Căn cứ vào thành phần vật chất và đặc điểm cấu tạo, quặng bôxit được phân ra các loại:
- Quặng bôxit dạng đá mềm bở và dạng xỉ mềm có dạng rễ cây, hình giun, san hơ, hình xỉ và kết vón. Thành phần khống vật chủ yếu là bôxit dạng gipxit từ những khối nứt dạng giả cầu, bazan nằm trong những tảng đất sét có chứa alumin mềm bở. Vật liệu gắn kết các hạt quặng bôxit là gơtit và kaolinit trong đó đại bộ phận là kaolinit.
- Quặng bôxit dạng đá cứng và đá mềm bở giả cầu do đá bazan phong hóa. Trong loại này bôxit giả cầu cùng với bôxit sắt và các loại chất sét gắn kết với nhau không chặt chẽ, đồng thời dạng bôxit xốp khá phổ biến, các lỗ hổng được lấp đầy bởi kaolinit.
- Quặng bôxit dạng xỉ là loại biến thể của bơxit kết vón, chúng phát triển cục bộ và nằm giữa bôxit giả cầu và bôxit kết tảng, thường được sắp xếp xen kẽ với gơtit hạt mịn.
- Quặng bôxit dạng kết tảng (Kias) phát triển ở phần trên cùng của đới chứa bơxit nhưng khơng đồng đều. Các mảng bơxit có cấu trúc pelit hoặc còn giữ cấu trúc cũ của bazan.
Tóm lại: Các mỏ bơxit vùng Đăk Nơng có trữ lượng lớn, lại phân bố khá tập
trung, nên thuận tiện cho việc khai thác với quy mô lớn và xây dựng các khu công nghiệp sản xuất alumin, điện phân nhôm.
Lớp đất phủ trên các thân quặng chỉ từ 0,5 - 3,0 m, chiều thân quặng trung bình 5 – 6 m, nằm trên địa hình cao nguyên tương đối thoải dốc, nên thuận tiện cho công tác khai thác mỏ.
Về chất lượng, quặng bôxit ở Đăk Nơng có khống vật chứa ơxit nhơm là gipxit mềm bở, quặng tinh có hàm lượng ơxit nhơm (AL2O3=44,5-53,2%) cao, nhưng hàm lượng ơxit silic thấp (SiO2=1,6-5,1%), có thể áp dụng phương pháp Bayer để sản xuất alumin (công nghệ đơn giản và chi phí thấp).
Qua các số liệu trên có thể thấy vùng mỏ bơxit Đăk Nơng có trữ lượng quặng lớn, chất lượng quặng sau tuyển rửa tốt và sẽ trở thành nguyên liệu lớn cho cơng nghiệp alumin Đăk Nơng nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển lâu dài.
d) Các vấn đề ảnh hưởng của quá trình khai thác và chế biến bôxit ở Tây Nguyên :