Ảnh hưởng đến sinh kế

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG TỔ HỢP CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ALUMIN NHÂN CƠ TỈNH ĐĂKNÔNG (Trang 51 - 56)

- Làm biến dạng địa mạo và cảnh quan khu vực do đào, đắp, đổ thải đất đá, chặt

b) Ảnh hưởng đến sinh kế

Công ăn việc làm cho người dân địa phương: Mặc dù luận chứng của Tập đoàn TKV chỉ ra rằng các dự án Bô xit-Alumin sẽ tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ về khả năng người dân địa phương (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ) có thể có được chỗ đứng tại các nhà máy, các khu công nghiệp do các rào cản về trình độ học vấn và thiếu thơng tin.

Đền bù, tái định cư: Do đặc điểm phân bố quặng trên diện rộng nên việc khai thác bô xit sẽ phải thu hồi đất đai và phải tổ chức di dời, tái định cư cho nhiều cộng đồng dân cư sống trong vùng

Việc xây dựng cụm công nghiệp đã và sẽ mang đến nhiều xáo trộn về đời sống và khó khăn trong sinh kế của những hộ dân chịu tác động trực tiếp cho đến thời điểm này. Những khó khăn được cộng đồng thể hiện như dưới đây:

- Tiêu chuẩn đánh giá vườn cây và tài sản khơng được thơng báo và giải thích rõ ràng.

- Không được biết về Kế hoạch đền bù giải tỏa: Tiến độ, thời gian, phân loại tài sản. - Giá đất đai ngày càng cao. Nguy cơ không mua được đất để đầu tư phát triển sản xuất.

- Rất lúng túng trong việc chuyển đổi ngành nghề để kiếm sống

- Không biết quản lý và hạch toán sản xuất. nguy cơ mất vốn “Tiền đền bù” là rất lớn.

Các cơng trình nghiên cứu tái định cư ở Việt Nam đã chỉ ra rằng phần lớn các khu tái định cư trong các khu công nghiệp, các nhà máy thủy điện đã không thể đáp ứng được tiêu chí “cuộc sống người dân ở khu ở mới tốt hơn hoặc bằng với khu ở cũ” mà Chính phủ đã đề ra. Người dân ở các khu tái định cư gặp vơ vàn khó khăn về đất đai sản xuất, cơ sở hạ tầng yếu kém và ổn định sinh kế dài hạn.

4.1.4. Tình hình thu hồi đất của các hộ chọn khảo sát a) Ảnh hưởng của việc thu hồi đất a) Ảnh hưởng của việc thu hồi đất

Khi đất canh tác bị thu hồi, đời sống của người dân có nhiều thay đổi. Đầu tiên là mất đất và mất nguồn thu từ việc nuôi trồng và hầu hết phải chuyển sang nghề khác hoặc chuyển đến nơi khác làm ăn sinh sống. Như vậy kéo theo việc làm, thu nhập và cơ cấu thu nhập của người dân cũng thay đổi. Đây cũng chính là yếu tố bị ảnh hưởng nhiều nhất của việc thu hồi đất nói chung đất trồng cây cơng nghiệp nói riêng. Và có những yếu tố cũng bị ảnh hưởng khơng kém chính là điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt thay đổi.

Những ảnh hưởng tích cực:

Trước hết, việc thu hồi đất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các khu công nghiệp, khu đô thị được hình thành từ đó cơ sở hạ tầng sẽ được hồn thiện hơn, góp phần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cho địa phương, làm cải thiện điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt của người dân. Đồng thời, việc thu hồi đất sẽ làm cho cơ cấu ngành cũng thay đổi theo hướng tích cực (tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần) phù hợp với định hướng phát triển của đất nước trong công cuộc CNH-HĐH.

Việc thu hồi đất tuy làm cho người dân mất đất, mất nguồn thu từ trồng cây công nghiệp nhưng bù lại người dân được một số tiền đên bù khá lớn để xây dựng nhà cửa, mua sắm, chi tiêu, v.v. Đồng thời có điều kiện đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Những ảnh hưởng tiêu cực:

Đối với người dân sống nhờ vào trồng trọt khi bị thu hồi đất có nghĩa là những hộ dân này mất nguồn thu từ đất, mất nguồn thu do cây công nghiệp mang lại. Họ phải

chuyển sang nghề khác, nguồn thu nhập của họ cũng bị thay đổi hồn tồn. Do trình độ học vấn của những hộ này khơng cao nên chưa có kế hoạch sử dụng tiền đền bù hợp lý, cũng vì trình độ dân trí thấp và quen với tập quán sinh hoạt nghề nơng nên khi bị mất đất thì người nơng dân khó tìm được việc làm thích hợp hơn so với khi cịn đất.

