1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO SU TẠI XÃ ĐĂNG HÀ, HUYỆN BÙ ĐĂNG, BÌNH PHƯỚC.

69 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 915,12 KB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO SU TẠI XÃ ĐĂNG HÀ, HUYỆN BÙ ĐĂNG, BÌNH PHƯỚC

THIỀU THÚY KIỀU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO SU TẠI XÃ ĐĂNG HÀ, BÙ ĐĂNG, BÌNH PHƯỚC” do Thiều Thúy Kiều, sinh viên khóa 32, ngành Kinh tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

TS Phan Thị Giác Tâm Giáo viên hướng dẫn

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ - người đã sinh thành

và nuôi nấng dạy dỗ con đến ngày hôm nay Xin cảm ơn các anh, chị và những người thân đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa kinh tế đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học tại trường

Xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc Cô Phan Thị Giác Tâm, người đã tận tình hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn các anh chị ở Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

Bù Đăng, phòng thống kê và phòng Lâm nghiệp huyện Bù Đăng, công ty TNHH Lâm Nguyên đã tận tình giúp đỡ giúp tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn đến anh Tân, chị Quý thuộc công ty TNHH Duy Nhân Sinh, những người đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này và những người bạn thân yêu đã luôn ở bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt qua trình học tập ở trường

Trước khi tạm biệt giảng đường, bạn bè và thầy cô để bước vào một hành trình mới Kính chúc trường Đại Học Nông Lâm phát triển hơn nữa, kính chúc thầy cô sức khỏe, hạnh phúc tiếp tục sự nghiệp “Trồng người” cao cả Chúc tất cả các bạn thành công

Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày 24 tháng 07 năm 2010

Sinh viên

Thiều Thúy Kiều

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

THIỀU THÚY KIỀU Tháng 07 năm 2010 “Phân Tích Lợi Ích Chi Phí Dự

Án chuyển đổi Rừng Nghèo Kiệt sang trồng Cao su tại Xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, Bình Phước ”

THIEU THUY KIEU July 2010 “ Analysis Cost Benefits Of The Project Converting To Rubber Plantation In Dang Ha Commune, Bu Dang District, Binh Phuoc”

Tỉnh Bình Phước là nơi có nhiều diện tích trồng cao su, những năm qua cây cao

su đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân ở đây Việc phát triển cây cao su ngày càng được đẩy mạnh nên diện tích rừng nghèo kiệt ở tỉnh là những khu rừng không mang lại hiệu quả kinh tế, có giá trị thấp dần được chuyển sang trồng cao su Khi chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều nhưng trên thực tế những ảnh hưởng môi trường từ việc trồng cao su trên đất rừng nghèo là rất đáng kể, làm phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên ở đây Do vậy việc phân tích lợi ích chi phí việc chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cao su là rất cần thiết để biết được việc chuyển đổi có thật sự có hiệu quả

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí và phương pháp thị trường nhằm tính toán các chi phí và lợi ích khi trồng cây cao su, và những chi phí xã hội như chi phí sức khỏe công nhân, chi phí cơ hội của việc sử dụng đất Kết quả khóa luận thu được việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp trồng cao su nhưng hiệu quả mang lại cho xã hội không cao do các tác động như ảnh hưởng sức khỏe công nhân Tuy nhiên, lợi ích mang lại cho doanh nghiệp trồng cao su khá lớn và đề tài đã ước tính được NPV của việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su là 693.124.540 đồng.Vì vậy nên chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

Trang 5

1.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Bố cục luận văn 3

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 8

2.3.1 Đối tượng chuyển đổi 9

2.3.4 Quy trình chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su 11

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 Cơ sở lý luận 12 3.1.1 Phát triển bền vững 12

3.1.4 Tình hình chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp cao su 16

3.1.5 Quy chế chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su 17

3.1.6 Đánh giá tác động đến môi trường 17

3.2 Phương pháp nghiên cứu 19

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 19

Trang 6

4.1.1 Giai đoạn tận thu lâm sản, khai hoang và xây dựng 23

4.1.2 Đánh giá tác động môi trường của dự án trong giai đoạn trồng, chăm sóc và khai

4.1.3 Đánh giá mức độ bền vững của rừng cao su 31

4.2.2 Ước tính chi phí xã hội khi dự án được thực hiện 35

4.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của dự án 43

4.3.1 Các biện pháp thực hiện trong giai đoạn khai thác tận thu lâm sản, khai hoang và xây

dựng 43 4.3.2 Các biện pháp thực hiện trong giai đoạn trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su 45

4.3.3 Các biện pháp khống chế và giảm thiểu tác động môi trường đối với sự cố môi

trường 48 5.1 Kết luận 50 5.2 Kiến nghị 50

Trang 7

NN & PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

CNCS Công nghiệp Cao su

BCĐ BVR Ban chỉ đạo bảo vệ rừng

TTXVN Thông Tấn Xã Việt Nam

WHO World Hospital Organization

EIA Environmental impact assessment CBA Cost Benefit Analysic

IRR Internal return rate

NPV Net present value

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Đối Tượng Chuyển Đổi Sang Trồng Cao Su 9Bảng 2.2 Bố trí mặt bằng sử dụng đất của dự án 10

Bảng 4.1 Tác Động Của Các Chất Ô Nhiễm Chứa Trong Nước Thải Sinh Hoạt Công

Bảng 4.2 Bảng đánh giá tổng hợp mức độ tác động trong giai đoạn tận thu lâm sản, khai hoang và xây dựng 26Bảng 4.3 Tổng Khối Lượng Hóa Chất BVTV, Thuốc Chữa Bệnh Bay Hơi Qua Từng Năm 27Bảng 4.4 Bảng đánh giá mức độ tác động trong giai đoạn trồng và chăm sóc và khai

Bảng 4.7 Chi Phí Hàng Năm 33Bảng 4.8 Dự Toán Các Công Trình Xử Lý Môi Trường Đối Với Các Chất Thải Của

Bảng 4.9 Bảng ước tính chi phí bảo vệ và giám sát môi trường hàng năm 35Bảng 4.10 Ước Tính Thu Nhập Thuần Ngành Nông Lâm 35Bảng 4.11 Ước tính thu nhập thuần đối với diện tích đất Nông- Lâm bị mất 36Bảng 4.12 Chỉ Số Giá Bình Quân Qua Các Năm (Năm 2009 = 100) 37Bảng 4.13 Bảng Sản Lượng Lũy Tiến dự kiến của Dự án 39

Bảng 4.16 Lợi Ích Ròng Hàng Năm của Dự Án Bao Gồm Chi Phí Môi Trường 42

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.2 Mô Hình Trồng Cây Theo Đường Đồng Mức 47

Trang 10

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng chi phí đầu tư cao su năm đầu tiên

Phụ lục 2: Bảng chi phí giai đọan chăm sóc cao su

Phụ lục 3: Bảng chi phí giai đọan khai thác cao su

Phụ lục 4: Bảng chi phí trồng cao su qua các năm

Phụ lục 5: Bảng doanh thu trồnbg cao su qua các năm

Phụ lục 6: Cách tính chỉ số giá

Phụ lục 7: Một số hình ảnh về cây cao su và rừng nghèo kiệt

l

Trang 11

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay, tài nguyên rừng ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là tài nguyên rừng

ở tỉnh Bình Phước ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng, do các nguyên nhân như khai thác rừng bừa bãi, cháy rừng và mất rừng do thiên tai lũ lụt…Ngoài ra sự gia tăng dân

số, dân di cư…làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp, độ che phủ ngày càng thấp dần dẫn đến tình trạng đất đai ngày càng bị thoái hóa, mất khả năng phục hồi và trở thành rừng nghèo kiệt Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp như trồng lại, làm giàu rừng nhằm phục hồi lại những khu rừng nghèo kiệt Tuy nhiên, từ thực tế có thể thấy, việc đầu tư cho phát triển lâm nghiệp với chủ trương phủ xanh đất trống, đồi núi trọc kết hợp với phát triển kinh tế gặp không ít khó khăn, chi phí cũng không nhỏ Với sự đầu tư nhiều nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, hơn nữa, đầu ra cho các sản phẩm lâm nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi Vì vậy cần chọn một loại cây vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo được vấn đề phủ xanh đất trống, và từ thực tế cây cao su

là loại cây trồng phù hợp Bên cạnh đó, cây cao su là một loại cây mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời có thể làm thay đổi tư duy sản xuất cho người dân, mà vẫn đảm bảo phủ xanh đất trống, đồi trọc Cây cao su được nhân trồng với quy mô lớn trên thế giới

là nhờ vào sản phẩm của cây là mủ cao su, đó là nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay Ngoài ra cao su còn các sản phẩm khác có giá trị như gỗ, dầu hạt… Nước ta ở vùng nhiệt đới, đất đai và kinh nghiệm của nhân dân đảm bảo phát triển loại cây này sẽ thu được hiệu quả tổng thể cao Nhu cầu cao su tổng hợp và cao su thiên nhiên ngày càng gia tăng, Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA) vừa cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2009, sản lượng mủ cao su xuất khẩu của Việt Nam ước đạt

240 ngàn tấn, với tổng kim ngạch đạt khoảng 349 triệu USD So sánh với các ngành

Trang 12

sở vật chất, làm đất chuẩn bị trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su… trong quá trình sinh hoạt của công nhân sẽ tao ra một lượng chất thải lớn làm ô nhiễm gia tăng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh mà trực tiếp là sức khỏe những người công nhân ở đây Do đó nếu không có biện pháp xử lý cũng như biện pháp quản lý thích hợp sẽ gây

ô nhiễm môi trường

Vì vậy cần có các nghiên cứu về lợi ích và chi phí của việc trồng cao su trên đất rừng nghèo kiệt để tính toán việc chuyển đổi này mang lại hiệu quả kinh tế không ? Và những ảnh hưởng đến môi trường khi chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su

Theo thống kê, từ năm 2006 đến nay, thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích rừng nghèo kiệt và đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su, chỉ riêng tỉnh Bình Phước đã

có gần 9.000ha (tổng cục thống kê, 2009) rừng được giao cho các doanh nghiệp Việc chuyển đổi đã được phân bố tại các huyện có rừng nghèo kiệt khác nhau, riêng tại Xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước có dự án phục hồi 103,16 ha rừng nghèo kiệt Để thấy được dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt ở đây thành rừng cao su mang lại những lợi ích, chi phí gì cũng như những tác động môi trường của dự án Tôi tiến hành

thực hiện đề tài: “Phân tích lợi ích chi phí dự án chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cao su tại xã Đăng Hà, Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”

Bài nghiên cứu với mục đích là phân tích, tính toán các khoản lợi ích - chi phí

và những tác động môi trường của dự án trồng cao su thay cho diện tích rừng nghèo

Trang 13

kiệt hiện tại Từ đó đánh giá đươc dự án có mang lại lợi ích hay không Nhằm đảm bảo

sự phát triển bền vững về kinh tế vẫn đảm bảo chất lượng môi trường cho xã hội

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích lợi ích dự án chuyển rừng nghèo kiệt tại sang trồng cao su tại xã Đăng Hà, Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định các tác động môi trường của dự án

- Tính toán lợi ích chi phí của dự án

- Lợi ích kinh tế xã hội do dự án mang lại

- Các giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động môi trường của dự án

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Địa bàn nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tại khoảnh 4, tiểu khu 321, xã Đăng Hà, Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài từ 1/03/2010 – 20/07/2010

1.4 Bố cục luận văn

Luận văn gồm 5 chương Chương 1: Mở Đầu Giới thiệu sơ lược về dự án, đưa

ra những vấn đề gây ảnh ảnh hửơng đến môi trường của dự án ngoài những lợi ích tài chính thu được Từ đó dựa vào phương pháp phân tích lợi ích chi phí để xem dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt có thực sự mang lại lợi ích Chương 2 : Tổng quan Bao gồm tổng quan những tài liệu có liên quan đến đề tài và điều kiện tụ nhiên, xã hội tại

xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu nêu cá định nghĩa về các phương pháp nghiên cứu trong đề tài như :ĐTM, CBA Các vấn đề có liên quan đến dự án mà đề tài phân tích Chương 4 Kết quả và thảo luận Chương này đưa ra những tác động và biện pháp giảm thiểu những tác động môi trường của dự án Đưa ra kết quả phân tích lợi ích chi phí của dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su Chương 5 Kết luận và kiến nghị

Trang 14

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu liên quan

Cây cao su là một loại cây có giá trị kinh tế cao, mang lại nhiều nguồn lợi nên

đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về lợi ích của nó như :

Để tính toán việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su và việc tái trồng rừng dự án nào mang lại lợi nhuận cao, mà không ảnh hưởng nhiều đến môi trường Nguyễn Ngọc Cường đã nghiên cứu và tính toán các lợi ích khi trồng rừng cao su trong 20 năm, và lợi ích từ việc tái trồng rừng trồng rừng trong 20 năm Theo kết quả tính toán thì trồng cao su mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc tái trồng rừng

Về mặt môi trường thì chỉ nghiên cứu đến khả năng giữ nước và điều tiết dòng chảy thì rừng cao su thấp hơn rừng nghèo nhưng không đáng kể Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tính toán trên phương pháp thị trường và vẫn chưa đề cập đến những tác động môi trường khi tiến hành dự án, ảnh hưởng môi trường như ô nhiễm không khí do phân bón, thuốc BVTV, khí thải…làm tổn hại đến sức khỏe của những người công nhân làm việc tại đây (Nguyễn Ngọc Cường, 2008)

Để tính toán được việc trồng cao su hay trồng các loại cây như ngô, gạo, sầu riêng mang lại lợi ích cao nhất cho người nông dân, góp phần cải thiện đời sống người dân tại ba tỉnh tỉnh Luang Namtha, Oudomxay, và Chapassak ở Lào Bà Nhoybouakong và các đồng sự đã tiến hành nghiên cứu và tính toán các lợi ích và chi phí của việc trồng cao su và trồng các lọai cây như ngô, gạo… trong 30 năm Kết quả

là NPV của trồng cao su mang lại lợi ích cao nhất, đồng thời nêu ra những tác động môi trường của dự án trồng cao su như làm xói mòn đất, không khí ấm lên, và đặc biệt

là sự lạm dụng phân bón và thuốc BVTV gây ô nhiễm không khí xung quanh Nghiên cứu chỉ nêu ra mà không định giá các tác động môi trường khi chuyển đất Nông Nghiệp sang trồng cao su (Nhoybouakong và ctv, 2008)

Trang 15

2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu xã Đăng Hà

2.2.1 Tổng quan về đặc điểm tự nhiên

a)Vị trí địa lý

Dự án phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt có diện tích 103,16 ha tại khoảnh 4 tiểu khu 321, Công ty Cao su Sông Bé được thực hiện tại xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Huyện Bù Đăng nằm ở phía đông của tỉnh Bình Phước

- Phía Bắc giáp huyện Bù Gia Mập và tỉnh Đăk Nông

- Phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai

- Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng

- Phía Tây giáp huyện Đồng Phú và huyện Bù Gia Mập.

Hình 2.1 Bản Đồ Vị Trí Dự Án

Trang 16

b) Địa hình – Thổ nhưỡng

Khu vực Dự án thuộc dạng địa hình đồi núi thấp Độ cao tuyệt đối khu vực dao động trong khoảng 175 – 282,6m

Địa hình khu vực Dự án dốc theo 2 hướng chính từ giữa khu đất về 2 phía Đông

và Tây Theo phương Bắc Nam, địa hình dốc từ Bắc xuống Nam Độ dốc dao động từ 5 đến 250 ; trong đó độ dốc phổ biến từ 10 đến 150, cấp độ dốc được như sau:

- Độ dốc cấp I ( độ dốc) < 80, diện tích 75,55 ha

- Độ dốc cấp II ( độ dốc từ 8 – 150) diện tích 21,07 ha

- Độ dốc cấp III (độ dốc từ 16 – 250) diện tich 6,54 ha

Toàn bộ khu vực là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá Ba zan (Fk) với các đặc điểm như sau:

- Thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét

- Tầng đất dày từ 1-1,5m

- Kích thước hạt kết von: 0,2 – 0,7 cm Mật độ kết von < 50% Đất có nhiều kết von không gắn kết nên độ xốp cao

- Hàm lượng mùn dao động trong khoảng 2 – 4%

- Đất mang đăc trưng đất acid với pH dao động trong khoảng 4,5 đến 5,5

Đất Fk là loại đất tốt, được sử dụng trồng cây lâu năm, hoa màu và trồng rừng Hướng sử dụng đối với đất Fk tại khu vực điều tra là trồng rừng và cây lâu năm như cao su, điều, cà phê

c) Khí hậu

Khí hậu của huyện mang tính chất đặc trưng của khí hậu miền Đông Nam Bộ Chế độ của khu vực này ít thiên tai Nhiệt độ thời tiết không khắc nghiệt nên không gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân trong vùng

Khu vực dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Lượng mưa trung bình năm của khu vực từ 2.200 mm đến 2.400 mm Lượng mưa tập trung vào mùa mưa, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 và tháng 8, với lượng mưa trung bình đạt khoảng 350 đến 400 mm/tháng

Trang 17

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Bình Phước, nhiệt độ không khí tại khu vực dự án như sau:

Nhiệt độ trung bình năm (tính cho cả năm) : 26,0oC

Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất : 36,0oC

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất : 17,0oC

Nhiệt độ trong ngày có sự chênh lệch khá lớn : 5 – 100C

Ẩm độ trung bình năm ở khu vực vào khoảng 80%, thời kỳ ẩm độ cao trùng với thời kỳ mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, với ẩm độ trung bình từ 85% đến 90%

Hướng gió chính trong vùng là Đông Bắc và Tây Nam Gió Đông Bắc thịnh hành vào mùa khô, gió Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa Tốc độ gió trung bình từ 2 – 3 m/s Trong vùng ít xuất hiện bão, thường xuyên xuất hiện các cơn lốc xoáy vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô

d) Thủy văn

- Nước mặt

Khu vực dự án có suối Da Gown chảy qua Suối Da Gown chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam theo 2 nhánh và nhập dòng sau qua khu vực dự án Suối có độ dốc lớn, nước chảy quanh năm Độ rộng trung bình cùa suối khoảng 15m

Lưu lượng dòng của Suối dao động rất mạnh giữa mùa nắng và mùa mưa, giữa các tháng trong cùng một mùa và giữa các ngày trong tháng Lưu lượng lớn vào các tháng mùa mưa và nhỏ vào các tháng mùa nắng

- Nước ngầm

Theo tài liệu và bản đồ địa chất thỷ văn của Liên đoàn Địa chất 6 cho thấy nước ngầm trong vùng có các tầng chứa nước sau: Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng bazan (QI-II), chiều sâu phân bố mạch nước ngầm từ 15 – 30m, chiều dày từ 5 – 10m, lưu lượng 0,4l/s, chất lượng nước tốt Đới chứa nước nứt nẻ tầng trầm tích Jura, phân bố khá rộng

Nhìn chung, nguồn nước ngầm với trữ lượng và chất lượng tương đối tốt, có thể

sử dụng cho mục đích sinh hoạt ăn uống

Trang 18

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

a) Sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng là 2.950,86 ha/2.810 ha, đạt 105% kế hoạch của huyện; đạt 100,9% nghị quyết Hội đồng nhân dân Trong đó: cây hàng năm chiếm 1.716,7 ha đạt 109% kế hoạch huyện, trồng lúa chiếm 1409,06 ha, diện tích vụ mùa chiếm 883 ha (Bắp: 72ha, Mì: 130ha, khoai lang: 50 ha, rau các loại: 26ha, đậu các loại: 27 ha)

Còn lại là các loại cây khác: cây lâu năm: 1234,10 ha/1223ha (cây điều: 1212,2

ha, cây cà phê: 2,4 ha, cây cao su: 6,4 ha, Tiêu: 2,9 ha) cây ăn quả lâu năm: 4 ha, còn lại là các loại cây khác

- Khuyến nông

Tích cực tuyên truyền vận động bà con nhân dân chăm sóc vườn cây lâu năm hiện có Cung cấp cây ghép cho bà con nhân dân Xã đã tổ chức các chương trình trợ cước, trợ giá 50% cấp cho bà con 3.333 kg phân NPK cho 64 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Hỗ trợ cho 14 hộ thuộc diện gia đình chính sách khó khăn

- Công tác chăn nuôi, thú y

Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc gia cầm hiện có là 28.705 con / 23.285 con đạt 123,3% kế hoạch huyện Trong đó:

