Hình 3.1. Diễn biến diện tích lúa nếp qua các năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa nếp tại vị xuyên hà giang (Trang 44)

sản xuất thử với diện tích là 200 mP

2

P

/hộ. Mỗi hộ sản xuất 1 giống khác nhau. - Xã Phú Linh thị xã Hà Giang cũng điều tra 20 hộ và xây dựng mô hình sản xuất thử t−ơng tự.

Cách chọn hộ theo ph−ơng pháp ngẫu nhiên, tiến hành phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi tại hộ gia đình nông dân.

Thu thập số liệu thống kê về cơ cấu giống lúa đ−ợc tiến hành từ Ban Thống kê xã, Phòng Kinh tế huyện, Phòng Thống kê huyện.

Trao đổi với nhóm ng−ời gồm: cán bộ khuyến nông thôn bản, cán bộ khuyến nông xã, phó chủ tịch UBND xã, thị trấn phụ trách khối Nông lâm nghiệp và những hộ tham gia sản xuất thử để thu thập thông tin và đánh giá những khó khăn, thuận lợi và bàn các giải pháp để trồng các giống lúa Nếp thử nghiệm để từ đó có mục tiêu, có định h−ớng phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay và khi xác định đ−ợc các giống phù hợp có triển vọng thì bàn kế hoạch phát triển tiếp theo nhằm đ−a những giống lúa nếp đó trở thành hàng hoá của vùng để phục vụ cho những ngày lễ hội, tết cổ truyền và trong sinh hoạt hàng ngày của ng−ời tiêu dùng.

Sau vụ thu hoạch tiến hành gặt năng suất thực thu để so sánh với giống đối chứng tại khu vực sản xuất thử sau đó tổng kết mô hình và đ−a ra khuyến cáo đối với bà con nông dân.

U

Chất l−ợng chế biến

Đánh giá chất l−ợng từng loại giống theo ph−ơng pháp cảm quan bằng cách đồ xôi các loại gạo của giống thí nghiệm, sau đó đề nghị mọi ng−ời nếm thử và cho điểm.

- Đánh giá mùi thơm khi đồ xôi bằng cách cho điểm theo ph−ơng pháp của IRRI

+ Điểm 1: hơi thơm. + Điểm 2: thơm.

- Đánh giá độ dẻo của xôi, sau khi đồ xôi để nguội, bằng ph−ơng pháp cho điểm của IRRI:

+ Điểm 1: rất dẻo. + Điểm 2: dẻo.

+ Điểm 3: trung bình.

- Đánh giá vị đậm (ngọt) bằng ph−ơng pháp cảm quan bằng cách ăn thử và cho điểm theo thang điểm:

+ Điểm 1: nhạt.

+ Điểm 2: trung bình. + Điểm 3: đậm.

* Đánh giá hiệu quả kinh tế

Sau khi thu hoạch sản phẩm và mở hội nghị đánh giá chất l−ợng và định giá từng loại giống thử nghiệm ta tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế theo tài liệu CNEARC và đ−ợc tính toán nh− sau:

- Giá trị sản phẩm thô (đồng/ha) = năng suất x giá bán.

- Chi phí (đồng/ha) = chi phí (giống, phân chuồng, phân NPK, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ lợi phí, công lao động)

- Thu nhập thuần (đồng/ha) = giá trị sản phẩm thô - chi phí.

2.3.3. Phơng pháp sử lý số liệu

Sử lý số liệu điều tra và số liệu theo dõi so sánh năng suất thử nghiệm bằng ch−ơng trình EXCEL và phần mềm vi tính thống kê STATISTIX VERSION 3.5 và ch−ơng trình IRRRISTAT.