Từ đó vấn đề việc làm, thu nhập của những hộ dân mất đất trở thành bài tồn khó của xã hội. Khơng ít hộ khi có tiền đền bù thì sử dụng lãng phí và sinh ra thêm nhiều tệ nạn cho xã hội khi tiền khơng cịn.

Từ số liệu trong bảng 4.4 cho thấy diện tích bị thu hồi là khá lớn. Tổng diện tích bị thu hồi của 100 hộ là 131,82 ha, trong đó tổng diện tích trồng cây cơng nghiệp là 125,14 ha trung bình mỗi hộ gia đình bị mất 1,251 ha đất trồng cây công nghiệp, cũng là nguồn sống chính của gia đình. Việc thu hồi đất trồng sẽ làm cho người dân nơi đây rất khó khăn trong việc tìm ra một việc làm tốt và có thu nhập tương tự.

Bảng 4.4. Tình Hình Thu Hồi Đất Của Các Hộ Khảo Sát

` ĐVT: Hộ

Diện tích đất bị thu hồi (ha) Số hộ Cơ cấu (%)

Dưới 0,5 25 25 Từ 0,5 – 1 19 19 1,1 – 2 38 38 2,1 – 3 12 12 3,1 – 4 2 2 Trên 4 4 4 Tổng 100 100 Nguồn: Thu thập và tính tốn tổng hợp b) Nguồn thu nhập từ đền bù

Khi đất trồng bị thu hồi, diện tích đất mất khá lớn và mất ln nguồn thu nhập từ đất, nhưng bù vào đó các hộ nhận được số tiền đền bù tương đối dẫn đến cơ cấu thu nhập thay đổi, nhất là những hộ bị mất đất trồng hồn tồn thì cơ cấu thu nhập đã thay đổi hồn tồn.

Để có mặt bằng cho dự án alumin, xã Nhân Cơ có hơn 200 hộ bị giải toả. Người được đền bù nhiều nhất tới 1 tỷ 700 triệu, người ít cũng có vài ba chục triệu đồng. Với người Kinh, đây là số tiền khơng nhỏ để đầu tư chăm sóc cây trồng. Với bà con các

dân tộc tại chỗ, đa số các hộ nhận tiền đền bù đều đã mang xây dựng nhà cửa, sắm sửa đồ đạc trong gia đình.

Căn cứ vào số liệu điều tra tổng hợp ở bảng 4.5, ta thấy số tiền đền bù cho các hộ là tương đối thấp. Mỗi ha đất trồng cây lâu năm người dân ở đây chỉ được đền bù từ 40 - 105 triệu. Trong tổng số 100 hộ được khảo sát thì có tới 40 hộ chỉ nhận được số tiền thấp hơn 100 triệu đồng chiếm 40% trong tổng số hộ khảo sát, một số tiền khơng đủ lớn để người dân có thể bảo đảm cho cuộc sống tương lai của các con và gia đình họ, khó khăn trong việc tái định cư một nơi ở mới hoặc chuyển đổi việc làm. Những hộ nhận được số tiền tương đối hơn là từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng thì lại có tới 48 hộ chiếm tới 48% trong tổng số. Có 11% số hộ có mức đền bù từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Như vậy chỉ riêng những hộ có nguồn thu nhập từ đền bù dưới mức 1 tỷ đã chiếm tới 99% trong tổng số hộ khảo sát. Theo những người dân bị mất đất thì đây là mức đền bù quá thấp để họ có thể bảo đảm cuộc sống của gia đình hoặc nếu có muốn lập nghiệp ở nơi khác thì cũng khơng đủ tiền để mua đất ở nơi đó hoăc nếu có đủ tiền mua lại đất thì đó cũng là những nơi vùng sâu, vùng xa, đất xấu khơng thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp, thiếu thốn sơ sở vật chất cho sự phát triển. Điều này chẳng những ảnh hưởng tới cuộc sống của các hộ này mà còn ảnh hưởng tới việc học hành của con cái họ. Nên có một số hộ đã quyết định ở lại khu tái định cư với hy vọng có cuộc sống tốt hơn.

