TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ------ KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ DỰ ÁN XỬ LÝ KHẨN CẤP KHẮC PHỤC XÓI LỞ BỜ BIỂN XÃ HẢI DƯƠNG, TH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
- -
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ DỰ ÁN XỬ LÝ KHẨN CẤP KHẮC PHỤC XÓI LỞ BỜ BIỂN
XÃ HẢI DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TRẦN HUỲNH QUANG MINH
Khĩa học 2011 - 2015
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
- -
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ DỰ ÁN XỬ LÝ KHẨN CẤP KHẮC PHỤC XÓI LỞ BỜ BIỂN
XÃ HẢI DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện:
Trần Huỳnh Quang Minh
Trang 3Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và động viên chia sẻ của rất nhiều cá nhân và tập thể Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt và dạy dỗ nhiệt tình của Quý Thầy Cô giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển cùng toàn thể giảng viên trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Huế
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Cô giáo, Thạc Sĩ Phạm Thị Thanh Xuân đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Tôi xin cảm ơn các cô chú, các anh chị chuyên viên Phòng Xây dựng cơ bản - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão, Uỷ ban nhân dân xã Hải Dương đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp những thông tin hữu ích trong quá trình làm khóa luận Ngoài ra, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các hộ dân thôn Vĩnh Trị, thôn Thai Dương Hạ, thôn Thai Dương Thượng đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều tra, thu thập số liệu
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ, hỗ trợ về vật chất và tinh thần giúp tôi yên tâm hoàn thành khóa luận này
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều tuy nhiên năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót Kính mong Quý Thầy, Cô góp ý để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn!
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên Trần Huỳnh Quang Minh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Phân tích lợi ích - chi phí (CBA) 4
1.1.1.1 Khái niệm CBA 4
1.1.1.2 Mục đích 5
1.1.1.3 Phạm vi áp dụng 6
1.1.1.4 Phân loại 6
1.1.1.5 Các bước thực hiện CBA 7
1.1.1.6 Ứng dụng CBA trong phân tích dự án 9
1.1.2 Hiện tượng xói lở bờ biển 10
1.1.2.1 Khái niệm 10
1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng xói lở bờ biển 10
1.1.2.3 Đặc trưng của hiện tượng xói lở bờ biển 11
1.1.3 Các chỉ tiêu phân tích kinh tế 11
1.1.3.1 Giá trị PV, FV 11
1.1.3.2 Giá trị hiện tại ròng (NPV - Net Present Value) 11
1.1.3.3 Tỷ lệ lợi ích - chi phí (BCR - Benefit – Cost Rate) 12
1.1.3.4 Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal Rate of Return) 13
1.1.3.5 Mối quan hệ giữa NPV, BCR, IRR với lựa chọn dự án 13
1.2 Cơ sở thực tiễn 14
1.2.1 Tình hình xây dựng các dự án xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở ở Việt Nam 14
1.2.2 Tình hình xây dựng dự án xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở ở tỉnh Thừa Thiên Huế 15
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 16
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 16
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 16
2.1.1.1 Vị trí địa lý 16
2.1.1.2 Điều kiện khí tượng thủy văn 16
2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 17
2.1.2 Điều kiện kinh tế 17
2.1.2.1 Đặc điểm dân cư và nguồn lao động 17
2.1.2.2 Hiện trạng phát triển kinh tế 18
2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã Hải Dương 20
2.1.3.1 Thuận lợi 20
2.1.3.2 Khó khăn 20
2.1.4 Tình hình thiên tai tại xã Hải Dương giai đoạn 2004 - 2014 21
2.2 Giới thiệu về dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 23
2.2.1 Giới thiệu về dự án 23
2.2.2 Mục tiêu của dự án 23
2.2.3 Thông tin chính dự án 25
2.2.3.1 Tuyến kè bờ 25
2.2.3.2 Kích thước và kết cấu công trình 25
2.3 Phân tích tài chính dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 26
2.3.1 Cơ sở số liệu phân tích 26
2.3.1.1 Nhận diện các chi phí 26
2.3.1.2 Nhận diện các lợi ích 27
2.3.1.3 Một số giả thiết dự án 27
2.3.1.4 Tỷ suất chiết khấu 28
2.3.1.5 Hệ số trượt giá 28
2.3.2 Chi phí thực hiện dự án 28
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 62.3.2.3 Chi phí khấu hao 34
2.3.2.4 Phân bổ chi phí theo vòng đời dự án 35
2.3.3 Lợi ích dự án 37
2.3.3.1 Tác động đến hoạt động trồng lúa 37
2.3.3.2 Tác động đến hoạt động nuôi trồng thủy sản 41
2.3.3.3 Tiết kiệm chi phí di dời dân cư, xử lý môi trường trước và sau mùa mưa bão 43
2.3.3.4 Tiết kiệm chi phí xây dựng công trình khu tái định cư Hải Dương 3 43
2.3.3.5 Tổng hợp lợi ích dự án 44
2.4 Phân tích dòng tiền 46
2.4.1 Giá trị hiện tại ròng (NPV- Net Present Value) 46
2.4.2 Tỷ lệ lợi ích - chi phí (BCR) 46
2.4.3 Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) 47
2.5 Phân tích rủi ro dự án 47
2.6 Phân tích kinh tế xã hội 49
2.6.1 Các tác động tích cực và tiêu cực 49
2.6.1.1 Tác động tích cực của dự án 49
2.6.1.2 Tác động tiêu cực của dự án 50
2.6.2 Phân tích xã hội 50
2.6.2.1 Thông tin chung về hộ điều tra 50
2.6.2.2 Ảnh hưởng của dự án đến thu nhập người dân 52
2.6.2.3 Ảnh hưởng của dự án đến đời sống người dân 53
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG XÓI LỞ BỜ BIỂN XÃ HẢI DƯƠNG 55
3.1 Định hướng khắc phục hiện tượng xói lở bờ biển của xã Hải Dương 55
3.2 Một số giải pháp nhằm khắc phục hiện tượng xói lở bờ biển và thích ứng với hiện tượng biến đổi khí hậu 55
3.2.1 Đối với chính quyền địa phương 55
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 7PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
Trang 8CP : Cổ phần KHĐT : Kế hoạch đầu tư NTTS : Nuôi trồng thủy sản TVXD : Tư vấn xây dựng UBND : Ủy ban nhân dân
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9Sơ đồ
Sơ đồ 1: Cấu trúc dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương,
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 24
Đồ thị
Đồ thị 1: Chi phí và thu nhập hoạt động trồng lúa/sào trước và sau dự án 40
Đồ thị 2: Sự biến thiên của NPV theo tỷ suất chiết khấu 48
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10Bảng 1: Tình hình dân cư và lao động xã Hải Dương năm 2014 18
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế xã Hải Dương giai đoạn 2012 - 2014 19
Bảng 3: Thiên tai và mức độ ảnh hưởng tại xã Hải Dương giai đoạn 2004 – 2014 21
Bảng 4: Quy mô và kích thước công trình 25
Bảng 5: Chi phí thực hiện dự án 29
Bảng 6: Kế hoạch giải ngân vốn ngân sách nhà nước dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 30
Bảng 7: Dự trù chi phí bảo dưỡng thường xuyên dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 32
Bảng 8: Tổng hợp chi phí bảo dưỡng thường xuyên dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 33
Bảng 9: Mức khung chi phí bảo dưỡng 34
Bảng 10: Kế hoạch khấu hao tài sản dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 34
Bảng 11: Phân bổ chi phí theo vòng đời dự án 35
Bảng 12: Chi phí trồng lúa/sào trước và sau dự án 37
Bảng 13: Hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng lúa trước và sau dự án (Tính bình quân/1 sào) 39