Chơng 3

Kết quả và thảo luận

3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ mùa năm 2005 tại Hà Giang

Sự sinh tr−ởng và phát triển của cây lúa có liên quan mật thiết với điều kiện thời tiết khí hậu. Đó là các yếu tố về nhiệt độ, ẩm độ không khí, l−ợng m−a và ánh sáng, các yếu tố này thuận lợi thì sẽ là điều kiện cơ bản để nâng cao năng suất cây trồng. Tổng hợp thông tin dự báo khí t−ợng thuỷ văn của tỉnh Hà Giang vụ mùa 2005 (từ tháng 6 đến tháng 12) đ−ợc thể hiện qua bảng 3.1

U

Bảng 3.1U: Diễn biến thời tiết khí hậu vụ mùa 2005 ở Hà Giang

Tháng theo dõi Nhiệt độ TB

(0P 0 P C) AP 0 P không khí TB (%) L−ợng m−a TB (mm) Số giờ nắng/ tháng (giờ) 6 28,4 86 653,9 121,9 7 27,7 84,0 659,5 190,9 8 27,7 86,0 300,0 122,9 9 27,1 82,0 190,2 181,6 10 24,2 84,0 129,2 125,1 11 21,8 86,0 40,7 93,7 12 16,2 82,0 31,4 56,7 TB 24,7 84,3 283,8 127,5 3.1.1. Nhiệt độ

Trong điều kiện sản xuất vụ mùa 2005 khi cây lúa sinh tr−ởng phát triển (từ tháng 6 đến tháng 10) nhiệt độ trung bình các tháng dao động từ 24 - 28P

0

P

C, cao nhất tháng 6 và thấp nhất tháng 10 vì tháng11 và tháng 12 nhiệt độ không có ảnh h−ởng đến sự sinh tr−ởng và phát triển của cây lúa.

Các tháng 7, tháng 8, tháng 9 nhiệt độ trung bình không khí dao động ít, nh− vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhanh thân lá ở giai đoạn đầu và vận chuyển dinh d−ỡng về hạt ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên với

nhiệt độ nh− vậy cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sâu, bệnh hại nh− sâu đục thân, sâu cuốn lá và các bệnh nh− bệnh đạo ôn, khô vằn, bệnh bạc lá mà ảnh h−ởng lớn nhất th−ờng gặp trong vụ mùa đó là sâu cuốn lá, sâu đục thân và bệnh đạo ôn.

3.1.2. m độ không khí

Qua theo dõi dự báo khí t−ợng thuỷ văn ở vụ mùa ẩm độ không khí cao biến động từ 82 - 86%. Nhìn chung các tháng ẩm độ không khí đều cao từ 82% trở lên. Với ẩm độ không khí cao nh− vậy rất thuận lợi cho cây lúa sinh tr−ởng và phát triển nh−ng cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho sâu, bệnh hại phát triển. ẩm độ cao kết hợp với nhiệt độ cao làm cho bệnh và các loài sâu cuốn lá, sâu đục thân dễ phát triển thành dịch hại tập trung và trên diện rộng.

3.1.3. Lợng ma

Hầu hết các trà lúa và các giống lúa nói chung ở vụ mùa không thiếu n−ớc, vì l−ợng m−a lớn và tập trung vào tháng 7, tháng 8 và giảm dần vào tháng 9, tháng 10 thuận lợi cho lúa vào chắc và thu hoạch. Tuy nhiên m−a lớn tập trung vào tháng 7, tháng 8 th−ờng gây ra ngập úng cục bộ ở một số khu vực. Mặt khác do m−a lớn dẫn đến rửa trôi, xói mòn dinh d−ỡng trong đất và đặc biệt là việc phun thuốc bảo vệ thực vật không có hiệu quả. Bởi vì m−a liên tục làm rửa trôi thuốc không kịp có tác dụng dẫn đến tốn nhiều công sức và tiền thuốc bảo vệ thực vật mà không diệt trừ đ−ợc sâu, bệnh hại hoặc kém hiệu quả dẫn đến sâu, bệnh hại kháng đ−ợc thuốc.

3.1.4. Số giờ nắng

Đối với vụ mùa nhìn chung số giờ nắng đảm bảo và thuận lợi cho sự sinh tr−ởng phát triển của cây lúa. Nh−ng nắng nóng cũng gây không ít ảnh h−ởng đến sự tác động khác nh− sâu, bệnh phát triển thuận lợi, nắng nóng bốc hơi n−ớc mạnh thuốc bảo vệ thực vật bị bay hơi và bay hơi đạm dẫn đến cây chỉ sử dụng đ−ợc 1 phần l−ợng phân bón cho cây trồng.

