HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH LỢI ÍCH, CHI PHÍ DỰ ÁN TRỒNG CÂY CHỐNG SẠT LỞ VEN BỜ SÔNG LA, SÔNG LAM TẠI XÃ ĐỨC VĨNH- ĐỨC THỌ- HÀ TĨNH NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN B
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH, CHI PHÍ DỰ ÁN TRỒNG CÂY CHỐNG SẠT LỞ VEN BỜ SÔNG LA, SÔNG LAM TẠI XÃ ĐỨC VĨNH- ĐỨC THỌ- HÀ TĨNH
NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH LỢI ÍCH- CHI PHÍ DỰ ÁN TRỒNG CÂY CHỐNG SẠT LỞ VEN BỜ SÔNG LA, SÔNG LAM
TẠI XÃ ĐỨC VĨNH- ĐỨC THỌ- HÀ TĨNH” do NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM, sinh
viên khóa 32, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày…………
TS Đặng Thanh Hà Người hướng dẫn
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
_ _ Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để thực hiện được luận văn này đầu tiên con xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố, mẹ người đã sinh thành và nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho con có cơ hội để học tập tới ngày hôm nay
Xin cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học tại trường
Xin chân thành cảm ơn tới thầy Đặng Thanh Hà, khoa kinh tế, trường đại học Nông Lâm người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn Cảm ơn các Cô, Chú, Anh Chị tại UBND xã Đức Vĩnh, Phòng NNPTNT huyện Đức Thọ, phòng Thủy lợi huyện Đức Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thưc tập
Lời cảm ơn cuối cùng tôi xin gửi tới những người bạn của tôi, những người đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian làm luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
TPHCM, ngày 30 tháng 06 năm 2010 Sinh viên
NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM Tháng 07 năm 2010 “Phân Tích Lợi Ích- Chi Phí Dự Án Trồng Cây Chống Sạt Lở Ven Bờ Sông La, Sông Lam tại Xã Đức Vĩnh- Đức Thọ- Hà Tĩnh”
NGUYEN THI HONG THAM July 2010 “Analyzing Cost- Benefit of the Avoiding Bank Erosion Plant Tree Plan Along the La River, Lam River at Duc Vinh Village- Duc Tho- Ha Tinh“
Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân gây sạt lở bờ sông La, sông Lam tại xã Đức Vĩnh- Đức Thọ- Hà Tĩnh, cũng như dự báo mức thiệt hại do sạt lở tới năm 2020 để thấy được hậu quả của quá trình sạt lở gây ra Từ đó phân tích lợi ích- chi phí các phương án bảo vệ bờ sông để chọn ra phương án tối ưu thực hiện Đề tài ứng dụng phương pháp định giá và dự báo để xác định mức thiệt hại Kết quả thu được,
thiệt hại kinh tế do sạt lở bờ sông gây ra từ năm 1999- 2009 là 6,224,728,000đ và nếu
không có phương án phòng ngừa thì tới năm 2020 thiệt hại sẽ tăng lên
21,445,231,500đ Những con số này reo lên hồi chuông cảnh báo cho các cơ quan
chức năng về tình hình sạt lở đang diễn ra hàng ngày ven bờ sông La, sông Lam và hậu quả của nó nếu không sớm hành động
Đề tài đã phân tích lợi ích- chi phí giữa phương án A “Trồng cây tre gai và cây keo lá tràm chống sạt lở tại các điểm có nguy cơ sạt lở cao” và phương án B “Trồng cây tre bát độ và cây keo lá tràm chống sạt lở trên toàn xã” Kết quả là NPV của
phương án A là 14,100 và phương án B là 23,650 Từ những con số này cho thấy PA
B là phương án đáng mong đợi của các cơ quan chức năng nhằm giảm bớt mức thiệt
hại kinh tế do sạt lở và tăng lợi ích cho người dân địa phương
Trang 5CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1 Cơ sở lý luận 14 3.1.1 Phát triển bền vững 14 3.1.2 Hoạt động xâm thực- bồi tụ của dòng chảy thường xuyên 16 3.1.3 Một số khái niệm 17 3.2 Phương pháp nghiên cứu 18 3.2.1 Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí 18 3.2.2 Các kỹ thuật định giá được sử dụng để định giá các giá trị kinh tế về lợi ích
Trang 63.2.3 Phương pháp phân tích hồi quy 27 3.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 28 3.2.5.Phương pháp xử lí số liệu 29 3.2.6 Phương pháp dự báo xu hướng 29 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1 Hiện trạng và nguyên nhân gây sạt lở 30 4.1.1 Hiện trạng sạt lở 30 4.1.2 Nguyên nhân sạt lở 35
4.2.1 Thiệt hại do sạt lở giai đoạn 1999- 2009 37 4.2.2 Dự báo thiệt hại do sạt lở tới năm 2020 38 4.3 Quy mô và phạm vi của các phương án chống sạt lở ven sông 41 4.3.1 Mô tả các phương án chống sạt lở ven sông 41 4.3.2 Nhận dạng lợi ích và chi phí các phương án chống sạt lở ven sông 44 4.3.3 Đánh giá lợi ích và chi phí các phương án chống sạt lở ven sông 46 4.3.4 Lợi ích và chi phí hàng năm các phương án chống sạt lở ven sông 48 4.3.5 Hiện giá ròng và các chỉ tiêu lựa chọn phương án chống sạt lở ven sông 50 4.4 Lựa chọn phương án chống sạt lở ven sông 51 4.5 Kiểm định những ảnh hưởng của những biến đổi đối với các phương án 52 4.6 Khuyến cáo thực hiện phương án chống sạt lở ven sông 54 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 5.1 Kết luận 55 5.1.1 Nguyên nhân sạt lở ven bờ sông La, sông Lam tại xã Đức Vĩnh 55
5.2 Kiến nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND Uỷ Ban Nhân Dân
NNPTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh
KHCN Khoa học công nghệ
KHLN Khoa học lâm nghiệp
TNMT Tài nguyên môi trường
NPV Hiện giá ròng
BCR Tỷ số lợi ích- chi phí
IRR Tỷ suất sinh lợi nội tại
VNĐ Việt Nam Đồng
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 3.1 Nhận Dạng Lợi ích và Chi Phí của Phương Án 19 Bảng 3.2 Lợi Ích và Chi Phí Theo Năm Phát Sinh 20 Bảng 3.3 Các Kỹ Thuật Định Giá Sử Dụng để Định Giá các Giá Trị Lợi Ích Kinh Tế
Bảng 4.10 So Sánh Giá Trị Phương Án A Và Phương Án B 52 Bảng 4.11 Ảnh Hưởng của Suất Chiết Khấu và Thiệt Hại Ước Lượng đến NPV của
Bảng 4.12 Ảnh Hưởng của Suất Chiết Khấu và Thiệt Hại Ước Lượng đến NPV của
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Huyện Đức Thọ 6
Hình 2.2 Bản Đồ Xã Đức Vĩnh 10 Hình 4.1 Hình Ảnh Sạt Lở Đất Canh Tác Ven sông 33
Hình 4.3 Mức Thiệt Hại Do Sạt Lở Giai Đoạn 1999-2009 38
Hình 4.4 Đường Tổng Thiệt Hại Hàng Năm từ Năm 1999 đến Năm 2020 40
Hình 4.5 Đường Thiệt Hại Tích Luỹ Do Sạt Lở từ Năm 1999 đến Năm 2020 41
Trang 10DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng Tính Lợi Ích Và Chi Phí Của Phương Án A (r = 1.25%)
Phụ lục 2 Bảng Tính Lợi Ích Và Chi Phí Của Phương Án B (r = 1.25%)
Phụ lục 3 Bảng Tính Lợi Ích Và Chi Phí Của Phương Án A (r = 1%)
Phụ lục 4 Bảng Tính Lợi Ích Và Chi Phí Của Phương Án B (r = 1%)
Phụ lục 5 Bảng Tính Lợi Ích Và Chi Phí Của Phương Án A (r = 5%)
Phụ lục 6 Bảng Tính Lợi Ích Và Chi Phí Của Phương Án B (r = 5%)
Phụ lục 7 Bảng Kết Suất Mô Hình Hàm Thiệt Hại Theo Thời Gian
Trang 11Tuy nhiên, những năm gần đây hiện tượng sạt lở diện tích canh tác ven sông diễn ra mạnh mẽ hơn và có xu hướng làm giảm diện tích canh tác của người dân đáng
kể Kèm theo đó là việc bồi lắng làm cạn lòng sông ảnh hưởng đến dòng chảy Vào mùa lũ, do cạn lòng sông đã hạn chế dòng chảy và thoát nước chậm khiến nước lũ càng dâng nhanh Bình quân hàng năm tại địa bàn có một cơn lũ nhỏ, những năm gần đây số lượng cơn lũ nhiều hơn và gây thiệt hại cho xã Hiện tượng sạt lở vẫn đang diễn
ra hàng ngày và mức thiệt hại mà nó gây ra ngày càng trầm trọng Hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn đang từng bước thực hiện các phương án giải quyết tình trạng
Trang 12này Các phương án giải quyết được đưa ra gồm: Phương án trồng cây tre gai và cây
keo lá tràm chống sạt lở tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, và phương án trồng cây tre bát độ và cây keo lá tràm chống sạt lở trên toàn xã Vấn đề đặt ra là lợi ích có được
và chi phí phải bỏ ra của các phương án này khi được thực hiện sẽ như thế nào, phương án nào nên được lựa chọn? Vì vậy được sự hướng dẫn của thầy Đặng Thanh
Hà, Khoa Kinh Tế - Trường ĐH Nông Lâm Tp HCM, tôi tiến hành thực hiện đề tài
“PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN TRỒNG CÂY CHỐNG SẠT LỞ VEN
BỜ SÔNG LA, SÔNG LAM TẠI XÃ ĐỨC VĨNH- ĐỨC THỌ- HÀ TĨNH” nhằm
tìm ra phương án tối ưu để thưc hiện
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá mức thiệt hại kinh tế hàng năm do sạt lở
Dự báo mức sạt lở tới năm 2020
Thực hiện Phân tích lợi ích-chi phí các phương án
b) Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tại xã Đức Vĩnh- Đức Thọ- Hà Tĩnh
Trang 13c) Về nội dung
Đề tài nghiên cứu các nội dung chính là phân tich thực trạng và nguyên nhân gây sạt lở, các giải pháp chống sạt lở, phân tích lợi ích-chi phí các dự án chống sạt lở,
dự báo mức sạt lở, lựa chọn phương án
1.4 Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu chung là phân tích lợi ích chi phí dự án trồng cây chống sạt lở ven
bờ sông Lam và sông La tại xã Đức Vĩnh- Đức Thọ- Hà Tĩnh đề tài bao gồm các nội dung chính sau:
- Thực trạng và nguyên nhân gây sạt lở tại địa bàn
- Các giải pháp, phương án chống sạt lở của các cơ quan hữu quan
- Dự báo mức sạt lở hàng năm và mức sạt lở tới năm 2020
- Phân tích lợi ích chi phí các phương án bảo vệ bờ sông
1.5 Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau:
Chương 1 trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của đề tài
Chương 2 giới thiệu tổng quan về địa điểm nghiên cứu bao gồm điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội, tổng quan về môi trường và dự báo các vấn đề môi trường có thể phát sinh; tổng quan về tài liệu tham khảo
Chương 3 trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử
dụng và phương pháp nghiên cứu: Phát triển bền vững, phân tích lợi ích chi phí,
phương pháp hồi quy, phương pháp dự báo, …
Chương 4 phân tích thực trạng và nguyên nhân gây sạt lở tại xã Đức Vĩnh Các
giải pháp, phương án chống sạt lở của các cơ quan hữu quan Dự báo được mức sạt lở hàng năm và mức sạt lở tới năm 2020, lựa chọn được phương án chống sạt lở tối ưu
trước khi thực hiện và đưa ra kết luận
Chương 5 tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị góp phần giải quyết tình trạng sạt lở hiệu quả nhất
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trong những năm gần đây, sạt lở bờ sông liên tục xảy ra ngày càng phức tạp Chúng ta đều biết, năm nào cũng xảy ra một số vụ sạt lở gây thiệt hại không nhỏ về tài sản và con người ở nước ta Các giải pháp khoa học công nghệ đã được nghiên cứu để bảo vệ ven bờ sông nhằm tránh tình trạng sạt lở Việc trồng cây ven bờ để chống sạt lở được xem là một phương án tối ưu để thực hiện Phương án này vừa giảm chi phí so với các phương án khác mà còn thân thiện với môi trường Hoàng Văn Huân, 2003
“Nghiên cứu các giải pháp khoa học- công nghệ bảo vệ bờ khu vực cửa sông, ven biển Nam Bộ” Nghiên cứu này xác định các giải pháp bảo vệ bờ trên cơ sở phân tích đặc điểm sạt lở, bồi tụ bờ, cửa sông, ven biển khu vực Nam Bộ Các phương pháp như vải địa kỹ thuật, cỏ chống xói mòn Ventiver, trồng tre chắn sóng đã được nêu ra và xem như là giải pháp hữu hiệu để thực hiện Dorst(1995) đã nghiên cứu tác động chống xói của rễ cây Kết quả nghiên cứu cho thấy, rễ cây có tác dụng chống xói 40% ÷ 70% Vì vậy nên chọn các loại cây có bộ rễ ăn sâu, lan rộng sẽ có tác dụng tốt Lương Phương Hậu, 2009 ”Sử dụng các loài cây chịu nước để bảo vệ bờ sông, kênh dưới tác động của dòng chảy” Nghiên cứu cho thấy, những thân cây cứng, cành lá rườm rà, bộ rễ sâu
là một thiết bị tiêu sóng rất hiệu quả
Để lượng hóa các nhân tố và tác động của việc sạt lở bờ sông vào việc phân tích các dự án cần xác định ảnh hưởng của xói lở đến môi trường xung quanh Một số nghiên cứu về vấn đề này để tham khảo như đề tài của Lê Mạnh Hùng và Đinh Công Sản, 2002 “Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để lượng hoá các nhân tố gây sạt lở
bờ sông, bờ biển ở các tỉnh phía Nam”; Đỗ Quang Thiên và Trần Hữu Tuyên, 2005
“Các kiểu xói lở bờ sông Thu Bồn và tác động của nó đến môi trường khu vực”
Trang 15Về phần dự báo sạt lở có đề tài nghiên cứu của Hoàng Văn Huây, 2003
“Nghiên cứu dự báo phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển” Đề tài đánh giá thực trạng tình hình, xác định nguyên nhân và quy luật phổ biến về sạt lở bờ sông, bờ biển ở nước
ta Bước đầu dự báo, cảnh báo xu thế sạt lở bờ sông bằng phương pháp dự báo xu hướng Đề xuất một số giải pháp khoa học công nghệ phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển ở một số trọng điểm
Ngoài ra các nghiên cứu về nguyên nhân sạt lở bờ sông và giải pháp được thực hiện Trong đó có nghiên cứu của Trần Đình Hợi, 2005 “Nghiên cứu sạt lở và các giải pháp phòng chống sạt lở, bảo vệ các sông biên giới phía Bắc Việt Nam”; Trần Xuân Thái, 2000 “Sạt lở bờ sông- tình hình và một số kiến nghị” Tạp chí trong nước số 03; Thiềm Quốc Tuấn, Huỳnh Ngọc Sang và Đậu Văn Ngọ, 2008.” Hiện trạng trượt lở bờ sông Sài Gòn phương hướng ngăn ngừa khắc phục”, Tạp chí phát triển KH và CN số 11/2008; Cao Xuân Tài và nnk, 2010 “Cỏ Ventiver đa năng – đa dụng”; vv…
Để tính toán lượng CO2 hấp thụ của cây tràm và cây tre đề tài sử dụng nghiên cứu của Ngô Đình Quế và nnk, 2005 “Khả năng hấp thụ CO2 của một số rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam”
2.2 Đặc điểm tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Tổng quan về huyện Đức Thọ
a) Vị trí địa lý
Huyện Đức Thọ là một huyện trung du đồng bằng Sông La và hữu ngạn Sông Lam phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam Có tọa độ địa lý: 18,180-18,350 độ vĩ Bắc, 105,380-105,450 độ kinh Đông
Vị trí địa lý:
Phía Đông Nam giáp huyện Can Lộc,
Phía Tây Bắc giáp huyện Nam Đàn,
Phía Đông Bắc giáp huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An),
Phía Tây giáp huyện Hương Sơn,
Phía Tây Nam giáp huyện Vũ Quang,[huyện Hương Khê],
Phía Đông giáp thị xã Hồng Lĩnh
Trang 16Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Huyện Đức Thọ
Nguồn: ducthohatinh.gov.vn Huyện Đức Thọ hiện nay có 1 thị trấn và 27 xã, diện tích: 20.904 ha; dân số: 125.260 người Tốc độ tăng trưởng GDP: 11,56/năm Thu nhập bình quân đầu người: 4.686.000 đồng/ người.Tổng sản lượng lương thực: 63.628 tấn, lương thực bình quân đầu người: 538 kg/người Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 49,5%; công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp 15%; thương mại- dịch vụ 35,5%
Không chỉ vậy, Đức Thọ còn có hệ thống giao thông rất thuận lợi với tuyến đường sắt Bắc- Nam đi qua 4 ga trong huyện với tổng chiều dài 25 km (từ Đức Châu qua Đức Liên); quốc lộ 8A từ thị xã Hồng Lĩnh qua Đức Thọ đến huyện Hương Sơn
Trang 17và thông sang nước bạn Lào; hệ thống đường thuỷ dọc theo các con sông lớn Đặc biệt, Đức Thọ có đê La Giang - con đê lớn được xây đắp từ năm 1934 với chiều dài 19,3 km từ Linh Cảm tới sát chân núi Hồng Lĩnh Đây là tuyến đê quan trọng nhất của
Hà Tĩnh Ngoài tác dụng chống lũ lụt cho các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà con đê này còn là tuyến đường giao thông thuận lợi cho nhân dân trong huyện
b) Địa hình
Địa hình Đức Thọ nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài theo đường quốc lộ 8A là 16 km, chiều rộng tính theo trục đường tỉnh lộ 5 đi qua đường 8B đến Đức Châu dài 25 km, với đầy đủ các dạng địa hình, có đồi núi, gò đồi, ven trà sơn, thung lũng, đồng bằng, sông suối, với không gian hẹp, trong đó núi đồi chiếm 10,5% diện tích đất
tự nhiên Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh, phía Tây Nam của huyện chủ yếu là núi thoải chạy dọc ven trà sơn, còn vùng núi dốc là ở những vùng giáp địa giới hành chính huyện Vũ Quang, Can Lộc, xen lẫn giữa địa hình đồi núi là thung lũng nhỏ hẹp tạo ra những đầm lầy sâu và bàu nước chảy ra lưu vực sông Ngàn Sâu đổ ra sông La, chính các thung lũng và dọc 2 bên bờ sông này là vùng sinh sống của dân cư nhằm để tận dụng tối đa khả năng đất đai màu mỡ do lượng phù sa hàng năm bồi đắp
c) Khí hậu
Đức Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm còn chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, do vậy Đức Thọ
có hai miền khí hậu rõ rệt
d) Tài nguyên thiên nhiên
Trang 18- Đất tôn giáo 32,17 ha (đất làm nhà thờ)
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.663,55 ha
- Đất phi nông nghiệp khác 38,43 ha (đất dành nghiên cứu khoa học, thí nghiệm làm trang trại, nhà tạm, nhà nghỉ, đất làm nhà kho)
* Đất chưa sử dụng: 2.190,6 ha
- Đất bằng chưa sử dụng 1.101,93 ha
- Đất đồi núi: 1.088,23 ha
9 Tài nguyên nước:
Trên địa bàn huyện có 2 con sông chính chảy qua đó là sông Ngàn Sâu và sông
La với tổng chiều dài là 37 km, có nước quanh năm, diện tích mặt nước khoảng 1,5 vạn m3 Ngoài ra huyện còn có một hệ thống hồ đập giữ nước như: Đập Trạ, đập Tràm, đập Đá Trắng, đập Trục Xối, đập Phượng Thành, đập Liên Minh- Tùng Châu và một phần đập Khe Lang Như vậy, với trữ lượng nước hiện có là điều kiện thuận lợi phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân
9 Tài nguyên rừng:
Đức Thọ có 3.128,68 ha rừng và đất rừng chiếm 15,48 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó rừng trồng là 836,73 ha và trồng xung quanh các trục đường giao thông, khuôn viên nhà trường, trụ sở và các khu dân cư, độ che phủ rừng chiếm 38 %, rừng trồng chủ yếu là thông, bạch đàn và keo lá tràm Hiện nay có khoảng 500 ha rừng thông nhựa đã và đang đưa vào khai thác với sản lượng hàng năm dự ước từ 500 đến
700 tấn, giá trị thu được từ bán nhựa thông 2,5 tỷ đồng/năm
9 Tài nguyên khoáng sản:
Đức Thọ có mỏ Măng- gan được hình thành nằm trên địa phận xã Đức Dũng, Đức An và Đức Lập với trữ lượng khoảng trên 200.000tấn, mỏ cao lanh để làm đồ gốm và đất chụi lửa làm vật liệu xây dựng ở xã Đức Hoà với trữ lượng hàng triệu tấn, chưa kể đất sét làm gạch ngói Ngoài ra Đức Thọ còn có các khoáng sản như cát, than bùn, và mỏ sắt nhưng chưa được đầu tư khai thác
9 Tiềm năng du lịch:
Khác với nhiều đô thị khác, Thị trấn Đức Thọ mở rộng là một vùng đất được dòng sông La bao bọc tại khu vực phía Bắc Thị trấn có địa hình phong phú dốc dần từ
Trang 19khu vực đồi thấp phía Tây Nam thoải dẫn xuống khu vực ven sông tạo cho khu đất có địa thế linh thiêng núi nhìn sông Cảnh quan sông La đã tạo cho thị trấn Đức Thọ mở rộng một môi trường cảnh quan đẹp và hấp dẫn Các khu làng xóm ven sông được hình thành từ lâu đời mang hình ảnh của khu làng xóm cổ với hệ thống đường làng ngõ xóm theo hình ô cờ hướng ra sông, các tuyến đường đã được bê tông hoá, các tường rào được xây gạch kiên cố, tạo môi trường sạch sẽ
Tiềm năng du lịch Đức Thọ phong phú và đa dạng, có nhiều phong cảnh đẹp, lại có các di tích lịch sử văn hoá lâu đời, giữ vai trò chính trong việc thu hút khách đến
du lịch và tham quan hiện trên địa bàn huyện có 94 di tích, trong đó có 14 di tích được xếp hạng, tiêu biểu như di tích văn hoá Nguyễn Biểu, mộ Phan Đình Phùng, nhóm di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật gồm các đình, chùa, đền, miếu, tiêu biểu là Chùa Am Nhóm di tích cách mạng tiêu biểu như khu mộ và nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trần Phú, các nhóm di tích kết hợp với môi trường sinh thái thiên nhiên hiện có của huyện
sẽ tạo thành một tua du lịch tâm linh- sinh thái từ Thị trấn đến Chùa Am, Phượng Thành- khu mộ Phan Đình Phùng, khu lưu niệm và khu mộ Trần Phú trở về bến Tam Soa, rồi xuôi dọc sông La
Tiềm năng du lịch tự nhiên kết hợp với du lịch nhân văn, sẽ tạo ra một nguồn lực đáng kể cho phát triển kinh tế- xã hội của huyện trong những năm tới, trong mối quan hệ liên doanh, liên kết với các trung tâm du lịch lớn của vùng và của tỉnh
9 Văn hóa:
Đức Thọ có các di tích văn hóa lâu đời như Đền thờ Nguyễn Biểu: Di tích thuộc
xã Yên Hồ Mộ Phan Đình Phùng tại xã Tùng Ảnh Nhà thờ Phan Đình Phùng tại xã Tùng Ảnh: Di tích LSVH quốc gia (2007) Khu lưu niệm Trần Phú ở xã Tùng Ảnh: Khu lưu niệm danh nhân lịch sử cách mạng Nhà thờ và mộ Lê Bôi ở xã Tùng Ảnh: Danh nhân lịch sử thế kỷ 15; … Ngoài ra hàng năm tại đây có nhiều lễ hội như Hội lễ đền Thái Yên ở xã Thái Yên: Vào mùa xuân hàng năm ở Thái Yên đều có lễ hội đền sau đó người dân xã Thái Yên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao đến tận rằm tháng giêng như: kéo co, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, bống bàn, cờ tướng, thi văn nghệ
Trang 202.2.2 Tổng quan về xã Đức Vĩnh
a) Vị trí địa lí
Phía Bắc giáp xã Hưng Khánh;
Phía Đông giáp xã Xuân Lam, xã Trung Lương;
Phía Tây giáp xã Đức Quang;
Phía Nam giáp xã Yên Hồ
Đức Vĩnh chia thành 3 thôn: Vĩnh Đại, Vĩnh Hòa, Vĩnh Phúc Diện tích tự nhiên: 380,72 ha; dân số: 1,652 người (2008) Là một xã cả 3 phía là sông, phần sông Lam qua Đức Vĩnh dài khoảng 2.000m, phần nhánh sông La dài 4.000m và sông Nghè vừa là nguồn nước tưới, vừa là nguồn lợi thủy sản của xã
có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa: có nhiều bão lụt, kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, lượng mưa trung bình cao (trên 2.000mm), chiếm 2/3 lượng mưa cả năm; Mùa khô: Từ tháng
12 đến tháng 7 năm sau Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây nam (thổi từ Lào) khô, nóng,
lượng bốc hơi lớn, gây hạn hán nghiêm trọng
Trang 21c) Đặc điểm kinh tế, xã hội
Là xã thuần nông nên nông nghiệp của Đức Vĩnh rất được chú trọng và có những bước chuyển biến đáng kể Tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ cũng như đưa các giống mới cho năng suất cao vào sản xuất Vì vậy ngành sản xuất nông nghiệp đã đạt được những mục tiêu đề ra trong đề án sản xuất từ vụ đông xuân đến vụ Hè Thu đem lại năng suất và sản lượng cây trồng khá cao Tổng sản lượng lúa năm 2009 là
1050 tấn, lạc đông xuân là 144 tấn, ngô Đông Xuân đạt 48 tấn, đậu hè thu đạt 45 tấn Nhờ việc chấp hành pháp lệnh thú y, nhân dân có ý thức cao trong công tác chăn nuôi
và phòng bệnh nên đàn gia súc, gia cầm phát triển về cả số lượng và chất lượng Tổng đàn trâu, bò, bê, nghé là 750 con, đàn lợn là 400 con, đàn gia cầm là 15000 con Ngoài
ra, Đức Vĩnh còn tận dụng diện tích mặt nước để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt ở các ao hồ cho sản lượng 5tấn Bình quân lương thực đầu người là 730kg/người/năm
Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 10,5 triệu đồng/người/năm
Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực giáo dục, y tế cũng có những thành tựu lớn, các trường học và trạm y tế trên địa bàn xã đều đạt chuẩn quốc gia Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập ở hai trường tiểu học và mầm non được tăng cường, công tác khuyến học đã được xã hội hoá Về y tế, trong năm 2009 đã tổ chức khám và điều trị cho hàng trăm lượt người, phối hợp với người cao tuổi khám miễn phí cho các cụ Tổ chức tốt các đợt tiêm phòng đạt 100% cho các em trong độ tuổi và bà mẹ mang thai đạt kết quả cao, tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền kịp thời ngăn chặn dịch sốt xuất huyết Tuy nhiên, bên cạnh những thành qua mà Đảng bộ và nhân dân Đức Vĩnh đạt được thì xã còn gặp nhiều khó khăn Vấn đề cấp thiết và quan trọng nhất là diện tích đất bị mất hàng năm do sạt lở ven bờ sông ảnh hưởng lớn đến đời sống và thu nhập của người dân Ngoài ra, vào mùa khô thường xảy ra hạn hán, can kiệt dòng sông thiếu nước phục vụ người dân tưới tiêu cây trồng Mùa mưa lũ thì địa bàn xã luôn trong tình trạng ngập nước, kênh mương nội đồng vẫn chưa hoàn thiện
Trang 222.2.3 Tổng quan về sông Lam, sông La
a) Sông Lam
Sông Lam có tên gọi khác là Ngàn Cả hay Sông Cả, là một trong 2 con sông
lớn nhất ở Bắc Trung Bộ Việt Nam
Sông bắt nguồn từ vùng Nậm Căn, Lào qua Nghệ An vào Hà Tĩnh Thượng nguồn Sông Lam là hợp lưu của sông Ngàn Sâu( Hương Khê) và sông Ngàn Phố ( Hương Sơn) đổ về xuôi gặp nhau ở Tam Soa ( Tây Bắc Đức Thọ), từ đây chảy ra bể có hai đoạn Đoạn chảy qua huyện Đức Thọ gọi là Sông La( La giang), đoạn qua huyện Nghi Xuân (cũ) (bao gồm một phần đất Đức Thọ và cả một phần đất Hưng Nguyên thuộc Nghệ An bây giờ) cũng gọi là Sông Lam
Tổng cộng chiều dài của sông khoảng 513 km, phần chảy ở Việt Nam khoảng
361 km Diện tích lưu vực 27.200 km², phần ở Việt Nam 17.730 km², cao trung bình
294 m, độ dốc trung bình 18,3%; mật độ sông suối 0,60 km/km² Từ biên giới đến Cửa Rào, lòng sông dốc, có hơn 100 thác Từ Cửa Rào trở về xuôi, tàu nhỏ có thể đi lại vào mùa nước Tổng lượng nước 21,90 km³ tương ứng với lưu lượng trung bình năm 688 m³/s và môđun dòng chảy năm 25,3 l/s.km² Lưu lượng trung bình năm tại Cửa Rào
236 m³/s, tại Dừa 430 m³/s Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11, chiếm khoảng 74-80%
tổng lượng nước cả năm
b) Sông La
Sông La được tạo thành từ hai nhánh sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố gặp nhau ở bến Tam Xoa, rồi nhập vào sông Lam chảy ra cửa Hội Chảy được chừng 500m, sông bắt đầu rẻ nước để ôm trọn lấy bãi đảo Ngưu Chữ ( bãi Soi) rồi lượn vòng cung theo hướng Đông Nam, luồn qua cầu Chợ Thượng, lại uống dòng lên hướng Bắc, nhẹ nhàng hòa vào sông Lam ở ngã ba Núi Thành ( ngã ba phủ), trước Lam Thành để đổ
về Cửa Hội, ra với Biển Đông
Tại đoạn cong thuộc đất xã Bùi Xá, sông La phân ra một nhánh gọi là sông Đò Hào chảy quanh co theo hướng Đông qua các xã Đức Nhân, Yên Hồ, Đức Quang, Đức Vĩnh rồi đổ ra sông Cả ở Phú Thạch, trên sông có cầu Đò Hào Sông La còn là con sông ngắn nhưng nước trong xanh nhất, phong cảnh đẹp nhất ở xứ Nghệ Sông La đã
Trang 23đi vào lịch sử quê hương và dân tộc, là nguồn cảm hứng cho các thế hệ văn nhân tài tử Sông chỉ dài khoảng 15km nhưng hàng năm có đến 6.000 triệu m3 khối nước đổ qua đây cùng với 100 vạn tấn phù sa, tạo nên một châu thổ phì nhiều nhất nhì xứ Nghệ, quanh năm một màu xanh bát ngát đôi bờ Ngay sát ngã ba sông về phía Nam có một bãi nổi, trên có một tảng đá lớn, bằng phẳng, tao nhân mặc khách thường tới đây ngắm cảnh ngâm vịnh, nên gọi là" Thạch Bàn" hay "thi đàn”
Trang 24CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Phát triển bền vững
Có thể nói rằng mọi vần đề môi trường đều bắt nguồn từ sự phát triển, nhưng con người không thể nào chấp nhận việc hạn chế sự phát triển của mình Con đường duy nhất để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường là chấp nhận phát triển nhưng không có những tác động tiêu cực đến môi trường
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững lần đầu tiên được ghi nhận trong bản kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững, do hội đồng bộ trưởng ban hành ngày 12/06/1991
Phát triển bền vững được định nghĩa là sự gia tăng của cải cho xã hội dựa trên
cơ sở sử dụng, khai thác các nguồn lực có giới hạn phục vụ cho cuộc sống, nhu cầu hiện tại của con người nhưng không ảnh hưởng đến việc thoả mãn nhu cầu của các thế
hệ tương lai
Phát triển bền vững là loại hình phát triển có tình vững chắc và lâu bền Phát triển bền vững là lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng môi trường Để đạt được phát triển bền vững cần kết hợp hài hoà
ba mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường
Kinh tế
Phát triển bền vững
Trang 25Về kinh tế
Phải đảm bảo các vấn đề sau:
- Tăng lợi nhuận (đối với cá nhân)
- Tăng GDP (đối với quốc gia)
- Các hoạt động sản xuất phải hướng đến việc sử dụng công nghệ sạch,
thân thiện với môi trường, gia tăng sản phẩm đầu ra kết hợp với tiết kiệm đầu vào
Về xã hội
Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì vấn đề liên quan đến xã hội cũng cần được quan tâm, cụ thể:
- Tăng phúc lợi xã hội
- Nâng cao dân trí, sức khoẻ cộng đồng
- Đảm bảo ổn định về việc làm, thu nhập
- Xoá bỏ cách biệt thành thị và nông thôn cũng như giảm khoản cách giàu
và nghèo
Về môi trường
Vấn đề môi trường lại cần phải được qua tâm nhiều hơn vì để đáp ứng cho phát triển kinh tế thì việc môi trường bị ảnh hưởng là không tránh khỏi Việc cần làm là hạn chế những tác động không tốt song song với việc nghiên cứu những giải pháp phát triển ít ảnh hưởng hơn
- Bảo vệ nguồn tài nguyên, chống suy thoái
- Sử dụng kết hợp với tái tạo
Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, chương trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người
- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của các hệ sinh thái trên trái đất
- Quản lý và sử dụng hợp lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được
- Tôn trọng khả năng chịu đựng được của trái đất
- Thay đổi những tập tục và thói quen có tác động xấu đến môi trường
Trang 26- Để các cộng đồng tự quản lý môi trường sống của chính mình
- Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển
và bảo vệ
- Xây dựng khối liên minh toàn cầu
3.1.2 Hoạt động xâm thực- bồi tụ của dòng chảy thường xuyên
Nhìn chung các dòng chảy thường xuyên (điển hình là sông) có 3 phần: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu Phần thượng lưu chủ yếu là hoạt động xâm thực sâu, phần trung lưu xâm thực sâu và vận chuyển vật liệu, phần hạ lưu xâm thực ngang và tích tụ vật liệu
Xâm thực sâu khi tốc độ dòng chảy nước lớn và đáy sông còn cao hơn mực nước xâm thực cơ sở khá nhiều Khi đáy sông đạt tới trắc diện cân bằng thì hoạt động xâm thực sâu chấm dứt
Xâm thực ngang xảy ra khi dòng sông đã đạt trắc diện cân bằng, sông xói mòn
bờ để mở rộng lòng và uốn khúc dưới ảnh hưởng của sự tự quay của trái đất Xâm thực ngang gây xói lở bờ sông, đó là một quá trình tai biến địa chất, gây mất đất canh tác, sụp lở nhà cửa, đường xá Xâm thực ngang làm cho sông uốn khúc ngày càng mạnh theo quy luật hai bờ sông đối diện sẽ có một bên lở và một bên bồi Vào mùa lũ khi tốc
độ nước sông tăng lên đột ngột và lưu lượng nước sông tăng lên đột ngột, sông sẽ đào thông đoạn bờ lở nằm gần nhau để tạo thành dòng chảy thẳng hơn, nhanh hơn Đoạn sông uốn cong sẽ nhanh chóng bị bồi đắp hai đầu, sau đó tách hẳn dòng chính bị cô lập trở thành một loại hồ cong có tên là hồ sừng trâu hoặc hồ móng ngựa
Hoạt động bồi tụ của dòng sông có thể xảy ra trong mùa lũ hoặc mùa cạn Bồi
tụ xảy ra nơi nào động năng dòng nước giảm so với tốc độ chảy chung ở vùng chung quanh Những nơi có thể được bồi là: nơi dòng sông sâu xuống đột ngột, rộng ra đột ngột, sau một vật cản (tảng đá to, một con thuyền đắm…), ở đoạn uốn cong lồi về phía
bờ sông (bờ bồi) Bồi tích (Aluvi) mùa lũ thô hơn mùa khô Tất cả các vị trí bồi tụ cao hơn trắc diện cân bằng của dòng sông đều là bãi bồi tạm thời, bồi tích trên bãi bồi tạm thời trước sau cũng bị dòng chảy mang đi chổ khác
Trang 27Hoạt động bồi - xói của sông tuỳ thuộc vào mực xâm thực cơ sở và chế độ khí hậu Phối hợp cả hai sẽ tạo ra một thế hệ trắc diện cân bằng Khi mực xâm thực cơ sở (là chủ yếu) và chế độ khí hậu có thay đổi, một thế hệ trắc diện cân bằng mới được thiết kế, có thể sẽ cao hơn hoặc thấp hơn trắc diện cũ Trong trường hợp thứ nhất, trắc diện cũ bị chôn vùi dưới trầm tích trẻ
3.1.3 Một số khái niệm
a) Lưu vực sông
Có thể hiểu đơn giản, lưu vực sông là vùng lãnh thổ mà tất cả mưa rơi trên đó hình thành dòng chảy (chảy mặt và chảy ngầm) và tiêu thoát về cùng một dòng Lưu vực là nguồn nuôi dưỡng của các con sông Mọi hoạt động trong lưu vực đều ảnh hưởng đến dòng sông Vùng tập trung nước của sông, suối được giới hạn bởi các đường chia nước Lưu vực khép kín là lưu vực có đường chia nước mặt và đường chia nước ngầm trùng nhau (Đặng Thanh Hà, 2009)
b) Cây tre Gai
Là loại cây tre có nhiều đốt với thân rất cứng, khỏe và có nhiều gai, được sử dụng nhiều trong xây dựng, làm đồ đạc trong nhà, đan phên, rổ, rá,… Tre gai có khả năng kiểm soát và chống xói mòn tốt cũng như có khả năng cải thiện độ màu mỡ của đất (La Nguyen, 2004)
c) Cây tre Bát Độ
Tre Bát Độ là giống cây được nhập từ Trung Quốc đưa về Việt Nam Có tên khoa học là Dendrocalamuls latiflorus Tre Bát Độ có thân cây tương đối to, bản lá rộng, mầu xanh đẹp có thể khai thác lá để xuất khẩu Năng suất măng đạt 30-50 tấn/ha/năm, cây sinh trưởng nhanh ra măng khoẻ Không những có giá trị kinh tế khi thu hoạch măng trồng tre với hệ thống thân ngầm đan chen nhau dày đặc và lan rộng trong đất sẽ có tác dụng hạn chế dòng chảy, chống xói mòn đất trong mùa mưa, chắn
Trang 28sau này người ta sử dụng rộng rãi tên gọi keo lá tràm Keo lá tràm được phân bố tự nhiên ở vùng Indonesia và Papua New Guinea Hiện tại được trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia ở vùng nhiệt đới
Cây keo lá tràm là loài cây mọc nhanh, chịu được úng lụt, cây có đường kính từ nhỏ đến lớn thường mọc thành cụm, có khả năng tái sinh chồi Gỗ tràm dùng làm trang trí nội thất, đóng thuyền, làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt và sử dụng chiết xuất
dầu và nuôi đàn ong mật
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí
Khóa luận sử dụng phương pháp phân tích lợi ích- chi phí nhằm đánh giá giá trị kinh tế của hai phuơng án ‘Trồng cây tre gai và cây keo lá tràm chống sạt lở tại các điểm có nguy cơ sạt lở cao” và “Trồng cây tre bát độ và cây keo lá tràm chống sạt lở trên toàn xã” Qua đó lựa chọn phương án tốt hơn nâng cao đời sống người dân địa phương, cải thiện công bằng xã hội, cải thiện chất lượng môi trường và góp phần giúp các cơ quan hữu quan đưa ra quyết định
a) Khái Niệm
Phân tích lợi ích– chí phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương
đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị
kinh tế tạo ra cho toàn xã hội(Trần Võ Hùng Sơn, 2003)
b) Các bước thực hiện
• Nhận dạng vấn đề và xác định các phương án giải quyết
Các phương pháp giải quyết vấn đề, phân tích lợi ích – chi phí có thể cung cấp thông tin giúp lựa chọn để cải thiện tình trạng hiện tại Bước đầu tiên là nhận dạng vấn
đề, đó là nhận dạng khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn Sau
đó các dự án, chính sách hoặc trương trình khác nhau được xác định để làm thu hẹp khoảng cách này và thu hẹp vấn đề
Trang 29♦ Nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội ròng của mỗi phương án
Bước thứ hai là nhận dạng bản chất của lợi ích và chi phí xã hội thực của mỗi phương án Bước tiếp theo của việc đánh giá các lợi ích và chi phí này sẽ được đơn giản hóa bằng việc nhận dạng một cách cẩn thận về các kết quả xã hội thực là gì Lợi ích và chi phí xã hội thực thường khác với lợi ích và chi phí tài chính Trên phạm vi xã hội nguyên tắc chung là tính tất cả các lợi ích và chi phí bất kể ai là người nhận hoặc trả chúng Hơn nữa, tất cả các lợi ích và chi phí phải được tính, do đó ta phải nhận dạng những ảnh hưởng về môi trường và những ảnh hưởng khác cũng như doanh thu và chi phí bằng tiền đối với khu vực tư nhân
Trong khóa luận này nhận dạng lợi ích và chi phí xã hội ròng của mỗi phương
án được thể hiện trong bảng 3.1
Bảng 3.1 Nhận Dạng Lợi ích và Chi Phí của Phương Án
Hấp thụ CO2 Tăng giá trị đất
Cây giống, trồng cây
Chăm sóc hàng năm
Thu hoạch Trồng lại thay thế hàng năm
Nguồn: Thu thập và tổng hợp
♦ Đánh giá lợi ích và chi phí mỗi phương án
Ở bước thứ ba này ta cố gắng tìm ra giá trị kinh tế cho lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án Một số lợi ích và chi chí xã hội có thể đã có các giá trị kinh tế thực, một số có thể có giá trị tài chính, vốn không phải là giá trị kinh tế thực và một số khác có thể không có giá trị bằng tiền nào cả
Trang 30Các kỹ thuật định giá được sử dụng để định giá các giá trị kinh tế về lợi ích và chi phí xã hội ròng của mỗi phương án
♦ Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm
Giá trị của lợi ích và chi phí hàng năm của mỗi phương án được lập thành bảng theo các năm phát sinh, và lợi ích ròng mỗi năm được tính
Bảng 3.2 Lợi Ích và Chi Phí Theo Năm Phát Sinh
Năm Tổng lợi ích Tổng chi phí Lợi ích ròng hàng năm
Nguồn: Tài liệu “Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí”
♦ Tính toán lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án :
Để tinh toán tổng lợi ích ròng, ta không thể dơn giản cộng các lợi ích ròng hàng năm bởi vì người ta thường dặt tầm quan trọng khác nhau vào lợi ích nhận được ở mỗi thời gian khác nhau Để thấy dược sự khác nhau này, tổng lợi ích xã hội được tính theo hai giai đoạn
Ở giai doạn thứ nhất, lợi ích ròng hàng năm của dự án được quy đổi thành lợi ích ròng tương đương ở mỗi thời điểm chung bằng phương pháp lấy trọng số
Ở giai đoạn thứ hai, hiện giá của lợi ích ròng hàng năm được cộng lại và cho ta con số tổng cộng cho toàn bộ kết quả
♦ So sánh các phương án theo lợi ích xã hội ròng :
Chúng ta xếp hạng các phương án theo lợi ích xã hội ròng Phương án có lợi ích
xã hội ròng cao nhất được xếp hạng thứ thất, phương án có lợi ích xã hội ròng thấp nhất được xếp hạng cuối cùng và là phương án ít được mong muốn nhất
♦ Kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu
Rất hiếm khi tất cả các dữ liệu được ước tính đầy đủ và thậm chí hiếm khi chung được tính toán một cách chính xác Vì vậy, đòi hỏi phải có những giả định về
Trang 31dữ liệu và người phân tích phải kiểm định ảnh hưởng của những thay đổi trong giả định đối với thứ tự xếp hạng và sự so sánh giữa các phương án
♦ Đưa ra kiến nghị cuối cùng
Ở bước cuối cùng này, người phân tích chỉ ra một phương án cụ thể nào đó có đáng mong muốn hay không, phương án nào hay là một số phương án nào là đáng mong muốn nhất
c) Các tiêu chí lựa chọn dự án trong phân tích lợi ích – chi phí
Để đánh giá các phương án đề tài áp dụng các tiêu chí hiện giá ròng( NPV); tỉ
số lợi ích- chi phí( BCR) hay tỉ suất sinh lợi(IRR) Phương án nào có NPV cao là phương án đáng được lựa chọn Ngoài ra BCR cho thấy mức thu lợi khi bỏ ra 1 đơn vị chi phí Dựa vào các tiêu chí này khóa luận lựa chọn ra phương án tối ưu nên thực hiện
♦ Hiện giá ròng – ( Net present value – NPV)
Khái niệm về hiện giá ròng:
Hiện giá ròng (NPV) là khoản chênh lệch giữa hiện giá của lợi ích và hiện giá của chi phí (Trần võ hùng sơn, 2003)
Hiện giá ròng được tính như công thức sau:
Trang 320 ( 1 )^ (4) Các dự án có hiện gía ròng dương tức là có lợi ích ròng là dáng mong muốn nế
có nhiều dự án có hiện giá ròng dương thì dừ án có hiệ giá ròng cao nhất là đáng mong muốn nhất
♦ Tỷ số lợi ích - chi phí (Benefit – Cost Ratio – BCR)
Khái niệm về tỷ số lợi ích - chi phí (BCR)
Tỷ số lợi ích chi phí (BCR) là tỷ số hiện giá của các lợi ích so với hiện giá của các chi phí.(Trần Võ Hùng Sơn, 2003)
Tỷ số lợi ích – chi phí được tính theo công thức:
T t
t r Ct
t r Bt
0
0
)^
1 (
)^
1 (
(6)
Tỷ số này lớn hơn 1 khi lợi ích đã chiết khấu lớn hơn chi phí đã chiết khấu, do
đó, tất cả các phương án nào có tỷ số lớn hơn 1 là có lợi và đáng mong muốn Theo tiêu chí này, dự án nào có tỷ số BCR cao nhất là đáng mong muốn nhất
♦ Tỷ suất sinh lợi nội tại ( Internal Return Rate – IRR)
Khái niệm về tỷ suất sinh lợi nội tại – IRR
Tỷ suất sinh lợi nội tai (IRR) là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá của lợi ich bằng với hiện giá chi phí Đó chính là suất chiết khấu làm cho NBV bằng không.(Trần
Trang 33Có thể tính IRR bằng phần mềm máy tính thích hợp (ví dụ Excel) hoặc tính
bằng phương pháp “thử và sai” Các phương án có IRR lớn hơn suất chiết khấu xã hội
thì có lợi và đáng lựa chọn.trong số các phương án mong muốn này, phương án nào có
IRR cao nhất thì được là đáng mong muốn nhất
3.2.2 Các kỹ thuật định giá được sử dụng để định giá các giá trị kinh tế về lợi ích
và chi phí của mỗi phương án
Có nhiều kỹ thuật để định giá các gá trị kinh tế khác nhau nhưng kỹ thuật được
sử dụng ở đây chủ yếu dựa vào:
- Những loại giá trị phương án đem lại phổ biến, quan trọng và có thể phân tích được
- Những thông tin về giá trị có sẵn và có khả năng thu thập
Bảng 3.3 Các Kỹ Thuật Định Giá Sử Dụng để Định Giá các Giá Trị Lợi Ích Kinh
Tế của Phương Án
Gỗ, củi, măng( tươi và khô)
Giá thị trường Chi phí thay thế Chi phí thiệt hại Giá thị trường
Chi phí thiệt hại Phương pháp chuyển giao lợi ích, giá thị trường
Nguồn: Tài liệu “Định giá môi trường”
Trang 34Lợi ích kinh tế của các phương án bao gồm cả lợi ích có giá trên thị trường và không có giá trên thị trường Do đó các kĩ thuật định giá giúp chúng ta xác định các giá trị kinh tế của các lợi ích không có giá như chống bồi lắng sông hay hấp thụ
CO2;…Điều này góp phần đánh giá các lợi ích mà dự án mang lại cũng như ảnh hưởng tới lợi ích ròng xã hội và có tầm quan trọng trong việc quyết định lựa chọn phương án thực hiện
Các chi phí của phương án có giá trên thị trường vì vậy khóa luận đã điều chỉnh giá thị trường để tìm ra giá ẩn nhằm phản ánh được giá cả xã hội thực của phương án
Bảng 3.4 Các Kỹ Thuật Định Giá Sử Dụng để Định Giá các Giá Trị Chi Phí Kinh
a) Phương pháp giá thị trường
Là phương pháp sử dụng giá cả phổ biến hiện hành của các lợi hàng hóa dịch vụ được mua bán trên các thị trường để ước tính các giá trị gỗ, củi, vật liệu xây dựng, giá đất, sản phẩm nông nghiệp, cây giống, chi phí trồng, thu hoạch và chăm sóc, trồng lại thay thế hàng năm (Phan Thị Giác Tâm,2009)
- Gỗ, củi, măng( tươi và khô): trồng cây đem lại những sản phẩm trực tiếp như
gỗ, củi Gỗ có thể thích hợp với nhiều công dụng như cột, xẻ ván, đóng các đồ dùng thông dụng Nguồn cung cấp củi cũng rất quan trọng đối với người dân tại đây bởi đa
số người dân sống tại địa phương sử dụng bếp củi Măng khô và tươi là nguồn cung cấp thực phẩm và có giá trị trên thị trường Hầu hết gỗ, củi và măng đều có thị trường tiêu thụ nên dựa vào thị trường tổng giá trị của gỗ, củi và măng khai thác được ước tính theo công thức sau :
Trang 35Vgỗ, củi, măng = Qgỗ, củi, măng * Pgỗ, củi, măng (1) Trong đó:
+ Vgỗ, củi, măng : Tổng giá trị gỗ, củi, măng (VNĐ/năm)
+ Qgỗ, củi, măng : Sản lượng khai thác gỗ, củi, măng (m3 gỗ/năm; tấn măng/ năm)
năm)
- Vật liệu xây dựng: ngoài gỗ, cây tre cũng được sử dụng trong các công trình xây dựng nhà Giá trị vật liệu xây dựng thu hoạch được tính như công thức (1)
- Chống mất đất: Hàng năm do sạt lỡ thì diện tích đất bị mất đi sẽ được thống kê
và đều có giá trên thị trường Do đó giá trị của diện tích đất mất đi được ước tính theo công thức sau:
Trong đó:
+ Vđất : Tổng giá trị đất mất (VNĐ/năm)
+ Sđất : Diện tích đất mất đi do sạt lở (ha/năm)
+ Pđất : Đơn giá thị trường đất (VNĐ/ha/năm)
- Chống thiệt hại nông nghiệp: Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp bị mất đi gây tổn thất cho người dân tại đây Vì vậy giá trị lợi ích của phương án là tổng giá trị tránh được thiệt hại này và được ước tính theo công thức sau:
VNN = Sđất * Qcây trồng * Pnông sản (3) Trong đó:
+ VNN : Tổng giá trị tránh thiệt hại nông nghiệp (VNĐ/năm)
+ Sđất : Diện tích đất mất đi do sạt lở (ha/năm)
+ Pnông sản : Giá loại nông sản được trồng trên diện tích đất mất (VNĐ/tấn)
Trang 36- Cây giống, trồng:
CPgiống = SLC * Pcây
Trong đó: CPgiống : Chi phí giống cây (VNĐ)
SLC : Số lượng cây được trồng (cây)
Pcây : Giá loại cây trồng (VNĐ/ cây)
Chi phí trồng cây được tính tương tự
- Chăm sóc hàng năm
- Thu hoạch
- Trồng lại thay thế hàng năm
- Chi phí đền bù đất trồng cây
b) Phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp chi phí thay thế dùng để ước tính chi phí để phục hồi lòng sông do tình trạng bồi lắng sông xảy ra Để ước tính ta sử dụng chi phí nạo vét lòng sông để ước lượng giá trị của việc tránh bồi lắng lòng sông
c) Phương pháp chi phí thiệt hai
Phương pháp chi phí thiệt hại được dùng để ước tính chi phí do sự giảm sút chất lượng môi trường gây nên bằng cách đánh giá thông qua các chi phí mà người thiệt hại phải bỏ ra
Việc trồng cây rất có lợi trong mùa bão, cây sẽ giúp cản bớt sức gió tránh thiệt hại tới nhà của người dân Ngoài ra chức năng giữ nước của cây rất quan trọng do đó chi phí sử dụng để lấy nước của người dân khi không có phương án sẽ được xem là lợi ích từ việc giữ nước mà phương án đem lại
d) Phương pháp chuyển giao lợi ích
Là phương pháp mượn các giá trị môi trường đã được ước tính để áp dụng vào phương án đang nghiên cứu Dựa vào giá trị đã dược ước tính của các nghiên cứu về hấp thu nồng độ CO2 ta sẽ ước tính được nồng độ CO2 mà cây sẽ hấp thụ hàng năm