Bảng 14: Lợi nhuận dự án mang lại cho hoạt động trồng lúa 40
Bảng 15: Hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản trước và sau dự án 41
Bảng 16: Dự toán kinh phí xây dựng khu tái định cư Hải Dương 3 năm 2014 44
Bảng 17: Tổng hợp lợi ích dự án trong 30 năm sử dụng 45
Bảng 18: Tổng hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu của dự án 47
Bảng 19: Phân tích độ nhạy dự án với sự thay đổi của tỷ suất chiết khấu 48
Bảng 20: Thông tin chung về hộ điều tra 51
Bảng 21: Thống kê ảnh hưởng của dự án đến thu nhập các hộ dân 52
Bảng 22: Đánh giá của người dân về dự án đến đời sống 53
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong những năm qua, Thừa Thiên Huế là địa phương gánh chịu nhiều cơn bão kết hợp với triều cường dâng cao làm xói lở nhiều đoạn bờ biển xung yếu Đặc biệt, trong hai năm 2004 và năm 2013, hiện tượng xói lở và xâm thực bờ biển diễn ra ngày một nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đời sống người dân xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời có nguy cơ mở một cửa biển mới
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích lợi ích – chi phí dự án
Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình
Trên cơ sở các thông tin về tình hình thực tế tại địa phương, nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều tra thu thập số liệu, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích lợi ích – chi phí, phương pháp chuyên gia chuyên khảo để thu thập và xử lý số liệu, từ đó đưa ra những phân tích và đánh giá về hiệu quả của dự án
Đề tài tập trung phân tích những chi phí và lợi ích kinh tế, xã hội của dự án Xử
lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế Phân tích ảnh hưởng dự án đến hoạt động trồng lúa và nuôi trồng thủy sản của người dân Bên cạnh đó đề tài cũng tiến hành phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến chất lượng và môi trường sống địa phương
Kết quả cho thấy: Dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã mang lại những lợi ích không nhỏ cho hoạt động sản xuất cũng như đời sống người dân xã Hải Dương Kết quả tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR cho thấy dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển
xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế khả thi, đạt hiệu quả tài chính
và hiệu quả kinh tế xã hội với kết quả tính toán: NPV > 0, IRR > r, BCR > 1
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Bảo vệ môi trường là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Trong đó, hiện tượng biến đổi khí hậu và sự dâng lên của mực nước biển đã và đang tác động trực tiếp đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường Những năm gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng con người Sự nóng lên của Trái Đất làm băng ở hai cực tan chảy khiến mực nước biển ngày một dâng cao, gây ra nhiều thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và cường độ ngày càng phức tạp
Việt Nam với đường bờ biển dài 3260 km trải dài từ Bắc xuống Nam với 28/63 tỉnh, thành phố ven biển chiếm một nửa dân số cả nước Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở trung tâm dải đất miền Trung, là vùng thường xuyên gánh chịu nhiều cơn bão kết hợp với triều cường làm xói lở nhiều đoạn bờ biển Tổng chiều dài bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế hơn 120 km trong đó có tới 34 km bị xói
lở nghiêm trọng khiến người dân phải di dời đến nơi ở mới Một số địa phương đang phải hứng chịu tình trạng xói lở bờ biển nặng nề như thị trấn Thuận An, Phú Thuận, Phú Diên, Phú Hải (huyện Phú Vang), Quảng Công - Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền), xã Hải Dương (thị xã Hương Trà), Vinh Hiền, Vinh Hải
Trong những năm qua, bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà xói lở ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương đồng thời có nguy cơ mở một cửa biển mới
Xuất phát từ thực tế đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định thực hiện dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và giao cho Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão làm chủ đầu tư Dự án được triển khai sẽ góp phần khắc phục hiện tượng xói lở bờ biển, giúp người dân an tâm sinh sống và hoạt động sản xuất Bên cạnh đó, dự án Xử lý
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng góp phần ổn định đường bờ biển, từng bước hình thành hệ thống công trình chống xói lở bờ biển từ huyện Phong Điền đến Phú Lộc
Từ thực tế trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích lợi ích – chi phí
dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phương pháp phân tích lợi ích - chi phí và hiện tượng xói lở bờ biển
- Nhận diện những lợi ích, chi phí và lượng hóa các giá trị lợi ích, chi phí mà dự
án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế mang lại cho địa phương
- Tính toán các chỉ tiêu phân tích kinh tế dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở
bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các lợi ích, chi phí mà dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế mang lại cho người dân địa phương
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Số liệu dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải
Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế thu thập từ UBND xã Hải Dương; Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão; phòng Xây dựng cơ bản, Sở Kế hoạch Đầu tư
- Số liệu sơ cấp: Đề tài tiến hành điều tra 60 hộ dân xã Hải Dương: 22 hộ ở thôn
Vĩnh Trị, 12 hộ ở thôn Thai Dương Thượng và 26 hộ ở thôn Thai Dương Hạ
Chọn mẫu điều tra: Tổng số 60 mẫu, các mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15 Nội dung điều tra: Phản ánh qua phiếu điều tra đã xây dựng
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu thông qua phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, Internet, giáo trình, các công trình phục vụ cho việc nghiên cứu và phân tích đề tài
3.2 Phương pháp phân tích thống kê
Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm Excel 2007 để phân tích và so sánh
sự biến động về chi phí và thu nhập của hoạt động trồng lúa và nuôi trồng thủy sản người dân xã Hải Dương trong phạm vi ảnh hưởng của dự án xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá mức độ đồng ý của người dân về ảnh hưởng của dự án đến chất lượng đời sống
3.3 Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí
Trên cơ sở số liệu thu thập, sử dụng phương pháp CBA đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển mang lại cho người dân
xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua tính toán các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR
3.4 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Thông qua việc trao đổi và thảo luận với cán bộ phòng Xây dựng cơ bản – Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão, UBND xã Hải Dương nhằm thu thập thêm thông tin về vai trò của dự án làm căn cứ đề xuất các giải pháp
Thông tin thứ cấp thu thập chủ yếu trong 3 năm: 2012 - 2014
Số liệu sơ cấp điều tra năm 2015
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Phân tích lợi ích - chi phí (CBA)
1.1.1.1 Khái niệm CBA