3.2. Kết quả điều tra nhu cầu và tình hình sản xuất lúa nếp tại Hà Giang

3.2.1. Nhu cầu về sử dụng gạo nếp của ngời dân

Thông qua việc khảo sát, điều tra và phỏng vấn 80 hộ gia đình nông dân trong đó có hộ trong Thôn bản, có hộ trong thị trấn thấy rằng việc sử dụng gạo nếp trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày (kể cả thị trấn và nông thôn) thì hầu hết 100% các hộ gia đình đều sử dụng gạo nếp vào các dịp lễ, tết cổ truyền của dân tộc. Ngoài ra các hộ còn th−ờng xuyên thay cơm tẻ bằng cơm nếp vào bữa tối. Đặc biệt là vùng nông thôn ít nhất là từ 5 - 7 bữa trong 1 tháng. Còn trong các dịp Lễ Tết cổ truyền thì tiêu thụ ít nhất trung bình 1 kg gạo nếp trên 1 đầu ng−ời. Ngoài ra một số hộ nông dân còn dùng gạo nếp trộn lẫn từ 10 - 30% trong gạo tẻ nấu ăn hàng ngày để cơm có mùi thơm và dẻo. Ngoài ra gạo nếp không chỉ dùng riêng cho bữa ăn hàng ngày và phục vụ trong các ngày lễ tết, gạo nếp còn đ−ợc dùng làm nguyên liệu chế biến các loại bánh nh− bánh trôi, bánh chay, bánh ch−ng, bánh khảo, bánh dầy... Đặc biệt là mùa cốm, gạo nếp đ−ợc dùng làm cốm không chỉ dùng riêng cho gia đình mà còn bán khắp nơi trên thị tr−ờng.

U

Bảng 3.2U: Kết quả điều tra tình hình sử dụng gạo nếp tại Hà Giang

Sử dụng Hàng ngày Trộn lẫn Mục đích Kết quả Lễ hội 10% 11- 30% >30% 10% 11- 30% >30% Làm cốm Làm bánh Số phiếu 80 65 13 2 46 25 9 75 80 Tỷ lệ % 100 81,5 16,0 2,5 57,5 31,3 11,1 93,8 100 Kết quả trên cho thấy đồng bào các dân tộc rất thích sử dụng gạo nếp cho các ngày lễ hội, 100% cho rằng họ cần gạo nếp trong những ngày tết, lễ hội. Về nhu cầu hàng ngày có 81,5% coi lúa nếp chiếm 10% nhu cầu hàng ngày, 16% cho rằng cần cho họ khoảng 11 – 30% và có 2,5 % số ng−ời đ−ợc phỏng vấn cho rằng rất cần thiết cho họ. Có tới 57,5% số ng−ời đ−ợc phỏng vấn cho rằng họ cần trộn gạo nếp vào gạo tẻ khoảng 10% để tăng thêm độ dẻo

và thơm cho bữa cơm hàng ngày số còn lại có yêu cầu trộn cao hơn. 100% số ng−ời phỏng vấn cho rằng gạo nếp cần thiết cho việc làm bánh trong cuộc sống hàng ngày của họ, ngoài ra nhu cầu làm cốm cũng rất quan trọng đối với đồng bào các dân tộc 93,8% số ng−ời đ−ợc hỏi đã khảng định điều đó.

Với dân số tỉnh Hà Giang năm 2005 là 679.909 ng−ời, nếu tính bình quân nhu cầu gạo nếp 10 kg/ng−ời/năm thì hàng năm cần 6.790,6 tấn nếu quy ra thóc là 10.447,0 tấn, với năng suất trung bình 4 tấn/ha thì diện tích sản xuất lúa nếp trong toàn tỉnh là 2.611,7 ha. Nh− vậy diện tích này chiếm tới 10,7% trong cơ cấu sản xuất lúa n−ớc trong vụ mùa của toàn tỉnh. Trong khi đó một số huyện vùng cao núi đá đa phần diện tích không thể bố trí trồng đ−ợc lúa nếp, cho nên việc tập trung trồng lúa nếp ở các huyện nh−: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên và một phần nhỏ của thị xã Hà Giang chiếm tỷ lệ t−ơng đối lớn đối với cơ cấu diện tích sản xuất lúa nếp trong vụ mùa hàng năm nhằm cung cấp đủ số l−ợng cho nhu cầu thiết yếu của ng−ời tiêu dùng.