Số hộ có số tiền đền bù tương đối lớn là 1 tỷ chỉ có 1 hộ chiếm 1% trong tổng số hộ khảo sát. Đây là hộ có diện tích đất khá lớn và có truyền thống canh tác nhiều năm ở Huyện.

Bảng 4.5. Tình Hình Thu Nhập Từ Đền Bù Của Các Hộ Khảo Sát

ĐVT: Hộ

Số tiền được đền bù (triệu đồng) Số hộ Cơ cấu (%)

Dưới 100 40 40 Từ 100 – 500 48 48 Trên 500 – 1000 11 11 Trên 1000 1 1 Tổng 100 100 Nguồn: Thu thập và tính tốn tổng hợp

Tâm lý chung của cộng đồng là nhận tiền đền bù rồi biết làm gì tiếp để sinh sống, khơng dễ một lúc mà chuyển đổi ngành nghề với người dân chun làm nghề nơng, tuổi đã lớn, trình độ khơng có. Khi giải tỏa mặt bằng khu vực nhà máy, xã cũng tập trung các ban ngành đoàn thể vận động bà con sau khi được đền bù có tiền thì nên đầu tư sản xuất, khơng nên lãng phí. Nhưng nhiều người khơng tính tốn đầu tư kinh tế, họ lấy tiền về sửa chữa nhà cửa, mua xe cộ, sắm sửa cho khang trang hơn. Đa số người dân, đặc biệt là người đồng bào chưa biết sử dụng số tiền đền bù cho hợp lý.

4.2. Phân tích dự án

Dự án alumin Nhân Cơ bắt đầu triển khai từ năm 2005, với công suất ban đầu 100.000 tấn alumin/năm. Tuy nhiên, sau nhiều lần đấu thầu, tính tốn chi tiết cho thấy dự án cơng suất nhỏ nên hiệu quả kinh tế thấp, TKV đã báo cáo và được Chính phủ cho phép điều chỉnh cơng suất lên 300.000 tấn, rồi 600.000 tấn alumin/năm, có tính đến nâng cấp gấp đơi.

Theo đó, dự án bao gồm tổ hợp nhà máy khai thác tuyển quặng bơ-xít và nhà máy luyện alumin, có tổng vốn đầu tư gần 12.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động cuối năm 2011.

Đến nay, dự án đã thực hiện đầu tư 275 tỷ đồng, bao gồm đền bù xây dựng mặt bằng, làm đường giao thông, mua sắm một số trang thiết bị, v.v. Công ty Cổ phần alumin Nhân Cơ - TKV đã ký hợp đồng với Chalieco, chuẩn bị xây dựng nhà máy luyện alumin, công suất 600.000 tấn/năm. Nhà đầu tư cũng đang trình báo cáo đánh giá tác động mơi trường (ĐTM) đến UBND tỉnh Đắk Nông thẩm định, phê duyệt.

Hình 4.1. Bản Đồ Quy Hoạch Dự Án Alumin Nhân Cơ

Về nguồn vốn đầu tư, lãnh đạo TKV khẳng định, đã chuẩn bị đầy đủ số tiền ứng trước 20% cho cơng trình, đồng thời đã phát hành lượng trái phiếu 1.500 tỷ đồng và làm việc với các ngân hàng về nguồn vốn vay.

Chuẩn bị nguồn nhân lực, đơn vị đã gửi đi đào tạo công nhân kỹ thuật 320 con em của tỉnh Đắk Nông, đồng thời đang tiếp tục tuyển dụng 450 thanh niên để đào tạo đợt 2, trong đó có hơn 100 con em người dân tộc thiểu số.

Tiến độ thực hiện dự án: bước đầu dự dịnh thời gian xây dựng dự án là 3 năm,

từ tháng 4/2007 khởi công, tháng 3/2010 đưa vào sản xuất chính thức. Các kết quả sẽ tính theo kế hoạch dự kiến ban đầu và tính cho quy mơ cơng suất giai đoạn đầu là 300.000 tấn alumin/năm. Tính cho 30 năm vận hành sản xuất.

4.2.1. Các tác động môi trường của dự án

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG TỔ HỢP CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ALUMIN NHÂN CƠ TỈNH ĐĂKNÔNG (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)