Đàn bò: 1975 con/1985 con, đạt 99,5% kế hoạch huyện

Đàn trâu: 1260 con/1290 con, đạt 97,7% kế hoạch huyện

Đàn heo: 2020 con/2010 con, đạt 100,5% kế hoạch huyện

Gia cầm: 23.450 con/18.000 con, đạt 130,3% kế hoạch huyện

Công tác thú y: Xã đã tiến hành tiêm phòng gia súc, gia cầm Không xảy ra dịch bệnh trong năm 2008 Thực hiện kế hoạch phòng chống heo tai xanh,…

b) Lâm nghiệp

Củng cố BCĐ BVR-PCCR, xây dựng đề án bảo vệ rừng năm 2008 thường xuyên kết hợp với ban ngành, tổ chức có liên quan tuần tra, truy quét Đồng thời tuyên truyền cho nhân dân Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng cũng như những văn bản quy định về công tác bảo vệ rừng

Trang 19

c) Y tế, dân số , giáo dục

- Y tế

Tổng số lần khám bệnh cho nhân dân là 4.628 lượt Trong đó: điều trị ngoại trú:

43 lượt, điều trị cấp toa: 4551 lượt, bệnh nhân chuyển tuyến cấp trên:34 lượt, cấp

thuốc tiêm phòng chống sốt rét cho 140 lượt

- Dân số

Dân số xã Đăng Hà theo thống kê năm 2004 là 6.032 người Trong đó, số

người trong đọ tuổi lao động là 2.720 người Trong những người ở đọ tuổi lao động, số

người có việc làm ổn định rất thấp, chỉ chiếm khoảng 20% Do đó việc thực hiện dự án

cũng góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 50 lao động nhàn rỗi

Trên địa bàn xã Đăng Hà, người Kinh là chủ yếu Các dân tộc khác gồm: Tày, Nùng, Mường, Dao, Châu ro Nguồn lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp có trình độ chuyên môn và quản lý không cao

- Giáo dục

Xã Đăng Hà không ngừng nâng cao công tác giảng dạy và học tập Năm 2008 –

2009 xã có 4 trường và 4 bậc học với tổng số học sinh là 1.711 em, giáo viên giảng dạy: có 141 giáo viêc, cơ sở vật chất: có 61 lớp học

2.3 Tổng quan về dự án

2.3.1 Đối tượng chuyển đổi

Theo Quyết Định số 2278/QĐ-UBND ngày 17/08/2009 của UBND Tỉnh Bình Phước về Phê duyệt dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng cao su tại khoảnh 4 – tiểu khu 321, Công ty cao su Sông Bé

Bảng 2.1 Đối Tượng Chuyển Đổi Sang Trồng Cao Su

Trang 20

2.3.2 Qui mô dự án

Tổng diện tích tự nhiên khu vực là 103,16 ha Công ty TNHH Lâm Nguyên đầu

tư trồng cây cao su với diện tích 100 ha, diện tích còn lại là xây dựng nhà làm việc, nhà ở công nhân, nhà kho, đường bao,…

Bố trí mặt bằng sử dụng đất của dự án được trình bày trong bảng sau:

Nguồn: Công ty TNHH Lâm Nguyên

2.3.3 Sản lượng lâm sản tận thu

Rừng trạng thái IIIA1+L là rừng gỗ nghèo hỗn giao lồ ô Loại rừng IIIA1+L có đặc trưng nhận biết là độ tàn che của cây gỗ 0,3 - 0,4, rừng hình thành sau khi đã bị khai thác hầu hết các cây gỗ lớn, cây hiện còn có mật độ thấp (205cây/ha) với trữ lượng gỗ bình quân là 48,97 m3/ha

Rừng trạng thái LIIb là rừng lồ ô bị tác động mọc xen gỗ có diện tích là 5,52 ha, trữ lượng gỗ bình quân 5,52 ha Trữ lượng gỗ tận thu được ước tính và trình bày trong bảng 2.3

Bảng 2.3 Trữ lượng gỗ và lồ ô tận thu

TT Đại lượng

Trạng thái rừng

Tổng cộng IIIA1+L LIIb

2 Trữ lượng gỗ bình quân

(m3/ha) 48,97

26,95 38,48

3 Tổng trữ lượng gỗ (m3) 3.657 149 3.086

4 Tổng trữ lượng lồ ô (cây) 265.367 228.714 36.653

Nguồn: Công ty TNHH Lâm Nguyên

Trang 21

Trong 100% sinh khối của trữ lượng rừng có khoảng 50% la gỗ tận thu, 30% là củi tận thu và 20% là thực bì thải bỏ Như vậy, trữ lượng củi tận thu ước tính khoảng 3/5 trữ lượng gỗ tận thu Tổng trữ lượng củi tận thu là 1851,6 m3

2.3.4 Quy trình chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su

Quy trình chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su được trình bày trong hình 2.1

Hình 2.1 Quy trình chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su

Cây gỗ được phép tận thu sẽ được chặt hạ và cắt khúc theo chiều dài quy định Sau đó, được đưa lên xe tải để vận xuất ra bãi chứa Tại đây, gỗ sẽ được tiếp tục kiểm tra chất lượng và vận chuyển đến nơi tiêu thụ Sau khi gỗ được vận chuyển đi thì sẽ tiếp tục dọn thực bì, cày đất và đào hố trồng cao su Sau thời gian 7 năm, cao su sẽ được đưa vào khai thác

Khai thác mủ cao su

Trang 22

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi trường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất Một

số định nghĩa của Khoa học Môi trường bàn về phát triển bền vững :

Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế

Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and Environment and Development, WCED) thì “ phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ” (GS Grima Lino, 1988)

Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế

và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai

Tại Việt Nam, phát triển bền vững cũng rất được quan tâm, đối với một dự án khi thực hiện không chỉ xét đến những lợi ích trước mắt, mà phải xét đến những ảnh hưởng của dự án đến môi trường hiện tại cũng như tương lai

Dự án thực hiện phải đảm bảo được 3 tiêu chuẩn cơ bản là kinh tế, môi trường

và xã hội Và 3 tiêu chuẩn này có mối quan hệ với nhau để đảm bảo sự phát triển bền vững

Trang 23

- Rừng lồ ô, tre nứa, le thuần loài (gọi chung là rừng tre nứa)

- Rừng gỗ, rừng hỗn giao có trạng thái rừng thoái hóa hoặc kém phát triển và có tiêu chí về trữ lượng rừng như sau:

Đối với các tỉnh Tây Nguyên

- Rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 110 mét khối trên một héc ta (sau đây viết tắt là m3/ha)

- Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 65 m3/ha

- Rừng khộp (rừng rụng lá) có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 50 m3/ha

Đối với các tỉnh miền núi phía bắc

- Rừng gỗ lá rộng thường xanh có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 75 m3/ha

- Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 40

m3/ha

Đối với các tỉnh khác

- Rừng gỗ lá rộng thường xanh có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 90 m3/ha

Trang 24

Cao su là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) Nó có

tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi

là nhựa mủ-latex) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su

tự nhiên Cây cao su có thể cao tới trên 30m Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng

c) Đặc tính

Cây cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch

vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết.Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 220C đến 300C (tốt nhất ở 260C đến

280C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất

mủ sẽ giảm Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non Khi trồng cây được 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm

Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm Cạo mủ

từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể

Trang 25

tái sinh Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ từ 7 đến 8 giờ sáng

Cây cao su là một loại cây độc, chất mủ của cây là một loại chất độc cho con người khai thác nó Tuổi thọ của người khai thác mủ cao su thường giảm từ 3 đến 5 năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban đêm Không bao giờ xây dựng nhà để ở trong rừng cao su, khả năng hiếm khí rất cao

d) Tình hình phát triển cao su tại Việt Nam

Tính đến năm 2001 diện tích cao su trên toàn quốc đã lên tới trên 405.000 ha,

và các địa phương vẫn tiếp tục ủng hộ phát triển cao su, nhất là các tỉnh duyên hải miền Trung Từ năm 2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 5

Hình 3.1 Diện Tích Trồng Cao Su Theo Vùng

Nguồn: TTXVN, 2008 Nhờ giá cao su liên tục tăng cao trong những năm qua nên diện tích vườn cây cao su không ngừng được mở rộng Hiện cả nước có hơn 500.000 ha cao su, tập trung

ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Bắc Trung Bộ (41.500 ha)

và Duyên hải Nam Trung Bộ (6.500 ha)

Mục tiêu Chính phủ đưa ra đến năm 2010 là diện tích cao su Việt Nam sẽ tăng lên 700.000 ha, trong đó diện tích trồng mới chủ yếu là cao su tiểu điền (dự kiến chiếm

Trang 26

Sản lượng (nghìn tấn) chỉ số phát triển(%)

Nguồn: TTXVN, 2008

3.1.4.Tình hình chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp cao su

Theo quyết định 750/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký ngày 3/6/2009, mục tiêu đến năm 2010 tiếp tục trồng mới 70.000 ha để diện tích cao su cả nước đạt 650.000 ha, sản lượng đạt 800.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD Năm 2015, tiếp tục trồng mới 150.000 ha, diện tích cao su cả nước đạt 800.000 ha, sản lượng mủ đạt 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD Đến năm 2020, diện tích cao su ổn định 800.000 ha, sản lượng 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD

Về quỹ đất để trồng cao su, quyết định nêu rõ: Để đạt mục tiêu 800.000 ha, phải tiếp tục trồng mới 150.000 ha trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng và chuyển đổi từ đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp yêu cầu sinh trưởng của cây cao su

Thuận – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CNCS Việt Nam cho biết tập đoàn dự kiến đầu

tư 2000 tỷ đồng để phát triển thêm diện tích 100.000 ha cao su ở các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2010 Bước đầu các bên đi đến thống nhất sơ bộ diện tích đất dự kiến chuyển đổi sang trồng cây cao sư ở từng tỉnh Cụ thể tại tỉnh Kom Tum sẽ trồng mới thêm

37000 ha cao su, Gia Lai 50000 ha, ĐăkLăk 27000 ha, Đăk Nông 22000 ha, Bình

Trang 27

Phước 23000 ha Đây là diện tích rừng nghèo kiệt, có trữ lượng < 70 m3 gỗ/ha và một

số diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả

3.1.5 Quy chế chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su

Trong nền kinh tế mở hiện nay thì quốc gia nào tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt là thượng nguồn thì nước đó sẽ thu được nhiều lợi hơn và được đặt

ra luật có lợi cho mình Việc trồng cao su tạo ra nguyên liệu mà nguyên liệu chính là yếu tố quan trọng của thượng nguồn (mủ và gỗ) Mặt khác giá trị mủ cao su, gỗ cao su luôn luôn được giá trong một thời gian rất dài Hiện nay đồ gỗ xuất khẩu là mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia, giá trị xuất khẩu tăng liên tục nhưng Việt Nam còn phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu Nước ta ở vùng nhiệt đới, đất đai và kinh nghiệm của nhân dân đảm bảo phát triển loại cây này sẽ thu được hiệu quả tổng thể cao

