- Làm biến dạng địa mạo và cảnh quan khu vực do đào, đắp, đổ thải đất đá, chặt
a) Tác động tích cực
Việc xây dựng ngành công nghiệp và khai thác bô xit, sản xuất Alumin tại Nhân Cơ, Đăk Nông sẽ tạo điều kiện cho địa phương và cả khu vực Tây Nguyên phát triển, góp phần chuyển dịch nền kinh tế có cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và thực hiện CNH – HĐH đất nước.
Cùng với sự ra đời của ngành công nghiệp nhôm sẽ tạo điều kiện phát triển các nhành cơng nghiệp liên quan như cơng nghiệp hóa chất, xây dựng, giao thông vận tải, chế tạo thiết bị điện, thiết bị giao thông vận tải, v.v. và kinh tế xã hội.
Sau khi hoạt động được một thời gian, khu vực Nhân Cơ sẽ trở thành một khu dân cư đơng đúc, hệ thống dịch vụ cơng cộng hồn chỉnh, tạo điều kiện phát triển văn hóa, giáo dục và nâng cao dân trí.
Dự án đi vào hoạt động sẽ tác động đến kinh tế, xã hội thơng qua các khía cạnh như: - Tạo điều kiện hồn thiện cơ sở vật chất hạ tầng trong khu vực như trường học, bệnh viện, hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mạng lưới điện, v.v.
- Có thể nâng cao giá trị sử dụng đất và đẩy mạnh quá trình ĐTH ở địa phương. - Tạo việc làm cho nguời dân trong độ tuổi lao động ở xã Nhân Cơ và khu vực khác. - Theo kinh nghiệm của các nước có cơng nghiệp Alumin, cứ 1 lao động trong Tổ hợp sẽ tạo công việc cho 1 lao động trong các ngành khác có liên quan trực tiếp và gián tiếp. Như vậy, với số lao động của Tổ hợp khoảng 500 người thì sẽ tạo ra khoảng 5000 việc làm cho lao động khác.
- Về thu nhập, khi tổ hợp đi vào hoạt động, thu nhập bình quân của 1 lao động hàng năm từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/người.
- Hồ Nhân Cơ và hồ sinh thái trong khu vực nhà máy có thể được xây dựng làm khu vui chơi, giải trí và du lịch.
- Lợi nhuận từ hoạt động của dự án sẽ đóng góp một khoản tiền lớn cho ngành thuế tạo nguồn thu cho Nhà nước và địa phương.
- Thu hút các nhà đầu tư kinh tế trong và ngoài nước đầu tư là tiền đề tạo những bước phát triển về kinh tế xã hội cho địa phương.