Quy mô công suất dự kiến

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG TỔ HỢP CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ALUMIN NHÂN CƠ TỈNH ĐĂKNÔNG (Trang 25 - 28)

Nhà máy tuyển quặng Bôxit: đạt 900.000 tấn quặng tinh/năm, có khả năng mở rộng lên 1.800.000 tấn quặng tinh/năm và cấp thẳng cho nhà máy Alumin.

Nhà máy sản xuất Alumin: 1 nhà máy có cơng suất 300 ngàn tấn Alumin/năm, có khả năng mở rộng lên 600 ngàn tấn/năm.

2.9.3. Giá bán sản phẩm

Giá bán sản phẩm tính cho phương án xuất khẩu 100% alumin để điện phân nhơm (khơng tính đến một phần nhỏ hydroxit nhơm có thể được tiêu thụ trong nước dùng để sản xuất phèn). Giá alumin sẽ được tính theo giá FOB (Free On Board) tại cảng TP.HCM hoặc cảng Hòn Hồng, Bắc Bình, Ninh Thuận nếu xuất khẩu theo đường biển, hoặc tại ga Bình Thuận nếu xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường sắt. Giá bán sản phẩm sẽ được xác định dựa trên các yếu tố phân tích sau:

Giá Alumin được biến đổi gắn với giá nhôm trên thị trường và thường bằng 12,5 – 13% (có khi là 15%) giá nhôm giao dịch ở thị trường LME (London Metal Exchange) hoặc NYMEX (New York Mercantile Exchange).

Theo phân tích dự báo thị trường cung cầu của hãng Mitsui & co. Metals LTD (Primary Aluminum Key Data) thì dự báo thị trường tới năm 2020 giá nhôm thế giới sẽ có xu hướng tăng dần do giá năng lượng tăng và nhu cầu vật liệu cơ bản cho xây dựng và công nghiệp tăng. Do vậy giá alumin sẽ tăng theo giá nhôm thế giới.

Trong báo cáo tóm tắt dự án ĐTXDCT Nhà máy Alumin Nhân Cơ, dựa trên những tổng quan chung về phát triển kinh tế thế giới và nhu cầu nhôm trên thế giới đã dự báo giá Alumin trong tương lai sẽ không xuống dưới 260 USD/tấn.

Bảng 2.4. Nhu Cầu Nguyên, Nhiên Liệu Đầu Vào

Nhu cầu sử dụng ứng với qui mô công suất, (tấn/năm).

STT Đối tượng

300.000 T Al/n 600.000 T Al/n

1 Quặng nguyên khai (độ ẩm 15%) 1.552.942 3.105.884

2 Quặng tinh (khô) 726.000 1.452.000

1 Nước thô không qua xử lý phục

vụ nhà máy tuyển 10.288.000 20.576.000

2 Nước CN đã qua xử lý phục vụ

nhà máy tuyển 1.950.000 3.900.000

3 Nước CN đã qua xử lý phục vụ

nhà máy Alumin 2.780.000 5.560.000

4 Nước sinh hoạt

- Nhà máy tuyển 25.000 50.000

- Nhà máy Alumin 260.000 520.000

5 Tổng cộng 15.303.000 30.282.000

1 Tổng điện năng tiêu thụ sản xuất

- Cho nhà máy tuyển 15.000.000 27.000.000

- Cho nhà máy Alumin 70.000.000 126.000.000

2 Tổng điện năng tiêu thụ sinh hoạt

- Cho nhà máy tuyển 1.100.000 1.760.000

- Cho nhà máy Alumin 8.000.000 14.400.000

3 Tổng cộng 94.100.000 169.160.000

1 Hơi cho nhà máy Alumin với áp suất 6,6 Mpa và 460oC

1.146.844 2.064.319

2 Khí nén cho nhà máy Alumin (áp suất 6 bar)

29.107.728 52.393.910

3 Than (cám 5) 182.600 328.680

5 Dầu mỡ nhờn 50 90

6 Kiềm 100% NaOH 193.200 386.400

7 Vôi sống 144.000 288.000

8 Chất kết bông (khâu lắng) 18 32

9 Chất kết bông – khâu rửa 19 34

10 Sunphuric Acid (95%) 2.100 3.780

Nguồn: Báo cáo tóm tắt Dự án ĐTXDCT Nhà máy Alumin Nhân Cơ

2.9.5. Khả năng và điều kiện cung cấp quặng nguyên khai

Quặng nguyên khai dự kiến cung cấp cho dự án được khai thác từ các mỏ sau: - Mỏ Nhân Cơ có trữ lượng quặng cấp C2 là 20,0 triệu tấn quặng tinh.

- Mỏ Đạo Nghĩa có trữ lượng quặng cấp C2 là 173,5 triệu tấn quặng tinh. - Mỏ Đăk Tih có trữ lượng quặng cấp C2 là 25,3 triệu tấn quặng tinh.

Tổng trữ lượng quặng cấp C2 của 3 mỏ này dự kiến là 218,8 triệu tấn quặng tinh, từ đó có thể sản xuất được khoảng 85,3 triệu tấn Alumin.

Trong giai đoạn đầu nguồn cung cấp quặng nguyên khai cho dự án dự kiến lấy từ mỏ Đạo Nghĩa và quặng tận thu từ khu công nghiệp Nhân Cơ. Giai đoạn mở rộng sẽ phải huy động thêm nguồn quặng từ mỏ Đăk Tít.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG TỔ HỢP CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ALUMIN NHÂN CƠ TỈNH ĐĂKNÔNG (Trang 25 - 28)