Qua điều tra và trao đổi với ng−ời tiêu dùng chúng tôi đ−ợc biết do lúa nếp hiện nay đa phần chỉ trồng đ−ợc 1 vụ/năm (vụ mùa). Chính vì vậy ở thời điểm giáp vụ từ sau tết tháng giêng cho đến tháng 10 việc mua gạo nếp rất khó khăn do không có hàng hay ít hàng hoặc chất l−ợng gạo nếp không đáp ứng đ−ợc yêu cầu của ng−ời tiêu dùng.

3.2.2. Thực trạng sử dụng lúa nếp ở Tỉnh Hà Giang

Khảo sát này liên quan đến việc lựa chọn gạo nếp của ng−ời tiêu dùng. Gạo nếp hiện nay đ−ợc sử dụng chủ yếu trong toàn tỉnh Hà Giang là giống nếp Cái địa ph−ơng, ngoài ra còn dùng các loại gạo nếp khác nh−: nếp Vẻ Rồng, Nếp Râu, Nếp Cẩm...Theo nông dân đánh giá đây là giống nếp đồ xôi ăn dẻo, có mùi h−ơng thơm và ăn đậm cơm nh−ng năng suất lại thấp và lâu nay ch−a đ−ợc các nhà khoa học chú trọng phát triển các giống lúa nếp ở địa ph−ơng. Về giá cả đối với giống lúa nếp ngon vào các dịp lễ tết trong thời kỳ giáp hạt ng−ời nông dân có thể bán đ−ợc 7000 - 8000 đ/kg gạo nếp.

Qua đó ta thấy việc sản xuất lúa nếp chất l−ợng cao hiện nay không những phục vụ cho nhu cầu gia đình mà còn phục vụ cho thị tr−ờng đô thị. Trong những năm gần đây do quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, đặc biệt là ứng dụng công nghệ lúa lai đ−ợc đ−a vào cơ cấu sản xuất đại trà trong toàn tỉnh. Năng suất lúa tăng v−ợt bậc từ ở mức thiếu l−ơng thực triền miên đối với các huyện miền núi đã cân đối đ−ợc một phần của các huyện vùng thấp về l−ơng thực cho vùng cao. Đặc biệt là đối với bà con dân tộc ng−ời Mông th−ờng dùng ngô làm l−ơng thực quanh năm nay đã thay đ−ợc một phần bằng gạo trong bữa ăn hàng ngày. Do đời sống đã phần nào đi vào ổn định về l−ơng thực thì việc sử dụng gạo nếp vào chế biến các loại bánh tết cổ truyền cũng dần đ−ợc thay thế cho ngô nếp vùng cao (Vì tr−ớc đây đồng bào vùng cao vẫn th−ờng dùng bột ngô nếp để làm bánh).

U

Bảng 3.3U. Diên biến diện tích, năng suất sản l−ợng cây lúa tại Hà Giang những năm gần đây

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích Ha 32.325 33.450 33.500 34.500 35.323

Năng suất Tạ/ha 40,20 41,20 42,50 43,00 43,83

Sản l−ợng Tấn 129.900 137.814 142.375 148.350 154.809

Trong những năm gần đây, Hà Giang đã có những b−ớc tiến đáng kể trong việc nâng cao sản l−ợng l−ơng thực. Trong các loại cây l−ơng thực, lúa vẫn là cây có diện tích lớn nhất. Trong 5 năm gần đây diện tích trồng lúa vẫn đ−ợc tăng liên tục, nh−ng mức tăng không nhiều từ 32.325 ha năm 2001 lên 35.323 ha năm 2005. Về năng suất lúa trong 5 năm qua cũng tăng từ 40,20 tạ/ha năm 2001 đến năm 2005 đã tăng lên đến 43,83 tạ/ha. Nhờ việc tăng diện

tích và thâm canh tăng năng suất nên trong 5 năm qua sản l−ợng lúa đã tăng hàng chục ngàn tấn tại tỉnh. Điều đó đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống ng−ời dân trong tỉnh Hà Giang.