Nhiều năm tham gia vào chương trình đánh giá rừng toàn cầu, đặc biệt tham gia vào hoạt động cụ thể ở khu vực ASEAN thì các nước coi diện tích trồng cây cao su là rừng trồng

Chính vì vậy để phát triển ngành cao su, chính phủ ngày càng mở rộng diện tích trên cả nước, quy hoạch chuyển đổi những diện tích nông nghiệp kém hiệu quả và diện tích rừng nghèo kiệt sang trồng cao su

Theo quyết định của Bộ NN&PTNT ngày 17/9/2008 công bố việc xác định cây cao su là cây đa mục đích có thể sử dụng cho các mục đích nông ngiệp và lâm nghiệp

Thông tư của Bộ NN&PTNT số 127/2008/tt-bnn ngày 31/12/2008 đã hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp , thông tư quy định việc rà soát lại diện tích rừng nghèo kiệt tại các tỉnh, các tiêu chuẩn kỹ thuật về việc trồng cao su trên đất rừng nghèo kiệt, các trình tự thủ tục ( kiểm kê gỗ của rừng nghèo, bảng đánh giá tác động môi trường…) Các công ty tham gia dự án trồng cao su phải hoàn thành đầy đủ thủ tục, tiến hành khai thác rừng, tận thu lâm sản và trồng cao su, khai thác mủ, dự án thực hiện dưới hình thức thuê đất (50 năm)

3.1.6 Đánh giá tác động đến môi trường

Trang 28

án công cộng hay cá nhân đã được đề xuất trong lựa chọn ưu tiên thực hiện

• Xác định điều kiện biên, hoặc nói cách khác là phạm vi đánh giá

• Mô tả hiện trạng môi trường tại địa bàn đánh giá

• Dự báo những thay đổi về môi trường có thể xảy ra trong và sau khi thực hiện hoạt động phát triển

• Dự báo những tác động xảy ra đối với tài nguyên và môi trường, các khả năng hoàn nguyên hiện trạng hoặc tình trạng không thể hoàn nguyên

• Các biện pháp phòng tránh, điều chỉnh

• Phân tích lợi ích - chi phí mở rộng

• So sánh các phương án hoạt động khác nhau

• Kết luận và kiến nghị

c) Các phương pháp để đánh giá tác động môi trường

Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự

án và khu vực xung quanh

Trang 29

Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án theo các hệ số ô nhiễm của WHO

Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam

Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận: Phương pháp này sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường

Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án

Phương pháp mạng lưới : Phương pháp này kết hợp các nguyên nhân và hậu quả của tác động bằng cách xác định mối quan hệ tương hỗ giữa nguồn tác động và các yếu tố môi trường bị tác động ở mức sơ cấp và thứ cấp

d) Ảnh hưởng môi trường khi trồng cao su thay rừng nghèo

Trồng cao su mang lại lợi ích kinh tế, nhưng việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su lại gây ra một số ảnh hưởng đến môi trường như bụi, tiếng ồn, các chất thải sinh hoạt, mà đặc biêt là ô nhiễm không khí do thuốc BVTV, phân bón, khí thải máy phát điện…Bên cạnh đó, cây cao su là một loài cây độc, nó gây tổn hại đến sức khỏe những người khai thác mủ, đặc biệt là những người sống trong khu vực trồng cao su Do vậy, những người công nhân chăm sóc, khai thác cao su sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi không khí ô nhiễm, mà nguy cơ cao nhất là từ thuốc BVTV, gây ra một

số bệnh như ho, đau đầu, ngộ độc, nôn, các bệnh tim mạch…nếu kéo dài thời gian thì

có thể gây ra bệnh nguy kịch như ung thư, biến đổi di truyền; ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và đời sống của công nhân

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp:

Đề tài tiến hành thu thập số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên đặc điểm kinh tế

xã hội, số liệu tổng quan về tình hình trồng cao su của xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, cũng như các tài liệu, bài nghiên cứu liên quan Các số liệu, tài liệu gián tiếp từ phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp, các phòng ban có liên quan của huyện Bù Đăng, sách và các tài liệu tham khảo từ báo chí, internet,

Trang 30

Nhận dạng vấn đề và xác định phương án giải quyết

Hai phương án được đưa ra là: chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su và phương án không chuyển đổi Chọn biện pháp không làm gì cả là phương án nền, tiến hành tính toán các lợi ích và chi phí của biện pháp chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su so với biện pháp không làm gì cả Từ đó, tính toán NPV của biện pháp chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su

Nhận dạng các lợi ích và chi phí xã hội của phương án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su

Phương án chuyển đổi Phuơng pháp tính

Lợi ích tăng thêm

Giá thị trường

- Thu hoạch mủ cao su

- Thu hoạch sản phẩm phụ (hạt cao su)