“Phân tích lợi ích – chi phí (Cost – Benefit Analysis) là một phương pháp/công
cụ dùng để so sánh và đánh giá các phương án có tính cạnh tranh dựa trên quan điểm
xã hội nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất”[5]
Phân tích lợi ích – chi phí là kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định có nên triển khai các dự án được đề xuất hay không CBA còn được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các dự án loại trừ lẫn nhau Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi đầu vào và đầu ra của dự án, sau đó so sánh các giá trị đầu vào và đầu ra Về cơ bản, nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà
nó tiêu tốn thì dự án được xem là đáng giá và nên được triển khai
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều khái niệm về CBA Tuy nhiên tất cả các khái niệm đều xoay quanh những nội dung chủ yếu sau:
- CBA là phương pháp đánh giá để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định
- CBA quan tâm chủ yếu đến hiệu quả kinh tế
- CBA xem xét tất cả các lợi ích và chi phí
- CBA xem xét vấn đề trên quan điểm xã hội nói chung
Đối với các dự án tác động đến môi trường thì việc lượng hoá những lợi ích, chi phí là rất phức tạp, không dễ quan sát cũng như khó khăn trong đánh giá về độ dài của thời gian tác động Chính vì vậy việc lượng hoá các kết quả là không đơn giản, thậm chí không có một thước đo hay phương pháp chung phục vụ cho việc tính toán Tuy nhiên, CBA là kỹ thuật cho phép liệt kê tất cả các điểm được và điểm mất một cách hệ thống, cố gắng tiền tệ hoá cái được và cái mất đối với kinh tế, xã hội và môi trường từ
đó cân nhắc tầm quan trọng của chúng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17Hiện nay CBA được phát triển rộng hơn gồm hai khái niệm liên quan là phân tích tài chính và phân tích kinh tế:
- Phân tích tài chính liên quan đến dòng tiền vào và dòng tiền ra Dưới góc độ chủ đầu tư, người ta sử dụng phương pháp phân tích tài chính với mục tiêu cuối cùng
là tối đa hoá lợi nhuận Để đạt được điều đó, chủ đầu tư phải giảm đến mức tối thiểu chi phí sản xuất Như vậy, một cách vô tình hay cố tình, chủ đầu tư đã quên đi khoản chi phí môi trường mà đáng lẽ họ phải trả Người ta gọi dạng phân tích này là dựa trên quan điểm chủ đầu tư
- Phân tích kinh tế tính toán dòng tiền vào và dòng tiền ra cùng với những tác động tích cực và tiêu cực tới môi trường và xã hội nhằm đảm bảo phát triển bền vững Người ta gọi dạng phân tích này là dựa trên quan điểm xã hội
Như vậy đều là CBA nhưng kết quả phân tích tài chính sẽ có sự khác biệt so với phân tích kinh tế Sự khác biệt này chủ yếu là do mục đích người sử dụng
1.1.1.2 Mục đích
- Đối với các nhà hoạch định chính sách, CBA là công cụ thiết thực hỗ trợ cho việc ra quyết định có tính xã hội từ đó quyết định phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, tránh gây ra hiện tượng thất bại thị trường
- Phương pháp CBA có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, có thể ở giai đoạn hình thành, giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối dự án Chính nhờ quan điểm tiếp cận phong phú này sẽ cung cấp cho chúng ta một lượng thông tin cơ bản về toàn bộ dự án hay những bài học kinh nghiệm rút ra khi tiến hành các dự án tương tự từ những góc nhìn khác nhau
- Những lựa chọn về các dự án, chương trình thường đặt ra trước mắt chúng ta, điều này không thể tránh khỏi vì xã hội không bao giờ có đủ nguồn lực để thực hiện tất
cả các dự án Để lựa chọn một dự án đem lại hiệu quả cao nhất trong các dự án đề xuất cần phải có một căn cứ, cơ sở nào đó dùng để so sánh CBA sẽ cho chúng ta hình dung toàn bộ những lợi ích cũng như chi phí mà mỗi dự án có thể đem lại theo chuỗi thời gian tồn tại Trên cơ sở đó giúp người phân tích đưa ra quyết định nên lựa chọn dự án nào thực hiện để mang lại hiệu quả cao nhất, đáp ứng những mục tiêu đề ra
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18Bên cạnh đó CBA còn có những hạn chế chưa khắc phục được, do đó CBA chỉ
là một phương pháp hữu hiệu trong số các phương pháp hoạch định chính sách và góp phần đưa ra quyết định
1.1.1.3 Phạm vi áp dụng
Phân tích lợi ích – chi phí được áp dụng trong các trường hợp:
- Thẩm định các dự án tư nhân thuần túy theo quan điểm xã hội
- Thẩm định các dự án công, các dự án cung cấp vốn vật chất như cơ sở hạ tầng, các dự án làm tăng trữ lượng vốn môi trường, các dự án đầu tư phát triển vốn nhân lực
- Ảnh hưởng của thay đổi chính sách, chương trình Chính phủ như thuế, trợ cấp
1.1.1.4 Phân loại
Theo Boardman (2001), CBA có thể chia thành 4 loại:
(1) Ex-ante CBA: Phân tích lợi ích – chi phí được tiến hành trước khi dự án
sở điều chỉnh những phương án, quyết định đã đưa ra ban đầu
(3) Ex-post CBA: Phân tích lợi ích – chi phí được tiến hành sau khi dự án được
thực hiện để xem lợi ích dự án mang lại có lớn hơn chi phí không
Khi dự án kết thúc người ta thực hiện CBA Ở giai đoạn này có nhiều thuận lợi
do trong quá trình thực hiện dự án mọi lợi ích và chi phí đã bộc lộ rõ
(4) Ex-ante/ex-post CBA: Dạng kết hợp giữa Ex-ante CBA và Ex-post CBA,
giúp so sánh giá trị trước và sau khi dự án được tiến hành Với cách này, người phân tích cần thực hiện CBA hai lần, một lần trước khi bắt đầu thực hiện dự án và một lần sau khi dự án kết thúc
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 191.1.1.5 Các bước thực hiện CBA
Bước 1: Nhận dạng vấn đề (standing)
Trong quá trình phát triển, xã hội phải đối mặt với các vấn đề cần phải đưa ra quyết định lựa chọn Việc xác định vấn đề cần đưa ra quyết định là bước đầu tiên trong CBA Ngoài ra cần phải xác định phạm vi tác động: địa phương, tỉnh, quốc gia hay toàn cầu?
Một dự án đáng giá sẽ đóng góp vào phúc lợi kinh tế của quốc gia, có khả năng làm cho mọi người đều được lợi (tốt hơn so với không có dự án) Người phân tích phải đặt và trả lời các câu hỏi như sau:
- Phạm vi tác động của dự án: địa phương, tỉnh, quốc gia hay toàn cầu?
- Nếu nguồn tài trợ cho dự án là của chính phủ thì có nên xem xét đến các lợi ích và chi phí phát sinh bên ngoài quốc gia hay không?
- Thông thường, chính phủ thực hiện phân tích trên quan điểm quốc gia Ngày nay với xu hướng hội nhập, nhiều vấn đề môi trường mang tính toàn cầu vì vậy có ý kiến đề xuất nên phân tích theo quan điểm toàn cầu Tuy nhiên, thông thường việc xác định phạm vi phân tích tùy thuộc vào ai là người tài trợ chính của dự án
Bước 2: Xác định các phương án (alternatives)
Trong mỗi dự án đầu tư thường có rất nhiều phương án để lựa chọn, việc chọn lựa giữa các phương án gặp phải một số khó khăn như sau:
- Thứ nhất: Việc lựa chọn các phương án tùy thuộc vào số tiêu chí cần xem xét đối với mỗi dự án cụ thể
- Thứ hai: Xác định quy mô dự án
Bước 3: Nhận dạng các lợi ích và chi phí (identification)
Một khi dự án đã được xác định, tất cả chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan
sẽ giúp nhận dạng các tác động có thể có của dự án Trong bước này, tất cả các tác động trực tiếp hay gián tiếp, hữu hình hay vô hình đều được xác định Lưu ý các “tác động” bao hàm các nhập lượng và xuất lượng hay đúng hơn là lợi ích, chi phí có thể có của dự án Đồng thời ta cũng xác định đơn vị đo lường các lợi ích và chi phí đó
Trong CBA, các nhà phân tích chỉ quan tâm đến các tác động có ảnh hưởng đến
sự thỏa dụng của các cá nhân thuộc phạm vi dự án Những tác động không có giá trị gì
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20đối với con người thì không được tính trong CBA Nói cách khác, muốn xác định một
“tác động” nào đó của dự án, người phân tích cần tìm hiểu mối quan hệ nhân quả giữa tác động đó với sự thỏa dụng của những người thuộc phạm vi ảnh hưởng của dự án
Bước 4: Lượng hóa các lợi ích và chi phí suốt vòng đời dự án (quatification)
Sau khi xác định được tất cả các lợi ích và chi phí có thể có của dự án cũng như đơn vị đo lường tương ứng, người phân tích phải lượng hóa chúng trong suốt vòng đời của dự án cho từng phương án
Nếu những tác động khó lượng hóa hay đo lường chính xác được như: tác động
về văn hóa, xã hội thì người phân tích có thể cung cấp các thông tin dạng mô tả về chúng Ngoài ra có những trường hợp cần các giả định để có thể ước lượng được
Bước 5: Quy ra giá trị bằng tiền các lợi ích và chi phí (monetization)
Đây là nhiệm vụ chính của các nhà kinh tế khi thực hiện CBA Sau khi đã lượng hóa được các tác động của dự án, người phân tích phải gán cho chúng một giá trị bằng tiền để có thể so sánh Thực hiện bước này đòi hỏi người phân tích phải có lượng kiến thức nhất định về phương pháp phân tích lợi ích - chi phí
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình phân tích lợi ích - chi phí
Bước 6: Chiết khấu các lợi ích, chi phí, tính hiện giá ròng NPV (discounting)
Một dự án có các dòng lợi ích và chi phí phát sinh tại các thời điểm khác nhau nên không thể so sánh trực tiếp được Người phân tích phải tổng hợp chúng lại mới có thể so sánh Thông thường các lợi ích và chi phí trong tương lai được chiết khấu đưa
về giá trị tương đương ở hiện tại để có cơ sở cho việc so sánh
Một số tiêu chí được áp dụng để so sánh lợi ích và chi phí của một phương án Hiện giá ròng (NPV) bằng hiện giá ròng của lợi ích trừ đi hiện giá ròng của chi phí nếu lớn hơn 0 thì đó là dự án đáng giá và ngược lại Tiêu chí thứ hai là tỷ lệ lợi ích/chi phí (BCR) nếu lớn hơn 1 là dự án đáng giá và ngược lại Ngoài ra hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) cũng là một tiêu chí quan trọng, nếu hệ số hoàn vốn nội bộ lớn hơn lãi suất về tài chính hoặc tỷ suất chiết khấu thì đó là dự án tốt và ngược lại
Bước 7: Thực hiện phân tích độ nhạy (sensitivity analysis)
Bất kỳ CBA nào cũng hàm chứa sự không chắc chắn và người phân tích thường
có một số giả định về giá trị các lợi ích và chi phí Phân tích độ nhạy đòi hỏi sự nới
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21lỏng các giả định cho chúng thay đổi ở các mức độ khác nhau và tính toán lại các lợi
ích và chi phí đó Nói cách khác, trong phân tích độ nhạy người ta phân tích sự thay
đổi giá trị của một hay nhiều biến quan trọng liên quan đến dòng ngân lưu kinh tế của
dự án và xem kết quả (NPV, BCR, IRR) thay đổi như thế nào để có cơ sở đưa ra quyết
định lựa chọn
Bước 8: Đề xuất dựa trên kết quả NPV, phân tích độ nhạy (recommendation)
Từ kết quả trên người phân tích nên đề xuất phương án được ưa thích nhất là
phương án có NPV lớn nhất Lưu ý rằng người phân tích đề xuất phương án tốt nhất
một cách khách quan dựa vào sự tối đa hóa hiệu quả hay phúc lợi kinh tế chứ không
phải phương án do mình ưa thích
1.1.1.6 Ứng dụng CBA trong phân tích dự án
Thực hiện hay không thực hiện một dự án, thực hiện dự án đó ở đâu là những
vấn đề mà người quản lý hay chủ đầu tư cần quan tâm giải quyết Để đảm bảo được
khả năng thực thi các dự án và chính sách trước tiên cần phải tiến hành CBA Ở Việt
Nam, một số chính sách đưa ra trong thực tế nhưng không tiến hành CBA đã dẫn đến
nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau trong dư luận
Ví dụ: Dự án sân bay Long Thành với tổng vốn đầu tư khoảng 18 tỷ USD đã và
đang gây ra nhiều tranh cãi trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang chạm ngưỡng
an toàn Các nhà khoa học, đại biểu có nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên xây dựng
sân bay Long Thành hay không cũng như việc nhượng quyền khai thác sân bay Phú
Quốc và cổ phần hóa tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
CBA dự án cầu Phước An thuộc dự án thành phần trong dự án đường liên cảng
Cái Mép – Thị Vải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm cung cấp thông tin về tính khả thi
trên phương diện kinh tế và tài chính dự án Cụ thể hơn là cung cấp thông tin về những
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án từ đó xác định tính xác đáng của Nhà nước khi
tham gia vào thực hiện[6]
Qua đây, ta có thể thấy rằng nhu cầu trong thực tiễn cuộc sống về CBA là rất
lớn và là điều kiện để lựa chọn một chính sách hay dự án CBA giúp chủ đầu tư tiến
hành đầu tư một cách hiệu quả nhất đồng thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 221.1.2 Hiện tượng xói lở bờ biển
do sóng vỗ gọi là hiện tượng xói lở bờ biển
Đường tiếp xúc giữa lục địa và biển gọi là đường bờ biển Vị trí đường bờ biển thay đổi từ thời địa chất này sang thời địa chất khác (do các chuyển động hiện tại gần đây nhất của vỏ Trái Đất, do các giao động đơn thuần của mực nước biển đại dương) cũng như trong khoảng thời gian ngắn liên quan tới sóng và thủy triều Đường bờ biển
có thể dịch chuyển sâu vào lục địa hoặc di chuyển ra biển hàng chục, hàng trăm mét
1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng xói lở bờ biển
b) Thủy triều
Trong các yếu tố gây xói lở bờ biển, thủy triều cũng là một yếu tố quan trọng
Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thủy triều nhưng yếu tố chủ yếu là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng Nguyên nhân hình thành hiện tượng thủy triều là sự khác nhau giữa lực hấp dẫn tổng và lực hấp dẫn cục bộ Mặt trời dù có khối lượng lớn nhưng ở cách xa Trái Đất nên không ảnh hưởng lớn đến thủy triều
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23Thủy triều lớn nhất khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời nằm trên cùng một đường thẳng Cũng giống như sóng biển, thủy triều dâng lên rồi hạ xuống đem theo một lượng lớn đất đá và cát biển Theo thời gian thủy triều dần dần gây ra hiện tượng xói lở bờ biển
1.1.2.3 Đặc trưng của hiện tượng xói lở bờ biển
Hiện tượng xói lở bờ biển có các đặc trưng:
- Tác dụng mài mòn của vực nước thể hiện sự rửa xói sườn bờ biển của sóng và thủy triều dẫn đến sự hình thành phần mài mòn bờ biển Sự vận chuyển vật liệu rời rạc
do dòng chảy có hướng dọc theo bờ biển, trong một số trường hợp thúc đẩy sự hình thành thêm bờ mài mòn
- Tích tụ vật liệu do tác dụng của rửa xói bờ biển, vật liệu đó một phần lắng đọng tạo nên phần tích tụ thềm bờ biển làm giảm độ sâu bờ biển
- Vật liệu tích tụ do các dòng chảy có hướng dọc theo bờ biển
1.1.3 Các chỉ tiêu phân tích kinh tế
1.1.3.1 Giá trị PV, FV
𝐏𝐕 = 𝐅𝐕(𝟏 + 𝐫)𝐭
Trong đó:
- PV (Present value): Giá trị hiện tại của khoản thu trong tương lai
- FV (Future value): Giá trị khoản thu trong tương lai
- t: Số năm đầu tư
- r: Tỷ suất chiết khấu
1.1.3.2 Giá trị hiện tại ròng (NPV - Net Present Value)
Chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện tại ròng (NPV) của một dự án Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí về năm cơ sở bắt đầu (đầu thời kì phân tích) NPV được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá dự án đầu tư
𝐍𝐏𝐕 = ∑ 𝐁𝐭− 𝐂𝐭
(𝟏 + 𝐫)𝐭 𝐧
𝐭=𝟎
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24Hoặc tính bằng công thức:
𝐍𝐏𝐕 = ∑ 𝐁𝐭
(𝟏 + 𝐫)𝐭 − ∑ 𝐂𝐭
(𝟏 + 𝐫)𝐭 𝐧
𝐭=𝟎
𝐧
𝐭=𝐨
Trong đó:
- Bt: Khoản thu của dự án vào năm t
- Ct: Khoản chi của dự án vào năm t
- t: Số năm đầu tư
- r: Tỷ suất chiết khấu
- n: Số năm hoạt động của dự án
Phương án được quyết định lựa chọn là phương án có NPV dương Trong trường hợp có nhiều phương án để lựa chọn thì phương án nào có NPV dương lớn nhất
sẽ được lựa chọn
1.1.3.3 Tỷ lệ lợi ích - chi phí (BCR - Benefit – Cost Rate)
Tỷ lệ lợi ích - chi phí là tỷ lệ tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của chi phí Công thức tính BCR:
𝐁𝐂𝐑 =
∑ 𝐁𝐭
(𝟏+𝐫) 𝐭
𝐧 𝐭=𝟎
∑ 𝐂𝐭
(𝟏+𝐫) 𝐭
𝐧 𝐭=𝟎
Trong đó:
- Bt: Khoản thu của dự án vào năm t
- Ct: Khoản chi của dự án vào năm t
- t: Số năm đầu tư
- r: Tỷ suất chiết khấu
- n: Số năm hoạt động của dự án
Tỷ lệ này so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu về mặt bằng thời gian ở hiện tại Trong trường hợp này, lợi ích được xem là lợi ích thô bao gồm cả lợi ích môi trường và xã hội, còn chi phí bao gồm vốn cộng với các chi phí vận hành, bảo dưỡng
và thay thế cũng như những chi phí cho môi trường và xã hội
Phương án được quyết định lựa chọn là phương án có BCR lớn hơn 1 Trong trường hợp có nhiều phương án khác nhau thì phương án được quyết định lựa chọn là phương án có BCR lớn hơn 1 và lớn nhất
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 251.1.3.4 Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR - Internal Rate of Return)
Hệ số hoàn vốn nội bộ được định nghĩa như là hệ số mà qua đó giá trị hiện tại của lợi ích và chi phí là bằng nhau
IRR có thể xác định bằng cách suy diễn khi thoả mãn biểu thức:
𝐍𝐏𝐕 = ∑ 𝐁𝐭− 𝐂𝐭
(𝟏 + 𝐫)𝐭 𝐧
𝐭=𝟎
= 𝟎
∑ 𝐁𝐭(𝟏 + 𝐫)𝐭 = ∑ 𝐂𝐭
(𝟏 + 𝐫)𝐭 𝐧
𝐭=𝟎
𝐧
𝐭=𝟎
Trong đó:
- Bt: Khoản thu của dự án vào năm t
- Ct: Khoản chi của dự án vào năm t
- t: Số năm đầu tư
- r: Tỷ suất chiết khấu
- n: Số năm hoạt động của dự án
IRR được các tổ chức tài chính sử dụng rộng rãi Giá trị IRR sau khi tính toán được so sánh với lãi suất về tài chính hoặc tỷ suất chiết khấu để xem xét mức độ hấp dẫn về tài chính hoặc kinh tế của dự án
Hệ số này rất nhạy cảm với sự biến thiên lãi suất ngân hàng trong ngắn hạn cũng như dài hạn, vì vậy nó thường được sử dụng cho phân tích độ nhạy trong CBA
1.1.3.5 Mối quan hệ giữa NPV, BCR, IRR với lựa chọn dự án
Khi tiến hành CBA, chúng ta sử dụng kết hợp 3 chỉ tiêu NPV, BCR, IRR để đánh giá, lựa chọn dự án có khả năng sinh lời và mang lại lợi nhuận lớn nhất Cả hai chỉ tiêu NPV và IRR đều đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư dựa trên dòng tiền có tính đến yếu tố giá trị tiền tệ theo thời gian Dù vậy, cả hai chỉ tiêu này không phải lúc nào cũng dẫn đến quyết định lựa chọn như nhau
Các dự án có NPV > 0, BCR > 1, IRR > r (tỷ suất chiết khấu): Dự án có lãi, nên thực hiện đầu tư
Các dự án có NPV < 0, BCR < 1, IRR < r (tỷ suất chiết khấu): Dự án không khả thi và sẽ bị loại bỏ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26Các dự án có NPV = 0, BCR = 1, IRR = r (tỷ suất chiết khấu): Tùy theo quan điểm của chủ đầu tư để quyết định có nên lựa chọn hay không
Đối với các dự án có NPV, BCR, IRR bằng nhau thì ta lựa chọn dự án nào có
bờ kè bằng những bao tải cát lớn để đối phó tạm thời với sóng biển
Tỉnh Quảng Nam đã triển khai đóng bờ cừ ván thép bên ngoài bãi biển để làm
“lá chắn” trước những con sóng dữ, phía trong bờ cừ là những bao tải cát lớn được chèn sâu sát bờ cừ Biện pháp này bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định
- Cà Mau
Những năm qua, tình trạng sạt lở rừng như một dấu hiệu biến đổi bất thường Theo khảo sát của Chi cục Thủy lợi Cà Mau, từ đầu năm tới nay khu vực mũi Cà Mau nhiều điểm sạt lở mới đáng báo động, sóng biển ập vào gây xói lở nghiêm trọng
Cà Mau xây dựng dự án “Kè ngầm tạo bãi”, dùng cọc đóng thành hai hàng xen
kẽ cách nhau 2 m, sau đó bỏ rọ đá vào bên trong với hy vọng giảm lực sóng biển, bảo
vệ đê và tuyến dân cư phía trong đê biển
Đến cuối năm 2010 bờ “Kè ngầm tạo bãi” được xây dựng hoàn thành, kết quả thử nghiệm chịu đựng khá tốt qua mùa mưa bão năm 2011 Tỉnh Cà Mau tiếp tục cho đầu tư ở một số đoạn xung yếu từ Rạch Vinh tới Hương Mai dài 1.500 m
- Phú Yên
Trước tình trạng nhiều đợt sóng lớn liên tiếp đánh vào bờ biển, có thời điểm xuất hiện những cột sóng cao từ 5 – 7 m gây xói lở mạnh Nhiều đợt sóng vượt đê bao chắn sóng gây ngập úng cục bộ khu vực dân cư UBND tỉnh Phú Yên quyết định ban
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27bố khẩn cấp tình trạng xói lở bờ biển phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa Ban
quản lý dự án Thủy lợi và Phòng chống thiên tai tỉnh Phú Yên huy động nhà thầu khẩn
trương khắc phục những đoạn bờ biển bị xói lở Ngoài các đơn vị thi công, các hộ dân
cũng đang tự gia cố, bồi đắp đê bao chắn sóng đề phòng sóng biển
1.2.2 Tình hình xây dựng dự án xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở ở tỉnh Thừa
Thiên Huế
Tỉnh Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng 22.000 ha, tiếp
giáp với đầm phá có hệ thống đê biển bảo vệ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản Hệ thống với chiều dài 110 km dọc theo đầm phá Tam Giang đến
Cầu Hai có tác dụng ngăn mặn, giữ ngọt, ngăn lũ tiểu mãn, ngoài ra còn có nhiệm vụ
tiêu úng, thoát lũ, kết hợp giao thông đường thủy và giao thông đường bộ dọc tuyến
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
Do đặc điểm địa hình có độ dốc lớn, các sông ngắn nên hệ thống này thường
chịu ảnh hưởng trực tiếp lũ từ đồng bằng đổ ra phá Mặc khác, hệ thống đê, kè lại chịu
tác động của gió, sóng biển nên hàng năm hệ thống này thường hư hỏng, xuống cấp
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của người dân
Xuất phát từ thực tế trên, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án đầu
tư xây dựng công trình kè chống sạt lở bờ sông Bồ với tổng mức đầu tư 60,7 tỷ đồng
Đây là công trình quan trọng có tác dụng ổn định lòng sông Bồ, tăng khả năng thoát lũ,
bảo vệ trực tiếp tính mạng, tài sản của các hộ dân và 4.500 ha hoa màu
Ngày 11/9/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án đầu
tư xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Hương đoạn qua phường Hương Hồ, xã Hương
Thọ, thị xã Hương Trà và xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy với tổng mức đầu tư
62.544 triệu đồng Dự án xây dựng các tuyến kè chống sạt lở bờ sông theo tuyến bờ
sông hiện tại với tổng chiều dài 2095,3 m bao gồm các tuyến kè qua thôn La Khê
Trẹm (xã Hương Thọ), tuyến kè qua thôn Bằng Lãng (xã Thủy Bằng) Dự án hoàn
thành sẽ góp phần đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho hàng trăm hộ dân sống
dọc theo bờ sông Hương đoạn qua thị xã Hương Trà, bảo vệ các di tích lịch sử, văn
hóa quan trọng, hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra trong những năm tiếp theo
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ
DỰ ÁN XỬ LÝ KHẨN CẤP KHẮC PHỤC XÓI LỞ BỜ BIỂN
