NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG TỔ HỢP CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ALUMIN NHÂN CƠ TỈNH ĐĂKNÔNG (Trang 28 - 30)

3.1. Nội dung nghiên cứu 3.1.1. Phát triển bền vững 3.1.1. Phát triển bền vững

Có thể nói rằng mọi vần đề môi trường đều bắt nguồn từ sự phát triển, nhưng con người không thể nào chấp nhận việc hạn chế sự phát triển của mình. Con đường duy nhất để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường là chấp nhận phát triển nhưng khơng có những tác động tiêu cực đến mơi trường.

Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững lần đầu tiên được ghi nhận trong bản kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững, do hội đồng bộ trưởng ban hành ngày 12/06/1991.

Phát triển bền vững được định nghĩa là sự gia tăng của cải cho xã hội dựa trên cơ sở sử dụng, khai thác các nguồn lực có giới hạn phục vụ cho cuộc sống, nhu cầu hiện tại của con người nhưng không ảnh hưởng đến việc thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Phát triển bền vững là loại hình phát triển có tình vững chắc và lâu bền. Phát triển bền vững là lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng môi trường. Để đạt được phát triển bền vững cần kết hợp hài hoà ba mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.

Kinh tế

Xã hội Môi trường

Phát triển bền vững

Về kinh tế. Phải đảm bảo các vấn đề sau:

- Tăng lợi nhuận (đối với cá nhân). - Tăng GDP (đối với quốc gia).

- Các hoạt động sản xuất phải hướng đến việc sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, gia tăng sản phẩm đầu ra kết hợp với tiết kiệm đầu vào.

Về xã hội. Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì vấn đề liên quan đến xã hội cũng

cần được quan tâm.

- Tăng phúc lợi xã hội.

- Nâng cao dân trí, sức khoẻ cộng đồng. - Đảm bảo ổn định về việc làm, thu nhập.

- Xố bỏ cách biệt thành thị và nơng thơn cũng như giảm khoảng cách giàu và nghèo.

Về môi trường. Vấn đề môi trường lại cần phải được quan tâm nhiều hơn vì để

đáp ứng cho phát triển kinh tế thì việc mơi trường bị ảnh hưởng là không tránh khỏi. Việc cần làm là hạn chế những tác động không tốt song song với việc nghiên cứu những giải pháp phát triển ít ảnh hưởng hơn.

- Bảo vệ nguồn tài nguyên, chống suy thoái. - Sử dụng kết hợp với tái tạo.

Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, chương trình Mơi Trường Liên Hiệp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:

- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng. - Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.

- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của các hệ sinh thái trên trái đất. - Quản lý và sử dụng hợp lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được. - Tôn trọng khả năng chịu đựng được của trái đất.

- Thay đổi những tập tục và thói quen có tác động xấu đến mơi trường. - Để các cộng đồng tự quản lý môi trường sống của chính mình.

- Tạo ra một khn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ.

3.1.2. Tài nguyên bôxit

Tài nguyên không tái sinh: là tài nguyên được hình thành từ các tiến trình địa chất hàng tỷ năm, có trữ lượng cố định. Một khi khai thác chúng sẽ cạn kiệt dần. Ví dụ: đồng, chì, sắt, titan, bơxit, v.v. Gồm có 2 loại:

+ Tài ngun khơng thể tái sinh có thể ln chuyển (sắt, đồng, nhơm, v.v.) + Tài nguyên tái sinh không thể luân chuyển (dầu mỏ, than, v.v.)

Bơxit (bauxite) là một trong những khống sản kim loại phổ biến nhất trên bề mặt trái đất và là khống sản duy nhất để sản xuất ơxit nhôm (alumina) - một loại vật liệu màu trắng dạng bột, và nhôm kim loại là sản phẩm điện phân từ alumina

Quặng bôxit được khai thác; sử dụng 4 – 5 tấn quặng bôxit để tinh chế thành 2 tấn alumina, sau đó luyện thành 1 tấn nhơm (aluminium)

Hình 3.1. Chu Trình Vịng Đời Cơng Nghiệp Nhơm

Nguồn: Báo cáo chuyên đề Bơxit_nhóm 13, lớp DH05KM năm 2008

Một phần của tài liệu Luận văn: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG TỔ HỢP CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ALUMIN NHÂN CƠ TỈNH ĐĂKNÔNG (Trang 28 - 30)