Qua điều tra về công tác giống lúa chúng tôi thấy: vụ mùa diện tích đ−ợc gieo trồng chủ yếu với các giống lúa tẻ nh−: Khang Dân 18, HT1, DT122, San −u 63, Nhị −u 838, TH3-3, Bao Thai Lùn, Bao Thai Hồng, còn một phần diện tích rất ít để trồng lúa nếp. Tuy nhiên các giống lúa nếp đ−ợc trồng phân bố không đồng đều ở các huyện mà chủ yếu tập trung ở các huyện vùng thấp nh−: Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình. Hơn nữa, các giống lúa nếp này cũng đ−ợc phân bố không đồng đều ở các tiểu vùng trong huyện mà tập trung chủ yếu ở các xã Tân Trịnh, Tân Bắc, Yên Bình, Xuân Giang, Bằng Lang (huyện Quang Bình), Bằng Hành, Kim Ngọc, Hữu sản, Hùng An, Liên Hiệp, H−ơng Sơn, Thị trấn Việt Quang, Việt Vinh (Bắc Quang), Đạo Đức, Trung Thành, Việt Lâm, Tùng Bá (Vị Xuyên), Phú Linh , Ngọc Đ−ờng (Thị xã Hà Giang), Khuôn Lùng, Nà Trì (huyện Xín Mần). Nh− vậy giống lúa nếp đ−ợc gieo trồng với diện tích rất nhỏ so với các giống lúa khác.

U

Bảng 3.4U. Diễn biến diện tích, năng suất, sản l−ợng lúa nếp tại tỉnh Hà Giang những năm gần đây

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích Ha 150 210 280 320 420

Năng suất Tạ/ha 26,8 27,5 28,7 31,2 32,0

Sản l−ợng Tấn 402,0 577,5 803,6 998,4 1344,0 Kết quả trên cho thấy trong vòng 5 năm trở lại đây diện tích lúa nếp liên tục đ−ợc tăng lên, từ 150 ha năm 2001 đã tăng lên 420 ha vào năm 2005. Năng suất lúa nếp cũng đ−ợc tăng dần 26,8 tạ/ha năm 2001 đã tăng lên 32 tạ/ha năm 2005. Do diện tích và năng suất tăng nên sản l−ợng đã tăng lên đến 1.344,0 tấn vào năm 2005. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã hình thành một số khu vực sản xuất lúa nếp làm hàng hoá nh−: Kim Ngọc, Hữu Sản,

Hùng An, Liên Hiệp (Bắc Quang), Tân Trịnh, Yên Bình, Xuân Giang (Quang Bình), Đạo Đức, Tùng Bá (Vị Xuyên), Phú Linh (Thị xã Hà Giang)…

Ngoài việc sử dụng trong gia đình, phục vụ ngày Lễ tết, gạo nếp đ−ợc đ−a ra thị tr−ờng trao đổi, mua bán. Đặc biệt những giống lúa nếp đặc sản của một số vùng khi làm cốm đã trở thành hàng hoá rất nổi tiếng trong khu vực và trong tỉnh nh− cốm Tùng Bá (Vị Xuyên), cốm Nà Trì (Xín Mần), cốm Xuân Giang (Quang Bình), cốm Hữu Sản (Bắc Quang) với h−ơng vị thơm ngon đậm đà, có thể bán trên thị tr−ờng đ−ợc từ 25.000đồng - 30.000, đồng/kg cốm.

Tuy chỉ có một số xã có diện tích sản xuất lúa nếp chiếm tỷ trọng t−ơng đối so với cơ cấu giống của địa ph−ơng và cũng là nguồn cung cấp gạo nếp chủ yếu trong những năm gần đây, diện tích gieo trồng lúa nếp có xu h−ớng tăng lên qua các năm theo hình minh hoạ 3.1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa nếp tại vị xuyên hà giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)