổ chức xã hội quan tâm phản ánh. Theo quy trình, bôxit sau khi được khai thác sẽ qua quá trình tuyển rửa, trung hòa axit để tách quặng alumin. Quặng alumin sau đó có thể được xuất khẩu hay điện phân tại các nhà máy điện phân nhôm. Quá trình mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến lo ngại về những tác động tiêu cực của quá trình này đến vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường tại các vùng khai thác và chế biến bôxit. Thậm chí có ý kiến đề xuất nên dừng ngay chương trình bôxit vì các tác động tiêu cực của nó. Đăk Nông là tỉnh mới thành lập được 5 năm, tách ra từ tỉnh Đăklăk có tiềm năng rất lớn về nguồn tài nguyên này. Hứa hẹn sẽ là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện tại, TKV đã tiến hành dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Alumin tại xã Nhân Cơ, huyện Đăk Rlấp. Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên hay không nên khai thác bôxit ở Đăknông và Tây nguyên, chúng ta chưa biết được cụ thể mức độ tác động là bao nhiêu, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào ước tính các tác động đó. Vì vậy chúng ta cần phải có những nghiên cứu đưa ra những lợi ích và thiệt hại về mặt kinh tế và môi trường khi thực hiện dự án. Để từ đó tính toán hiệu quả của dự án đầy đủ hơn và có những quyết định đúng đắn hơn. Vậy lợi ích mang lại và chi phí phải bỏ ra khi tiến hành dự án khai thác quặng bôxit và sản xuất alumin như thế nào? Và tác động môi trường của dự án ra sao? Trước tình hình thực tế này, xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG TỔ HỢP CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ALUMIN NHÂN CƠ- TỈNH ĐĂKNÔNG”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung “Phân tích lợi ích chi phí dự án xây dựng tổ hợp công nghiệp sản xuất Alumin Nhân Cơ- tỉnh Đăknông”. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu những ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội và sinh kế các cộng đồng dân cư trong vùng thực hiện dự án. - Các tác động môi trường của dự án. - Tiến hành phân tích lợi ích chi phí của dự án. [...]... như phương pháp phân tích lợi ích chi phí, phương pháp thu thập số liệu, phân tích và tính toán để có được kết quả nghiên cứu CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN Đây là nội dung chính của đề tài trình bày chi tiết về kết quả đạt được của nghiên cứu như các ảnh hưởng của dự án đối với cộng đồng dân cư trong vùng dự án, bảng lợi ích, chi phí của dự án 3 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Phần kết luận sẽ nêu lại... (2001- 2006), giá trị sản xuất của ngành tăng bình quân 1,56%/năm Trong giá trị sản xuất chủ yếu là nuôi trồng (chi m 83,06%), còn lại là sản lượng khai thác chi m 16,94% Loại thủy sản huyện nuôi trồng và khai thác chính là cá, ngoài ra còn có tôm và một số thủy sản khác, song hai loại này chi m tỷ lệ nhỏ trong sản lượng thủy sản của Huyện 2.5.2 Công nghiệp- TTCN – Xây dựng Giá trị sản xuất của ngành có... Phương án sản phẩm Phương án sản phẩm của dự án là ôxit nhôm – Alumin dùng để điện phân nhôm Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn quốc tế và có thể dùng trong nước hoặc xuất khẩu c) Quy mô công suất dự kiến Nhà máy tuyển quặng Bôxit: đạt 900.000 tấn quặng tinh/năm, có khả năng mở rộng lên 1.800.000 tấn quặng tinh/năm và cấp thẳng cho nhà máy Alumin Nhà máy sản xuất Alumin: 1 nhà máy có công suất 300 ngàn tấn Alumin/ năm,...