XÃ HẢI DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Hải Dương là xã ven biển, ven phá thuộc thị xã Hương Trà, nằm trên trục đường Quốc lộ 49B, nối các huyện Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang, cách thành phố Huế 20 km, cách trung tâm thị xã Hương Trà 25 km về phía Đông Bắc
- Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Tây giáp phá Tam Giang
- Phía Nam giáp cửa biển Thuận An
- Phía Bắc giáp xã Quảng Công (huyện Quảng Điền)
Xã Hải Dương nằm trong tọa độ 107035’ kinh độ Đông và 160
35’ vĩ độ Bắc Địa bàn của xã dài 7 km dọc theo bờ biển
2.1.1.2 Điều kiện khí tượng thủy văn
Xã Hải Dương thuộc vùng khí hậu Duyên Hải Bắc Trung Bộ, là khu vực chịu ảnh hưởng của hai mùa (mùa mưa và mùa khô) Xã Hải Dương vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển nên khí hậu tương đối ôn hòa
Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, chiếm khoảng 70% lượng mưa cả năm Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều đồng thời thường có nhiều thiên tai xảy ra như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt
Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chiếm khoảng 30% Vào mùa này, khí hậu ngày nóng đêm mát, hướng gió chủ yếu là gió Đông, lượng bốc hơi nước nhiều, trời quang mây
Thủy triều mang tính chất bán nhật triều, biên độ thủy triều trung bình khoảng 0,4 – 0,6 m Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu – 3,5 m đến - 6 m
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 292.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
a Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên: 1.029 ha chủ yếu là đất cát (thịt nhẹ và cát pha) nghèo
dinh dưỡng, địa chất yếu và không ổn định, chiều ngang trung bình 1,5 km Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 355,88 ha
- Đất phi nông nghiệp: 469,83 ha
- Đất chưa sử dụng: 54,92 ha
- Đất định cư: 57,73 ha
- Đất giao thông: 90,64 ha
Địa hình xã Hải Dương phân thành hai dạng rõ rệt:
- Phía biển là cồn cát với địa hình không bằng phẳng, thoải dần ra biển
- Phía đầm phá địa hình tương đối bằng phẳng
b Tài nguyên nước
Xã Hải Dương có hệ thống phá Tam Giang, đây là nguồn nước lợ chủ yếu phục
vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân Bên cạnh đó, xã Hải Dương có
hai hồ nước ngọt ở thôn Thai Dương Thượng, thuận lợi cho việc khai thác du lịch
Xã Hải Dương nằm ở hạ lưu nên độ mặn cao ảnh hưởng đến hoạt động trồng
lúa và nuôi trồng thủy sản Mùa mưa, xã Hải Dương chịu ảnh hưởng của triều cường
và mưa lớn từ thượng lưu sông Hương, sông Bồ nên thường xuyên bị xói lở, ngập úng
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân
c Tài nguyên rừng
Diện tích rừng Dương liễu phòng hộ: 191,7 ha Trong đó:
- Rừng hợp tác xã quản lý: 156,7 ha
- Rừng tư nhân quản lý: 35 ha
2.1.2 Điều kiện kinh tế
2.1.2.1 Đặc điểm dân cư và nguồn lao động
Dân cư xã Hải Dương sống trải dài trên 7 km với 1.548 hộ, 7.096 nhân khẩu,
mật độ dân cư là 675 người/km2 và phân bố không đồng đều
Tính đến hiện nay, số người trong độ tuổi lao động là 3.083 người Tình hình
dân cư và lao động xã Hải Dương năm 2014 được thể hiện ở bảng 1
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30Bảng 1: Tình hình dân cư và lao động xã Hải Dương năm 2014
III Tổng số lao động Người 3.083 100,00
2 Tiểu thủ công nghiệp Người 975 31,63
(Nguồn: UBND xã Hải Dương)
Với lợi thế là xã ven biển, Hải Dương có diện tích mặt nước lớn, đây là điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp Trong đó, mũi nhọn là nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân Điều này thể hiện qua cơ cấu lao động xã Hải Dương tập trung chủ yếu ở ngành nông nghiệp với 1.210 người chiếm 39,25%, ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp nhất là 29,12% với 898 lao động
và ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm 31,63% tương ứng 975 lao động
Nhìn chung sự phân bổ lao động xã Hải Dương không có sự chênh lệch quá lớn giữa các ngành Tuy nhiên cơ cấu lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng có các biện pháp, chính sách hỗ trợ các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày một phát triển
2.1.2.2 Hiện trạng phát triển kinh tế
Hải Dương là một xã ven biển, có truyền thống văn hóa lâu đời với các lễ hội truyền thống cùng những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế xã Hải Dương đã có sự chuyển dịch, tăng dần tỷ trọng nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành dịch vụ Để hiểu rõ hơn về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Hải Dương, ta xem xét bảng 2:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31Bảng 2: Cơ cấu kinh tế xã Hải Dương giai đoạn 2012 - 2014
(ĐVT: Triệu đồng)
Lĩnh vực
Giá trị Cơ cấu
(%) Giá trị Cơ cấu
(%) Giá trị Cơ cấu
(%)
Nông - Lâm - Ngư nghiệp 42.770,89 59,62 47.896,00 59,34 54.529,76 59,92 Dịch vụ 18.750,00 26,13 14.100,00 17,47 15.900,00 17,47 Tiểu thủ công nghiệp 10.224,00 14,25 18.720,00 23,19 20.582,00 22,61
Tổng 71.744,89 100,00 80.716,00 100,00 91.011,76 100,00
(Nguồn: UBND xã Hải Dương)
Qua bảng 2 ta thấy: Nông - Lâm - Ngư nghiệp luôn là thế mạnh của xã Hải Dương Năm 2012, ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp có giá trị sản xuất là 42.770,89 triệu đồng chiếm 59,62%, đến năm 2014 tăng lên 54.529,76 triệu đồng tương ứng với 59,92% Điều này cho thấy chính quyền địa phương đã phát huy hiệu quả lợi thế điều kiện tự nhiên Tuy nhiên, xã Hải Dương với địa hình thấp trũng, thường xuyên ngập úng, người dân chỉ sản xuất thời vụ nên khó khăn trong việc nhân rộng mô hình
Xã Hải Dương với đặc điểm nền kinh tế thuần nông nên các ngành dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp còn kém phát triển Cơ cấu ngành dịch vụ giảm nhẹ từ 26,13% năm
2012 xuống 17,47% vào năm 2014 Bên cạnh đó, ngành tiểu thủ công nghiệp đã có những chuyển biến khởi sắc từ 14,25% năm 2012 tăng lên 22,61% năm 2014 tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng tương đối thấp
Nguồn tài nguyên nước vô cùng phong phú và đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho xã Hải Dương phát triển hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Đặc biệt sau khi dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế được triển khai đã khắc phục được hiện tượng xói lở bờ biển, người dân mạnh dạn đầu tư làm tăng giá trị sản xuất của hoạt động trồng lúa, nuôi trồng thủy sản nói riêng và ngành Nông – Lâm - Ngư nghiệp nói chung
Kết quả đạt được trong thời gian qua cho thấy chính quyền địa phương đã và đang chú trọng hỗ trợ phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đồng thời tiếp tục phát huy những lợi thế của địa phương nhằm duy trì nền sản xuất Nông - Lâm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 322.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã Hải Dương
2.1.3.1 Thuận lợi
- Hải Dương là xã ven biển, ven phá, nằm trên trục đường Quốc lộ 49B, nối các huyện Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang tạo điều kiện thuận lợi giao lưu, trao đổi hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy
- Xã Hải Dương có đường bờ biển dài 7 km với diện tích đầm phá khá lớn, đây
là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Cơ sở hạ tầng xã Hải Dương những năm qua được Nhà nước đầu tư khá lớn, nhất là cầu Tam Giang vượt phá đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân
- Người dân có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất lâu đời trong hoạt động nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Trình độ dân trí tương đối đồng đều, nhất là lực lượng lao động trẻ có trình độ học vấn cao, nếu được đào tạo phù hợp và có môi trường kinh doanh tốt sẽ trở thành một trong những nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế địa phương
- Đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ có năng lực và ý thức trách nghiệm với công việc, được quần chúng nhân dân tin yêu, mến phục
- Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững, các tệ nạn xã hội được đẩy lùi Đời sống tinh thần của người dân được chăm lo, các hoạt động văn hóa cộng đồng tiếp tục được duy trì thường xuyên Các giá trị truyền thống vẫn được người dân gìn giữ như tổ chức lễ hội Cầu Ngư hàng năm
2.1.3.2 Khó khăn
- Xã Hải Dương nằm trong vùng đầm phá Tam Giang nên thế mạnh của xã là nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Bên cạnh đó, địa hình thấp trũng, thường xuyên
bị nước thượng nguồn đổ về trong mùa mưa nên xã Hải Dương thường xuyên bị xói
lở, ngập úng, địa hình bị chia cắt và cô lập vào mùa mưa bão
- Xã Hải Dương chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiệt hại đến tính mạng và tài sản người dân, có nguy cơ mở một cửa biển mới làm thay đổi hệ sinh thái ngập mặn ven biển (rừng ngập mặn, rừng phòng hộ)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33- Đất đai kém màu mỡ, chủ yếu là đất cát, nghèo dinh dưỡng, đất bị nhiễm nặm
do hiện tượng xâm thực bờ biển ngày một nghiêm trọng Địa chất yếu và không ổn định nên khó phát triển một nền nông nghiệp phong phú Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chưa đồng bộ
- Xã Hải Dương với đặc điểm kinh tế thuần nông nên các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp còn kém phát triển Dân số ngày càng gia tăng đòi hỏi nhu cầu lương thực cũng tăng theo, tạo áp lực đối với quỹ đất của địa phương
- Lực lượng lao động trẻ có trình độ chủ yếu đi làm ăn xa, không có điều kiện đóng góp xây dựng quê hương
- Một số vấn đề xã hội vẫn chưa được giải quyết triệt để như chất lượng khám chữa bệnh, các tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại, vấn đề đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương
2.1.4 Tình hình thiên tai tại xã Hải Dương giai đoạn 2004 - 2014
Những năm gần đây, tình hình thiên tai xảy ra ngày một phức tạp với chiều hướng nghiêm trọng và khó lường trước được Bảng 3 thể hiện tình hình thiên tai và mức độ ảnh hưởng tại xã Hải Dương giai đoạn 2004 – 2014
Bảng 3: Thiên tai và mức độ ảnh hưởng tại xã Hải Dương giai đoạn 2004 – 2014
STT Thiên tai Tần suất Số lượng Mức độ ảnh hưởng
Nhẹ Trung bình Nặng
(Nguồn: UBND xã Hải Dương)
Bão: Những năm gần đây, bão thường xuất hiện vào giữa tháng 9 đến cuối
tháng 11 với diễn biến ngày càng phức tạp và khó dự đoán được Mưa lớn kết hợp với gió mạnh và triều cường đã gây ra nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân Trong giai đoạn 2004 – 2014, tổng cộng có 28 cơn bão ảnh hưởng đến xã Hải Dương Trung bình 6 tháng sẽ có một cơn bão nhỏ hoặc trung bình và 1 năm sẽ có một cơn bão lớn ảnh hưởng đến xã Hải Dương
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34Năm 2013 có 5 cơn bão xảy ra, trong đó cơn bão số 10 và 11 có cường độ gió
mạnh giật cấp 10, cấp 11 kèm theo mưa to và triều cường dâng cao Địa bàn nằm ở hạ
lưu sông Hương và sát cửa biển Thuận An gây xói lở, ngập úng trên diện rộng, thiệt
hại về tài sản và hạ tầng cơ sở, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế xã hội và đời
sống nhân dân Từ đầu năm 2014 đến nay vẫn chưa có cơn bão nào ảnh hưởng đến xã
Hải Dương nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung
Lụt: Trong giai đoạn này có 12 đợt lụt nhỏ và vừa ảnh hưởng đến địa phương
Thông thường mỗi khi có bão thường kèm theo hiện tượng lũ lụt Trước đây khi chưa
xây dựng các hồ chứa nước ở thượng nguồn thì tình hình lũ lụt xảy ra nhiều đợt trong
năm và khó lường trước được, nước từ thượng nguồn kết hợp với triều cường dâng cao
làm ngập úng dài ngày như trận lụt lịch sử năm 1999, năm 2004 và năm 2012
Những năm gần đây, khi các hồ chứa nước ở thượng nguồn được đưa vào sử
dụng đã hạn chế phần nào lũ lụt Tuy nhiên việc xả lũ ở thượng nguồn vào những đợt
mưa lớn kết hợp với triều cường gây ngập úng trên diện rộng Điển hình là đợt xả lũ ở
thủy điện Hương Điền ngày 27/03/2015 đã làm ngập úng và hư hại nhiều ha lúa và rau
màu vùng thấp trũng ở các huyện Quảng Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Trà
Xói lở: Do cửa biển Thuận An những năm gần đây đã thay đổi dòng chảy, kết
hợp với nước thượng nguồn đổ về gây xói lở và xâm thực bờ biển nghiêm trọng vào
năm 2004 và năm 2012, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt người dân
Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Hải Dương về ảnh hưởng thiên tai đến hoạt
động sản xuất và sinh hoạt người dân trong năm 2013, riêng cơn bão số 10 và 11 đã
làm tốc mái hơn 44 hộ, cuốn trôi 15 lồng cá tổng thiệt hại về tài sản trên 350 triệu
đồng Bên cạnh đó, lũ lụt còn cuốn trôi 4000 m3 đất và 700 m3 đá đê biển, làm hư hỏng
toàn bộ 120 m đường giao thông nông thôn, tổng giá trị thiệt hại là 1983,83 triệu đồng
Qua đây chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai đến hoạt
động sản xuất và sinh hoạt người dân xã Hải Dương
Đầu năm 2014, xã Hải Dương được đầu tư xây dựng dự án Xử lý khẩn cấp khắc
phục xói lở bờ biển với tổng mức đầu tư 48,9 tỷ đồng Dự án được xây dựng với mục
tiêu khắc phục tình trạng xói lở và xâm thực bờ biển xã Hải Dương
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 352.2 Giới thiệu về dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1 Giới thiệu về dự án
Dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện nhằm khắc phục hiện tượng xói lở bờ biển ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt người dân 3 thôn
xã Hải Dương (thôn Vĩnh Trị, thôn Thai Dương Thượng và thôn Thai Dương Hạ)
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp xã Hải Dương, người dân chủ yếu trồng lúa nên trong phạm vi đề tài tôi chỉ tập trung đánh giá hiệu quả hoạt động trồng lúa của người dân trước và sau khi có dự án Bên cạnh đó, hoạt động đánh bắt thủy sản của người dân trước và sau dự án không có sự thay đổi mà dự án chỉ ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân địa phương
Dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế khởi công xây dựng ngày 16/02/2014, thời gian hoàn thành theo kế hoạch là 360 ngày Tuy nhiên do tính cấp thiết của dự án nên Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã kết hợp với chủ đầu tư và đơn vị thi công tìm kiếm các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Kết quả đến ngày 30/1/2015 dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành và đưa vào sử dụng
- Ổn định đường bờ biển trên cơ sở đường bờ biển hiện tại, góp phần ổn định lâu dài vùng đầm phá Tam Giang
- Từng bước hình thành hệ thống công trình chống xói lở bờ biển dọc theo bờ biển từ huyện Phong Điền đến Phú Lộc
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36Sơ đồ 1: Cấu trúc dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển
xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Quản lý, bảo vệ
- UBND xã Hải Dương
- Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão
- Nhân dân địa phương
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão
Liên danh Công ty CP TVXD Đại Việt và
công ty CP TVXD Cảng – Đường thủy
Dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở
bờ biển
Kiểm tra, giám sát
- UBND xã Hải Dương
- Chi cục Thủy lợi và
Trang 372.2.3 Thông tin chính dự án
- Tên Dự án: Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Địa điểm xây dựng: xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Chủ đầu tư: Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão
- Loại và cấp công trình: Công trình thủy lợi cấp IV, nhóm C
- Tổng mức đầu tư: 48.905,421 (triệu đồng)
Trong đó 100% vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
2.2.3.1 Tuyến kè bờ
Tuyến công trình: Tuyến kè dài 730 m đi theo tuyến bờ biển hiện tại Điểm đầu giáp chân kè bờ biển phía Bắc đã xây dựng, điểm cuối qua khỏi trạm biên phòng
- Hình thức kè: Kè mái nghiêng
- Chân kè: Lăng thể đá, phủ mặt bằng các khối bê tông
- Mái kè: Đá xếp hộc, phủ mặt bằng các khối bê tông
- Đỉnh kè: Mặt bằng bê tông, móng bằng cấp phối đá dăm
2.2.3.2 Kích thước và kết cấu công trình
a Quy mô, kích thước công trình
Bảng 4: Quy mô và kích thước công trình
2 Cao độ chân kè (đỉnh kết cấu hộ chân) m - 0,5
3 Cao độ đáy lăng thể hộ chân kè m - 2,2
5 Bề rộng đỉnh lăng thể hộ chân kè m 5,21 đến 7,21
6 Bề rộng chân kè có phủ khối bê tông m 4,64
7 Bề rộng đáy lăng thể hộ chân kè m 4
9 Bề rộng đỉnh kè kết hợp đường giao thông m 5,0
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38Tuyến kè thuộc hạng mục công trình dự án có chiều dài 730 m với cao độ đỉnh
kè 2 m, bề rộng đỉnh lăng thể hộ chân kè từ 5,21 m đến 7,21 m Bề rộng chân kè phủ khối bê tông 4,64 m với bề rộng đáy lăng thể hộ chân kè là 4 m, chiều dày lăng thể hộ chân kè là 1,7 m Trên bề mặt kè kết hợp xây dựng đường giao thông bề rộng 5 m với
độ dốc ngang đường đỉnh kè là 1%
b Kết cấu
- Chân kè: Gồm các lớp vật liệu theo thứ tự từ dưới lên trên gồm lớp vải địa kĩ thuật, lớp đá dăm dày 15 cm, lớp đá hộc dày 35 cm, 2 lớp đá hộc dày 70 cm, lớp khối phủ nặng 2,4 tấn bằng bê tông M300 dày 50 cm
- Mái kè: Gồm các lớp vật liệu theo thứ tự từ dưới lên trên gồm lớp vải địa kĩ thuật, lớp đá dăm dày 15 cm, lớp đá hộc dày 35 cm, 2 lớp đá hộc dày 70 cm, lớp khối phủ nặng 2,4 tấn bằng bê tông M300 dày 50 cm
- Khóa đỉnh mái kè: Là khối bê tông M300 đổ tại chỗ, rộng 1 m, dày 50 cm
- Đỉnh kè: Gồm các lớp vật liệu từ dưới lên trên gồm lớp vải địa kĩ thuật, lớp
đá dăm dày 15 cm, lớp đá hộc D20 2 lớp dày 40 cm, lớp đá dăm 4x6 dày 10 cm, lớp đá dăm 1x2 dày 10 cm, ni lông lót và lớp bê tông mặt đường M300 dày 20 cm Bố trí lăng thể đá phía trong kè với bề rộng mặt trên 5,0 m
2.3 Phân tích tài chính dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3.1 Cơ sở số liệu phân tích
Chi phí xây dựng công trình
Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư
Trang 39 Chi phí dự phòng
- Chi phí duy tu, bảo dưỡng dự án:
Chi phí bảo dưỡng thường xuyên : 1 năm bảo dưỡng 1 lần
Chi phí bảo dưỡng định kì: 5 năm bảo dưỡng 1 lần
2.3.1.2 Nhận diện các lợi ích
Dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế mang lại một số lợi ích:
Thứ nhất: Khắc phục hiện tượng xói lở bờ biển, hạn chế những thiệt hại cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp Dự án giúp người nông dân tiết kiệm được chi phí làm đất, phân bón, chi phí thau chua, rửa mặn ruộng lúa đồng thời tăng năng suất thu hoạch từ đó góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân
Thứ hai: Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản của người
dân đặc biệt là hoạt động nuôi cá nước lợ thông qua việc hạn chế nước biển tràn vào làm tăng độ mặn khu vực các lồng cá Từ đó làm giảm thiệt hại và tăng sản lượng thu hoạch của hoạt động nuôi trồng thủy sản, góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần người dân
Thứ ba: Giữ gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, tạo tiềm năng phát triển
ngành du lịch biển Mặc dù bãi biển vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả tuy nhiên dự án đã góp phần thu hút nhiều khách du lịch đến với xã Hải Dương
Thứ tư: Dự án giúp tiết kiệm chi phí cho việc xử lý những hậu quả của thiên tai
Ngoài ra, nhờ có dự án mà tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và chính quyền địa phương nói riêng tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn cho việc di dân tái định cư cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân sinh sống trong khu vực thấp trũng
2.3.1.3 Một số giả thiết dự án
Để tính toán và thực hiện CBA dự án Đề tài có một số giả thiết như sau:
- Giả sử mốc thời gian đầu năm 2014 là thời điểm tính chi phí đầu tư xây dựng
dự án (t = 0) Cuối năm 0 đầu năm 1 (cuối năm 2014 đầu năm 2015) dự án hoàn thành
và đưa vào sử dụng
- Dự án chủ yếu mang lại phúc lợi xã hội nên không phải nộp thuế thu nhập
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40- Các dòng lợi ích và chi phí được xác định và ước tính ở mục 2.3.2 và 2.3.3
- Các dòng chi phí được giả định là phát sinh vào đầu năm
- Các dòng lợi ích được giả định là phát sinh vào cuối năm
- Giả sử lợi ích thu được từ hoạt động trồng lúa và nuôi trồng thủy sản của hộ dân qua các năm là như nhau trong suốt vòng đời của dự án
- Đời sống kinh tế dự kiến của dự án là vĩnh cửu Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ tiến hành phân tích lợi ích – chi phí trong 30 năm đầu kể từ khi dự án đưa vào sử dụng (từ năm 2015 đến năm 2045)
- Đề tài sử dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng (giá trị khấu hao hàng năm bằng nguyên giá tài sản cố định chia đều cho số năm tính khấu hao) Giả sử giá trị còn lại công trình dự án đến cuối năm thứ 30 bằng 0
2.3.1.4 Tỷ suất chiết khấu
Trong phạm vi đề tài, tôi chọn tỷ suất chiết khấu là r = 8% Suất chiết khấu này được lựa chọn dựa trên lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với các lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào thời điểm dự án được đầu tư xây dựng là năm 2014[4]
2.3.1.5 Hệ số trượt giá
Dự án Xử lý khẩn cấp khắc phục xói lở bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện trong 2 năm từ ngày 16/02/2014 đến ngày 30/1/2015 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng
Theo Nghị định 99 và Thông tư 05/2007/TT-BXD, những công trình thực hiện trên 2 năm thì phần dự phòng được tính trên 2 yếu tố: dự phòng cho khối lượng phát sinh 5% và tính trượt giá theo chỉ số giá xây dựng trong 2 năm gần nhất
Trong phạm vi dự án, hệ số trượt giá là 1,12 (Phụ lục 1)
2.3.2 Chi phí thực hiện dự án
2.3.2.1 Chi phí đầu tư xây dựng dự án (C 0 )
Chi phí xây dựng dự án bao gồm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định
cư, chi phí xây dựng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn xây dựng, chi phí dự phòng
và các chi phí khác Tổng chi phí trong thời kỳ thực hiện dự án:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