- Giá trị thanh lý gỗ cao su

- Chi phí sức khỏe công nhân trồng cao su Chuyển giao lợi ích

Đánh giá lợi ích và chi phí của mỗi phương án

Trồng cao su mang lại lợi ích lớn nhưng lại bỏ ra chi phí cao Các chi phí và lợi ích được tính theo các phương pháp sau: Lợi ích từ bán mủ cao su, sản phẩm phụ, thanh lý gỗ được tính theo phương pháp giá thị trường Các chi phí của dự án như chi phí thực tế, chi phí cơ hội của việc sử dụng đất cũng được tính theo phương pháp giá

Trang 31

thị trường Riêng chi phí sức khỏe của công nhân được tính theo phương pháp chuyển giao lợi ích

Chuyển giao lợi ích là phương pháp chuyển giao các giá trị kinh tế đã được ước tính từ vùng khác, một nghiên cứu đã được hoàn thành để áp dụng cho một vùng, nghiên cứu đang thực hiện có điều kiện, bối cảnh phù hợp vói vùng chuyển giao Ước lượng có thể không cần được chỉnh lại hoặc được điều chỉnh theo một hướng cụ thể Phương pháp này được ủng hộ khi có hạn chế về thời gian và tài chính để tiến hành nghiên cứu đánh giá Các bước thực hiện:

- Xác định, tìm kiếm các nghiên cứu hiện tại hoặc giá trị có thể được sử dụng để chuyển giao

- Xem xét các giá trị chuyển nhượng, các giá trị trong nghiên cứu chuyển giao

và được chuyển giao có tương đồng nhau

- So sánh các đặc tính về dân số giữ hai nghiên cứu, nếu không có sự tương đồng cần có các dữ liệu để điều chỉnh

- Đánh giá các nghiên cứu chuyển giao để có giá trị chính xác nhất

- Điều chỉnh các giá trị về hiện tại để có được các giá trị phù hợp cho nghiên cứu đang thực hiện

Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm

Giá trị lợi ích và chi phí hàng năm của phương án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su được lập thành bảng theo các năm phát sinh, và lợi ích ròng mỗi năm được tính

Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án

So sánh phương án chuyển đổi với phương án nền theo lợi ích xã hội ròng Các chỉ tiêu thường được sử dụng :

Hiện giá ròng (NPV – Net Present Value)

Phương pháp này tính hiện giá của tất cả các lợi ích và chi phí của dự án

) (

Trong đó: Bi, Ci là lợi ích và chi phí xuất hiện vào cuối năm i

i là khoảng thời gian mang lại lợi ích của dựa án

r là suất chiết khấu

Trang 32

Tỷ suất sinh lợi nội tại (IRR- Internal Return Rate): là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá của lợi ích vừa bằng với hiện giá của chi phí Đó chính là suất chiết khấu làm cho NPV bằng không

0)1(

)1(

22)

1(

11)00

+

−+++

−++

−+

i

Cn Bn i

C B i

C B C

Trang 33

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Các tác động môi trường của dự án

4.1.1 Giai đoạn tận thu lâm sản, khai hoang và xây dựng

a) Tác động đến môi trường không khí

Các tác động xấu tới chất lượng môi trường không khí trên khu vực dự án do hoạt động thi công khai hoang, xây dựng

Bụi sinh ra do hoạt động phát quang, đốn hạ cây rừng, san ủi phá huỷ thảm thực vật, và xây dựng nhà kho, nhà nghỉ công nhân, khí thải máy phát điện, gây ô nhiễm cục bộ môi trường không khí trên khu vực dự án

Mùi hôi do quá trình xử lý đất bằng vôi bột, thuốc trừ cỏ, trừ sâu hoặc do phân hủy nước thải sinh hoạt, rác thải sản xuất và sinh hoạt công nhân

Tiếng ồn phát sinh do các hoạt động khai hoang mặt bằng, xử lý đất, xây dựng nhà kho, nhà nghỉ công nhân và máy phát điện trên khu vực dự án

Việc phá hủy một diện tích khá lớn rừng tự nhiên (80.19ha) và đất xâm canh nông nghiệp (18,62 ha) có thể ảnh hưởng tạm thời đến các điều kiện vi khí hậu của khu vực dự án và vùng lân cận Sự tăng lên của khả năng cháy rừng có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí khu vực

b) Tác động của dự án đến môi trường nước

Tác động của các chất ô nhiễm chứa trong nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án được đánh giá tổng hợp và thể hiện qua bảng 4.1

Trang 34

Bảng 4.1 Tác Động Của Các Chất Ô Nhiễm Chứa Trong Nước Thải Sinh Hoạt Công Nhân Và Nước Mưa Chảy Tràn

1 Các chất hữu cơ - Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước;

- Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh

2 Chất rắn lơ lửng - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài

nguyên thủy sinh

3 Các chất dinh dưỡng

(N, P)

- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh;

4 Dầu mỡ khoáng - Ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và

cung cấp dinh dưỡng cho các loài thuỷ sinh;

- Ảnh hưởng tới con người và động, thực vật

5 Các vi khuẩn gây

bệnh

- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả;

- Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột;

- E.coli (EscherIChia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người

Nguồn: Công ty TNHH Duy Nhân Sinh tổng hợp

c) Các tác động của dự án đến môi trường đất

Tác động do làm mất thảm thực vật che phủ, làm tăng khả năng xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, làm mất đi các chất dinh dưỡng trong đất, gây ra nguy cơ suy thoái đất

Ngày đăng: 28/02/2019, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w