- Lợi ích kinh tế, xã hội do dự án mang lại - Tìm kiếm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án 1.3 Phạm vi nghiên cứu a) Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 02/03/2009 đến ngày 20/06/2009 b) Phạm vi không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng thực hiện dự án xây dựng Nhà máy Alumin Nhân Cơ- Đăknông 1.4 Bố cục luận văn Đề tài được chia thành 5 chương chính:... trưởng đáng kể, chỉ tính riêng 6 năm trở lại đây (2000 – 2006), cho thấy giá trị sản xuất của ngành năm 2006 tăng 26,8 lần so với năm 2000 Giá trị sản xuất của năm 2006 đạt 27.400 triệu đồng (giá cố định năm 1994) Trong đó, công nghiệp chế biến chi m 89,38% với 24.492 triệu đồng, công nghiệp khác chi m 10,62% với 2.908 triệu đồng Sản phẩm chủ yếu của ngành bao gồm: đá xây dựng, quần áo, chế biến nông sản, ... nằm về phía Tây-Nam tỉnh Đăknông, cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa khoảng 30 km, giáp với các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách TP.HCM khoảng 220 km, có tuyến quốc lộ 14 dọc theo chi u dài của huyện nối liền Bắc Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ và TP.HCM: Phía Bắc giáp huyện Tuy Đức, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Thị xã Gia Nghĩa, phía Tây giáp tỉnh Bình Phước Tổng diện tích. .. thế giới sẽ có xu hướng tăng dần do giá năng lượng tăng và nhu cầu vật liệu cơ bản cho xây dựng và công nghiệp tăng Do vậy giá alumin sẽ tăng theo giá nhôm thế giới Trong báo cáo tóm tắt dự án ĐTXDCT Nhà máy Alumin Nhân Cơ, dựa trên những tổng quan chung về phát triển kinh tế thế giới và nhu cầu nhôm trên thế giới đã dự báo giá Alumin trong tương lai sẽ không xuống dưới 260 USD/tấn 2.9.4 Các nhu cầu nguyên... nghị đối với chính quyền các cấp và đối với Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Với mục tiêu và phạm vi đã trình bày ở chương một tài liệu nghiên cứu của đề tài không chỉ gói gọn ở một mặt nhất định nào đó mà được tổng hợp từ nhiều nguồn lĩnh vực khác nhau Chúng bao gồm các lĩnh vực về phân tích lợi ích chi phí, về môi trường sinh thái huyện Đăk Rlấp,... sản xuất Alumin Nhân Cơ – Đăknông Chủ đầu tư: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam Nguồn vốn: Vốn của Tập đoàn và các nguồn huy động khác Mục tiêu: Khai thác quặng Bôxit, sản xuất Alumin đạt tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến của thế giới để xuất khẩu dùng cho điện phân nhôm 2.9.2 Hình thức đầu tư, phương án sản phẩm, quy mô công suất a) Hình thức đầu tư Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 100%... 47,30 Công nghiệp - TTCN 5,80 12,12 28,60 Thương mại – Dịch vụ 10,80 12,98 24,10 100 100 100 Tổng Nguồn: Số liệu thống kê Huyện tháng 5/2007 2.5 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 2.5.1 Nông - lâm - nghiệp a) Nông nghiệp i) Trồng trọt: Theo số liệu thống kê năm 2006, diện tích đất nông nghiệp toàn huyện 40.814,9 ha chi m 64,36% tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó: - Đất trồng cây hàng năm chi m . 4.2. Phân tích dự án 47 4.2.1. Các tác động môi trường của dự án 48 4.2.2. Phân tích chi phí và lợi ích của dự án 52 4.2.3. Doanh thu của dự án 59 4.2.4. Phân tích đánh giá dự án có tính thêm. khi thực hiện dự án. Để từ đó tính toán hiệu quả của dự án đầy đủ hơn và có những quyết định đúng đắn hơn. Vậy lợi ích mang lại và chi phí phải bỏ ra khi tiến hành dự án khai thác quặng bôxit. đồng dân cư trong vùng thực hiện dự án. - Các tác động môi trường của dự án. - Tiến hành phân tích lợi ích chi phí của dự án. 3 - Lợi ích kinh tế, xã hội do dự án mang lại. - Tìm kiếm giải

Ngày đăng: 27/12/2014, 15:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w