Cũng như mọi hoạt động khai thác khoáng sản khác, việc triển khai dự án khai thác và chế biến bôxit Tây Nguyên nói chung sẽ gây ra những tác động xấu tới các yếu tố môi trường như:
- Làm biến dạng địa mạo và cảnh quan khu vực do đào, đắp, đổ thải đất đá, chặt phá cây rừng, xây dựng nhà máy, v.v. phá cây rừng, xây dựng nhà máy, v.v.
- Thu hẹp diện tích đất trồng trọt và đất rừng do mở khai trường, đổ đất đá thải, hồ chứa quặng đuôi của nhà máy tuyển, hồ chứa bùn đỏ và bùn oxalat của nhà máy alumin, v.v.
- Làm ảnh hưởng đến điều kiện thời tiết khí hậu khu vực do diện tích thảm thực vật bị thu hẹp, rừng đầu nguồn bị chặt phá, v.v.
- Làm bẩn nước và đất đai quanh mỏ do hóa chất sử dụng, quặng đuôi sau tuyển, bùn đỏ, bùn oxalat, rác thải công nghiệp và sinh hoạt, v.v.
- Phát thải bụi và khí độc vào không khí từ các hoạt động khoan, nổ mìn, vận tải, xúc bóc, đổ thải, nghiền đập quặng, v.v. và hoạt động của các thiết bị dùng động cơ diezen.
- Làm ảnh hướng tới tính đa dạng sinh học (động thực vật trên cạn dưới nước) trong khu vực do tất cả các hoạt động phát triển của dự án.
- Xáo trộn đời sống kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán của nhân dân bản địa, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người.
- Thiếu nước: Tài nguyên nước mặt và nước ngầm ở Tây Nguyên là rất hạn chế: Hiện tại, mực nước ngầm ở Tây Nguyên đang giảm xuống một cách báo động do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, đặc biệt cho phát triển cây công nghiệp. Việc tuyển rửa quặng bôxit và chế biến Alumin đòi hỏi một lượng nước rất lớn, các nhà khoa học cảnh báo rằng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Xung đột về nước giữa các ngành sản xuất và giữa sản xuất và tiêu dùng là điều chắc chắn xảy ra.
Ô nhiễm môi trường là vấn đề được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây, đặc biệt khi ở Việt Nam liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng về môi trường.
- Dưới góc độ môi trường thì bùn đỏ là vấn đề được quan tâm nhất: Bùn đỏ là hỗn hợp bao gồm các chất như sắt, mangan v.v. và một lượng xút dư thừa do quá trình dung hòa, tách quặng Alumin. Đây là hợp chất vô cùng độc hại, thậm chí bùn đỏ được ví như “bùn bẩn”, “bom bẩn”. Với quy hoạch phát triển bôxit ở Tây Nguyên đến năm 2015 mỗi năm sản xuất khoảng 7 triệu tấn Alumin, tương đương với việc thải ra môi trường 10 triệu tấn bùn đỏ. Đến năm 2025 là 15 triệu tấn alumin tương đương với 23 triệu tấn bùn đỏ. Cứ như thế sau 10 năm sẽ có 230 triệu tấn và sau 50 năm sẽ có 1,15 tỷ tấn bùn đỏ tồn đọng trên vùng Tây Nguyên. Vấn đề đặt ra là liệu các giải pháp kỹ thuật (hồ chứa lót vải địa kỹ thuật) có thể đảm bảo giữ được bùn đỏ không ngấm xuống đất, không hòa vào nước ngầm bởi tính chất của bùn đỏ là các hạt rất nhỏ. Mỗi biến động về kỹ thuật, địa chất (vỡ đập ngăn, lũ quét, v.v.) đều có thể để lại hậu quả khôn lường cho các vùng dân cư các tỉnh ở hạ lưu sông Đồng Nai và sông Serepok.
- Giảm tỷ lệ che phủ suy giảm đa dạng sinh học là vấn đề môi trường tiếp theo được cảnh báo. Do đặc điểm quặng bôxit có tầng mỏng và phân bố dàn trải trên diện tích bề mặt rộng (ởĐăk Nông, bôxit phân bố trên 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh), nên trong quá trình khai thác ôxit sẽ phải chặt hạ, phá bỏ một diện tích lớn rừng tự nhiên, rừng trồng và thảm thực vật cây công nghiệp: Cao su, Chè, Cà phê, Điều, Tiêu. Đây chính là những nguồn thu chính nhằm đảm bảo ổn định sinh kế lâu dài và bền vững của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùng có lượng mưa lớn (trên 2000 mm/năm), lại tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa (đặc biệt là tháng 8, tháng 9) nên nguy cơ xói mòn, rửa trôi đất đai lớn, khó có khả năng hoàn thổ, phát triển lại thảm thực vật sau khai thác Bô xit.
Theo các nghiên cứu, nếu lấy lượng xói mòn tối thiểu bình quân là 10 tấn/ha/năm với hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình theo lượng đất trôi là C = 2%, N = 0,18%, P2O5 = 0,08%, K2O = 0,05% để quy ra lượng phân bón tương đương thì thiệt hại do xói mòn không phải là ít.
Bảng 3.1. Thiệt Hại Gây Ra Bởi Xói Lở Đất Tính Theo Giá Trị Dinh Dưỡng của 1 Ha Đất Nông Nghiệp
Khoản mục Tính ra phân bón Thành tiền (đồng/ha/năm)
Chất hữu cơ 200 kg phân chuồng 120.000
N 20 kg phân Urê 92.000
P2O5 8 kg super Lân 9.280
K2O 5 kg phân Kali 19.600
Tổng cộng 240.880
Nguồn: Hội khoa học đất Việt Nam Một trong những vấn đềđược các đại biểu quan tâm khi giải phóng mặt bằng khai thác bôxit là việc tái định cư và đền bù đất đai. Đây là khó khăn nhất đối với các địa phương, nhất là đối với vùng đất vốn rất nhạy cảm về chính trị xã hội như Tây Nguyên. Việc giải quyết vấn đềđất đai như thế nào là một bài toán khó cho tỉnh khi khai thác trên quy mô lớn, vì đất còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nữa. việc khai thác bôxit cũng sẽảnh hưởng đến mục tiêu thực hiện các chương trình Quốc gia như định canh, định cư, bảo vệ rừng, vệ sinh môi trường, cấp nước sạch nông thôn, v.v.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp Phân tích lợi ích - chi phí
Định nghĩa. Là phương pháp nhằm tìm ra sựđánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một dự án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Là phương pháp phân tích dựa trên cơ sở tìm dòng doanh thu và chi phí hàng năm từ lúc bắt đầu dự án đến khi kết thúc vòng đời dự án. Trên cở đánh giá các chỉ tiêu: