Thông qua việc thu thập các số liệu về xây dựng, ý kiến của người dân về tình hình sạt lở, sử dụng kỹ thuật phân tích lợi ích – chi phí của các dự án và tổng hợp, phân tích các số liệu t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ DỰ ÁN CHỐNG SẠT LỞ TẠI CÙ LAO RÙA -
TỈNH BÌNH DƯƠNG
NGUYỄN THỊ NGUYỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ DỰ ÁN CHỐNG SẠT LỞ TẠI CÙ LAO RÙA – TỈNH BÌNH DƯƠNG” do
Nguyễn Thị Nguyệt, sinh viên khóa 32, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
TS ĐẶNG MINH PHƯƠNG Người hướng dẫn
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ người đã sinh thành và nuôi nấng dạy dỗ con đến ngày hôm nay Xin cảm ơn những người thân đã luôn động viên tôi trong suốt thời gian qua
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học tại trường
Xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc Thầy Đặng Minh Phương, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc UBND xã Thạnh Hội, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Uyên, Ban dự án – Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương…… đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết giúp tôi hoàn thành luận văn
Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường
Xin chân thành cảm ơn!
TPHCM, ngày tháng năm 2010
Sinh viên
NGUYỄN THỊ NGUYỆT
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ NGUYỆT Tháng 07 năm 2010 “Phân Tích Lợi Ích – Chi Phí
Dự Án Chống Sạt Lở Tại Cù Lao Rùa – Tỉnh Bình Dương”
NGUYEN THI NGUYET July 2010 “Cost - Benefit Analysis For The Avoiding Bank Erosion Project At Rua Island – Binh Duong Province”
Cù lao Rùa hay cù lao Thạnh Hội là một xã thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương được bao quanh bởi sông Đồng chịu ảnh hưởng từ thiên nhiên, từ việc khai thác cát lậu, khai thác cát trái phép mà nơi đây hàng năm lại cứ mất đi hàng nghìn m2đất, sạt lở nghiêm trọng
Đề tài đưa ra các dự án chống sạt lở bao gồm: Phương án nền – tức là không làm gì cả, phương án xây dựng kè đá quanh Cùa lao Rùa để chống sạt lở, phương án xây dựng kè đá kết hợp đượng nhựa có lộ giới 12m và hành lang bảo vệ 2m mỗi bên quanh cù lao
Thông qua việc thu thập các số liệu về xây dựng, ý kiến của người dân về tình hình sạt lở, sử dụng kỹ thuật phân tích lợi ích – chi phí của các dự án và tổng hợp, phân tích các số liệu thu được để tính toán lợi ích ròng của các dự án Sau khi phân tích thì phương án xây dựng đê bao kết hợp xây dựng đường nhựa với lợi ích ròng là hơn 2,8 nghìn tỷ đồng do đó phương án này rất đáng được thực hiện Dự án này mang lại nhiều lợi ích như: tránh mất đất, mất đi di tích văn hóa lịch sử Cù lao Rùa do sạt lở, tránh những thiệt hại do ngập úng vào muà mưa hàng năm, làm tăng giá trị đất ở cù lao
Trang 51.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng nghiên cứu 3
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
2.2.1 Một vài đặc điểm về hình thái cơ bản 6
2.3.3 Đôi nét về di tích lịch sử Cù lao Rùa 13
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Cơ sở lýluận 16 3.1.1 Một số khái niệm về môi trường 16
3.1.2 Mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội 17
3.2 Phương pháp nghiên cứu 18
3.2.1 Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí 18
3.2.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM 21
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 23
3.2.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 24
Trang 6CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Tình trạng, nguyên nhân và tiến trình sạt lở 26
4.4 Phân tích lợi ích – chi phí dự án chống sạt lở 34
4.4.1 Nhận dạng lợi ích và chi phí các phương án 34
4.4.2 Đánh giá lợi ích – chi phí các dự án 37
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1 Kết luận 52 5.2 Kiến nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 3.1 Lợi Ích và Chi Phí Theo Năm Phát Sinh 19
Bảng 4.1 Ý Kiến của Người Dân Cù Lao Rùa về Tình Hình Sạt Lở 26
Bảng 4.2 Trữ Lượng Cát Được Xét Duyệt (Tính Đến 7/1995) 29
Bảng 4.3 Khối Lượng Khai Thác Cát ở Khu Vực Cù Lao Rùa trong
Bảng 4.4 Mức Độ Sạt Lở Qua Các Năm 33
Bảng 4.5 Bảng Giá Đất Thổ Cư Huyện Tân Uyên Năm 2010 38
Bảng 4.6 Định Mức Chi Phí Quản Lý Dự Án và Chi Phí Lập Dự Án
Đầu Tư của Công Trình Thủy Lợi 38
Bảng 4.7 Định Mức Chi Phí Thiết Kế Kỹ Thuật của Công Trình
Bảng 4.8 Định Mức Chi Phí Thẩm Tra Dự Toán và Giám Sát Thi
Công Xây Dựng của Công Trình Thủy Lợi 40
Bảng 4.9 Bảng Tổng Chi Phí Đường Nhựa 41
Bảng 4.10 Giá Trị Trung Bình của Các Biến ở Mô Hình WTP1 43
Bảng 4.11 Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình WTP ở Cù Lao Rùa 43
Bảng 4.12 Giá Trị Trung Bình của Các Biến ở Mô Hình WTP2 44
Bảng 4.13 Các Thông Số Ước Lượng Của Mô Hình WTP ở xã
Bảng 4.14 Bảng Tổng Lợi Ích của Phương Án B 45
Bảng 4.15 Định Mức Chi Phí Quản Lý Dự Án và Chi Phí Lập Dự Án
Bảng 4.16 Định Mức Chi Phí Thiết Kế Kỹ Thuật của Giao Thông Cấp III 47
Bảng 4.17 Định Mức Chi Phí Thẩm Tra Dự Toán và Giám Sát Thi Công
Bảng 4.18 Bảng Tổng Chi Phí Đường Nhựa 48
Trang 9Bảng 4.19 Bảng Tổng Hợp Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Dự Án 51
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Sơ Đồ Xói Lở Bờ Sông Vùng Cù Lao Bạch Đằng – Rùa – Phố 30
Hình 4.2 Hình Ảnh Mô Tả Công Trình Đường Nhựa của Phương Án C 33
Hình 4.3 Đồ Thị Thể Hiện Mức Độ Sạt Lở ở Cù Lao Rùa 34
Trang 10DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng Chiết Khấu Lợi Ích và Chi Phí của Phương Án B
Phụ lục 2 Bảng Chiết Khấu Chi Phí Xây Dựng Đường Nhựa của Phương Án C
Phụ lục 3 Kết Xuất Mô Hình WTP ở Cù Lao Rùa
Phụ luc 4 Bảng Kết Xuất Mô Hình Mức Sẵn Lòng Trả của Người Dân ở 2 Xã Thái Hòa, Thạnh Phước
Phụ lục 5 Bảng Câu Hỏi Khảo Sát Cá Nhân về Tình Hình Sạt Lở và Mức Sẵn Lòng Trả Để Bảo Tồn Cù Lao Rùa
Phụ lục 6 Bảng Quy Định Giá Đất Huyện Tân Uyên Năm 2010
Trang 11CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Hệ thống sông Đồng Nai-Sài Gòn nằm ở một vị trí chiến lược, chảy qua các tỉnh miền Đông Nam bộ nên có một ý nghĩa rất quan trọng đối với một vùng kinh tế năng động nhất đất nước với dân số khoảng 13 triệu người, trong đó có khu vực kinh
tế trọng điểm ở phía Nam có GDP chiếm hơn 30% của cả nước và mức độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 12% (Hoàng văn Huân, 2004)
Hệ thống sông Đồng Nai-Sài Gòn là tuyến giao thông thuỷ quan trọng vào bậc nhất nước ta với một hệ thống cảng rất hiện đại ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa nối liền với mọi miền của đất nước và rất nhiều nước trên thế giới; tuyến thoát lũ, truyền triều, xâm nhập mặn chủ yếu của miền Đông Nam Bộ; nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ;nguồn cung cấp thủy sản rất phong phú và đa dạng Lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai là nơi có diện tích trồng cao su lớn nhất nước ta Ngoài ra còn có các trung tâm công nghiệp và khu nghỉ mát
Việc điều tiết nước ở thượng nguồn để đưa vào khai thác và sử dụng nguồn nước trên hệ thống sông Đồng Nai-Sài Gòn đang được mở rộng với qui mô ngày càng lớn với sự tham gia của hầu hết các ngành, các địa phương thuộc các tỉnh miền Đông Nam bộ Do chưa được qui hoạch và tổ chức chặt chẽ nên việc lấn chiếm bờ sông, khai thác cát lòng sông đang hàng ngày diễn ra rất mạnh mẽ đã làm tác động rất lớn đến chế độ thủy lực và thủy văn hạ du sông Sài Gòn - Đồng Nai Đây là những thách thức rất lớn đối với dòng nước và lòng sông, từ chỗ chế độ dòng chảy tự nhiên sang chế độ do sự tác động của con người Trong những năm gần đây, tình hình sạt lở bờ hạ
Trang 12hại rất lớn tài sản của Nhà nước và của nhân dân và đặc biệt là làm thiệt mạng nhiều người dân sống dọc hai bên bờ
Được bao bọc bởi 12 km đường sông Đồng Nai, Cù lao Rùa cũng là nơi chịu ảnh hưởng không nhỏ do hiện tượng sạt lở sông Đồng Nai Tình trạng xói lở trầm trọng ở đây đe dọa cuộc sống của những người dân sinh sống ở ven cù lao Hàng trăm ngàn mét vuông đất cù lao đã bị cuốn trôi, sạt lở; đầu năm 2004 tuyến đường giao thông gần mép sông chỉ trong một năm đã bị sạt lở và biến mất; người dân phải làm con đường khác ngay bên cạnh nhưng đến tháng 5-2004 vừa qua con đường mới làm cũng bị biến mất chỉ còn lại con đường mòn, và ngay phía dưới con đường mòn này lại
có một hàm ếch khoét sâu vào trong, dấu hiệu một vụ sạt lở sắp diễn ra; chỉ trong hai năm 2003 - 2004, phân đất liền cù lao Rùa giáp với mé sông đều bị sạt lở ăn sâu vào ít nhất 30m
Trước tình trạng sạt lở như vậy ở Cù lao Rùa thì cần có những công trình bảo
vệ ven bờ cù lao Nhưng để có một cái nhìn tổng quan và quyết định đúng đắn về việc xây dựng đê bao chống sạt lở tại khu vực Cù lao Rùa thì cần có những phân tích về lợi
ích – chi phí của dự án này Do đó, đề tài “ Phân Tích Lợi Ích - Chi Phí Dự Án Chống Sạt Lở Tại Cù Lao Rùa – Tỉnh Bình Dương” được thực hiện
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung
Phân tích lợi ích - chi phí của việc xây dụng đê bao chống sạt lở ở Cù lao Rùa – Tỉnh Bình Dương
b) Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiện trạng và nguyên nhân sạt lở Cù lao Rùa
- Phân tích lợi ích chi phí các phương án bảo vệ Cù lao Rùa
Trang 13b) Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại Cù lao Rùa (xã Thạnh Hội – huyện Tân Uyên – tỉnh Bình Dương)
c) Phạm vi của nội dung thực hiện
Đề tài nghiên cứu các nội dung chính là phân tích thực trạng và nguyên nhân gây sạt lở, các giải pháp chống sạt lở, phân tích lợi ích - chi phí các dự án chống sạt
lở, lựa chọn phương án
1.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài “Phân Tích Lợi Ích - Chi Phí Dự Án Chống Sạt ở Cù Lao Rùa – Tỉnh Bình Dương” bao gồm các nội dung chính sau:
- Thực trạng và nguyên nhân gây sạt lở tại Cùa lao Rùa
- Phân tích lợi ích chi phí các phương án bảo vệ bờ sông
1.5 Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm năm chương như sau:
Chương 1: Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của đề tài
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về địa điểm nghiên cứu bao gồm điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội ở Cù lao Rùa; tổng quan về sông Đồng Nai; tổng quan về tài liệu tham khảo
Chương 3: Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử
dụng và phương pháp nghiên cứu: phân tích lợi ích chi phí, phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên…
Chương 4: Phân tích thực trạng và nguyên nhân gây sạt lở tại Cùa lao Rùa, lựa
chọn được phương án chống sạt lở tối ưu trước khi thực hiện và đưa ra kết luận
Chương 5: Tóm lược kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị góp phần giải quyết tình trạng sạt lở hiện tại
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liều nghiên cứu
Sạt lở là vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người Sạt
lở làm cho những người sống ở vùng bị ảnh hưởng mất đất, mất nhà cửa không nơi sinh sống, ngoài ra nó còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trong khu vực bị
Do đó, vấn đề sạt lở và một số vấn đề khác có liên quan cũng đã được nhiều người, và các trung tâm, viện nghiên cứu
Một số đề tài đã được nghiên cứu chẳn hạn như: Hoàng Văn Huân, 2004 Nghiên cứu
các giải pháp khoa học – công nghệ bảo vệ bờ khu vực cửa sông ven biển Nam bộ,
Viện khoa Học Thủy Lợi Miền Nam Trên cơ sở phân tích đặc điểm sạt lở bồi tụ bờ, cửa sông, ven biển khu vực Nam Bộ, báo cáo đã trình bày các tiếp cận phương pháp nghiên cứu và các giải pháp bảo vệ bờ Các giải pháp bảo vệ bờ được đề cập dựa trên khoa học công nghệ trong nghiên cứu, thiết kế, thi công với việc ứng dụng công nghệ
mới, vật liệu mới Lê Ngọc Bích và ctv, 2005 Nghiên cứu khái quát về nguyên nhân
xói lở lòng sông ở hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn Tuyển tập KHCN năm 2005,Viện
khoa Học Thủy Lợi Miền Nam Đề tài nghiên cứu, tổng hợp, khái quát sự tổ hợp các nguyên nhân từ điều kiện tự nhiênvà dưới tác động của con người gây xói lở lòng sông
và sạt lở mái bờ sông, có ý nghĩa rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng biến hình lòng sông Làm cơ sở khoa học cho công tác đề xuất các giải
pháp kỹ thuật chỉnh trị ổn định lòng sông ở hạ du Đồng Nai - Sài Gòn Hoàng văn Huân, 2005 Bước đầu nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phòng chống
sạt lở ổn định lòng dẫn hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn Báo cáo trình bày bức tranh
tương đối đầy đủ hiện tượng sạt lở bờ cũng như các nguyên nhân chính gây nên quá trình sạt lở Dựa trên quan điểm hệ thống tôn trọng tự nhiên báo cáo đã nêu ra những
Trang 15định hướng cơ bản qui hoạch chỉnh trị các khu vực xói lở trọng điểm ở hạ du sông Sài
Gòn - Đồng Nai Hoàng Văn Huân và ctv, 2006 Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự
án chống sạt lở, ổn định 2 bên bờ sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai Đề tài nêu sự cần thiết phải đầu tư xây dựng dự án chống sạt lở, ổn định 2
bên bờ sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai Giới thiệu đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu, quá trình diễn biến lòng sông và các đặc trưng hình thái sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hoà Giới thiệu qui hoạch chỉnh trị sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hoà Thiết kế sơ bộ và đánh giá sơ bộ tác động của dự án chống sạt lở, ổn định hai bên bờ sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đối với môi trường khái toán kinh phí đầu tư xây dựng công trình và phân tích lựa chọn phương án Thiềm Quốc Tuấn và ctv, 2008 Hiện tượng
trợt lở bờ sông Sài Gòn phương hướng ngăn ngừa và khắc phục Hiện tượng trượt lở
bờ sông liên tục xảy ra, trong đó tập trung nhiều hơn ở đoạn sông Sài Gòn từ Hiệp Bình Phước đến Nhà Bè, gây ra nhiều tai họa về người và thiệt hại nhiều của cải lớn Bài viết giới thiệu hiện trạng, phân tích điều kiện, nguyên nhân gây trượt, trên cơ sở đó
đề xuất phương hướng khắc phục Trịnh Văn Hợp, 2008 Phân tích lợi ích – chi phí dự
án chống sạt lở ven bờ sông Sài Gòn – Khu vực bán đảo Thanh Đa – Bình Qưới Đề
tài đã phân tích các nguyên nhân sạt lở, dự báo sạt lở ở bán đảo Thanh Đa và phân tích lợi ích – chi phí của dự án chống sạt lở ven bờ để đưa các các quyết định đúng đắn
trong việc lựa chọn phương án chống sạt lở khả thi nhất ở Thanh Đa
Những đề tài đã được thực hiện ở trên sẽ là nguồn tài liệu bổ ích giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Trang 162.2 Tổng quan về sông Đồng Nai
Đồng Nai là một hệ thống sông lớn ở phía Nam cũng như trong cả nước ta, đặc biệt là về lượng nước Hệ thống sông này phát triển trên các cao nguyên Mạ, Mnông,
Di Linh và Lâm Viên ở phía Nam Tây Nguyên và một phần của đồng bằng Nam Bộ; chỉ có một bộ phận rất nhỏ nằm bên đất nước Campuchia (668 km2 chiếm khoảng gần 2% diện tích toàn lưu vực) Đây là một vùng kinh tế rất trù phú, nhất là về các cây công nghiệp nhiệt đới như: cao su, cà phê Trong lưu vực, nhiều nơi có thể xây dựng thành những trung tâm thủy điện Cửa sông Đồng Nai lại rộng và sâu, thuộc kiểu cửa sông vịnh nên giao thông rất thuận tiện
2.2.1 Một vài đặc điểm về hình thái cơ bản
Sông Đồng Nai dài khoảng 586,4 km, diện tích toàn lưu vực là 36.000
km2 Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh: Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Long An và Tiền Giang Các sông chính trong lưu vực: Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ, Thị Vải và Sông Bé
Đồng Nai là một sông già được trẻ lại do tác động của tạo sơn Tân Sinh mà biểu hiện qua các cao nguyên xếp tầng: Lang Biang với độ cao khoảng 1.500m, Di Linh với độ cao khoảng 1.000m, các cao nguyên Mạ và Mnông với độ cao bình quân khoảng 750m và cuối cùng là đồng bằng Nam Bộ Do đó trắc diện dọc của sông có dạng bậc thang phức tạp Tuy vậy, vẫn có thể chia trắc diện dọc của sông chính Đồng Nai thành 3 đoạn như sau:
Thượng lưu: tồn tại trong một đoạn ngắn từ nguồn cho tới Đankir (Lâm Đồng)
Ở đây lòng sông hẹp và độ dốc rất lớn, có thể tới 20 - 25% Lòng sông lởm chởm những đá, nên ít có tác dụng về giao thông cũng như thủy lợi Đây là đoạn sông cũ, chưa bị tác dụng xâm thực thứ sinh
Trung lưu: phát triển rất dài từ Đankir đến Tân Uyên Trong đoạn này, nói chung lòng sông mở rộng, độ dốc kém Dòng sông uốn khúc quanh co giữa các soi, bãi
2 bờ Dòng sông mới đang phát triển trong lòng sông này Lượng nước sông đã nhiều hơn nên việc đi lại thuận lợi Tuy vậy ở các chỗ chuyển tiếp của các cao nguyên, độ dốc lòng sông tăng và phát triển thành nhiều thác, ghềnh ít thuận lợi cho giao thông, song lại có nhiều triển vọng về thủy điện như các thác Ankroet, Trị An Các phụ lưu
Trang 17lớn phát triển trên từng cao nguyên cũng mang rõ nét đặc tính này: Đa Nhim, La Ngà
Hạ lưu: không phát triển lắm trên đoạn từ Tân Uyên cho ra tới Cần Giờ Ở
đoạn này, lòng sông rất rộng và sâu tới 18m, lại chịu tác động mạnh của thủy triều, nên mang tính chất của dạng cửa sông vịnh khá điển hình Thủy triều tác động lên tới tận Tân Uyên với biên độ khá lớn Đặc biệt, các chi lưu lớn phía dưới cũng chịu tác động mạnh của thủy triều: các sông Vàm Cỏ Đông và Tây, sông Sài Gòn và cả sông Bé nữa Cảng Sài Gòn trên thành phố Hồ Chí Minh nằm trên sông Sài Gòn, ngay phía trên chỗ hợp lưu với Đồng Nai một đoạn
Hệ thống sông Đồng Nai có khá nhiều phụ lưu Số phụ lưu có chiều dài dòng sông trên 10km tới 233 con Tuy vậy trong số các phụ lưu này, đáng kể cũng chỉ có một vài sông lớn như Đa Nhim, La Ngà, Đak Nông, Đạ Huoai, Bé, Sài Gòn và hệ thống Vàm Cỏ - Đa Nhim, bắt nguồn từ dãy núi Jaric (1930m) Ở cao nguyên Đà Lạt, thung lũng Đa Nhim đã khá phát triển Độ dốc lòng sông khoảng 6,4% Song từ Dran trở đi, lòng sông hẹp lại ở nơi chuyển tiếp xuống cao nguyên Di Linh và sau đó nhập vào Đa Dung
Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh và chảy trên bề mặt khá bằng phẳng Dòng sông dài khoảng 272 km và chảy theo hướng gần như song song với dòng chính Độ dốc lòng sông khoảng 4,3% Lòng sông uốn khúc quanh co, lại bị chặn bởi nhiều khối đá basalt nên nước sông khó tiêu, nhất là về mùa lũ sông thường gây ngập lụt
Tiếp về phía hạ lưu, Đồng Nai nhận thêm nước của sông Bé Chiều dài dòng sông khoảng 344 km Thượng lưu còn có tên là Đak Glun, chảy từ phía tây cao nguyên Mnông xuống Ở đây sông nhiều thác ghềnh, song khi đi vào đồng bằng Nam Bộ, sông
đã mang đầy đủ tính chất của 1 đoạn hạ lưu Độ dốc lòng sông khoảng 2,1%, thủy triều tác động khá mạnh trên sông này
Dưới sông Bé là các sông: Sài Gòn và hệ thống Vàm Cỏ chảy từ Campuchia về cùng ở phía hữu ngạn Sông Sài Gòn dài khoảng 130 km và độ dốc lòng sông là 0,6%, nên gần như một đoạn hạ lưu của Mê Kông cũ, ở hệ thống các sông Vàm Cỏ Đông và Tây Lòng sông rộng và sâu, thủy triều tác động mạnh nên việc đi lại trên sông rất
Trang 18Các phụ lưu này có thể cung cấp một phần nước lớn cho dòng chính: La Ngà khoảng hơn 1/8 và nhất là sông Bé có thể cung cấp tới khoảng 1/4 tổng lượng nước chung của toàn hệ thống Tuy vậy, các phụ lưu của hệ thống này lại họp thành một mạng lưới sông có dạng lông chim, nên tuy sông có lượng dòng chảy khá phong phú song lũ ít khi xảy ra là lũ hoàn toàn Toàn thể lưu vực của hệ thống có độ cao bình quân khoảng 750m và mật độ lưới sông vào khoảng 0,64 km/km2
Tóm lại về mặt hình thái, đây là một sông lớn, song lưu vực hầu như ở trên lãnh thổ nước ta Đồng Nai có dạng một sông già, được thanh xuân hóa dưới tác dụng của tân kiến tạo Đây là vùng được nâng lên là chủ yếu, nên độ cao bình quân toàn lưu vực khá lớn, đặc biệt là dòng sông lại phát triển trên các cao nguyên xếp tầng Sông nhiều nước, song lũ ít đột ngột vì lòng sông ít dốc, ngay ở một số đoạn trung lưu cũng vậy, đặc biệt là mạng lưới sông dạng lông chim của khu vực Hạ lưu, nhất là cửa sông có dạng vịnh (estuaire) nên đi lại thuận tiện
2.2.2 Đặc trưng thủy văn
Đồng Nai là một hệ thống sông lớn ở nước ta sau các hệ thống sông Mêkông, sông Hồng Cũng như các hệ thống sông Hồng - Thái Bình đã tạo thành một mạng lưới sông ngòi Bắc Bộ, Đồng Nai trao đổi nước với hệ thống Mêkông tạo thành mạng lưới sông ngòi Nam Bộ Đồng Nai được cung cấp một lượng nước nhất định, nhất là cát bùn, song lại trực tiếp đổ vào Soi Ráp ở gần cửa sông, nên tác dụng chủ yếu chỉ làm cho cửa sông này khó đi lại hơn
Đồng Nai là một hệ thống có lượng nước phong phú, do lưu vực này ở sườn đón gió mùa tây nam, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nên lượng mưa ở đây khá lớn có thể tới 2.300mm/ năm và mùa mưa kéo dài 6 - 7 tháng trong năm: tháng 5 đến tháng 10 hay có khi là tháng 4 đến tháng 10 dương lịch Tổng lượng dòng chảy của toàn hệ thống vào khoảng hơn 43,1.109m3/năm, trong đó phần của sông Bé chiếm gần 1/4 và của sông La Ngà hơn 1/8 tổng lượng chung Lượng nước này lớn hơn nhiều so với các hệ thống: Thái Bình, Mã, Cả ở phía bắc Thể hiện cho lượng nước phong phú này, có thể biểu thị bằng các đại lượng đặc trưng: môđul dòng chảy và hệ số dòng chảy Môđul dòng chảy bình quân của toàn hệ thống là 40,6l/s-km2 tức là lớn hơn môđul dòng chảy bình quân của các sông phía nam hay trong cả nước Lượng dòng chảy của sông chính (Đa Dung) vào loại trung bình:
Trang 1932,2l/s-km2, còn trong toàn hệ thống, lượng nước đã được cung cấp chủ yếu từ các lưu vực phụ lưu: sông Bé trên cao nguyên Mnông, sông La Ngà trên cao nguyên Di Linh Môđul dòng chảy của các sông này khá lớn: Bé: 45l/s-km2, La Ngà: 42,3 l/s-km2 Lượng dòng chảy của Đa Nhim trên cao nguyên Đà Lạt nhỏ chỉ vào khoảng: 23,2 l/s-km2 và thấp nhất là trong hệ thống sông Sài Gòn: 20l/s km2 Hệ số dòng chảy của toàn
hệ thống khá lớn, vào khoảng 0,56, tức là tương tự với trị số bình quân trong toàn quốc; trong đó của vòng chính vào khoảng 0,54, của sông Bé khoảng 0,60, của La Ngà khoảng 0,57, còn của Đa Nhim khoảng 0,44 và của sông Sài Gòn là 0,31 Do đó , hệ thống sông Đồng Nai có một nguồn nước phong phú cung cấp cho đồng bằng Nam Bộ
và Thuận Hải
Toàn hệ thống có chế độ nước chảy đơn giản trong mùa mưa thường có dạng 2 đỉnh Trong năm thủy văn chỉ có một mùa lũ và một mùa cạn kế tiếp nhau (trừ một vài trạm có chế độ nước khá phức tạp như: Dran, Kađô trên Đa Nhim) Đặc điểm này là
do tác dụng điều tiết tự nhiên của lưu vực, nhất là vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng dầy Cũng do tác dụng điều tiết tự nhiên lớn, nên cường độ lũ của hệ thống sông Đồng Nai không lớn lắm: lượng nước mùa lũ dao động trong khoảng 50,4 - 81,6% và trung bình vào khoảng 68% tổng lượng nước cả năm Trong khi đó, thời đoạn lũ kéo dài chủ yếu
là 5 tháng/năm, chỉ một bộ phận nhỏ có thời đoạn lũ là 4 tháng/năm (lưu vực Đa Nhim) Do đó lượng nước bình quân của mỗi tháng lũ chỉ vào khoảng 14% lượng nước cả năm Lưu lượng bình quân tháng đỉnh lũ các trạm là 22,6% cả năm Lưu lượng khoảng 14,2 - 32,8% và bình quân hệ thống dao động trong lượng bình quân của các tháng nhỏ nhất trong mùa cạn khoảng 0,47 - 5,31% và trung bình là 2,74% lượng nước cả năm Tỉ số đặc trưng chế độ nước của hệ thống khoảng 8m2 Như vậy, đặc trưng chế độ nước ở đây khá điển hình
Thời gian lũ của hệ thống bắt đầu khá muộn so với mùa mưa Một số nơi có mùa lũ xảy ra trong các tháng 7 đến tháng 10 dương lịch, hay có khi là các tháng 9 đến tháng 12 dương lịch, còn nhìn chung là ở các tháng 7 đến tháng 11 dương lịch Mùa mưa ở đây xảy ra trong các tháng 5 đến tháng 11, như vậy mùa lũ chậm đi 2-4 tháng
so với mùa mưa Đó cũng là tác dụng điều tiết của lưu vực Tháng đỉnh lũ có thể xảy
ra trong các tháng 7 hay 11 dương lịch, song chủ yếu là tháng 10, và nhất là tháng 9
Trang 20dương lịch Như vậy tháng đỉnh lũ thường trùng với tháng có lượng mưa bình quân lớn nhất
Dòng chảy nhiệt của hệ thống Đồng Nai cũng thuộc loại khá lớn Đó là điều kiện khí tượng thủy văn, đặc biệt là lượng nước phong phú và vĩ độ địa lý Tuy vậy, dòng chảy này có phần bị hạn chế do điều kiện địa hình, rõ nhất là do cao độ Độ cao bình quân của toàn lưu vực vào khoảng 750 m và nhiều phụ lưu, hay phần thượng lưu sông phát triển trên các cao nguyên cao trung bình tới 1.000 - 1.500m Lưu lượng dòng chảy nhiệt bình quân nhiều năm vào khoảng: 37,907.106 kcal/s tương ứng với tổng lượng dòng chảy này khoảng 195,2.1012 kcal/năm Trong lượng dòng chảy nhiệt, phần đóng góp của các phụ lưu rất khác nhau Lớn nhất là lưu vực sông Bé, với lưu lượng bình quân nhiều năm là 7,452.106 kcal/s, chiếm khoảng 19% tổng lượng chung Còn nhỏ nhất là suối Cam Ly, với lưu lượng bình quân là 0,189.106 kcal/s tương đương với khoảng 0,5% tổng lượng dòng chảy toàn lưu vực Sự khác nhau giữa lượng dòng chảy nhiệt, một phần là do chênh lệch về lượng dòng nước và mặt khác là chênh lệch nhiệt độ
Tóm lại, Đồng Nai là một hệ thống sông lớn ở nước ta, nhất là về mặt dòng chảy Chế độ nước và nhiệt đều thuộc loại đơn giản tuy mùa lũ có bị điều tiết chậm lại
so với mùa nóng Nhìn chung trong lưu vực, các dòng chảy đều thuận lợi cho sản xuất
và sinh hoạt
2.3 Tổng quan về Cù lao Rùa
Cù lao Rùa hay còn có tên gọi khác là cù lao Thạnh Hội, cù lao Nhựt Thạnh Lúc trước là một ấp thuộc xã Thạnh Phước, năm 2004 theo quyết định số 190/2004/NĐ-CP của Chính phủ thành lập xã Thạnh Hội Ngoài ra, đây còn là khu di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia vừa được công nhận ngày 20/01/2010
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Cù lao Rùa là xã Thạnh Hội thuộc huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương Xã Thạnh Hội nằm về phía Nam huyện Tân Uyên, phía Đông giáp xã Bình Hòa – Đồng Nai phía Tây giáp xã Thái Hòa – huyện Tân Uyên, phía Nam giáp Phường Bửu Long Thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp xã Thạnh Phước – huyện Tân Uyên
Trang 21Cù lao Rùa có vị trí thuận lợi: cách trung tâm Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai khoảng 5km, cách Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương khoảng 11 km
- Diện tích tự nhiên : 423 ha trong đó có 277 ha đất liền
- Dân số : 2.558 người
- Mật độ : 655 người/km2
Hình 2.1 Bản Đồ Xã Thạnh Hội (Cù lao Rùa)
Nguồn: Phòng TN-MT huyện Tân Uyên và số hóa bằng phần mềm MapInfo 7.5
Trang 22dòng sông Trong mùa mưa khi hồ Trị An xả lũ, lưu lượng sông Đồng Nai lớn, lưu tốc dòng chảy mạnh nên nhiều đoạn bờ bị xói lở và có mái dốc gần như thẳng đứng điển hình như các đoạn bờ sông dài khoảng 1km thuộc khu vực xã Tân An, đoạn bờ dài khoảng 800m thuộc các xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai, đoạn bờ dài 200m thuộc xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, Bình Dương, các đoạn đường bờ trên cù lao Rùa nhất là đoạn đuôi cù lao Hiện nay chưa có một công trình bảo vệ bờ nào được xây dựng
c) Khí hậu
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa,
từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm với số ngày có mưa là
120 ngày Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
290C (tháng 4), tháng thấp nhất 240C (tháng 1) Số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ
Gió
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam
Độ ẩm
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa
Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa Giống như nhiệt
độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động
Trang 23Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm,
ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày
2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Trong khu vực Cù lao các cơ sở hạ tầng như điện, đường giao thông đã được xây dựng đầy đủ đáp ứng như cầu sinh hoạt và đi lại của người dân Năm 2009, cầu Thạnh Hội chính thức hoạt động – đây là một cây cầu được xây dựng qui mô và hiện đại dài 350m, rộng 11m Ngoài ra, các cơ sở hạ tầng khác như trạm y tế, trường tiểu học và bưu điện văn hóa cũng được bố trí đầy đủ
Người dân ở Cù lao Rùa sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, có 23
hộ kinh doanh mua bán nhỏ, 3 hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp Hiện nay, đời sống nhân dân ngày càng được ổn định và phát triển
2.3.3 Đôi nét về di tích văn hóa lịch sử Cù lao Rùa
Di tích tồn tại trên cù lao là một ngọn đồi nổi cao 15m so với mặt bằng khu vực, có cấu trúc như hình mu rùa, có tọa độ địa lý 10o58'47'' vĩ bắc và 106o47'17'' kinh đông Di tích này có niên đại 3.000 - 3.500 năm Nó là một di tích được quan tâm nhiều trong giới nghiên cứu khảo cổ
Cù lao Rùa được Cartaillac phát hiện lần đầu tiên vào năm 1888 và ông đã thu nhặt được một số di vật đá Năm 1889, E.T.Hay đã công bố tư liệu này trên Tạp chí Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại Paris Tiếp sau đó cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ khác tiến hành nghiên cứu di tích Cù lao Rùa và quá trình nghiên cứu di tích
Cù lao Rùa đã kéo dài hơn 100 năm
Đến năm 1976, bộ phận khảo cổ thuộc Viện khoa học xã hội tại TP HCM tổ chức điều tra di tích Cù Lao Rùa thu được nhiều hiện vật đá các loại có hình bán nguyệt, bàn mài, lõi vòng tay hình chữ nhật và một số mảnh gốm năm 1977, di tích này được Viện Khảo cổ học đào thám sát với diện tích 4m2 thu được 1.200 hiện vật đá các loại như rìu, mảnh lưởi, bàn mài, mảnh vòng và hòn kè Và tiếp tục qua nhiều lần điếu tra, thám sát của các nhà khảo cổ, đã thu nhặt nhiều hiện vật đá trên bề mặt của di tích
Vào năm 2001, cuộc điều tra, thám sát do TS Bùi Chí Hoàng, Đào Linh Côn và cán bộ bảo tàng tỉnh thực hiện với 6 hố đào tổng diện tích 12m2 hiện vật thu được
Trang 24trong và ngoài hố thám sát là 148 gồm rìu đá các loại, cuốc, mảnh lưỡi, bàn mài bằng - lõm mảnh vòng, dao đá, lưỡi qua, khuôn đúc, dọi se sợi, bi gốm và hàng ngàn mảnh gốm vỡ các loại
Để có một nhận định khoa học tổng quan về giá trị của di tích có mối quan hệ văn hóa thời tiền sử trên đất Bình Dương và trong khu vực Đông Nam bộ, năm
2003, một công trình nghiên cứu có ý nghĩa và quy mô lớn trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học “Điều tra, thám sát, khai quật, giám định nghiên cứu khảo cổ học tiền sử tỉnh Bình Dương”, do Bảo tàng Bình Dương thực hiện Sau khi tiến hành nghiên cứu, vào tháng 9/2006 Tiến sĩ Bùi Chí Hoàng đã nhận định trong báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học thời tiền sử Bình Dương: “Cuộc khai quật lần này, kết hợp với những đợt thám sát di tích cho thấy Cù lao Rùa là khu di tích cư trú - mộ táng
Di tích cư trú với nhiều công cụ bằng đá và hàng ngàn mảnh gốm vỡ các loại; di tích
mộ táng với việc phát hiện 12 mộ Sau hơn 100 năm nghiên cứu, đây là lần đầu tiên giới khảo cổ học phát hiện một di tích mộ táng có niên đại sớm như di tích Cù lao Rùa Với phát hiện này di tích Cù lao Rùa đã mở ra một hướng tiếp cận mới về táng thức,
cơ tầng kinh tế - xã hội của cộng đồng cư dân tiền sử Đông Nam Bộ.”
Về kinh tế: Qua bộ sưu tập công cụ bằng đá cho thấy cộng đồng cư dân Cù lao
Rùa tiền sử làm nông nghiệp dùng cuốc trên vùng phù sa từ dòng chảy của sông Đồng Nai họ còn khai thác những sản vật từ rừng, đánh bắt cá Những chứng tích về ngành thủ công như chế tác công cụ đá, đồ trang sức đồ gốm, dệt vải và luyện kim vào giai đoạn cuối của khu vực này
Về xã hội: Hiện vật được tìm thấy trong mộ táng, qua cách sắp xếp cho thấy sự
phân tầng xã hội cư dân Cù lao Rùa chưa xảy ra Các loại vật tùy táng chôn theo như nồi, bát bồng, bình gốm… là những dụng cụ sinh hoạt hàng ngày của con người trong quan niệm khá phổ biến của cộng đồng cư dân tiền sử - chết là sống ở một thế giới khác
Về văn hóa: Những hiện vật công cụ đá mang tính nghi lễ được tìm thấy trong
mộ táng như 2 chiếc cuốc (hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Bình Dương) được chế tác hoàn thiện, sử dụng chế tác đối xứng, độ cong đều của lưỡi cuốc là sự biểu hiện về ý thức hoàn hảo trong tạo hình một hiện vật cụ thể và những chiếc bát bồng gốm chân cao, khắc vạch hoa văn tuyệt đẹp Vì vậy, cư dân Cù lao Rùa nói riêng và trong cộng
Trang 25đồng cư dân Đông Nam bộ thời tiền sử là một cộng đồng có ý thức rất cao trong việc thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể trong hoạt động sống của mình
Niên đại của di tích Cù lao Rùa phát triển hai giai đoạn sớm - muộn (giai đoạn sớm từ 3.500 - 3.000; muộn từ 3.000 - 2.700 TCN) nối tiếp nhau thể hiện qua trắc diện địa tầng và hiện vật thu được trong tầng văn hóa - một hiện tượng tư liệu mà các cuộc khai quật khảo cổ trước đây chưa phát hiện Và là một trong hai giai đoạn thuộc loại sớm nhất của các di tích phân bố dọc hạ lưu sông Đồng Nai Di tích Cù lao Rùa mang đậm dấu ấn của các di tích tiền sử khác nhau như: Cầu Sắt, Suối Linh, Bình Đa (Đồng Nai), Bến Đò (TP.HCM) Mỹ Lộc, Dốc Chùa (Bình Dương), từ công cụ sản xuất bằng đá đến đồ gia dụng
Di tích khảo cổ học Cù lao Rùa đã góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa thời tiền sử vùng Đông Nam bộ Qua cuộc khai quật năm 2003, di tích này một lần nữa cung cấp những tư liệu mới về lịch sử văn hóa cổ Bình Dương nói riêng
và cả Đông Nam bộ nói chung góp phần vào hoạch định tổng thể xây dựng, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - văn hóa, gìn giữ được các di sản văn hóa, nhất là văn hóa cổ - truyền thống Đông Nam bộ và của Việt Nam
Bình Dương là một tỉnh có nền văn hóa cổ gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất Đông Nam Bộ, có nhiều di tích khảo cổ mang giá trị cao, làm phong phú cho nền di sản văn hóa tỉnh nhà Bảo tồn một di tích khảo cổ có giá trị lịch sử và khoa học như Cù lao Rùa là một việc làm rất cần thiết Gìn giữ và khai thác phát huy những giá trị lịch sử- văn hóa thời tiền sử, góp phần vào phát triển tổng thể về kinh tế - văn hóa -
xã hội
Trang 26CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Một số khái niệm
a) Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm hiện đại thì hiệu quả kinh tế bao gồm hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực; hiệu quả về yếu tố thời gian; hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường
o Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm
o Hiệu quả về yếu tố thời gian: các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau
o Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: một dự án hiệu quả phải hiệu quả về mặt tài chính và nó thường được thể hiện bằng những chỉ tiêu như lợi nhuận, giá thành, tỷ lệ nội hoàn vốn, thời gian hoàn vốn Bên cạnh đó thì hiệu quả xã hội được thể hiện qua tăng lợi ích ròng, công bằng xã hội, và hiệu quả môi trường được thể hiện bằng môi trường sinh thái hoàn thiện hơn, không ô nhiễm
b) Hiện tượng sạt lở và bồi tụ dòng sông
Nhìn chung các dòng chảy thường xuyên (điển hình là sông) có 3 phần: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu Phần thượng lưu chủ yếu là hoạt động xâm thực sâu, phần trung lưu xâm thực sâu và vận chuyển vật liệu, phần hạ lưu xâm thực ngang và tích tụ vật liệu
Xâm thực sâu khi tốc độ dòng chảy nước lớn và đáy sông còn cao hơn mực nước xâm thực cơ sở khá nhiều Khi đáy sông đạt tới trắc diện cân bằng thì hoạt động xâm thực sâu chấm dứt
Trang 27Xâm thực ngang xảy ra khi dòng sông đã đạt trắc diện cân bằng, sông xói mòn
bờ để mở rộng lòng và uốn khúc dưới ảnh hưởng của sự tự quay của trái đất Xâm thực ngang gây xói lở bờ sông, đó là một quá trình tai biến địa chất, gây mất đất canh tác, sụp lở nhà cửa, đường xá Xâm thực ngang làm cho sông uốn khúc ngày càng mạnh theo quy luật hai bờ sông đối diện sẽ có một bên lở và một bên bồi Vào mùa lũ khi tốc
độ nước sông tăng lên đột ngột và lưu lượng nước sông tăng lên đột ngột, sông sẽ đào thông đoạn bờ lở nằm gần nhau để tạo thành dòng chảy thẳng hơn, nhanh hơn Đoạn sông uốn cong sẽ nhanh chóng bị bồi đắp hai đầu, sau đó tách hẳn dòng chính bị cô lập trở thành một loại hồ cong có tên là hồ sừng trâu hoặc hồ móng ngựa
Hoạt động bồi tụ của dòng sông có thể xảy ra trong mùa lũ hoặc mùa cạn Bồi
tụ xảy ra nơi nào động năng dòng nước giảm so với tốc độ chảy chung ở vùng chung quanh Những nơi có thể được bồi là: nơi dòng sông sâu xuống đột ngột, rộng ra đột ngột, sau một vật cản (tảng đá to, một con thuyền đắm…), ở đoạn uốn cong lồi về phía
bờ sông (bờ bồi) Bồi tích (Aluvi) mùa lũ thô hơn mùa khô Tất cả các vị trí bồi tụ cao hơn trắc diện cân bằng của dòng sông đều là bãi bồi tạm thời, bồi tích trên bãi bồi tạm thời trước sau cũng bị dòng chảy mang đi chổ khác
Hoạt động bồi - xói của sông tuỳ thuộc vào mực xâm thực cơ sở và chế độ khí hậu Phối hợp cả hai sẽ tạo ra một thế hệ trắc diện cân bằng Khi mực xâm thực cơ sở (là chủ yếu) và chế độ khí hậu có thay đổi, một thế hệ trắc diện cân bằng mới được thiết kế, có thể sẽ cao hơn hoặc thấp hơn trắc diện cũ Trong trường hợp thứ nhất, trắc diện cũ bị chôn vùi dưới trầm tích trẻ
3.1.2 Mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội
a) Mục tiêu kinh tế
Mục tiêu kinh tế là mục tiêu mà một quốc gia, doanh nghiệp,… đưa ra dựa trên các chỉ tiêu như GPD, thu nhập bình quân đầu người, lợi nhuận Ngoài ra, hiện nay mục tiêu kinh tế dựa trên những mục tiêu của xã hội
b) Mục tiêu xã hội
Mục tiêu xã hội đó là: Cải thiện phúc lợi kinh tế hay nâng cao đời sống, cỉa thiện về sự công bằng xã hội, cải thiện chất lượng môi trường
Trang 28o Cải thiện phúc lợi kinh tế hay nâng cao đời sống: là sự giai tăng trong tổng
phúc lợi xã hội Chúng được đo lường bằng sự giai tăng lợi ích ròng tạo ra từ sản xuất và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ
o Cải thiện về sự công bằng xã hội: là sự chỉ thiện trong phân phối lợi ích ròng
giữa các cá nhân trong xã hội và được xem như sự tăng các cơ hội đối với những người bị thiệt hại
o Cải thiện chất lượng môi trường: Bao gồm môi trường con người tạo ra và
môi trường tự nhiên Còn gọi là môi trường xung quanh
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí
a) Khái niệm
Phân tích lợi ích - chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội
b) Các bước tiến hành phân tích lợi ích - chi phí
Nhận dạng chi phí và lợi ích xã hội ròng của mỗi phương án
Bước này nhận dạng bản chất của lợi ích và chi phí xã hội thực của phương án Trên phạm vi toàn xã hội, nguyên tắc chung là tính tất cả lợi ích và chi phí bất
kể ai là người nhận và trả chúng Do đó, ta phải nhận dạng những ảnh hưởng về môi trường và những ảnh hưởng khác cũng như doanh thu và chi phí bằng tiền đối với khu vực tư nhân
Trang 29 Đánh giá lợi ích – chi phí của mỗi phương án
Ở bước này ta cố gắng tìm ra giá tri kinh tế cho lợi ích và chi phí xã hội của mỗi phương án
Một số lợi ích và chi phí xã hội có thể đã có các giá trị kinh tế thực, một số có thể có giá trị kinh tế tài chính
Lập bảng lợi ích và chi phí hàng năm
Giá trị của lợi ích và chi phí hàng năm của mỗi phương án được lập thành bảng theo các năm phát sinh và lợi ích ròng của mỗi năm được tính
Bảng 3.1 Lợi Ích và Chi Phí theo Năm Phát Sinh Năm Tổng lợi ích Tổng chi phí Lợi ích ròng hàng năm
Nguồn: Tài liệu “Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí”
Tính toán lợi ích xã hội ròng
Để tính tổng lợi ích xã hội ròng, ta không thể chỉ đơn giản cộng các lợi ích ròng hàng năm vì người ta thường đặt tầm quan trọng khác nhau vào lợi ích nhận được
ở mỗi thời điểm khác nhau
So sánh các phương án theo lợi ích ròng
Phương án có lợi ích ròng cao nhất được xếp hạng thứ nhất và được xem là đáng lựa chọn nhất, và phương án có lợi ích ròng thấp nhất được xếp hạng cuối cùng
và là phương án ít mong muốn nhất
Kiểm định ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu
Khi phân tích chúng ta thường đưa ra những giả định về dữ liệu và vì vậy người phân tích phải kiểm định những ảnh hưởng của những thay đổi trong giả định đối với thứ tự xếp hạng và sự so sánh giữa các phương án
Kiến nghị
Người phân tích chỉ ra một phương án cụ thể nào đó có đáng mong muốn hay không, phương án nào là đáng mong muốn nhất
Trang 30c) Các chỉ tiêu lựa chọn phương án
Hiện giá ròng – ( Net present value – NPV)
Khái niệm về hiện giá ròng:
Hiện giá ròng (NPV) là khoản chênh lệch giữa hiện giá của lợi ích và hiện giá của chi phí Hiện giá ròng được tính như công thức sau:
Các dự án có hiện gía ròng dương tức là có lợi ích ròng là dáng mong muốn nế
có nhiều dự án có hiện giá ròng dương thì dừ án có hiệ giá ròng cao nhất là đáng mong muốn nhất
Tỷ số lợi ích - chi phí (Benefit – Cost Ratio – BCR)
Khá niệm về tỷ số lợi ích - chi phí (BCR)
Tỷ số lợi ích chi phí (BCR) là tỷ số hiện giá của các lợi ích so với hiện giá của các chi phí Tỷ số lợi ích – chi phí được tính theo công thức:
BCR = PVB/PVC (5)
Trang 31Từ các phương trình (2),(3) ta có thể tính BCR như sau:
T t
t r Ct
t r Bt
0
0
)^
1 (
)^
1 (
(6)
Tỷ số này lớn hơn 1 khi lợi ích đã chiết khấu lớn hơn chi phí đã chiết khấu, do
đó, tất cả các phương án nào có tỷ số lớn hơn 1 là có lợi và đáng mong muốn Theo tiêu chí này, dự án nào có tỷ số BCR cao nhất là đáng mong muốn nhất
Tỷ suất sinh lợi nội tại ( Internal Return Rate – IRR)
Khái niệm về tỷ suất sinh lợi nội tại – IRR
Tỷ suất sinh lợi nội tai (IRR) là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá của lợi ich bằng với hiện giá chi phí Đó chính là suất chiết khấu làm cho NPV bằng không
Tỷ suất sinh lợi nội tại là một tiêu chí khác về lợi ích ròng tương đối, và là tỷ lợi sinh lợi của lợi ích so với chi phí
Tính IRR chính là tìm ra tỷ suất chiết khấu mà tại đó:
Có thể tính IRR bằng phần mềm máy tính thích hợp (ví dụ Excel) hoặc tính bằng phương pháp “thử và sai”
Các phương án có IRR lớn hơn suất chiết khấu xã hội thì có lợi và đáng lựa
chọn.trong số các phương án mong muốn này, phương án nào có IRR cao nhất thì
được là đáng mong muốn nhất
3.2.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
a) Một số đặc điểm của CVM
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được tiến hành bằng cách hỏi trực tiếp các cá nhân để đánh giá giá trị của TNTNMT hay giá trị của một sự thay đổi chất lượng môi trường
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên có thể được sử dụng để đánh giá các giá trị
sử dụng và không sử dụng của TNTNMT Phương pháp này có ưu điểm hơn so với
Trang 32các phương pháp định giá TNTNMT khác là nó có thể đuuợc sử dụng để đánh giá được các giá trị của TNTNMT mà nhiều phương pháp khác không thực hiện được như giá trị lựa chọn (Option Value), giá trị lưu truyền (Request Value) và giá trị tồn tại (Existence Value) cùa TNTNMT Nhất là giá trị tồn tại chỉ có thể định giá được thông qua phương pháp này
b) Các bước thực hiện CVM
Bước 1: Lập thị trường giả định
Trong đề tài nghiên cứu này thực hiện CVM với giả định: với tình hình sạt lở nghiêm trọng tại khu vực Cù lao Rùa không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân sống trên cù lao mà còn làm cho di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia Cù lao Rùa sẽ biến mất trong tương lai Do đó, chúng ta cần phải bảo tồn nó Việc ủng hộ của các nhân sẽ giúp thành lập quỹ bảo tồn di tích Cù lao Rùa, và số tiền ủng hộ sẽ được thu trong vòng 5 năm do UBND xã thu
Bước 2: Xác định hỏi mức sẵn lòng trả (WTP) hay mức sẳn lòng đền bù (WTA): trong nội dung nghiên cứu xác định hỏi mức sẵn lòng trả
Mức sẵn lòng trả sẽ được hỏi trong trường hợp giả định: Mức sẵn lòng trả của người dân để duy trì, bảo tồn di tích văn hóa lịch sữ Cù Lao Rùa trước tình hình sạt lở như hiện tại
Phương pháp ứng dụng để hỏi WTP là: Câu hỏi mở (Open – Ended)
Bước 3: Ước lượng đường cầu
Mô hình đường cầu: Log(WTP) = α0 + α1 *Log(EDUCATION) + α3*Log(INCOME) + α4*Log(AGE) + α5*SEX
Trong đó:
WTP: mức sẵn lòng trả của cá nhân để bảo tồn di tích Cù lao Rùa
EDUCATION: biến trình độ học vấn (có giá trị từ 1 – 5 tương ứng 1: cấp 1; 2: cấp 2; 3: cấp 3; 4: đại học, cao đẳng; 5: sau đại học)
INCOME: biến thu nhập các nhân
AGE: biến độ tuổi
SEX: biến giới tính (nam = 1, nữ = 0)
Trang 33Bước 4: Ước lượng WTP trung bình, tính tổng lợi ích thuần
WTP trung bình = Diện tích dưới đường cầu
Tổng WTP ( tổng lợi ích thuần) = WTP trung bình * Tổng số người lao động của tổng thể
Tổng WTP chính là mức thiệt hại do sạt lở ảnh hưởng đến địa danh Cù lao Rùa
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
a) Số liệu sơ cấp
Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra chọn mẫu Đây là một quá trình lựa chọn một phần đại diện của tổng thể Phần đại diện của tổng thể này được gọi là mẫu, trong đó các thành viên của mẫu sẽ được điều tra Các lý do khiến điều tra chọn mẫu thường được sử dụng thay vì điều tra tổng thể: nhanh chóng và ít tốn kém, cung cấp lượng thông tin phong phú và toàn diện hơn, có thể tìm hiểu chi tiết
và cặn kẽ hơn, tiết kiệm được thời gian, chi phí
Các phương pháp điều tra chọn mẫu thường được sử dụng: chọn mẫu không ngẫu nhiên, chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống, chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tổ, chọn mẫu theo khối
Đề tài thực hiện phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng câu hỏi soạn sẳn ở phần phụ lục (phỏng vấn ngẫu nhiên những hộ dân sống ở các xã Thạnh Hội, Thạnh Phước và Thái Hòa)
b) Số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp cần thu thập như:
Mức độ sạt lỡ, diện tích sạt lở Số liệu này được thu thập từ UBND xã Thạnh Hội cũng như thông qua các thông tin từ người dân trong xã và từ internet
Chi phí xây dựng kè đá, đường nhựa bê tông Số liệu này được thu thập tại Ban quản lý dự án – Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương
Bản đồ hành chính và bản đồ qui hoạch xã Thạnh Hội từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Uyên – tỉnh Bình Dương
Một số số liệu thứ cấp khác như: chi phí đền bù, thông tin tổng quan về địa điểm nghiên cứu,… được thu thập qua sách và mạng internet
Trang 343.2.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập xong sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel và Eviews
a) Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý
và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất
và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và đặc điểm cụ thể
Đề tài thực hiện phương pháp thống kê mô tả, đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu dùng để phản ánh thực trạng sạt lở tại Cùa lao Rùa cũng như ý kiến của những người dân ở đây về việc xây dựng đê bao chống sạt lở
b) Phương pháp hồi qui
Hồi qui là công cụ cơ bản để đo lường kinh tế Phân tích hồi qui là sự nghiên cứu mối quan hệ giữa một biến được gọi là biến được giải thích (hay phụ thuộc: Y) và một hay nhiều biến khác được gọi là biến giải thích hay (biến độc lập: Xi), với ý tưởng
là ước lượng hay dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc dựa trên cơ sở các giá trị biết trước của các biến giải thích
Trong đề tài tiến hành hồi qui mô hình bằng phần mềm Eviews (bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất – OLS: Ordinary Least Squares)
- Mô hình ước lượng WTP: Log(WTP) = α0 + α1 *Log(EDUCATION) +
α3*Log(INCOME) + α4*Log(AGE) + α5*SEX
Trong đó:
WTP: mức sẵn lòng trả của cá nhân để bảo tồn di tích Cù lao Rùa
EDUCATION: biến trình độ học vấn (có giá trị từ 1 – 5 tương ứng 1: cấp 1; 2: cấp 2; 3: cấp 3; 4: đại học, cao đẳng; 5: sau đại học)
INCOME: biến thu nhập các nhân SEX: biến giới tính (nam = 1, nữ = 0) AGE: biến độ tuổi
Trang 35c) Phương pháp giá thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả được hình thành theo quan hệ cung cầu, quan hệ giữa người bán và người mua để định ra giá cả của một khối lượng hành hóa hay dịch vụ do người bán và người mua thỏa thuận
Đề tài sử dụng phương pháp giá cả thị trường để tính toán giá trị đất đai bị mất hằng năm tại Cù lao Rùa Tổng giá trị thiệt hại mất đất do sạt lở sẽ là lợi ích của dự án chống sạt lở ở khu vực này
Trang 36CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình trạng, nguyên nhân, tiến trình sạt lở tại Cù lao Rùa
4.1.1 Tình trạng sạt lở
Cù lao Rùa trong những năm qua tốc độ xói lở bờ trên cù lao ngày càng gia
tăng và quy mô ngày càng lớn Xói lở đã thu hẹp dần diện tích đất đai canh tác, làm
biến đổi hình dạng vốn có của cù lao, tác động đến các cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh
sống của dân cư ven sông.Tình trạng sạt lở còn làm cho nhiều người dân ở Cù lao mất
đất, mất đường giao thông, họ phải làm lại con đường giao thông phía sau nhà chẳn
hạn như: bà Bùi Thị Chín được quyền sử dụng 2.540 m2 nhưng do sạt lở giờ chỉ còn
hơn 1.000 m2 Do tình hình khai thác cát bừa bãi trên Sông Đồng Nai cho nên chỉ
trong vòng hai năm 2003 – 2004 mà Cù lao Rùa bị sạt lở ít nhất 30m Theo những hộ
dân sống ở cù lao cho biết khu vực bị sạt lở nhiều nhất là cổ rùa, đường kính nguyên
thủy của cổ rùa là 200m nhưng bây giờ chỉ còn lại 70m (Đỗ Quyên,2005)
Hiện nay, có rất nhiều hộ đang ở trong tình trạng nguy hiểm do những hộ này ở
ngay sát mé sông
Theo kết quả điều tra khảo sát 60 hộ dân sống ở Cù lao Rùa thì tình hình sạt lở
ở đây được thể hiện qua bảng 4.1
Bảng 4.1 Ý kiến của người dân Cù lao Rùa về tình hình sạt lở
Trang 37Qua bảng 4.1, ý kiến của những những người dân sống ở cù lao cho thấy tình hình sạt
lở ở đây là rất nghiêm trọng Có 24 người (chiếm 40%) cho rằng tình hình sạt lở ở cù lao là sạt lở nhiều và 36 người (chiếm 60%) cho rằng là sạt lở rất nhiều
lở hiện nay
a) Đặc điểm địa chất bờ sông
Cấu tạo nên các cù lao là các trầm tích thuộc tướng bãi bồi có thành phần thay đổi nhanh theo mặt cắt Thường phần trên là sét, sét bột và phần dưới là cát sạn, cát sét Các tập sét, sét bột thường có màu xám xanh, các tập cát sạn, cát sét có mầu xám nâu và dễ dàng tan rã khi ngậm nước
Các vách sạt lở tại các cù lao cắt vào các trầm tích trên thường có dạng vách dốc đứng Tại nơi chân vách là tập cát sét hoặc cát sạn, phần trên là tập sét hoặc sét bột thường thấy hiện tượng các hốc xói hàm ếch tạo thành, sau đó là sập lở cả một đoạn bờ dài hàng 100 m
b) Đặc điểm địa mạo
Cù lao Rùa thuộc thềm tích tụ bậc 1 của sông Đồng Nai Độ cao tương đối trung bình khoảng 5m Cù lao được hình thành do hoạt động uốn khúc của sông Đồng Nai
Từ Tân Uyên đến cầu Đồng Nai, sông Đồng Nai thuộc loại sông đôi uốn khúc: sông chính rộng lòng có các bãi bồi và cồn sông, đáy nông, tích tụ lấp đầy và xâm thực vách bờ về một phía Sông phụ có lòng hẹp hơn, đáy sâu, xâm thực phát triển cả hai vách bờ
c) Sự thay đổi chế độ thủy văn
Sau khi có đập Trị An (năm 1988) chế độ thủy văn khu vực hạ lưu sông Đồng Nai thay đổi rõ rệt Sự thay đổi này đã tăng cường xói lở bờ sông tại đầu các khúc uốn
Trang 38Thay đổi lưu lượng: trong chế độ tự nhiên (khi chưa có đập) về mùa kiệt lưu
lượng trung bình là 60 m3/s Khi thủy điện Trị An hoạt động, lưu lượng xả trung bình vào mùa kiệt là 250 m3/s Về mùa lũ trong chế độ tự nhiên lưu lượng trung bình là 2.000 m3/s, sau khi có đập, do có sự điều tiết của nhà máy thủy điện lưu lượng chỉ còn
800 m3/s
d) Biến động môi trường trầm tích
Sau khi có đập Trị An, một lượng lớn trầm tích đã bị giữ lại trong hồ Trị An (các trầm tích này khi chưa có đập thường lắng đọng tại các đoạn sông uốn khúc ở khu vực cù lao) Tài liệu nghiên cứu sự dịch chuyển phù sa trung bình tại một số mặt cắt trên sông Đồng Nai cho thấy:
Mặt cắt Trị An: R = 1.340.000 tấn/năm (tương đương 764.000 m3/năm)
Mặt cắt Hóa An: R = 797.000 tấn/năm (tương đương 468.000 m3/năm)
Như vậy, mỗi năm một lượng lớn trầm tích được tích lại trong lòng hồ Sự thiếu hụt trầm tích ở phần dưới đập đã dẫn đến sự mất cân bằng động lực lòng dẫn Để lấy lại thế cân bằng này dòng chảy đã lấy các vật liệu hai bờ sông, kết quả là đường bờ phần dưới đập bị xâm thực
e) Khai thác nạo vét cát lòng sông
Các bãi cát màu vàng hạt vừa đến thô tích tụ tạo thành các bãi bồi từ trước khi
có đập Trị An đã trở thành mỏ vật liệu xây dựng chất lượng tốt phục vụ cho vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam
Kết quả điều tra của Hà Quang Hải, 2003 thì từ năm 1995 đến năm 1999 cho thấy mỗi năm lòng sông Đồng Nai tại các cù lao bị lấy đi khoảng 1.000.000 m3 cát
Hoạt động khai thác cát rầm rộ từ 1995 đến 1999 đã làm cho địa hình đáy sông Đồng Nai ở khu vực này biến đổi bất thường Nhiều hố sâu tới 18 m vượt qua chiều sâu cho phép 10m (độ sâu cho phép khai thác ở khu vực từ Tân Uyên đến cầu Đồng Nai là 8 m) Kết quả hoạt động khai thác không đúng quy định kỹ thuật đã tạo ra hàng loạt các vách sạt lở
Trang 39Bảng 4.2 Trữ Lượng Cát Được Xét Duyệt (Tính Đến 7/1995)
Khu vực Tên bãi Độ sâu tính
(m)
Trữ lượng C1 (m 3 )
Trữ lượng C2 (m 3 )
Tổng
Cù lao Rùa
I.2 -7 1.538.000
1.901.000 I.3 -7 231.000
Nguồn: Hội đồng Xét duyệt trữ lượng khoáng sản phê chuẩn ngày 25/11/1995
Bảng 4.3 Khối Lượng Khai Thác Cát ở Khu Vực Cù Lao Rùa Trong Giai Đoạn
1995-1999, 1999-2004 Giai đoạn Khối lượng khai thác (m 3 )
2004 người dân ở đây đã kiến nghị trình Chính phủ về việc cấm khai thác cát trên Sông Đồng Nai khu vực Cù lao Rùa và đã được Chình phủ phê duyệt Nhưng tình trạng khai thác cát lậu vẫn diễn ra trong những năm tiếp theo và rất khó kiểm soát
4.1.3 Tiến trình xói lở bờ sông
Tiến trình xói lở bờ sông Đồng Nai tại khu vực Cù lao Bạch Đằng, Cù lao Rùa
và Cùa lao Phố có thể chia ra làm bốn giai đoạn: trước khi có đập Trị An (trước năm 1988), từ năm 1988 đến 1994 (ảnh hưởng chủ yếu bởi chế độ xả lũ của thủy điện Trị An), từ 1994 đến 1999 (hoạt động khai thác cát rầm rộ trên khắp tuyến sông) và từ
năm 2000 đến nay hoạt động khai thác cát đã bị hạn chế
a) Trước khi có đập Trị An
Hoạt động xâm thực sông Đồng Nai theo quy luật tự nhiên phụ thuộc vào chế
độ dòng chảy Các nơi xảy ra xói lở thường là bờ lõm với tốc độ trung bình 0,2-0,5 m/năm Các bờ lồi tích tụ tạo các bãi bồi rộng ở cù lao Rùa (bờ phải sông) và khu vực
Trang 40Có thể nói trong giai đoạn này quá trình bồi tụ chiếm ưu thế so với xói lở Chính hoạt động bồi tụ mạnh mẽ đã đẩy lòng sông về một phía đối diện và gây xói lở
bờ sông ở phía này
Hình 4.1 Sơ Đồ Xói Lở Bờ Sông Vùng Cù Lao Bạch Đằng – Rùa – Phố
Nguồn: Hà Quang Hải, 2003